Nếu như trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện trên 100 năm,
thì ở Việt Nam, tính đến năm 2012, bộ phận kiểm toán độc lập mới trải qua gần 21
năm hình thành và phát triển. Tuy chỉ chừng ấy thời gian (từ năm 1991 đến nay),
nhưng Kiểm toán độc lập Việt Nam đã không ngừng phát triển nhanh về số lượng, quy
mô, cho đến chất lượng dịch vụ cung cấp. Đây là hoạt động không thể thiếu trong nền
kinh tế thị trường với vai trò mang lại độ tin cậy cho các thông tin tài chính thông qua
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, qua đó tạo cơ sở cho các bên tiến hành các
giao dịch kinh tế. Và để hoàn thành tốt vai trò này, một trong những vấn đề mà kiểm
toán viên của tổ chức kiểm toán độc lập phải làm được, là thu thập các bằng chứng
kiểm toán đầy đủ, có giá trị để khẳng định tính trung thực, sự hợp lý của các báo cáo
tài chính của khách hàng. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp thu thập bằng chứng
kiểm toán, một trong những phương pháp phải kể đến đầu tiên, chính là "thủ tục phân
tích". Bởi vì không những giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh
chóng, hiệu quả, thủ tục phân tích còn là kỹ thuật thu thập bằng chứng giúp tiết kiệm
thời gian và chi phí kiểm toán. Khái niệm "thủ tục phân tích" ở đây được hiểu: "là việc
phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng
biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẩn với các thông tin liên quan khác
hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến" (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
số 520). Đây là một thủ tục không thể thiếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và
trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Còn trong giai đoạn thực hiện các thử
nghiệm cơ bản, thủ tục phân tích là không bắt buộc nhưng lại được các kiểm toán viên
thực hiện thường xuyên
84 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo, Thạc sĩ HOÀNG GIANG, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết
khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh
chị trong công ty TNHH Kiểm toán FAC đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được cọ
sát, tiếp cận ngành học của mình qua thực tiễn.
Ngoài ra, em cũng rất biết ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm
qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường Đại học sẽ là hành trang
giúp em vững bước trong tương lai.
Trong quá trình thực tập, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công
việc thực tế, và hạn chế về nhận thức nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về công ty TNHH Kiểm toán FAC ; nên rất mong
nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo.
Cuối cùng, em kính chúc thầy cô cùng các anh chị trong công ty TNHH Kiểm
toán FAC chi nhánh Đà Nẵng dồi dào sức khỏe, và thành công trong sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Bích HuệTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:.............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................ 3
5. Tính mới của đề tài: ..................................................................................................... 3
6. Kết cấu của khóa luận: ................................................................................................ 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 5
1.1.Tìm hiểu chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính. ................. 5
1.2.Tìm hiểu về khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC: ................................... 16
1.3.Mối quan hệ giữa thủ tục phân tích và kiểm toán khoản mục doanh thu:............... 19
1.4.Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu: ...................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN FAC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN.................................................. 23
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng. ..................... 23
2.2. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán FAC thực
hiện. ............................................................................................................................... 29
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH
THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN FAC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN.................................................. 50
3.1.Ưu điểm: .................................................................................................................. 50
3.2.Nhược điểm: ............................................................................................................ 52
3.3.Nguyên nhân của các tồn tại trên: ........................................................................... 54
3.4.Giải pháp: ................................................................................................................ 55
PHẦN III: KẾT LUẬN ............................................................................................... 62
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính.
BH: Bán hàng.
DN: Doanh nghiệp.
DV: Dịch vụ.
HTK: Hàng tồn kho.
ISA: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
KTV: Kiểm toán viên.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
VN: Việt Nam.
VSA: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng biểu,
Sơ đồ Nội dung
Bảng 1.1. Các phương pháp phân tích .....................................................................8
Bảng 1.2: Lựa chọn loại hình phân tích. ................................................................12
Bảng 1.3. Bảng sai sót tiềm tàng làm giảm doanh thu...........................................21
Bảng 1.4. Bảng sai sót tiềm tàng làm tăng doanh thu............................................21
Bảng 2.1. Bảng phân tích tổng thể các khoản mục công ty cổ phần ABC ............32
Bảng 2.2. Bảng phân tích tổng thể các khoản mục công ty cổ phần DEF.............36
Bảng 2.3. Mức trọng yếu .......................................................................................39
Bảng 2.4. Bảng phân tích biến động doanh thu giữa các tháng của công ty ABC 41
Bảng 2.5. Bảng phân tích biến động doanh thu giữa các tháng của công ty DEF.43
Bảng 2.6. Phân tích biến động tỷ lệ lãi gộp năm 2011 tại công ty Cổ phần ABC.44
Bảng 2.7. Phân tích biến động tỷ lệ lãi gộp năm 2011 của Công ty TNHH DEF .45
Bảng 2.8. Bảng ước tính doanh thu công ty cổ phần ABC năm 2011...................47
Bảng 2.9. So sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch tại công ty DEF
năm 2011. ..............................................................................................48
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kiểm toán FAC. ..................................25
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh TNHH Kiểm toán FAC tại Đà Nẵng ...........25
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nếu như trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện trên 100 năm,
thì ở Việt Nam, tính đến năm 2012, bộ phận kiểm toán độc lập mới trải qua gần 21
năm hình thành và phát triển. Tuy chỉ chừng ấy thời gian (từ năm 1991 đến nay),
nhưng Kiểm toán độc lập Việt Nam đã không ngừng phát triển nhanh về số lượng, quy
mô, cho đến chất lượng dịch vụ cung cấp. Đây là hoạt động không thể thiếu trong nền
kinh tế thị trường với vai trò mang lại độ tin cậy cho các thông tin tài chính thông qua
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, qua đó tạo cơ sở cho các bên tiến hành các
giao dịch kinh tế. Và để hoàn thành tốt vai trò này, một trong những vấn đề mà kiểm
toán viên của tổ chức kiểm toán độc lập phải làm được, là thu thập các bằng chứng
kiểm toán đầy đủ, có giá trị để khẳng định tính trung thực, sự hợp lý của các báo cáo
tài chính của khách hàng. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp thu thập bằng chứng
kiểm toán, một trong những phương pháp phải kể đến đầu tiên, chính là "thủ tục phân
tích". Bởi vì không những giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh
chóng, hiệu quả, thủ tục phân tích còn là kỹ thuật thu thập bằng chứng giúp tiết kiệm
thời gian và chi phí kiểm toán. Khái niệm "thủ tục phân tích" ở đây được hiểu: "là việc
phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng
biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẩn với các thông tin liên quan khác
hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến" (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
số 520). Đây là một thủ tục không thể thiếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và
trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Còn trong giai đoạn thực hiện các thử
nghiệm cơ bản, thủ tục phân tích là không bắt buộc nhưng lại được các kiểm toán viên
thực hiện thường xuyên.
Vậy, thủ tục phân tích được thực hiện như thế nào trong một cuộc kiểm toán? Tầm
quan trọng của nó ra sao? Làm thế nào để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc vận
dụng thủ tục phân tích vào quá trình kiểm toán, nhằm tăng cường tính cạnh tranh trên thị
trường hiện nay? Đặc biệt là thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu - một bộ
phận cần thiết hợp thành báo cáo tài chính, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 2
hiệu quả hoạt động và mức độ tích cực trên các mặt của doanh nghiệp; hơn nữa, doanh
thu là một trong những điểm trọng yếu trên báo cáo kết quả kinh doanh, là cơ sở để tiến
hành xác định lỗ, lãi trong kỳ của doanh nghiệp, cũng là nhân tố quan trọng trong việc
xác định các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, do đó nó chứa nhiều khả năng
sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Vậy nên, trong thực tế KTV đã
áp dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu này như thế nào? Và với cách
làm như vậy, thủ tục phân tích đã phát huy hết tác dụng trong việc tìm kiếm gian lận sai
sót trọng yếu đối với khoản mục doanh thu trong báo cáo tài chính chưa?...Để trả lời
những thắc mắc này, tôi đã quyết định chọn Công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh
Đà Nẵng - một công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động trong môi trường có nhu cầu
cao về kiểm toán, để thực hiện đề tài: "Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các
thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH
Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng vận dụng các thủ tục phân
tích đối với khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng do
Công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng thực hiện. Cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về thực hiện thủ tục phân tích nói chung và thủ tục
phân tích đối với khoản mục doanh thu nói riêng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài
chính. Đánh giá ưu nhược điểm của thủ tục kiểm toán này trên phương diện lý thuyết.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong hoạt động
kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà
Nẵng thực hiện. Phân tích những nhân tố tác động đến việc vận dụng phù hợp các thủ
tục phân tích này.
- Đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng thủ tục phân
tích đối với khoản mục doanh thu tại các khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán
FAC chi nhánh Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong
hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán FAC.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 3
- Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.
- Không gian: tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp:
+ Thông tin cần thu thập:
. Thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu được thực
hiện đối với các khách hàng của FAC như thế nào.
. Các số liệu trên báo cáo tài chính của các khách hàng của FAC.
. Các chỉ số phân tích báo cáo tài chính liên quan đến khoản mục doanh thu.
. Các thông tin cần thiết khác.
+ Nguồn thu thập số liệu:
. Hồ sơ kiểm toán của FAC.
. Các báo cáo tài chính của khách hàng.
. Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính.
. Các nguồn thu thập khác.
b. Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp thống kê, mô tả, bảng biểu.
5. Tính mới của đề tài
Đề tài: "Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích trong
hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi
nhánh Đà Nẵng" cho đến nay là đề tài lần đầu tiên được thực hiện tại FAC, cũng như
tại Đại học Kinh tế Huế. Tuy nhiên, các đề tài tương tự về thủ tục phân tích đối với
khoản mục doanh thu đã từng được sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân tiến
hành nghiên cứu. Mặc dù vậy, các đề tài của những sinh viên này, thường được thực
hiện tại các công ty Kiểm toán lớn, hoạt động lâu năm (như AAC, Ernst and Young...),
do đó việc vận dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu luôn được đánh
giá cao, ít nhược điểm và chương trình khá hoàn thiện. Vì thế, các giải pháp mà những
đề tài này đưa ra chỉ mang tính lý thuyết, không được sát với thực tế, và chưa mang
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 4
tính hữu dụng cao. Trong khi đó, phần giải pháp của đề tài tại FAC thực sự cần thiết
cho công ty.
Bên cạnh đó, tính mới của đề tài còn thể hiện ở phương pháp thực hiện nghiên
cứu. Không giống như những đề tài đã thực hiện, việc vận dụng thủ tục phân tích đối
với khoản mục doanh thu ở đề tài này được thực hiện dựa trên chính quá trình đi kiểm
toán thực tế cùng công ty, chứ không phải dựa trên hồ sơ kiểm toán mà các kiểm toán
viên đã làm. (Các số liệu, thông tin, nhận xét, sự giải thích trong những ví dụ minh họa
đều do chính sinh viên trực tiếp thu thập. Tại thời điểm sinh viên viết báo cáo, công ty
Kiểm toán FAC đang hoàn thành hồ sơ kiểm toán cho các công ty trong ví dụ này).
6. Kết cấu của khóa luận
Phần I: Cơ sở lý luận
1. Tìm hiểu chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.
2. Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán tài chính.
3. Quy trình thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu.
Phần II: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản
mục doanh thu do công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng thực hiện.
1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán FAC.
2. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán FAC thực
hiện.
Phần III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng thủ tục phân
tích đối với khoản mục doanh thu tại các khách hàng của công ty TNHHKiểm toán
FAC chi nhánh Đà Nẵng.
1. Nhận xét về việc áp dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu
trong thực tế.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các thủ tục phân tích trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại công ty FAC.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tìm hiểu chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm:
Theo chuẩn mực Kiểm toán quốc tế 56 (AU318): "Thủ tục phân tích là quá trình
đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện qua một cuộc nghiên cứu các mối quan
hệ đáng tin cậy giữa các thông tin tài chính và phi tài chính..gồm cả những quá trình so
sánh các số tiền ghi trên sổ với số ước tính của kiểm toán viên"
Và theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 (VSA 520), đó là "việc phân tích
các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động
và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có số
chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến".
Như vậy, thủ tục phân tích chỉ sử dụng để đánh giá sự hợp lý chứ không sử dụng
để đánh giá sự chính xác của các chỉ tiêu.
1.1.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong báo cáo tài chính:
1.1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch:
Theo VSA 520.09 và ISA 520, việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn
lập kế hoạch kiểm toán là một thủ tục bắt buộc trong quá trình kiểm toán.
Thủ tục phân tích là một trong những phương thức hiệu quả để tìm hiểu về môi
trường kinh doanh, nắm bắt các đặc điểm ngành nghề, phương thức quản lý và hoạt
động của đơn vị. Từ đó mang lại cho kiểm toán viên một cái nhìn toàn diện và sâu sắc
hơn về toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị. Thủ tục phân tích còn giúp phát hiện
những biến động bất thường qua đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao.
Thông qua thủ tục phân tích , kiểm toán viên sẽ xác định nội dung, lịch trình và phạm
vi của các thủ tục kiểm toán khác. Ngoài ra, nhờ việc phân tích sơ bộ tình hình tài
chính (nhất là khả năng thanh toán), kiểm toán viên sẽ có đánh giá ban đầu về giả định
hoạt động liên tục.
- Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể.
RƯ
ỜN
G Đ
ẠI
HỌ
C K
INH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 6
1.1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Theo VSA 520 "trong quy trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên
quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình
phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai ". Cụ thể, quy trình phân tích được
thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn
so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn
liệu của báo cáo tài chính. Hay nói cách khác, trường hợp sau khi áp dụng thủ tục phân
tích, không phát hiện được bất kỳ sự chênh lệch bất thường hay mối liên hệ không hợp
lý nói chung của khoản mục kiểm toán, từ đó có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết
không cần thiết.
Phân tích còn giúp phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu.
1.1.2.3. Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán:
"Kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự
phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của
mình về tình hình kinh doanh của đơn vị" (VSA 520)
Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được
trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên báo cáo tài chính.
Đồng thời, thủ tục phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải
thực hiện kiểm toán bổ sung.
Tóm lại, phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì thời
gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung
về các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa
vào các nghiệp vụ cụ thể.
1.1.3. Nội dung của thủ tục phân tích:
Một thủ tục phân tích gồm 3 yếu tố: Dự đoán, so sánh và đánh giá.
1.1.3.1. Dự đoán:
Là việc ước tính về số dư tài khoản, giá trị chỉ tiêu tỷ suất hoặc xu hướng liên
quan đến dữ liệu tài chính hoặc phi tài chính.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 7
Việc dự đoán bao gồm các bước sau:
- Đưa ra mô hình để dự đoán.
- Xây dựng một mô hình để kết hợp những thông tin.
- Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng.
1.1.3.2. So sánh:
Là việc xem xét giữa số liệu này và số liệu khác để thấy sự giống nhau, khác
nhau hoặc sự hơn kém nhau.
Việc so sánh bao gồm các bước sau:
- Xác định một mức sai lệch cho phép.
- So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp.
- Trình bày với khách hàng về các chênh lệch và yêu cầu giải thích.
1.1.3.3. Đánh giá:
Là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và các kỹ thuật khác (phỏng vấn,
quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh. Việc đánh giá không
đơn thuần là chỉ dựa vào kết quả của so sánh và các phương pháp chuyên môn mà còn
phải dựa vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, do đó rất cần đến sự linh hoạt
của kiểm toán viên.
Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênh lệch (nếu có)
mà kết quả của sự so sánh:
- Vẫn có những bất hợp lý (những chênh lệch đáng kể), nghĩa là kiểm toán viên
đã không thu thập được một bằng chứng kiểm toán và kiểm toán viên nên cân nhắc
xem liệu có nên tiến hành những thủ tục thay thế. Trong một vài trường hợp, kiểm
toán viên nên xem xét khả năng có cần thiết xây dựng lại mô hình dự đoán và giảm
chênh lệch. Nếu vẫn không thể giải thích được những chênh lệch này, kiểm toán viên
sẽ đưa chênh lệch này vào bảng tóm tắt những chênh lệch chưa điều chỉnh.
- Đã ở