Từ những năm 1870, cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam và đã trải qua
hơn 100 năm hình thành và phát triển. Hiện nay, ngành cà phê đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn mang tính chiến lược trong
cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam xuất khẩu cà
phê Robusta lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau
Brasil. Với sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn trong năm 2011, cà phê Việt Nam dành 95%
cho xuất khẩu và chỉ 5% sản lượng cho tiêu thụ nội địa. 95% sản lượng trên được bán
cho các nhà buôn chính ở London (Anh), New York (Mỹ) và từ đây sẽ được phân phối
đến các nhà máy rang, xay. Tuy nhiên, theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
cho biết, chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải còn chiếm
tỷ lệ cao (80%) trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Điều này không những
gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn làm giảm uy tín và sức
cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới nếu không có giải pháp khắc phục.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa
tốt; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua
cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu
thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Mặt khác, hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay đều
dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tỷ lệ
hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà
phê trên thế giới không còn áp dụng.
Công ty TNHH MTV cà phê 734 cũng không ngoại lệ, theo ông Cao Kiến
Quốc, trưởng phòng Kế hoạch sản xuất – kinh doanh, cho biết: trong quá trình hoạt
động của công tác tạo nguồn và thu mua, Công ty cũng gặp khó khăn như: giá cà phê
tăng cũng như người dân sợ hái trộm, chi phí thuê nhân công cao nên nên công nhân
thu hoạch toàn trái xanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, làm giảm sức cạnh
tranh của Công ty với các đối tác khác.
79 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty TNHH MTV Cà phê 734 - Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 1870, cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam và đã trải qua
hơn 100 năm hình thành và phát triển. Hiện nay, ngành cà phê đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn mang tính chiến lược trong
cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam xuất khẩu cà
phê Robusta lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau
Brasil. Với sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn trong năm 2011, cà phê Việt Nam dành 95%
cho xuất khẩu và chỉ 5% sản lượng cho tiêu thụ nội địa. 95% sản lượng trên được bán
cho các nhà buôn chính ở London (Anh), New York (Mỹ) và từ đây sẽ được phân phối
đến các nhà máy rang, xay. Tuy nhiên, theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
cho biết, chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải còn chiếm
tỷ lệ cao (80%) trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Điều này không những
gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn làm giảm uy tín và sức
cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới nếu không có giải pháp khắc phục.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa
tốt; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua
cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu
thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Mặt khác, hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay đều
dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tỷ lệ
hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà
phê trên thế giới không còn áp dụng.
Công ty TNHH MTV cà phê 734 cũng không ngoại lệ, theo ông Cao Kiến
Quốc, trưởng phòng Kế hoạch sản xuất – kinh doanh, cho biết: trong quá trình hoạt
động của công tác tạo nguồn và thu mua, Công ty cũng gặp khó khăn như: giá cà phê
tăng cũng như người dân sợ hái trộm, chi phí thuê nhân công cao nên nên công nhân
thu hoạch toàn trái xanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, làm giảm sức cạnh
tranh của Công ty với các đối tác khác. Vì vậy, một trong những bước để nâng cao
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 2
chất lượng cà phê đó là nâng cao công tác tạo nguồn và thu mua, từ đó tìm được những
giải pháp về phía công ty như cơ sở vật chất, chính sách khuyến khích lao động, chính
sách giá để khắc phục tình trạng cà phê kém chất lượng.
Do đó, việc phân tích một cách chính xác, khoa học, đánh giá đúng đắn và tìm
ra các giải pháp tối ưu để công tác tạo nguồn và thu mua cà phê được thực hiện ngày
càng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập cuối
khóa tại Công ty TNHH MTV Cà phê 734- Kon Tum tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tình
hình tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty TNHH MTV Cà phê 734- Kon Tum”
làm kkhóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Câu hỏi, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Quá trình tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty TNHH MTV Cà phê 734
đã thực hiện hiệu quả chưa?
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của
Công ty.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tạo
nguồn và thu mua cà phê của Công ty trong tương lai.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty
TNHH MTV Cà phê 734 – Kon Tum.
- Đối tượng điều tra:
Những người cung cấp cà phê cho Công ty, cụ thể là những công nhân của Công ty.
Dữ liệu thứ cấp về công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Đăk Hà, Tỉnh Kon Tum.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 01/2 đến ngày 08/05/2012
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 3
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước:
- Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu định lượng
3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát
dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, tôi sẽ phỏng vấn các chuyên gia
mà cụ thể ở đây là các nhà quản lý của Công ty TNHH MTV Cà Phê 734 về các chính
sách của Công ty trong hoạt động tạo nguồn và thu mua cà phê, sản lượng cà phê bình
quân, thời gian bán cà phê cũng như thời gian bắt đầu trồng cà phê của nhà cung cấp
cà phê cho Công ty.
Tiếp theo, tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (n=5). Kết hợp với nội dung
đã được chuẩn bị trước : lý do bán cà phê cho Công ty và khó khăn của họ trong công
tác tạo nguồn và thu mua, tôi phỏng vấn 5 nhà cung cấp cà phê bất kỳ cho Công ty. Từ
đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.
3.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình tạo nguồn và thu mua cà phê
của Công ty.
Về dữ liệu sử dụng, tôi sử dụng hai nguồn dữ liệu chính:
3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Các dữ liệu thu thập
Các dữ liệu liên quan đến các hoạt động tạo nguồn và thu mua cà phê của Công
ty (Số liệu về lao động thu mua, chính sách đối với nhà cung cấp, tình hình tiêu thụ cà
phê, tình hình thu mua cà phê....) từ các phòng ban của Công ty mà cụ thể là phòng Kế
hoạch sản xuất – kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 4
3.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
- Các dữ liệu thu thập
Thông tin về đối tượng được điều tra : Giới tính, thu nhập, độ tuổi, thời gian
trồng cà phê, diện tích trồng cà phê, sản lượng cà phê tươi thu hoạch hàng năm, sản
lượng bán cà phê hàng năm.
Lý do bán cà phê cho Công ty.
Đánh giá của người cung cấp cà phê về chính sách, về công tác tạo nguồn và
thu mua của Công ty
Những khó khăn gặp phải trong công tác tạo nguồn và thu mua của người cung cấp.
- Phương pháp thu thập: Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng
bảng hỏi (bảng hỏi cấu trúc) với số lượng người tham gia nhiều (mẫu được chọn) và thời
gian trả lời bảng hỏi nhanh. Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều
tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng cho tổng thể các nhà cung cấp cà phê cho Công ty.
3.3. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập, xử lý số liệu
3.3.1. Xác định kích thước mẫu
Nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu tôi xác định cỡ mẫu
nghiên cứu thông qua công thức:
Sau khi điều tra thử với 30 mẫu, xác định được phương sai mẫu lớn nhất là
0,595. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 90%, thông qua tra bảng : Z=1,645 và sai số
cho phép là e = 9%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:
người
Đây là mẫu có kích thước khá lớn so với quy mô mẫu và do điều kiện thời gian
và tài chính không cho phép, dựa vào công thức tính mẫu điều chỉnh ta tính được số
mẫu cần điều tra là 140 mẫu. Với công thức:
người Vì >5%
Với là mẫu đã điều chỉnh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 5
Để đảm bảo độ chính xác cũng như loại trừ các bảng hỏi sau khi điều tra không
đủ chất lượng, tôi tiến hành nghiên cứu 150 mẫu.
3.3.2. Phương pháp thu thập
Có 7 đội trồng cà phê, tổng cộng là 475 công nhân thuộc Công ty.
Phương pháp nghiên cứu: chọn mẫu phân tầng. Dựa vào số người cung cấp cà
phê của từng đội và mẫu được tính là 150 người. Từ đó tính tỷ lệ số người được điều
tra của từng đội qua công thức:
Số người cần điều tra = Số công nhân của đội i* 150/475
Sau đó tính hệ số bước nhảy k=n/N cho từng đội để suy ra những người được điều tra.
Thực hiện:
-
Tính hệ số bước nhảy ki=ni/Ni
-
Bốc được số 2. Quy ước rằng các đội đều điều tra từ công nhân có số thứ tự là 2 trở đi.
Bảng 1 : Danh sách số công nhân điều tra ở mỗi đội
Đội Số công nhân
(Người)
Sô người điều tra phỏng vấn
(Người)
Hệ số bước nhảy ki
1 67 21 3
2 56 18 3
3 55 17 3
4 85 27 3
5 92 29 3
6 56 18 3
10 64 20 3
Tổng 475 150
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 6
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sau khi mã hóa và làm sạch, các kết quả được xử lí và phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0.
Tình hình hoạt động tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty được đánh giá thông qua:
- Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình.
- Kiểm định One Sample T- test được sử dụng để kiểm định về mức độ hài lòng
trung bình của người cung cấp cà phê về công tác tạo nguồn và thu mua của Công ty.
Giả thuyết H0: Đánh giá của người cung cấp về công tác tạo nguồn và thu mua cà phê
của Công ty = Giá trị kiểm định (Test value).
H1: Đánh giá của người cung cấp về công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của
Công ty ≠ Giá trị kiểm định (Test value).
- Kiểm định phương sai một yếu tố (One – way ANOVA)
Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về thời gian bán cà phê khi đánh giá sự hài lòng đối
với công tác tạo nguồn và thu mua của người cung cấp cà phê cho Công ty.
H1: Có sự khác biệt về thời gian bán cà phê khi đánh giá sự hài lòng đối với
công tác tạo nguồn và thu mua của người cung cấp cà phê cho Công ty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 7
Phần II: NỘI DUNG VÀ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về nguồn hàng, tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm cho hoạt
động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao. Điều đó đồng nghĩa là đảm
bảo sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá cần thiết: đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp
thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách. Để thực hiện được nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu đó các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng.
Theo PGS.TS Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc (2005): Nguồn hàng
của doanh nghiệp là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của
khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch (thường là kế hoạch năm).
Để có nguồn hàng tốt và ổn định, doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tạo
nguồn. Tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng là toàn bộ những hoạt động nghiệp
vụ nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng
bộ, đúng quy cách, cỡ loại, màu sắc cho các nhu cầu của khách hàng
Trong hoạt động kinh doanh, tạo nguồn là toàn bộ các hình thức, phương thức
và điều kiện của doanh nghiệp tác động đến lĩnh vực sản xuất, khai thác hoặc nhập
khẩu để tạo ra nguồn hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, để doanh nghiệp thu
mua, sản xuất và cung ứng cho khách hàng.
Theo TS Hoàng Hữu Hòa (2005): Mua hàng là hoạt động của doanh nghiệp khi
xem xét chất lượng hàng hóa, giá cả chào hàng cùng với người bán thỏa thuận điều
kiện mua bán, giao nhận, thanh toán bằng hợp đồng hoặc trao đổi hàng – tiền.
Trong điều kiện biến động nhanh, mạnh và không kém phần gay gắt của nền
kinh tế như hiện nay, các nhu cầu trên thị trường cũng theo đó không ổn định, việc tạo
nguồn và mua hàng của doanh nghiệp đòi hỏi phải nhanh nhạy, có tầm nhìn chiến lược
và phải thấy được xu thế phát triển của khách hàng. Tức là các doanh nghiệp cần phải
làm tốt các nội dung (Hoàng Hữu Hòa, 2005) sau:
- Xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 8
loại màu sắc, thời gian, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận.
- Chủ động nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị cung ứng, để đặt
hàng, ký kết hợp đồng mua hàng.
- Đồng thời cần có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện và tổ chức thực hiện
tốt công tác tạo nguồn thu mua, vận chuyển, giao nhận, đưa hàng về doanh nghiệp sao
cho có lợi nhất.
1.2. Phân loại nguồn hàng
Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp là việc phân chia, sắp xếp các loại hàng
mua được theo các tiêu thức cụ thể, riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện
pháp thích hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế của mỗi loại nguồn hàng, để bảo đảm ổn
định nguồn hàng.
Các nguồn hàng của doanh nghiệp (Hoàng Hữu Hòa, 2005) thường được phân
loại dựa trên các tiêu thức sau:
1.2.1. Theo khối lượng hàng hóa mua được
- Nguồn hàng chính: là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối
lượng hàng mà doanh nghiệp mua được để cung ứng cho các khách hàng trong kỳ.
Nguồn hàng chính quyết định về khối lượng hàng mà doanh nghiệp sẽ cung ứng hoặc
về doanh thu cung ứng hàng của doanh nghiệp nên phải có sự quan tâm thường xuyên.
- Nguồn hàng phụ, mới: là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng
mua được. Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng lớn đến khối
lượng hoặc doanh số bán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý tới
khả năng phát triển của các nguồn hàng này, nhu cầu của khách hàng (thị trường) đối
với mặt hàng, cũng như những thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai.
- Nguồn hàng trôi nổi: là nguồn hàng trên thị trường mà doanh nghiệp có thể
mua được do các đơn vị tiêu dùng không dùng đến hoặc do các đơn vị kinh doanh
thương mại khác bán ra. Với nguồn hàng này, cần xem xét kỹ chất lượng hàng hoá, giá
cả hàng hoá cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Nếu có nhu cầu của khách
hàng, doanh nghiệp cũng có thể mua để tăng thêm nguồn hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 9
1.2.2. Theo nơi sản xuất ra hàng hóa
- Nguồn hàng hoá sản xuất trong nước: bao gồm tất cả các loại hàng hoá do các
doanh nghiệp sản xuất đặt trên lãnh thổ đất nước sản xuất ra được doanh nghiệp mua
vào. Người ta có thể chia nguồn hàng sản xuất trong nước theo ngành sản xuất như:
nguồn hàng do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sản xuất ra (công nghiệp khai
thác, công nghệ chế biến, gia công lắp ráp, tiểu thủ công nghiệp...) hoặc công nghiệp
trung ương, công nghiệp địa phương, công nghiệp có yếu tố nước ngoài. Nguồn hàng
do các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp sản xuất ra (bao gồm doanh
nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các trang trại và hộ gia đình)...
- Nguồn hàng nhập khẩu: Những hàng hoá trong nước chưa có khả năng sản xuất
được hoặc sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thì cần phải
nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn hàng nhập khẩu có thể có nhiều loại: tự doanh nghiệp
nhập khẩu, nhập khẩu từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên doanh, nhận hàng
nhập khẩu từ các đơn vị thuộc tổng Công ty ngành hàng, Công ty cấp 1 hoặc Công ty
mẹ; nhận đại lý hoặc nhận bán hàng trả chậm cho các hãng nước ngoài hoặc các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong nước; nhận từ các liên doanh, liên kết với các hãng nước
ngoài.
- Nguồn hàng tồn kho: là nguồn hàng còn lại của kỳ trước hiện còn tồn kho.
Nguồn hàng này có thể là nguồn theo kế hoạch dự trữ quốc gia (dự trữ của Chính phủ)
để điều hoà thị trường, nguồn hàng tồn kho của các doanh nghiệp; nguồn hàng tồn kho
ở các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh (hàng đã sản xuất ra và nhập kho đang nằm
chờ tiêu thụ) và các nguồn hàng tồn kho khác
1.2.3. Theo điều kiện địa lý
- Theo các miền của đất nước: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Các vùng có
đặc điểm khác nhau về tiêu dùng, xa gần khác nhau, giao thông vận tải khác nhau
(đường sắt, đường ôtô, đường hàng không, đường thuỷ...)
- Theo cấp tỉnh, thành phố: ở các đô thị có công nghiệp tập trung, có các trung
tâm thương mại, có các sàn giao dịch, sở giao dịch và thuận lợi thông tin mua bán
hàng hoá - dịch vụ.
- Theo các vùng: nông thôn, trung du, miền núi (hải đảo).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 10
- Dựa vào đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cà phê 734, nguồn
hàng của Công ty được phân chia theo tiêu chí: khối lượng hàng hóa mua được.
1.3. Hệ thống kho hàng
Theo khái niệm được trình bày trong tài liệu :Quản trị doanh nghiệp thương
mại của PGS.TS Hoàng Hữu Hòa (2005). Kho hàng là:
- Đứng trên giác độ kỹ thuật và hình thái tự nhiên của nó, là những công trình
kiến trúc dùng để chứa đựng, bảo quản sản phẩm, hàng hóa trong một thời gian nhất
định. Kho hàng là điều kiện tất yếu để thực hiện được nhiệm vụ dự trữ hàng hóa của
nó. Kho hàng ở đây bao gồm các nhà xưởng, bãi chứa hàng hóa. Tuy nhiên xét về quy
mô, kiến trúc kết cấu, trình độ kỹ thuật của các nhà kho thì phụ thuộc vào mức độ và
điều kiện hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp khác nhau.
- Đứng trên giác độ kỹ thuật xã hội được xem như là một đơn vị kỹ thuật- một bộ
phận cấu thành của quá trình tái sản xuất. Chức năng chung của kho hàng là đảm bảo lưu
kho hợp lý các loại hàng hóa nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của sản xuất kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, kho hàng ở các doanh nghiệp cũng là một lĩnh vực
kinh doanh, kho hàng thực hiện các chức năng: Chức năng nhập – xuất, Chức năng sản
xuất, Chức năng kiểm tra. Ngoài ra, kho hàng còn có nhiệm vụ sau:
- Thực hiện việc dự trữ, bảo quản các loại hàng hóa trong kho.
- Tổ chức các loại hàng hóa giao nhận chính xác, kịp thời, đáp ứng đầy đủ mọi
nhu cầu của khách hàng, nắm vững những loại hàng hóa trong kho.
1.4. Các hình thức tạo nguồn và mua hàng
1.4.1. Các hình thức tạo nguồn: có 3 cách thức tạo nguồn hàng (Hoàng Hữu Hòa,
2005). Đó là:
- Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng
Có những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có sẵn các cơ sở sản xuất, có sẵn
công nhân... nhưng do điều kiện thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, thiếu
thị trường tiêu thụ... làm cho doanh nghiệp không thể nâng cao được khối lượng và
chất lượng mặt hàng sản xuất ra. Có những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã và
đang tạo ra nhiều sản phẩm, nguyên vật liệu... nhưng lại không có vốn, không có công
nghệ để chế biến thành sản phẩm có thể xuất khẩu được...
Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái 11
Đây là một nguồn tiềm năng rất lớn chưa được khai thác, còn bị lãng phí...
doanh nghiệp có thể tận dụng ưu thế của mình về vốn, về nguyên vật liệu, về công
nghệ, về thị trường tiêu thụ... có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh để tổ chức sản xuất, tạo ra nguồn hàng lớn, chất lượng tốt hơn để cung ứng
ra thị trường. Liên doanh liên kết bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Bằng hợp đồng liên
kết hoặc xây dựng thành xí nghiệp liên doanh, hai bên cùng góp vốn, góp sức theo
nguyên tắc có lợi cùng hưởng, “lỗ cùng chịu” theo điều lệ doanh nghiệp.
- Gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm
Gia công đặt hàng là hình thức bên đặt gia công có nguyên vật liệu giao cho bên
nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu và giao hàng cho bên đặt
gia công. Bên nhận gia công được hưởng phí gia công. Bên đặt gia công có hàng hoá
để bán cho khách hàng trên thị trường. Nội dung của gia công đặt hàng trong thương
mại gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói
hàng hoá theo yêu cầu và bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công (Điều 129 -
Luật Thương Mại).
Bán nguyên liệu và thu mua thành phẩm là hình thức tạo nguồn hàng chủ động
hơn của người sản xuất (nguồn hàng). Người sản xuất mua nguyên vật liệu và chủ
động tiến hành sản xuất ra hàng hoá và ký hợp đồng bán hàng hoá cho người đã bán
nguyên liệu cho mình. Quan hệ giữa bán nguyên liệu và thu mua thành phẩm vẫn có,
nhưng đã có sự độc lập hơn giữa người sản xuất và người cung ứng nguyên vật liệu.
- Tự sản xuất, khai thác hàng hoá
Để chủ động trong tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác các nguồn lực và thế
mạnh của doanh nghiệp, cũng như đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
có thể tự tổ chức các xưởng (xí nghiệp) sản xuất ra hàng hoá để cung ứng cho khách
hàng. Tự tổ chức sản xuất ra hàng hoá, doanh nghiệp đã đầu tư nguồn lực vào lĩnh vực
sản xuất - cung ứng, sản xuất ra hàng hoá để cung ứng cho khách hàng. Đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp cần