Đề tài Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Hưng Đông - Thành phố Vinh - Nghệ An

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề “ An toàn thực phẩm” cũng như vấn đề “Rau sạch, rau an toàn” là một trong nhưng vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là các nhà khoa học. Có thể nói đó là vấn đề ít nhiều mang tính thời sự của thời đại ngày nay. Bởi lẽ rau là nguồn dinh dưỡng và là nguồn thực phẩm xanh vô cùng quan trọng cho sức khỏe và sự sống của con người. Hơn nữa hiện trạng sản xuất rau chưa sạch, không an toàn đã gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người dân và môi trường sinh thái vẫn đang tồn tại và chưa được giải quyết triệt để. Chính vì thế mà việc sản xuất rau sạch, rau an toàn là một phương hướng triệt đẻ mang tính lâu dài. Thêm nữa việc nghiên cứu, phổ biến áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn mang lại lợi ích thiết thục cho sức khỏe, cho kinh tế của nhân dân và đất nước. Vì vậy việc sản xuất rau an toàn lại càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Trồng rau là một trong những nghề truyền thống và điển hình của xã Hưng Đông. Đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn nhưng người dân ở đây cần cù, chịu khó, lại có kinh nghiệm sản xuất rau lâu đời. Nguồn thu từ việc sản xuất rau cải thiện đáng kể cho cuộc sống của người dân ở đây. Xã Hưng Đông đã bắt đầu sản xuất rau an toàn từ năm 1997 tại một số HTX, và bươc đầu thu đươc một số kết quả khả quan: người sản xuất chưng tỏ đươc khả năng, người tiêu dung tin tưởng và các cơ quan chức năng đã có được những bài học kinh nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, với người nông dân trồng rau an toàn chưa phải là một nghề để họ có thể sống chết vì nó, hầu hết người nông dân đang sản xuất theo thói quen, theo kinh nghiệm mà có lúc do thiếu hiểu biết mà họ hại mình, hại người, hại cả môi trường. Trong khi đó tác động khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đủ để cân bằng giũa năng suất và chất lượng sản phẩm.

pdf63 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Hưng Đông - Thành phố Vinh - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề “ An toàn thực phẩm” cũng như vấn đề “Rau sạch, rau an toàn” là một trong nhưng vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là các nhà khoa học. Có thể nói đó là vấn đề ít nhiều mang tính thời sự của thời đại ngày nay. Bởi lẽ rau là nguồn dinh dưỡng và là nguồn thực phẩm xanh vô cùng quan trọng cho sức khỏe và sự sống của con người. Hơn nữa hiện trạng sản xuất rau chưa sạch, không an toàn đã gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người dân và môi trường sinh thái vẫn đang tồn tại và chưa được giải quyết triệt để. Chính vì thế mà việc sản xuất rau sạch, rau an toàn là một phương hướng triệt đẻ mang tính lâu dài. Thêm nữa việc nghiên cứu, phổ biến áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn mang lại lợi ích thiết thục cho sức khỏe, cho kinh tế của nhân dân và đất nước. Vì vậy việc sản xuất rau an toàn lại càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Trồng rau là một trong những nghề truyền thống và điển hình của xã Hưng Đông. Đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn nhưng người dân ở đây cần cù, chịu khó, lại có kinh nghiệm sản xuất rau lâu đời. Nguồn thu từ việc sản xuất rau cải thiện đáng kể cho cuộc sống của người dân ở đây. Xã Hưng Đông đã bắt đầu sản xuất rau an toàn từ năm 1997 tại một số HTX, và bươc đầu thu đươc một số kết quả khả quan: người sản xuất chưng tỏ đươc khả năng, người tiêu dung tin tưởng và các cơ quan chức năng đã có được những bài học kinh nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, với người nông dân trồng rau an toàn chưa phải là một nghề để họ có thể sống chết vì nó, hầu hết người nông dân đang sản xuất theo thói quen, theo kinh nghiệm mà có lúc do thiếu hiểu biết mà họ hại mình, hại người, hại cả môi trường. Trong khi đó tác động khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đủ để cân bằng giũa năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn. Hầu hết sản phẩm của các hộ sản xuât tại xã Hưng Đông đều được bán nhỏ lẻ tại các địa phương, chưa có sự kiểm tra giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, sản phẩm chưa có nhãn mác do đó người dân chưa phân biệt được đâu là sản phẩm rau an toàn. Nhằm phát huy những ưu thế của địa phương trong nghề trồng rau, đảm bảo lòng tin đối với người Đại học Kin h ế Hu ế 2tiêu dùng đáp ứng nhu cầu rất lớn về rau cho người dân thành phố Vinh thì việc phát triển sản xuất rau an toàn ở xã Hưng Đông đang thực sự cần thiết. Xuất phát từ nhưng lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Hưng Đông- Thành phố Vinh- Nghệ An” làm chuyên đề tốt nghiêp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu  Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về sản xuất RAT;  Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An năm 2011;  Từ đó tìm ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn xã Hưng Đông hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng và nội dung nghiên cứu: - Đối tượng: chủ thể nghiên cứu trực tiếp là các hộ nông dân, ngoài ra còn thu thập thông tin từ một số người thu gom, bán buôn, bán lẻ, và người tiêu dung tại địa phương. - Nội dung: nghiên cứu tình hình sản xuất RAT trên 3 loại rau chính: rau cải, rau bắp cải, và rau gia vị.  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tập trung chủ yếu ở 2 xóm có diện tích trồng RAT quy mô và tiêu biểu của xã, đó là: xóm Trung Thuận và xóm Đông Vinh. - Về thời gian: RAT ở xã Hưng Đông được sản xuất cả 3 vụ là Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu. Nhưng ở đây vụ Đông Xuân là vụ chính trong năm, vụ này thời tiết có thời tiết cho cây rau phát triển, vì vậy trong vụ Đông Xuân sản lương rau cung cấp ra thị trường là lớn nhất. Do hạn chế về năng lực cũng như thời gian nên mọi chỉ tiêu kinh tế tôi chỉ xem xét ở vụ Đông Xuân. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Đối với số liệu thứ cấp: thông qua phòng thống kê xã Hưng Đông, thành phố Vinh, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, thành phố, niên giám thống kê của xã và các thông tin từ mạng Internet, báo, tạp chí đã được công bố. Đại học Kin h tế Hu ế 3- Đối với số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được lựa chọn thông qua các mẫu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Điều tra về mức độ áp dụng các biện pháp sản cuất sạch trong quá trình trồng rau. 4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu - Tổng hợp số liệu thu thập được. - Các số liệu được xử lý bằng chương trình Excel, sau đó được trình bày một cách hợp lý qua bảng nhằm đáp ứng yêu cầu từng nội dung nghiên cứu. 4.3 Phương pháp phân tích - Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. - Vận dụng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối, bình quân và các chỉ tiêu đánh giá mức độ biến động của tiêu thức nhằm biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng, biểu hiện sự biến động của các chỉ tiêu thời gian. - Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài đã tiến hành phân tích chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. 4.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm về sản xuât nông nghiệp. Tiến hành chuyên khảo hẹp về kinh nghiệm của các chủ hộ làm nông nghiệp giỏi. Đại học Kin h tế Hu ế 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Vai trò, vị trí của việc sản xuất rau an toàn 1.1.1 Khái niệm rau an toàn Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên diện tích đất có thành phần hoá- thổ nhưỡng được kiểm soát( nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn đọng trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra. Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và các chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng các chất độc hại nhất định nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Trong đời sống hàng ngày rau an toàn được gọi là rau an toàn để phân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau an toàn nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất theo quy trình canh tác đặc biệt, như rau thuỷ canh,rau “hữu cơ”Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau an toàn cao hơn rau an toàn. Rau an toàn ở Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng kỹ thuật thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển, với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử dụng phân bón và chất bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn được kiểm soát. Khái niệm về rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt, có dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu. Pb.Cd, As) Nitrat của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của FAO, Đại học Kin h tế Hu ế 5WTO. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mặt hàng rau “sạch”. 1.1.2 Sự cần thiết của việc sản xuất rau an toàn Rau đóng một vai trò chủ đạo trong thói quen ăn uống của người Việt Nam, ăn rau hàng ngày được xem là cách chính để cung cấp chất khoáng, các vitamin và để ăn kèm với hầu hết các món ăn khác. Trong nhiều năm qua, đất nước đã tự cung tự cấp đủ về lương thực, mức sống tăng lên, nhu cầu của người dân cũng tăng nhanh về mặt số lượng và nhất là về chất lượng. tại các thành phố lớn của Việt Nam nhu cầu về rau và đòi hỏi về chất lượng rau cũng cao hơn so với các vùng khác trong nước. Vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ngày càng được xã hội đặc biệt quan tâm, việc ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài tới sức khoẻ cộng đồng. Hầu hết các hộ sản xuất chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng rau mà ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nên tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và không đảm bảo thời gian cách ly nên đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng. Từ những tồn tại trên rau có lưu chứa nhiều hợp chất hóa học có độc tính cao làm cho chất lượng rau bị giảm gây hậu quả đến sức khỏe con người và môi trường. Vậy nên chúng ta luôn phấn đấu để làm nông nghiệp sạch vì sức khỏe của thế hệ hôm nay, vì một môi trường sống trong lành và vì các thế hệ ngày mai. Việc phấn đấu vươn lên không ngừng để khắc phục và vượt qua các nguyên nhân khách quan, khắc phục được những nguyên nhân làm cho nông sản không sạch là điều không dễ. Hiện nay, nước ta đã tham gia vào thị trường hàng hoaskhu vực ASEAN và WTO, vì vậy vấn đề về bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm thực sự càng có ý nghĩa. So vơi các nước khác thifchaats lượng nông sản nước ta đang còn nhiều bất cập, nếu chúng ta hông ý thức rõ về việc sản xuất nông sản theo hướng sạch và nâng cao chất lượng sản phẩm thì rất khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, ngành dịch vụ nước ta đang phát triển đặc biệt là ngành du lịch. Hàng năm có rất nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm Việt Nam, vì vậy cần phải nâng cao chất lượng Đại học K n h tế Huế 6các bữa ăn cho du khách, tức là các loại sản phẩm sử dụng cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối nhằm tạo niềm tin cho du khách khi đến du lịch tại Việt Nam. Cuối cùng, vấn đề phát triển rau theo hướng theo hướng an toàn phải được suy nghĩ đúng đắn. Nó phải được xem là sự phát triển đúng hướng, đúng quy luật phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp chúng ta nói riêng. Quy trình sản xuất rau an toàn Yêu cầu về đất trồng Đất phải không chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, có nghĩa là các chất độc hại cho người và cho môi trường. Sau một vụ sản xuất, đất phải được phơi 2-3 ngày sau đó phải được xới tơi để trồng tiếp. Công việc này chủ yếu bằng thủ công. Nông dân chưa được trang bị cơ giới hoá như máy xới đất... nên với một diện tích đất 1.000 m2 thì công việc này rất nặng nhọc. Yêu cầu về phân bón Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoại mục, tuyệt đối không được dung các loại phân hữu cơ còn tươi. Số lượng phân phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt với rau ăn lá kết thúc phân bón trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày. Nước tưới Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông hồ lớn không bị ô nhiễm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ các khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, tù đọng. Phòng trừ sâu bệnh Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, ít độc hại cho người và môi trường: - Giống: Chọn giống tốt, các cây giống phải xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm. - Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để hạn chế các điều kiện và các nguồn phát sinh các loại dịch trên rau. Chú ý thực hiện các chế độ Đại họ Kin h tế Huế 7luân canh Lúa – Rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau để giảm bớt các loại sâu tơ và các loại sâu hại khác. Một số loại rau cần phải trang bị nhà lưới chống sự xâm nhập của sâu bệnh - Dùng thuốc: Dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Như vậy, trước khi thực hiện canh tác rau an toàn, nhất thiết nông dân phải được trải qua lớp tập huấn kỹ thuật của Sở Nông Nghiệp. Các khoá huấn luyện này phải tập trung hỗ trợ kiến thức kĩ càng về quá trình trồng trọt như nêu trên. 1.1.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau  Hàm lượng NO3 quá cao là hậu quả của bón phân hóa học, đặc biệt là bón đạm quá liều lượng hoặc bón đạm không đúng lúc, gần thời gian thu hoạch.Cây hấp thu đạm và các hợp chất qua bộ rễ, tổng hợp thành các chất dinh dưỡng tích luyxtrong các bộ phận của cây nhưng trước khi chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, đã tồn tại trong cây dưới dạng Nitrat. Trong cơ thể người lượng Nitrat ở mức độ cao có thể gây phẩn ứng với Amin thành chất gây ung thư gọi là Nitrosamin. Theo tổ chức WHO quy định lượng NO3 trong rau không vượt quá 300mg/1kg rau tươi.  Tồn dư kim loại nặng trong rau Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng hoặc từ nguồn nước thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau hấp thụ. Sự lạm dụng quá mức thuốc BVTV để trừ sâu bệnh, cỏ dại, cùng với phân bón các loại (đạm, lân, kali) đã làm các hóa chất rửa trôi xuống mương, ao hồ thamm nhập vào các mạch nước ngầm gây ô nhiễm. Bón phân nhiều cũng làm tăng hàm lượng Camidi trong đất và trong sản phẩm rau (một tấn Supe lân chứa 50-70g Cd).  Dư lượng hóa chất BVTV Khi phun thuốc sâu, trừ bệnh và thuốc BVTV sử dụng tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt cây trồng và một lớp chất lắng dư lượng ban đầu của thuốc. Sản phẩm rau sẽ gây ngộ độc cho người, gia súc khi: - Thu hoạch gần thời gian phun thuốc, không đảm bảo thời gian cách ly, thuốc chưa phân hủy hết. Đại học Kin h tế Huế 8- Phun các loại thuốc có độ độc cao và phân hủy chậm, các loại thuốc đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như Monitor, Wfatox.  Vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột Trong phân chuồng, phân bắc chưa hoai có chứa trung gian và một số vi sinh vật gây bệnh như Ecoli, Salmonella. Việc sử dụng nước phân tươi tưới cho rau, đặc biệt là rau gia vị, rau ăn sống là hình thức truyền tải trứng giun và các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh ỉa chảy, giun móc. 1.1.4 Hiệu quả của việc sản xuất rau an toàn Hiệu quả kinh tế Sản xuất RAT với mức đầu tư hợp lý các khoản chi phí mà không lạm dụng các loại thuốc hóa học đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.Vì vậy mà theo một số người nghiên cứu thì việc sản xuất RAT sẽ đem lạ hiệu quả kinh tế cao hơn rau thường. Giữa rau thường và RAT năng suất không chênh lệch nhau nhiều nhưng giá bán RAT khi đã được khẳng định thì cao gấp từ 3-4 lần giá bán rau thường, vì thế lợi nhuận thu được cao hơn. Hiện nay, còn nhiều bất cập giữa cung và cầu về RAT nếu có chính sách tôt thì ngành sản xuất RAT là một ngành kinh tế sẽ được kích thích phát triển bởi động lực kinh tế. Hiệu quả xã hội Sản xuất RAT đã góp phần tạo được nông sản an toàn đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dung. Sản xuất RAT cũng sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất rau gây ô nhiễm như trước đây của nông dân, nâng cao đầu tư trong việc sản xuất và tiêu dung rau sạch góp phần phân đáu xây dựng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương Đảng. Khi sản xuất RAT được mở rộng thì sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dung, và hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho RAT. Từ đó tạo ra thị trường tiêu thụ RAT ổn định. Hiệu quả môi trường Chúng ta đang phấn đấu cho quá trình phát triển tiến bộ và bền vững. Lợi ích của con người nằm trong sự phát triển tiến bộ và bền vững. RAT là hướng sản xuất Đại học Kin h tế Hu ế 9đang thực sự cần thiết và hết sức đúng đắn. Và khi sản xuất RAT là chúng ta đã làm nông nghiệp sạch và bền vững vì sức khỏe của thế hệ hôm nay, vì một môi trường sống trong lành và vì các thế hệ ngày mai. Chẳng phải sản phẩm sản xuất ra thực sự có ý nghĩa khi sản phẩm đó được xem là “thân thiện với môi trường” hay sao? Và chỉ khi sản xuất RAT thì người dân mới thấy được hướng lâu dài của sản xuất nông nghiệp là phải gắn năng suất với chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu sau: - Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất RAT: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất rau là các chỉ tiêu biểu hiện mức độ đầu tư vào sản xuất, ví dụ như đất đai, chi phíĐối với rau, các chỉ tiêu biểu hiện quy mô sản xuất là: + Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng. + Tổng số vốn sản xuất, vốn vay bình quân trên hộ + Cơ cấu chủng loại rau - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: + Giá trị sản xuất bình quân/sào (GO/sào) và bình quân trên ngày lao động GO/sào = KL*P KL : Năng suất bình quân/sào GO : Giá trị sản xuất/sào P : Đơn giá bình quân/kg rau Giá trị sản xuất bình quân ngày lao động bằng giá trị sản xuất bình quân/sào chia cho số công lao động/sào GO/ngày lao động = GO/sào/số công lao động + Giá trị tăng bình quân sào (VA/sào) và bình quân một ngày lao động VA/sào = GO – IC IC : Chi phí trung gian bình quân/sào VA/ ngày lao động=VA/sào/số công lao động - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT: Đại học Kin h tế H ế 10 + Hiệu suất GO/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất đó cành lớn thì sản suất càng có hiệu quả. + Hiệu suất VA/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng (thu nhập). + Hiệu suất VA/công: chỉ tiêu này cho biết việc đầu tư một công lao động cho ta được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. + Lợi nhuận = GO – Tổng chi phí Trong đó: Tổng chi phí= IC – Chi phí tự có. 1.2 Tình hình sản xuất rau và nhu cầu RAT trên thế giới Trong vòng hai thập kỷ qua thương mại rau quả trên thế giới có bước phát triển mạnh mẽ. Theo Tổ chức Nông nghiệp quốc tế (FAO), giá trị sản lượng của sản xuất rau toàn thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân hàng năm tăng 11,7%. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, do tác động của sự thay đổi yếu tố như: cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cưtiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2010- 2015, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA nếu như nhu cầu các loại rau diếp, rau xanh khác tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác tăng sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%, giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ. Nhu cầu nhập khẩu dự báo sẽ tăng 1,8%.năm. Các nước phát triển như Đức, Pháp, Canada vẫn là những nước nhập khẩu rau an toàn. Các nước đang phát triển đặc biệt Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn là các nước cung cấp rau tươi trái vụ chính. Do nhu cầu thị trường thế giới những năm tới sẽ rất lớn vì vậy sẽ tạo động lực cho các nước phát triển sản xuất rau an toàn đồng thời phải tăng cao việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.3 Tình hình sản xuất rau và tiêu thụ RAT tại Việt Nam 1.3.1 Khái quát chung Việt Nam có điều kiện về đất đai và khí hậu thích hợp trồng các loại RAT nhiệt đới và ôn đới. Ở miền Bắc khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa lạnh thích hợp gieo trồng các loại rau như: bắp cải, su hào, súp lơỞ miền Nam có nhiệt độ trung bình khá cao nên cũng thích hợp trồng một số loại rau. Sản xuất RAT Đại ọc Kin h tế Hu ế 11 ở Việt Nam những năm qua có những bước tiến đáng kể về quy mô, cũng như cơ cấu sản phẩm, nhiều loại RAT đặc sản có chất lượng cao được quy hoạch thành những vùng chuyên canh (diện tích RAT hàng năm tăng 5,6%). Khu vực sản xuất rau an toàn chủ yếu là khu vực Đồng Bằng Sông Hồng chiếm 26,25%, diện tích 30,78% sản lượng rau cả nước, tiếp đến là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với 23,28% diện tích và 25,46% sản lượng, ngoài ra có Đà Lạt vùng chuyên canh RAT có chất lượng cao hiệu quả. Sản xuất RAT Sản lượng RAT bình quân đầu người tăng từ 6,825kg.người.năm 2003 lên 9,39kg.người.năm 2005. Nếu so sánh với mức tiêu dùng RAT bình quân đầu người 0,343
Luận văn liên quan