Do bị chi phối bởi quá trình phát triển của lịch sử, đối với huyện Bình Tân nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung, các mối quan hệ về sở hữu ruộng đất cũng diễn ra hết sức phức tạp. Trước năm 1975 phần lớn đất đai của huyện tập trung vào một số người quản lý như địa chủ, các nhà tư sản – tiểu tư sản và một số ít thuộc quyền sở hữu cá nhân.
Sau năm 1975, với chính sách cải tạo nông nghiệp, xóa bỏ tính tư hữu về tư liệu sản xuất để đưa nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sở hữu tập thể các dạng hợp tác xã nông nghiệp, tập đoàn sản xuất hoặc tổ hợp tác Việc phân chia lại quyền sử dụng đất trong giai đoạn này được thực hiện trên cơ sở phân chia theo định suất và bình quân dân số, mọi hoạt động sản xuất có liên quan đến đất đai đều phần lớn bị chi phối bởi hợp tác xã và tập đoàn xản xuất nông nghiệp. Vì vậy giai đoạn 1975-1980 tình hình sản xuất nông nghiệp đối với huyện Bình Tân cũng như tỉnh Vĩnh Long thường kém hiệu quả và đã tạo ra sự bất ổn làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của tỉnh. Hiệu quả sản xuất không cao, tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, chưa khai thác được hết tiềm năng đất đai sẳn có do người dân chưa thật sự an tâm để đầu tư, việc quản lý và sử dụng đất đối với các đối tượng sử dụng đất trong giai đoạn này chưa được bảo vệ bởi hành lang pháp lý của Nhà nước.
Đến những năm đầu của thập niên 1980, với việc thay đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp bằng hình thức khoán sản phẩm theo chỉ thị 100/CT.TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 35/CT.TW về khuyến khích và phát triển kinh tế gia đình, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng trong quá trình chuyển biến này vẫn chưa tạo ra sự được sự thay đổi trong đời sống người dân và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đến tháng 7/1988, Luật Đất đai được ban hành, với dự Luật này các mối quan hệ về quản lý và sử dụng đất đã được xác lập, thể hiện được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai vẫn còn một số hạn chế, nhất là về tính pháp lý quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thời kỳ sau khi có Luật đất đai 1993:
Tháng 7/1993 Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh bổ sung Luật Đất đai năm 1988, về cơ bản Luật Đất đai mới đã xác lập được quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất và kích thích người sử dụng đất đầu tư vào đất để khai thác tiềm năng từ đất. Tuy nhiên với Luật Đất đai điều chỉnh, bổ sung lần này vẫn còn những bất cập chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế thị trường. Vì vậy đến năm 2000 Quốc hội tiếp tục điều chỉnh và sửa đổi Luật Đất đai. Sau việc sửa đổi và điều chỉnh Luật Đất đai năm 2000 đã thể hiện được tính tích cực đã quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, từ đó người dân có thể an tâm đầu tư trên mảnh đất của mình, từ đó người dân được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Ngoài ra trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, nhiều văn bản pháp quy nhằm bảo vệ và kích thích người sử dụng đất trong việc đầu tư khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt Chính phủ đã banh hành Nghị định số 68/20010NĐ.CP ngày 01/10/2010. Với Nghị định này đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và khai thác sử dụng đất phải được đảm bảo đúng theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt. Mặc khác, với việc ban hành quyết định số 173/2001QĐ.TTg ngày 09/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép người sử dụng đất có thể mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, thời kỳ này có nhiều thay đổi và có thể nói đây là thời kỳ có nhiều ảnh hưởng nhất đến việc quản lý đất đai nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, nhất là khi có Luật Đất đai ra đời công nhận đất đai có giá trị và người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đây là cơ sở làm cho đất đai biến động mạnh. Vấn đề cập nhật biến động những thông tin địa chính đã được đề cập nhưng chưa thực hiện đồng bộ.
39 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8007 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình về biến động đất đai và những giải pháp quản lý sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
1.1. Tình hình quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở Việt Nam
Thời kỳ trước khi Luật đất đai 1993:
Do bị chi phối bởi quá trình phát triển của lịch sử, đối với huyện Bình Tân nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung, các mối quan hệ về sở hữu ruộng đất cũng diễn ra hết sức phức tạp. Trước năm 1975 phần lớn đất đai của huyện tập trung vào một số người quản lý như địa chủ, các nhà tư sản – tiểu tư sản và một số ít thuộc quyền sở hữu cá nhân.
Sau năm 1975, với chính sách cải tạo nông nghiệp, xóa bỏ tính tư hữu về tư liệu sản xuất để đưa nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sở hữu tập thể các dạng hợp tác xã nông nghiệp, tập đoàn sản xuất hoặc tổ hợp tác…Việc phân chia lại quyền sử dụng đất trong giai đoạn này được thực hiện trên cơ sở phân chia theo định suất và bình quân dân số, mọi hoạt động sản xuất có liên quan đến đất đai đều phần lớn bị chi phối bởi hợp tác xã và tập đoàn xản xuất nông nghiệp. Vì vậy giai đoạn 1975-1980 tình hình sản xuất nông nghiệp đối với huyện Bình Tân cũng như tỉnh Vĩnh Long thường kém hiệu quả và đã tạo ra sự bất ổn làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của tỉnh. Hiệu quả sản xuất không cao, tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, chưa khai thác được hết tiềm năng đất đai sẳn có do người dân chưa thật sự an tâm để đầu tư, việc quản lý và sử dụng đất đối với các đối tượng sử dụng đất trong giai đoạn này chưa được bảo vệ bởi hành lang pháp lý của Nhà nước.
Đến những năm đầu của thập niên 1980, với việc thay đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp bằng hình thức khoán sản phẩm theo chỉ thị 100/CT.TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 35/CT.TW về khuyến khích và phát triển kinh tế gia đình, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng trong quá trình chuyển biến này vẫn chưa tạo ra sự được sự thay đổi trong đời sống người dân và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đến tháng 7/1988, Luật Đất đai được ban hành, với dự Luật này các mối quan hệ về quản lý và sử dụng đất đã được xác lập, thể hiện được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai vẫn còn một số hạn chế, nhất là về tính pháp lý quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thời kỳ sau khi có Luật đất đai 1993:
Tháng 7/1993 Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh bổ sung Luật Đất đai năm 1988, về cơ bản Luật Đất đai mới đã xác lập được quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất và kích thích người sử dụng đất đầu tư vào đất để khai thác tiềm năng từ đất. Tuy nhiên với Luật Đất đai điều chỉnh, bổ sung lần này vẫn còn những bất cập chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế thị trường. Vì vậy đến năm 2000 Quốc hội tiếp tục điều chỉnh và sửa đổi Luật Đất đai. Sau việc sửa đổi và điều chỉnh Luật Đất đai năm 2000 đã thể hiện được tính tích cực đã quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, từ đó người dân có thể an tâm đầu tư trên mảnh đất của mình, từ đó người dân được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Ngoài ra trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, nhiều văn bản pháp quy nhằm bảo vệ và kích thích người sử dụng đất trong việc đầu tư khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt Chính phủ đã banh hành Nghị định số 68/20010NĐ.CP ngày 01/10/2010. Với Nghị định này đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và khai thác sử dụng đất phải được đảm bảo đúng theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt. Mặc khác, với việc ban hành quyết định số 173/2001QĐ.TTg ngày 09/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép người sử dụng đất có thể mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, thời kỳ này có nhiều thay đổi và có thể nói đây là thời kỳ có nhiều ảnh hưởng nhất đến việc quản lý đất đai nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, nhất là khi có Luật Đất đai ra đời công nhận đất đai có giá trị và người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đây là cơ sở làm cho đất đai biến động mạnh. Vấn đề cập nhật biến động những thông tin địa chính đã được đề cập nhưng chưa thực hiện đồng bộ.
Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Luật đất đai năm 2003 ra đời đánh dấu những chuyển biến mới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai với việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai nhằm quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
Ngoài ra, điểm mới của Luật Đất đai 2003 là quy định cấp có thẩm quyền cấp CNQSDĐ, quy định này nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, khắc phục tình trạng hiện nay là việc cấp GCNQSDĐ thực hiện còn rất chậm. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy khác để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành quy định về GCNQSDĐ.
- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
Đây là các căn cứ pháp lý quy định trình tự thủ tục đăng ký biến động mới nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và tránh cho người dân đi lại nhiều lần. Có thể nói Luật Đất đai 2003 đã có những điều chỉnh hợp lý hơn so với Luật Đất đai năm 1993.
1.2. Các vấn đề về hồ sơ địa chính
1.2.1. Khái niệm hồ sơ địa chính:
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt như: tự nhiên - kinh tế - xã hội và tính pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động và trong quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2.2. Nội dung của hồ sơ địa chính:
Theo yêu cầu thông tin đất đai trong hệ thống quản lý đất đai thì hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phải thể hiện các nội dung sau:
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thửa đất: thông tin về chủ sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và những ràng buộc khác nhau về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
- Các thông tin về cơ sở pháp lý: tên văn bản, số văn bản, cơ quan ban hành văn bản, ngày, tháng, năm ký văn bản theo yêu cầu của từng loại tài liệu hồ sơ địa chính làm căn cứ xác định giá trị pháp lý của tài liệu.
1.2.3. Hệ thống các tài liệu hồ sơ địa chính
Các tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ cho yêu cầu quản lý đất đai gồm:
- Bản đồ địa chính có tọa độ.
- Sổ địa chính.
- Sổ mục kê đất đai.
- Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc lưu).
- Biểu thống kê diện tích đất đai.
Các tài liệu lưu trữ, tra cứu khi cần thiết:
- Các tài liệu hình thành trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính.
- Các tài liệu hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai và đăng ký cấp GCNQSDĐ.
1.3. Các vấn đề về cập nhật chỉnh lý biến động đất đai
1.3.1. Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin, không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu.
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành ba nhóm biến động chính gồm: biến động hợp pháp, biến động không hợp pháp, biến động chưa hợp pháp.
I.3.2. Các hình thức biến động đất đai ở Việt Nam
Sự thay đổi bất kỳ thông tin nào so với thông tin trên GCNQSDĐ đã cấp và thông tin trên hồ sơ địa chính đã được lập lúc ban đầu (những thông tin: tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý) thì đều phải có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chúng ta có thể phân ra các hình thức biến động sau:
- Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thay đổi do tách, hợp thửa đất.
- Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Biến động do quy hoạch.
- Biến động do thiên tai (sạt lở, đất bồi).
- Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất.
- Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do thay đổi số thứ tự tờ bản đồ …
- Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định công nhận kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai của Ủy Ban Nhân Dân cấp có thẩm quyền.
- Biến động do nhận QSDĐ theo bản án, theo Quyết định của Tòa Án Nhân Dân hoặc Quyết định của cơ quan thi hành án.
- Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết định của cơ quan, tổ chức.
- Biến động ranh giữa các thửa đất giáp cận.
1.3.3. Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính
- Chỉnh lý các sai sót trên các sổ sách theo mẫu QĐ 499.
- Chỉnh lý hoàn thiện sổ sách theo mẫu QĐ 56.
- Chỉnh lý sai sót do ghi nhận sai thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
- Chỉnh lý tài liệu bản đồ do đo đạc mới.
1.3.4. Các vấn đề đăng ký, cập nhật biến động đất đai
1.3.4.1. Thời Pháp thuộc
Đăng ký và cập nhật biến động đất đai là công việc vào sổ địa chính hợp pháp phải đủ hai điều kiện:
- Có biên bản của Hội đồng Kiến điền (Hội đồng đăng ký đất đai gồm có Lý trưởng, Phó trưởng, các thành viên có chức sắc trong làng, hội đồng tộc biểu và hai lão nông tri điền).
- Có giấy chứng minh thửa đất đúng chủ sở hữu hoặc tờ khai các bên giáp giới công nhận.
Từ năm 1929-1932 ở Sở địa chính Bắc Kỳ thì tài liệu gồm có sổ địa chính, sổ điền bộ và bản đồ, tất cả phải có dấu của Sở địa chính và được lập thành hai bộ: một bộ để ở làng do chưởng bạ phụ trách, một bộ ở Sở địa chính để làm quản thủ chứ không phải để lưu trữ. Việc đăng ký, cập nhật là việc đăng ký các thửa đất có biến đổi. Sau khi ở làng có tài liệu thì chưởng bạ phải có một quyển khai báo để ghi những việc dịch chuyển như mua, bán chuyển nhượng, cầm… gọi chung là công chính chứng thư.
Các chuyển dịch phải được Lý trưởng chứng thực, chưởng bạ cũng ghi chứng thực đã đăng ký vào sổ địa chính trên giấy khai báo chuyển dịch, ký tên và đóng dấu. Việc đăng ký vào sổ địa chính phải sang tên cho chủ mới và gạch tên cũ.
Trong vòng hai tháng phái viên của Sở địa chính phải về kiểm tra duyệt sổ, ký tên vào sổ, thu chứng thư, tờ trích sao sổ khai báo của làng, tất cả đều nộp về Sở địa chính. Phòng địa chính có trách nhiệm sửa chửa đăng ký vào tài liệu địa chính của tỉnh. Công việc làm giống như của chưởng bạ các làng.
1.3.4.2. Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trong trường hợp có biến động ở giai đoạn hiện nay
* Người có nhu cầu đăng ký biến động đất đai
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, xin chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc các bên xin chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế QSDĐ,… đều phải đến trụ sở UBND xã, phường, thị trấn (nơi có đất) để nộp hồ sơ đăng ký đất đai. Hồ sơ gồm:
- Bản sao Quyết định giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng, hình thể thửa đất, hợp đồng chuyển đổi hoặc chuyển nhượng QSDĐ.
+ Trường hợp thừa kế QSDĐ phải có tờ khai thừa kế kèm theo bản di chúc của người để thừa kế hoặc Quyết định của tòa án về việc phân chia thừa kế.
+ Trường hợp mất đất do thiên tai phải có đơn đề nghị của chủ sử dụng đất kèm theo biên bản xác nhận hiện trường của UBND xã.
- GCNQSDĐ đã cấp cho thửa đất có biến động.
- Trích lục bản đồ có chỉnh lý thửa đất có biến động.
- Chứng từ thu tiền các loại liên quan đến nghĩa vụ của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất như hóa đơn thu tiền SDĐ, thu tiền đền bù hoặc tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ…
Người đến nộp hồ sơ phải xuất trình giấy tờ liên quan đến tên chủ sử dụng đất như sổ hộ khẩu (đối với hộ gia đình), chứng minh nhân dân (đối với cá nhân), Quyết định thành lập và giấy giới thiệu về việc cử đại diện (đối với dơn vị, tổ chức) để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ đăng ký.
Trường hợp được thay đổi thời hạn sử dụng theo chính sách Nhà nước thì người sử dụng đất không phải lập hồ sơ xin đăng ký biến động. Sở TNMT sẽ tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc chỉnh lý biến động trên sổ địa chính và chứng nhận biến động trên giấy chứng nhận đã cấp.
* UBND xã, phường, thị trấn thực hiện thẩm tra hồ sơ đăng ký biến động
- Nội dung thẩm tra gồm có:
+ Kiểm tra các thông tin có liên quan đến sự biến động trên GCNQSDĐ .
+ Kiểm tra các điều kiện liên quan đến từng trường hợp biến động.
+ Kiểm tra mức độ đầy đủ và nội dung hình thức trình bày hồ sơ.
- Cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện việc thẩm tra hồ sơ đăng ký biến động. Trường hợp cần kiểm tra thực địa phải có thêm đại diện UBND xã, cán bộ thôn (xóm, ấp, bản) có biên bản xác minh cụ thể.
- Trường hợp phát hiện thấy việc biến động trái pháp luật, UBND xã phải thực hiện xử lý vi phạm theo pháp luật. Diện tích bị vi phạm phải kiên quyết xử lý buộc trả lại hiện trạng trước khi biến động.
- Kết thúc thẩm tra, UBND xã lập tờ trình về việc thẩm tra hồ sơ đăng ký biến động lên cơ quan có thẩm quyền.
Riêng đối với văn bản thừa kế và các hợp đồng chuyển đổi đất nông thôn, hợp đồng thuê đất nông nghiệp, UBND xã thực hiện xác nhận vào tờ khai hoặc hợp đồng lưu 01 bộ, phần còn lại gởi trả lại cho các bên ký hợp đồng giữ và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có), hồ sơ còn lại gởi về phòng TNMT cùng với giấy chứng nhận để chúng nhận biến động.
- Thời gian hoàn thành thẩm tra kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đến ngày gởi lại hồ sơ lên cấp trên không quá 5 ngày làm việc.
* Xét duyệt cấp GCNQSDĐ của cơ quan có thẩm quyền
- Sở TNMT, phòng TNMT cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đăng ký biến động cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cùng cấp.
Kết thúc thẩm tra, cơ quan quản lý đất đai các cấp trình hồ sơ cho UBND cùng cấp quyết định cho hay không cho phép biến động (đối với trường hợp chuyển mục đích, thay đổi thời hạn và hình thể sử dụng) hoặc nhận các hợp đồng thuộc thẩm quyền của cấp mình.
- Căn cứ vào kết quả xét duyệt của UBND cùng cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý đất đai cùng cấp chịu trách nhiệm thông báo cho người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có), in giấy chứng nhận để trình UBND cùng cấp ký hoặc chứng nhận biến động vào giấy đã cấp theo thẩm quyền phân cấp sau khi nhận được thông báo người sử dụng đất sẽ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có).
* Tổ chức chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu tại xã, thị trấn và giao GCNQSDĐ
- Chỉnh lý hồ sơ địa chính tại xã.
+ Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu ở các cấp chỉ được thực hiện sau khi GCNQSDĐ đã được cấp mới.
+ Các tài liệu cần chỉnh lý biến động gồm: Bản đồ địa chính hoặc bản đồ giải thửa, hồ sơ kỹ thuật thửa đất… sổ bộ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ. Nội dung hình thức chỉnh lý phải theo đúng quy định đối với từng loại tài liệu.
+ Cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm chỉnh lý các bản đồ và sổ sách lưu tại xã và lập sổ theo dõi biến động đất đai dựa trên cơ sở GCNQSDĐ và trích đo bản vẽ có chỉnh lý biến động do phòng TNMT huyện chuyển về trước khi giao cho chủ sử dụng đất.
- Giao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
+ Việc giao GCNQSDĐ do cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện tại trụ sở UBND.
+ Người đến nhận giấy chứng nhận nộp lệ phí địa chính (nếu có) và ký tên vào sổ theo dõi (quyển lưu) để kết thúc thủ tục đăng ký. Bản chính hoặc bản sao các quyết định trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và các loại giấy tờ có liên quan để chuyển về cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để lưu trữ.
1.4. Cơ sở pháp lý
Tình hình biến động đất đai hiện nay tương đối lớn cho nên để hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin ngoài thực địa. Do vậy từ các cấp quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến điạ phương đã ban hành các văn bản sau:
- Hướng dẫn 7575/HD-QLĐĐ ngày 04/07/2000 của Sở TNMT về việc đăng ký cập nhật các biến động nhà, đất vào bản đồ và sổ bộ. Hướng dẫn này khắc phục những tồn động trước đây.
- Thông tư 1990/2001/NĐ-TCĐC ngày 30/11/ 2001 của TCĐC về việc hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ .
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai Luật Đất đai.
- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
- Huyện Bình Tân nằm ven sông Hậu và thuộc phía Tây của tỉnh Vĩnh Long, trung tâm huyện cách thành Phố Vĩnh Long 32 km theo đường chim bay, tiếp giáp thành Phố Cần Thơ qua sông Hậu.
- Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ, huyện Bình Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ.
- Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Đông giáp huyện Bình Minh và huyện Tam Bình.
+ Với tọa độ địa lý là:
- Từ 10003’28” đến 10012’18” vĩ độ Bắc.
- Từ 105040’51” đến 105051’53” kinh độ Đông.
Có vị trí địa lý tiếp giáp sông Hậu, hệ thống sông rạch thuận lợi và có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 54, Đường tỉnh 908, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện và công nghiệp ven sông Hậu.
2.1.2. Thổ nhưỡng
Huyện Bình Tân có diện tích tự nhiên là 15.807,28 ha, chiếm 10,69% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Bình Tân được chia thành các nhóm chính sau:
Nhóm 1 : Nhóm đất phù sa được chia ra 3 nhóm phụ :
- Đất phù sa chưa phát triển : phân bố ở các xã Thành Lợi, Tân Quới, Tân Lược, Tân Bình, Tân An Thạnh và Thành Đông.
- Đất phù sa bắt đầu phát triển : phân bố ở các xã Tân Hưng và một ít ở xã Thành Đông.
- Đất phù sa phát triển sâu : phân bố ở các xã Thành Lợi, Thành Đông, Tân Bình.
Nhóm 2 : Nhóm đất phèn tiềm tàng được chia ra 4 nhóm phụ :
- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 50 – 80 cm, phân bố ở các xã Thành Đông, Tân Thành, Thành Trung, Nguyễn Văn Thảnh và một ít ở Mỹ Thuận.
- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 80 – 120 cm, phân bố ở các xã Mỹ Thuận, Thành Trung, Tân Thành, Tân Lược.
- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 120 – 150 cm, phân bố ở các xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Đông, Thành Lợi, Nguyễn Văn Thảnh.
- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn trên 150 cm, phân bố rãi rác ở các xã Tân An Thạnh, Tân Hưng, Nguyễn Văn Thảnh.
Nhóm 3 : Nhóm đất phèn phát triển được chia ra 2 nhóm phụ :
- Đất phèn phát triển có tầng sinh phèn từ 50 – 80 cm, phân bố tập trung ở các xã Nguyễn Văn Thảnh, Mỹ Thuận và một ít ở Tân Hưng.
- Đất phèn phát triển có tầng sinh phèn từ 80 – 120 cm, phân bố ở các xã Tân Hưng, Tân Thành và Thành Trung.
2.1.3. Địa hình
Nhìn chung địa hình của huyện khá bằng phẳng, cùng với sự chi phối của thủy triều cường trên sông là yếu tố thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nôn