Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng vấn đề nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 2007 cũng có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Việt Nam cũng đưa ra những giải pháp để thích ứng với nền kinh tế thế giới. Và vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tình hình xuất nhập khẩu.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Riêng vấn đề nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 2007 cũng có thể hé mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập WTO. Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm. Việt Nam cũng đưa ra những giải pháp để thích ứng với nền kinh tế thế giới. Và vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tình hình xuất nhập khẩu.
Chương 1: Thương mại và thương mại quốc tế ở Việt Nam
1.1 Tình hình thương mại quốc tế hiện nay
Tình hình thương mại quốc tế hiện nay có nhiều khác biệt lớn theo hướng tích cực so với 2 thập kỷ trước nhưng phải chịu sức ép của cạnh tranh.
Hệ thống thương mại quốc tế đã từng trải qua một giai đoạn thay đổi to lớn cùng với phát minh ra các công nghệ mới đang làm cho việc lập những chiến lược hoạt động Marketing và Chiến lược cung cấp theo chuỗi cũng thay đổi theo.
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ với một số nhước như: ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... và các tổ chức quốc tế lớn như WTO, OECD, UNDP, UNCTAD, Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoà Kỳ (BTA),…
1.2 Những ảnh hướng của hoạt động thương mại quốc tế tới Việt Nam
Trong tiến trình toàn cầu hóa, chắc chắn là cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn
Tác động lớn thứ hai đối với hoạt động thương mại quốc tế là xu hướng tự do hoá thương mại ở cả hai bình diện quốc tế và khu vực nghĩa là xu hướng chủ động trong tự do hoá thương mại của khu vực và quốc tế sẽ mang đến cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội hơn trong hoạt động xuất khẩu nhưng rất nhiều các DN nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam
Mở ra xu hướng phát triển chung, có thể sự dụng để mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường.
Chương 2: Đánh Giá Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của VN Khi Gia Nhập WTO
2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của việt nam trước Khi Gia Nhập WTO
2.1.1 Tình hình chung
Xuất khẩu của Việt Nam thời gian từ năm 2001 - 2006 đã đạt được những thành tích rất ấn tượng và được xác định là một thế mạnh của Việt Nam trên con đường hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khá chậm vào những năm 2001 - 2002, đã vươn lên đạt mức trên 20%/năm từ 2003 tới nay. Kết quả là kim ngạch XKHH đã tăng gấp 2,64 lần trong thời gian 5 năm, từ 15 tỉ USD năm 2001 lên 39,6 tỉ USD năm 2006.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá hàng năm thời kỳ 2000-2006 là 19,3%, được xếp vào mức cao nhất khu vực, chỉ sau Trung Quốc.
Nhìn chung, nền kinh tế quốc dân đã được định vị theo hướng xuất khẩu và độ mở cửa là tương đối rộng.
KNXK tăng
(triệu USD)
Năm 2004
6,327.0
Năm 2005
5,730
Năm 2006
7,163.3
Kim ngạch xuất khẩu ba năm gần đây (%) (Nguồn: Bộ Thương mại)
2.1.2 Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu
Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Kết quả này có được là nhờ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2001.
Thị trường xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trưởng xuất khẩu theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu, nếu năm 2000 mới có 7 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 500 triệu USD (Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ), thì đến năm 2004 đã cao gấp đôi, lên 13 (thêm Anh, Hàn Quốc, Malaixia, Hà Lan, Pháp, Bỉ).
Mỹ hiện là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là kết quả của việc ký Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần qua xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gặp khó khăn sau các vụ kiện cá basa, tôm, hạn ngạch dệt may, tiền đặt cọc xuất khẩu thuỷ sản (5 tháng đầu năm 2005 chỉ tăng 13,2%, tỷ trọng chỉ còn chiếm 16,8%) và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ so với tổng kim ngạch nhập khẩu lên đến 1526 tỷ USD của Mỹ còn rất nhỏ (chiếm chưa đến 3,3%)
Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Năm 2004 đạt 3.502,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2000. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu vào Nhật Bản tăng tới 37,5%, cao gấp hơn hai lần tốc độ chung và tỷ trọng đã tăng lên đạt 14%.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Năm 2004 đã đạt 3725,5 triệu USD, tăng 78% so với năm 2000, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đông nhất thế giới và sau kết quả đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gia tăng nhanh
Ôxtrâylia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới đạt 55,4 triệu USD thì năm 2000 đã đạt 1.272,5 triệu USD và năm 2004 đạt 1.821,7 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang Ôxtrâylia chiếm 6,9%. Năm tháng 2005, xuất khẩu sang thị trường này tăng tới 73,7
Xingapo là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam đồng thời cũng là thị trường khá sớm. Năm 1995 đạt 689,8 triệu USD, năm 2000 đạt 885,9 triệu USD, năm 2004 đạt 1.370 triệu USD.
Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Năm 1995 đạt 218 triệu USD, năm 2000 đạt 730,3 triệu USD, năm 2004 đạt 1.066,2 triệu USD
Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam. Năm 1995 mới đạt 74,6 triệu USD, năm 2000 đạt 479,1 triệu USD, năm 2004 đạt 1.011,4 triệu USD
Ngoài 7 đại gia đạt trên 1 tỷ USD như trên, còn có 6 nước và vùng lãnh thổ khác đạt trên 500 triệu USD là Đài Loan 905,9 triệu USD, Hàn Quốc 603,5 triệu USD, Malaixia 601,1 triệu USD, Hà Lan 581,8 triệu USD, Pháp 557 triệu USD, Bỉ 512,8 triệu USD. Triển vọng có thêm Philippin, Indonexia, Thái Lan...
Về nhập khẩu, có các thị trường chủ yếu sau đây:
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới có 329,7 triệu USD thì năm 2000 đã là 1401,1 triệu USD, năm 2004 lên đến 4456,5 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn, năm 2004 lên đến 1721 triệu USD, đứng thứ 4 trong các nước.
Đài Loan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhập khẩu năm 2000 là 1879,9 triệu USD, năm 2004 là 3698 triệu USD. Đồng thời, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu ngày một lớn với Đài Loan: năm 2000 là 1123,3 triệu USD, đến năm 2004 là 2792,1 triệu USD, lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ.
Singapore là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2000 là 2694,3 triệu USD, năm 2004 là 3618,5 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu đối với Xingapo và nhập siêu từ đây hiện lớn thứ 3 sau Đài Loan và Hàn Quốc: năm 2000 là 1808,4 triệu USD, năm 2004 là 2248,5 triệu USD.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam: năm 2000 là 2300,9 triệu USD, năm 2004 là 3552,6 triệu USD. Việt Nam đã chuyển từ vị thế xuất siêu (trước 2002) sang nhập siêu (từ 2002) tuy mức nhập siêu còn nhỏ.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam: năm 2000 là 1753,6 triệu USD, năm 2004 là 3328,4 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc, Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu; mức nhập siêu hiện lớn thứ 2 sau Đài Loan: năm 2000 là 1401 triệu USD, năm 2004 là 1810,9 triệu USD.
Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam với kim ngạch năm 2004 lên đến 1858 triệu USD và nhập siêu từ đây cũng đã lên đến 1367,1 triệu USD, lớn thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ.
Malasia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7, hiện đã vượt mức 1,2 tỷ USD. Nhập siêu từ đây cũng lớn thứ 7, lên tới 613,6 triệu USD.
Mỹ là thị trường nhập khẩu đứng thứ 8 với kim ngạch 1127,4 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam luôn luôn ở vị thế xuất siêu, với mức xuất siêu lớn và liên tục tăng lên (năm 2000 là 369,4 triệu USD, năm 2004 là 3364,9 triệu USD).
Hồng Kông là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam, hiện đã đạt 1074,7 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán với Hồng Kông, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu, hiện đã ở mức 695 triệu USD, lớn thứ 6 trong các nước và vùng lãnh thổ.
Ngoài 9 “đại gia” như trên, còn có một số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu vượt 500 triệu USD như Đức, Liên bang Nga, Inđônêxia, Thụy Sỹ, Pháp. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.
2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%)
Khu vực thị trường
2000
2002
2003
2004
2005
2006
Châu Á
60,5
52,0
49,0
54,8
58,5
52,6
Châu Âu
23,0
23,0
22,0
20,4
18,1
19,3
Châu Mỹ
6,7
16,0
20,2
21,3
21,3
23,2
Châu Phi, Tây Nam Á
1,0
1,0
0,8
1,6
2,1
4,8
Châu Đại Dương
8,8
8,0
8,0
6,7
-
-
Tổng
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại
Tình hình xuất khẩu xét theo các nhóm hàng : Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã 20,5% năm 2006. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tương đối ổn định: 39,0% năm 2006. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản : 23,4% năm 2006.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006 (%)
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Nông, Lâm, Thuỷ sản
24,3
23,9
22,1
20,5
21,1
20,5
Nhiên liệu, khoáng sản
21,6
20,5
19,9
22,7
24,7
23,4
CN và TCMN
33,9
40,0
40,5
40,4
38,4
39,0
Hàng hoá khác
20,2
15,6
17,5
16,4
15,6
17,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006
Để thấy rõ hơn sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, có thể quan trắc cơ cấu của hàng xuất khẩu chế biến. Theo cách phân tích này hàng xuất khẩu chế biến được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu :
Dầu thô và than đá là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt được mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2004, 2005 do được giá và tăng lượng xuất khẩu. Năm 2005, ngành than khai thác được khoảng 25 triệu tấn than (trong đó xuất khẩu trên 15 triệu tấn), vượt cả chỉ tiêu quy hoạch cho năm 2010 mà Chính phủ đã đề ra. Than đá: mục tiêu xuất khẩu than đá đặt ra trong Chiến lược phát triển xuất khẩu là 4 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2001-2010 với kim ngạch khoảng 120-150 triệu USD/năm. Dầu thô: Chiến lược đặt mục tiêu khai thác hàng năm là 14-16 triệu tấn, trong đó một phần dùng cho sản xuất trong nước. Việc giảm xuất khẩu dầu thô sẽ đi đôi với giảm nhập khẩu sản phẩm xăng dầu từ nước ngoài. Năm 2005, ngành than khai thác được khoảng 25 triệu tấn than (trong đó xuất khẩu trên 15 triệu tấn), vượt cả chỉ tiêu quy hoạch cho năm 2010 mà Chính phủ đã đề ra. Dầu thô cũng khai thác được 20,2 triệu tấn, xuất khẩu tới 19,5 triệu tấn trong năm 2004. Tuy nhiên, sang năm 2005 nhờ chủ trương của Chính phủ nên lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu đã giảm. Như vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm nguyên nhiên liệu năm 2006 và bình quân 6 năm vẫn chiếm gần 23% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn chưa hoàn thành trong giai đoạn 2001–2005, ngoài ra nhu cầu và giá thế giới tăng mạnh ngoài dự báo khiến hai mặt hàng than đá và dầu khí đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu.
Nhóm hàng nông lâm, thủy sản :
Nhóm hàng nông -lâm - thủy sản gồm thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, caosu, hạt tiêu thì thủy sản luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, kế đến là gạo, cao su, cà phê, rau quả và hạt tiêu. Tuy nhiên sự sắp xếp này cũng có năm phải chuyển hoán ngôi vị; chẳng hạn năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm này là 3649 triệu USD trong đó gồm: thủy sản 1.778 triệu USD, gạo 625 triệu USD, cà phê 391 triệu USD, rau quả 330 triệu USD, caosu 166 triệu USD và hạt tiêu 91 triệu USD thì năm 2006 :thủy sản 2739 triệu USD, gạo 1407 triệu USD, cà phê 735 triệu USD, rau quả 235 triệu USD, caosu 804 triệu USD và hạt tiêu 150 triệu USD trong tổng số 6852 triệu USD giá trị xuất khẩu của cả nhóm. Số giá trị kim ngạch xuất khẩu còn lại là các mặt hàng nhân điều, chè các loại và đậu phộng nhân.
Hầu hết các mặt hàng đều đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao. Đặc biệt, một số mặt hàng có tốc độ tăng rất cao: mặt hàng gạo sau 5 năm sụt giảm đã tăng 49% và chỉ sau 8 tháng đã đạt hơn 1 tỷ USD; rau quả tăng 36,1%, cao su tăng 25,2%. Trong giai đoạn 2001 - 2006 dù xuất khẩu liên tục tăng trưởng vượt kế hoạch nhưng nhìn chung vẫn còn những điểm yếu vốn đã tồn tại nhiều năm vẫn chưa được khắc phục.
Tỷ trọng xuất khẩu hàng nông-lâm-thuỷ sản còn lớn; hàng chế biến chủ yếu vẫn là hàng gia công. Chính vì vậy, giá trị gia tăng thực thu về thấp. Bên cạnh đó, do tỷ trọng xuất khẩu hàng nông - lâm - thuỷ sản lớn nên tăng trưởng xuất khẩu của nước ta không ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động giá cả trên thị trường thế giới, mà hầu hết là biến động bất lợi. Trong nhóm hàng nông lâm thủy sản, xuất khẩu thủy sản và gạo vẫn là 2 mặt hàng chủ lực nắm giữ kim ngạch xuất khẩu hàng đầu.
Xuất khẩu thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các năm gần đây: 2000 là 1,47 tỷ USD; 2001 là 1,8 tỷ USD; 2002 là 2 tỷ; 2003 là 2,2 tỷ; 2004 là 2,4 tỷ; 2005 là 2,7 tỷ và 2006 là 3,36 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt hơn 3,36 tỷ USD, vượt hơn 400 triệu USD so kế hoạch năm; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt hơn 3,7 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm hơn 1,7 triệu tấn. Trong năm nay, thuỷ sản đứng thứ 4 trong số 9 mặt hàng có mặt ở câu lạc bộ 1 tỷ USD của Việt Nam. Bộ Thuỷ sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2007.
Xuất khẩu gạo
Lượng gạo xuất khẩu năm 2001 là 3,7 triệu tấn, năm 2002 là 3,2 triệu tấn, năm 2003 là 3,8 triệu tấn, năm 2004 là 4,1 triệu tấn. Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,34 tỉ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn. Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3 chỉ tiêu số lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới. So với năm 2004, lượng gạo xuất khẩu tăng gần 1,2 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD (45%) và giá cả tăng 48 USD/tấn (15%). Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên tục xuất khẩu gạo, là năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 2 đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD; và giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (vượt qua Ấn Độ). Năm 2005, gạo Việt Nam đã xâm nhập được vào các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Ở thị trường Nhật Bản, năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 90.000 tấn gạo thơm, tăng 60% so với năm trước và giá cũng cao hơn. Những tháng đầu năm 2007, lần thứ hai thắng thầu xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản với số lượng 28.000 tấn. Có được kết quả đó là do chất lượng gạo Việt Nam đã đạt 579 tiêu chuẩn khắt khe thay cho 250 tiêu chuẩn trước đây. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2005 đạt 275 USD/tấn so với 232 USD/tấn năm 2004 và 188,2 USD/tấn năm 2003.
Nét đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo Việt Nam thời kỳ 2001-2006 là, tính ổn định cao trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, và năm sau cao hơn trước. Lượng gạo xuất khẩu bình quân trong thời kỳ này là 3.706 nghìn tấn/năm, so với 1.734 nghìn tấn/năm thời kỳ 1991-1995 và 3.663 nghìn tấn thời kỳ 1996-2000. Năm 2006 so với năm 1989, lượng gạo xuất khẩu gấp 3,57 lần, giá gạo tăng 63 USD/tấn (267-204 USD) và kim ngạch tăng gấp 7 lần (1.340/189 triệu USD). Kết quả đó đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Khác với các nước trong khu vực, sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa nói riêng ở Việt Nam phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh. Kết quả sản xuất và xuất khẩu gạo còn có tác dụng tăng thu nhập của nông dân trồng lúa hàng hóa do giá gạo trong nước tăng cao.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến :
Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 – 2005
Hàm lượng xuất khẩu
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng trưởng (%)
1985
2000
2005
1985 - 1990
1990 - 1995
1995 - 2000
2000-2005
1. Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên
74
17,6
17,8
21
23
5
4,8
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình
21,7
77
76,0
34,3
102
20
18
3. Công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn
3,9
5,4
6,2
40
62,2
2,4
3,7
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 5 năm 2001-2006 đạt 17,1%/năm. Trong số 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD thì có 5 mặt hàng công nghiệp. Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 75,8%, trong đó công nghiệp chế biến đạt trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhìn chung, nhóm hàng công nghiệp chế biến đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như: mặt hàng dệt may đạt 6,2 tỷ USD, tăng 28%; mặt hàng giày dép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005. Năm 2006, EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển dịch thị trường xuất khẩu vào Mỹ, do đó kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; sản phẩm gỗ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 25%; Hàng điện tử, vi tính và linh kiện đạt 1,65 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì sự chậm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần tỷ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và cải thiện cán cân thanh toán.
Nếu phân tích cơ cấu xuất khẩu của nước ta có tính đến cả mức độ giá trị tăng thêm, có thể thấy, tỷ trọng các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng rất thấp, chỉ chiếm gần 30% (năm 2006).
Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có sự chuyển biến song tốc độ còn chậm. Tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến (công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) còn quá khiêm tốn, trong khi hàng sơ chế và khoáng sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhìn chung, chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, xét về dài hạn, tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng cao như hiện nay.
2.2 Tình hình xuất nhập khẩu của việt nam sau khi gia nhập WTO
Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phá