Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây có nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, khu vực trên thế giới. Đó là tín hiệu đáng mừng cho một nền kinh tế phát triển của Việt Nam.
Những thị trường có mối quan hệ ngoại thương lớn của Việt Nam hiện nay là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN. trong đó, Mỹ được xem là thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, có vai trò chiến lược trong hoạt động ngoại thương cả nước.
109 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 7T/2010 5
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ 14
2.1. Điều kiện tự nhiên 14
2.2. Dân số 14
2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 15
2.4. Hệ thống chính trị 15
2.5. Cơ thế hoạch định và thực thi chính sách thương mại của Mỹ 16
2.6. Một số cơ quan, bộ phận phụ trách thương mại của Mỹ 16
2.7. Tập quán và văn háo kinh doanh tại Mỹ 18
2.8. Một số tính cách đặc trưng của người Mỹ 19
2.9. Luật lệ thương mại Hoa Kỳ cần biết 20
2.10. Quy định về nhập khẩu 20
2.11. Xúc tiến thương mại 24
2.12. Một số hội chợ lớn và có uy tín ở Hoa Kỳ 24
CHƯƠNG 3 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 2006-7T/2010 28
3.1. Tổng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 28
3.1.1. Quan hệ ngoại giao 28
3.1.2. Quan hệ an ninh – quân sự 29
3.1.3. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa – giáo dục – đào tạo, y tế và lao động 30
3.1.4. Hợp tác về các vấn đề nhân tạo do chiến tranh để lại 31
3.1.5. Quan hệ kinh tế thương mại 31
3.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006 – 7t/2010 35
3.2.1. Hàng dệt may 35
3.2.1.1. Khái quát về thị trường Mỹ 35
3.2.1.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 36
3.2.1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt nam tại thị trường Mỹ 38
3.2.1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ 38
3.2.1.3.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may 40
3.2.1.3.3. Khả năng cạnh tranh cảu hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ 40
3.2.1.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 42
3.2.1.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Mỹ 44
3.2.2. Mặt hàng giày dép 45
3.2.2.1. Khái quát về thị trường Mỹ 45
3.2.2.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu giày dép của Mỹ 46
3.2.2.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam tại thị trường Mỹ 46
3.2.2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ 46
3.2.2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu giày dép 48
3.2.2.3.3. Khả năng cạnh tranh của hàng giày dép Việt Nam tại thị trường Mỹ 48
3.2.2.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu của mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ 50
3.2.2.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ 52
3.2.3. Mặt hàng thủy sản 54
3.2.3.1. Khái quát về thị trường Mỹ 54
3.2.3.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ 55
3.2.3.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ 56
3.2.3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 56
3.2.3.3.2. Cơ cấu hàng thủy sản 57
3.2.3.3.3. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ 58
3.2.3.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Mỹ 60
3.2.3.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Mỹ 62
3.2.4. Gỗ và sản phẩm gỗ 64
3.2.4.1. Khái quát về thị trường Mỹ 64
3.2.4.2. Các quy định liên quan đến nhập khẩu gỗ vàn sản phẩm gỗ của Mỹ 66
3.2.4.3. Thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường Mỹ 67
3.2.4.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm gỗ cảu Việt Nam sang Mỹ 67
3.2.4.3.2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ 69
3.2.4.3.3. Khả năng cạnh tranh cảu mặt gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường Mỹ 70
3.2.4.3.4. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ 71
3.2.4.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ 73
3.2.5. Một số mặt hàng xuất khẩu tiềm năng sang thị trường Mỹ 75
3.2.5.1. Cà phê 75
3.2.5.2. Hạt điều 77
3.2.5.3. Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù 81
3.3. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ từ 2006 – 7t/2010 83
3.3.1. Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ 83
3.3.2. Ô tô nguyên chiếc 86
3.3.2.1. Tình hình chung 86
3.3.2.2. Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết 89
3.3.3. Thức ăn gia súc và nguyên liệu 90
3.3.3.1. Tình hình chung 90
3.3.3.2. Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết 92
3.3.4. Chất dẻo nguyên liệu 94
3.3.4.1. Tình hình chung 94
3.3.4.2. Những tồn tại và gợi ý hướng giải quyết 96
3.3.5. Những mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu lớn 97
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 100
4.1. ĐỊnh hướng xuất nhập khẩu sang thị trường Mỹ 100
4.2. Giải pháp chung cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ 101
KẾT LUẬN 103
PHỤ LỤC 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
MỞ ĐẦU
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây có nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, khu vực trên thế giới. Đó là tín hiệu đáng mừng cho một nền kinh tế phát triển của Việt Nam.
Những thị trường có mối quan hệ ngoại thương lớn của Việt Nam hiện nay là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN.. trong đó, Mỹ được xem là thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, có vai trò chiến lược trong hoạt động ngoại thương cả nước.
Nhằm đánh giá và tìm hiểu những hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn 2006 đến 6 tháng đầu năm 2010, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “ Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu”
CHÖÔNG 1
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 7T/2010
Tính đết nay thì trên thế giới có khoảng 255 nước và khu vực lãnh thổ, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 230 nước ở cả 5 châu lục. Từ năm 2006, hàng hóa Việt Nam đã xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước. Trong đó, Việt Nam thực hiện xuất siêu với trên 70 nước.
Nguồn: Theo báo cáo thông kê của Bộ Công thương, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2009 và kế hoạch 2010 của ngành công thương
EU:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường EU
Năm
Trị giá xuất khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Trị giá nhập khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Nhập siêu
(ngàn USD)
2006
7.093.970
27,2
3.129.152
21,2
3.964.818
2007
9.096.358
28,2
5.142.400
64,3
3.953.958
2008
10.853.004
19,3
5.445.162
5,9
5.407.842
2009
9.378.294
-13,6
6.417.515
17,9
2.960.779
6T/2010
4.952.844
2.960.141
1.992.703
Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương
EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kể từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên của EU đã tăng nhanh, trung bình khoảng 15-20%/năm. Năm 2002, kim ngạch hai chiều tăng gấp 20 lần so với năm 1990. Kim ngạch thương mại Việt Nam - EU năm 2003 đạt 6,8 tỷ USD (theo số liệu thống kê của phía EU), đứng thứ hai sau Mỹ, trong đó ta tiếp tục xuất siêu (khoảng 1 tỉ USD). Xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh (hơn 15%), nhất là với Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan.
Năm 2007 kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và các nước Châu Âu đạt 16,74 tỷ USD, tăng 30,31% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 9,96 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 28,23%; nhập khẩu đạt 6,77 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 33,48%. Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn là EU, chiếm 91,3% tổng trị giá xuất khẩu và 75,83% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và cả Châu Âu. Năm 2008 thương mại hai chiều Việt Nam – EU đạt gần 16 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 11 tỷ USD; nhập khẩu hơn 5 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ EU đã đạt tới 3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 3 tỷ USD.
HOA KỲ:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ
Năm
Trị giá xuất khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Trị giá nhập khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Nhập siêu
(ngàn USD)
2006
7.845.120
32,4
987.043
14,4
6.858.077
2007
10.104.538
28,9
1.700.464
72,3
8.404.074
2008
11.868.509
17,5
2.635.288
55,0
9.233.221
2009
11.355.757
-4,3
3.009.392
14,2
8.346.365
6T/2010
6.299.691
1.719.192
6.120.499
Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương
Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997.
Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định về hoạt động của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) tại Việt Nam (ngày 26/3/1998), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), … Đến nay, quan hệ buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Hoa Kỳ liên tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
Tuy nhiên năm 2008, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngoài một số thuận lợi như một số mặt hàng trong một số tháng đầu năm được lợi về giá, về thị trường, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do cạnh tranh thị trường, về chính sách giám sát hàng dệt may của Mỹ, các quy định của Luật nông nghiệp Mỹ, đặc biệt việc khủng hoảng tài chính, tiền tệ của Mỹ và một số nền kinh tế lớn làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ có xu hướng tăng không cao như năm 2007, xuất khẩu đạt gần 12 tỷ USD (chỉ đạt 17,5% thấp hơn so với 28,8% năm 2007). Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cũng đạt khá cao ở mức 23,7%, và Mỹ tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng cao là: hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, hải sản, máy vi tính và linh kiện, hạt điều, …
Bên cạnh Mỹ cũng là thị trường cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng, trong đó có máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; hóa chất, dược phẩm, nguyên vật liệu ngành dệt may, da giày; sản phẩm từ dầu thô, sữa và sản phẩm sữa, …
NHẬT BẢN:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Năm
Trị giá xuất khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Trị giá nhập khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Nhập siêu
(ngàn USD)
2006
5.240.087
18,0
4.702.120
15,4
537.967
2007
6.089.978
16,2
6.188.907
31,6
-98.929
2008
8.537.938
40,2
8.240.662
33,1
297.276
2009
6.291.810
-26,3
7.468.092
-9,4
-1.176.282
6T/2010
3.481.717
4.084.867
-603.150
Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Về mậu dịch Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng, năm 2007 đạt trên 6 tỷ USD (tăng 16,2% so với năm 2006), trong đó: nông thủy sản, thực phẩm là 51 tỷ USD (chiếm 8,3% tổng kim ngạch nhập khẩu), hải sản là 14,6 tỷ USD (chiếm 2,4%), may mặc là 30 tỷ USD (chiếm 4,9%)…; nhập siêu khoảng 100 triệu USD (chủ yếu là do nhập khẩu máy móc thiết bị gia tăng do có sự gia tăng trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam). Bước sang năm 2008, với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, kim ngạch thương mại hai chiều đã có tín hiệu tăng trưởng tốt, tuy nhiên chúng ta đang có xu hướng tăng nhập siêu từ thị trường Nhật Bản với tốc độ tăng giá trị nhập khẩu vượt rất nhanh so với giá trị tăng xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản là: Dầu thô, hải sản, gạo, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, dây cáp điện,… Hiện tôm và mực là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Bên cạnh tôm và mực, thì mặt hàng gỗ cũng rất tiềm năng. Hiện mặt hàng này đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, chiếm 8,3% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa.
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước như: Máy móc thiết bị phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính & linh kiện, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu thuốc lá, sắt thép các loại,...
ASEAN:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường ASEAN
Năm
Trị giá xuất khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Trị giá nhập khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Nhập siêu
(ngàn USD)
2006
6.632.635
15,5
12.546.581
34,5
-5.913.946
2007
8.110.296
22,3
15.908.155
26,8
-7.797.859
2008
10.194.815
25,7
19.570.866
23,0
-9.376.051
2009
8.591.867
-15,7
13.813.070
-29,4
-5.221.203
6T/2010
5.242.365
7.583.482
-2.341.117
Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương
Trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển. Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên ASEAN tính chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9%/năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009. Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường khác thì ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc. Năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD, giảm gần 25% so với một năm trước đó. Năm 2010, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, quan hệ kinh tế 2 chiều Việt Nam – ASEAN đã có những tín hiệu lạc quan, nhưng nhìn lại chặng đường đã qua cho thấy quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với ASEAN chưa xứng tầm với tiềm năng của khu vực này, trong khi tìm kiếm các thị trường mới dường như Việt Nam chưa khai thác hết thị trường còn tiềm năng rất lớn với hơn 500 triệu dân ASEAN; các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này để trong một vài năm tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vừa tăng thị phần vừa giảm nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với các quốc gia thành viên ASEAN.
TRUNG QUỐC:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
Năm
Trị giá xuất khẩu (ngàn USD)
Trị giá nhập khẩu (ngàn USD)
Nhập siêu
2007
3.356.676
12.502.004
-9.145.328
2008
4.535.670
15.652.126
-11.116.456
2009
4.909.025
16.440.952
-11.531.927
6T/2010
2.864.154
9.099.075
-6.234.921
Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương
Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam từ ngày 18 tháng 01 năm 1950. Trong vài năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Quan hệ thương mại chính ngạch cũng như quan hệ thương mại biên mậu diễn ra ngày càng sôi động. Việt nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm sâu sắc của các doanh nghiệp Trung Quốc. Sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng là một trong những yếu tố để các doanh nghiệp Trung Quốc đến kinh doanh tại Việt nam. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Những tháng đầu năm 2010, Trung Quốc vẫn nằm trong top 10 nước nhập khẩu của Việt Nam với kim ngạch đạt giá trị lớn nhất, và là thị trường dẫn đầu về hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm 2009 đạt 20 tỷ USD, 7 tháng đầu năm 2010 đã đạt 13 tỷ USD và triển vọng cả năm có thể đạt tới 25 tỷ USD.
Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Một bất lợi cho Việt Nam hiện nay là tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc cao gây mất cân đối ngoại tệ nhập khẩu, chưa kể hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn yếu trong cạnh tranh nên thường gặp khó khăn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc với vị trí địa lý thuận tiện có thể bổ sung cho nhau những cơ hội phát triển. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tiếp tục chủ động tìm kiếm những mặt hàng có thế mạnh để gia tăng xuất khẩu trên thị trường này, từng bước giảm dần nhập siêu trong thời gian tới.
Bên cạnh việc tập trung khai thác tối đa các thị trường trọng điểm, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ 2008 tới nay chúng ta tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, điển hình là các thị trường tại khu vực Châu Phi-Tây Nam Á, Châu Á, và Châu Đại Dương.
Trong tương lai gần, chúng ta nên mở rộng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên như Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Cộng hòa Séc, các nước Trung Đông, Trung Quốc đối với thủy sản; thị trường châu Phi đối với mặt hàng gạo.
CHÖÔNG 2
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Mỹ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô.
Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2.
Tài nguyên: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ.
Dân số:
Dân số cả nước: 307,006,550 (năm 2008). Tốc độ tăng dân số năm 2007 ước tính 0,86%.
CƠ CẤU DÂN SỐ NĂM 2009
Phân bố theo nhóm tuổi (%)
Nhóm
<18
18 – 44
45 – 64
>65
Trung bình
Tổng số
25,5
38,0
24,5
12,0
36,2
Da trắng
22,3
35,8
27,3
14,5
40,1
Á
23,0
45,2
23,5
8,3
34,8
Ấn
24,0
51,7
19,8
4,5
31,7
Trung
21,3
43,8
24,9
9,9
37,0
Phi
21,3
41,7
27,6
9,4
37,8
Nhật
12,0
39,7
26,7
21,5
44,1
Hàn
21,8
45,7
24,8
7,6
35,0
Việt
24,8
45,7
22,7
6,7
33,5
Nguồn: US Census Bureau
THU NHẬP TRUNG BÌNH THEO CƠ CẤU DÂN SỐ
Lợi tức gia đình (SUS) và tỷ lệ nghèo (%)
Nhóm
Thu nhập trung bình
Tỷ lệ nghèo
Tổng số
44.684
13,1
Da trắng
48.784
8,8
Á
56.161
11,8
Ấn
68.771
9,7
Phi
65.700
5,2
Trung
57.433
13,4
Nhật
53.763
8,7
Việt
45.980
14,0
Hàn
43.195
14,9
Nguồn: US Census Bureau
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, GPD hàng năm cũng vào hàng lớn bậc nhất.
Bảng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
Năm
GDP - tốc độ tăng trưởng thực tế
Thay đổi phần trăm
2003
2,45%
2004
3,10%
26,53%
2005
4,40%
41,94%
2006
3,20%
-27,27%
2007
3,20%
0,00%
2008
2,00%
-37,50%