Đề tài Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế

Trên thế giới hiện nay, các quốc gia đang ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề hợp tác cùng phát triển và mối quan hệ giữa cộng đồng các quốc gia ấy. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như vị trí của quốc gia trên trường quốc tế. Và mối quan hệ của cộng đồng các quốc gia trên thế giới lại được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật quốc tế. Có thể định nghĩa luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác nhau của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thế đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là những nguyên tắc và quy phạp áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiệt lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. Pháp luật quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển: Luật quốc tế cổ đại, luật quốc tế trung đại, luật quốc tế cận đại, luật quốc tế hiện đại. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò to lớn của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Liên Hợp Quốc (hay Liên Hiệp Quốc) là một tổ chức quốc tế được thành lập từ sau thế chiến thứ II. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Với mục đích thành lập của mình, Liên hợp quốc đã góp một phần rất lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và đặc biệt là trong lĩnh vực hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. Theo hiến chương Liên hợp quốc thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính gồm: Đại hội đồng (ĐHĐ), Hội đồng Bảo an (HĐBA), Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC), Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005), Tòa án quốc tế và Ban Thư ký. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)

doc9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP HỌC KỲ Môn: Công pháp quốc tế Đề bài số 06: Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Mở đầu Trên thế giới hiện nay, các quốc gia đang ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề hợp tác cùng phát triển và mối quan hệ giữa cộng đồng các quốc gia ấy. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như vị trí của quốc gia trên trường quốc tế. Và mối quan hệ của cộng đồng các quốc gia trên thế giới lại được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật quốc tế. Có thể định nghĩa luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác nhau của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thế đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là những nguyên tắc và quy phạp áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiệt lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. Pháp luật quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển: Luật quốc tế cổ đại, luật quốc tế trung đại, luật quốc tế cận đại, luật quốc tế hiện đại. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò to lớn của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Liên Hợp Quốc (hay Liên Hiệp Quốc) là một tổ chức quốc tế được thành lập từ sau thế chiến thứ II. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Với mục đích thành lập của mình, Liên hợp quốc đã góp một phần rất lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và đặc biệt là trong lĩnh vực hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. Theo hiến chương Liên hợp quốc thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính gồm: Đại hội đồng (ĐHĐ), Hội đồng Bảo an (HĐBA), Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC), Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005), Tòa án quốc tế và Ban Thư ký. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế Kể tử khi thành lập cho tới nay, Liên hợp quốc đã thể hiện được vai trò của mình một cách rất rõ ràng đối với quốc tế. Liên hợp quốc đã thông qua rất nhiều Điều ước, Công ước, Hiệp định,… và đồng thời cũng giúp hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật quốc tế. Liên hợp quốc đã đóng góp trong rất nhiều công sức trong việc đảm bảo tốt quyền của con người và mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy rất nhiều việc các quốc gia tham gia vào hiệp ước hay xây dựng những hiệp ước quốc tế. hoạt động theo các mục tiêu và nguyên tắc qui định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ những mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc là: giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới; thực hiện hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng nhân quyền và quyền tự do của con người; xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. Việc Liên hợp quốc tham gia vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế cũng nhằm vào những mục đích này. Do đó, em xin đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế dựa theo mục đích của Liên hợp quốc. Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Có thể nói, đóng góp lớn nhất của LHQ là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 62 năm qua; một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của LHQ. Theo thống kê của LHQ, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực. Và để thực hiện được điều này, theo yêu cầu của các bên trong xung đột, LHQ đã triển khai 60 hoạt động gìn giữ hòa bình (HĐGGHB LHQ) nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. LHQ đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Vì vậy, đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới thì Liên hợp quốc đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Có thể kể đến như Liên hợp quốc đã tham gia và thúc đẩy các nước xây dựng và tham gia vào hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân; Liên hợp quốc khởi xướng hiệp định mới về buôn bán vũ khí; …. Không chỉ thể hiện vai trò trong việc đề xuất, soạn thảo hay thúc đẩy việc thành lập nên các Hiêp ước, Hiệp định, Điều ước hay Công ước quốc tế mà Liên hợp quốc còn giữ vai trò lớn trong việc giám sát thực hiện những Điều ước, Hiệp định,… đã kí kết. Ví dụ khi một hiệp ước hòa bình đã được đàm phán, các bên tham gia có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc đưa một lực lượng gìn giữ hòa bình để giám sát các phần tử đã đồng ý với kế hoạch hòa bình. Ngoài ra, những Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hay những phán quyết của tòa án Công lý quốc tế (ICJ), tòa hình sự quốc tế (ICC) cũng là một trong những nguồn bổ sung của luật quốc tế. Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực nhân quyền. Liên hợp quốc có một vai trò to lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế có liên quan đến nhân quyền. Hiến chương Liên hợp quốc được bắt đầu bằng những điều sau: “Chúng ta, các dân tộc của Liên hiệp Quốc, quyết tâm…khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào phẩm giá con người, vào quyền bình đẳng nam nữ,...”. Như vậy, các quốc gia phê chuẩn Hiến chương Liên hiệp Quốc và tham gia vào Liên hiệp Quốc sẽ đều thừa nhận tầm quan trọng của nhân quyền, điều này góp phần to lớn thúc đẩy sự hình thành của phần lớn luật pháp quốc tế về bảo vệ nhân quyền nhưu hiện nay. Liên hiệp Quốc (LHQ) là cơ quan liên chính phủ đa phương duy nhất có quyền xét xử quốc tế được chấp nhận rộng rãi về pháp chế nhân quyền chung. Tất cả các cơ quan của LHQ có chức năng tư vấn cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc, và có rất nhiều các ủy ban ở trong LHQ có trách nhiệm bảo vệ các hiệp ước nhân quyền khác nhau. Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án hình sự Quốc tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC. Nhờ có điều đó, rất nhiều vụ kiện liên quan đến nhân quyền đã được giải quyết, và chính các bản án đó cũng là một nguồn quan trọng để giúp bổ sung những ý kiến trong khi xây dựng các Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế,…có liên quan đến vấn đề nhân quyền hay hoàn thiện nhưng Công ước, Điều ước quốc tế đó. Để bảo vệ nhân quyền trên thế giới, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đưa ra rất nhiều Công ước, Hiệp định,…về vấn đề này và đã được các nước thành viên thông qua như Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Hiệp định Bổ sung năm 1956 của Liên hợp quốc về việc xóa bỏ chế độ nô lệ,… Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã đề xuất và công bố toàn văn bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Hội đồng cũng kêu gọi tất cả các nước thành viên phổ biến rộng rãi bản tuyên ngôn và yêu cầu các nước đưa bản tuyên ngôn này vào chương trình giáo dục phổ thông trong các trường học và các cơ quan giáo dục khác, không phân biệt thể chế chính trị của quốc gia thành viên hay các vùng lãnh thổ. Tuyên ngôn tuy không có hiệu lực như một văn bản pháp luật quốc tế nhưng nó lại là một văn bản mang tính cơ sở cho việc xây dựng nhiều điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền. Không chỉ có vậy, ở vấn đề này, Liên hợp quốc đã đứng ra tổ chức rất nhiều hội nghị quốc tế và cũng đề xuất thông qua tuyên bố Viên và chương trình hành động năm 1993. Xét về phương diện luật học, mặc dù Luật nhân quyền quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi từ rất sớm, và hiến pháp của một số quốc gia còn đưa ra những quy định cụ thể bảo vệ nhân quyền của công dân nước mình, nhưng sự phát triển của luật pháp quốc tế về bảo vêh quyền con người chỉ thực sự bắt đầu khi có Hiến chương Liên hợp quốc Với việc xây dựng những văn kiện cơ bản nhất trong lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (tính đến 1/7/2002 đã có 142 quốc gia phê chuẩn Công ước) và Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 (tính đến 1/7/2002 đã có 148 quốc gia phê chuẩn Công ước) đã làm cơ sở cho hơn 80 công ước, tuyên bố được thông qua sau này về các vấn đề khác nhau về quyền con người. Việc nâng cao nhân quyền và nhất là sự thừa nhận của Liên hợp quốc đã tác động sâu sắc đến cộng đồng quốc tế. Ví dụ như, nó giúp nâng cao vai trò của cá nhân lên thành đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế; việc đưa ra những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ phải xét đến các quyền của cư dân trên lãnh thổ đó; hay việc chủ quyền quốc gia bị hạn chế phần nào khi việc quốc gia đối xử với một cá nhân cụ thể không chỉ là vấn đề đơn thuần thuộc quyền tài phán của quốc gia mà còn trở thành vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế,… Và cũng từ những điều đó, hàng loạt hiệp ước, điều ước quốc tế đã được kí kết giữa các quốc gia dựa trên những tác động đó. Vì vậy có thể nói, Liên hợp quốc đã đóng góp một vai trò to lớn trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế có về lĩnh vực nhân quyền. Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực khác. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực nhân quyền và lĩnh vực giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, Liên hợp quốc còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như biển, kinh tế, môi trường, chống tham nhũng, …. Về lĩnh vực biển, năm 1956, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị về Luật biển đầu tiên (UNCLOS I) ở Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị này đạt được bốn hiệp định ký kết vào năm 1958: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp, có hiệu lực vào ngày 10/9/1964; Công ước về thềm lục địa, có hiệu lực vào ngày 10/6/1964; Công ước về hải phận quốc tế, có hiệu lực vào ngày 30/9/1962; Công ước về nghề cá và bảo tồn tài nguyên sống ở hải phận quốc tế, có hiệu lực vào ngày 20/3/1966. Tại Hội nghị về luật biển của Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973, Công ước Liên hợp quốc về luật biển đã được hình thành, sau nhiều lần chỉnh sửa, cho đến năm 1982 đã chính thức kí kết. Công ước Luật biển 1982 là một bộ các quy định về sử dụng biển và đại dương trên thế giới. Về môi trường, Liên hợp quốc đã tổ chức nhiều Hội nghị cấp cao về khí hậu, sự biến đổi khí hậu,… và đi đến việc soạn thảo, thông qua nhiều Điều ước quốc tế về môi trường, khí hậu. Ví dụ: Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về khí hậu được tổ chức tại New York với mong muốn khởi xướng các cuộc đàm phán về một hiệp định cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính; Liên hợp quốc đã soạn thảo Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và được chấp nhận vào ngày 9/5/1992 tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York,… Về chống tham nhũng, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước phòng chống tham nhũng ngày 31 tháng 10 năm 2003 (Nghị quyết 58/4). Về thương mại, Liên hợp quốc cũng đã xây dựng và thông qua Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978; Công ước năm 1999 của Liên hợp quốc về bắt giữ tàu (Ðể đảm bảo phát triển hài hoà thương mại hàng hải thế giới); Công ước Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc (CISG),… Qua đó, ta có thể thấy được vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế là rất lớn. Liên hợp quốc với các cơ quan của mình đã và luôn xem xét mọi khía cạnh của đời sống quốc tế, qua đó nhận biết những mối quan hệ quốc tế đang cần có sự điều chỉnh. Từ đó đề xuất, đưa ra các phương án hay xây dựng những Điều ước quốc tế một cách hợp lý và thúc đẩy các quốc gia tham gia vào đó. III. Kết luận Thông qua những gì mà Liên hợp quốc đã làm được và chưa làm được cho tới nay, ta có thể thấy rằng, sự tồn tại của Liên hợp quốc là vô cùng cần thiết cho việc duy trì cân bằng, đảm bảo quyền con người, giao lưu hợp tác giữa các quốc gia, hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn đối với quốc tế nói chung và đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế nói riêng. Vai trò của Liên hợp quốc là một điều không thể phủ nhận, tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới cần có sự chủ động hợp tác và phát triển hơn nữa, đây cũng chính là tạo điều kiện cho Liên hợp quốc thực hiện tốt vai trò của mình cũng như đảm bảo cho sự phát triển ổn định, cân bằng của thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật quốc tế - Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân 2009. Giáo trình Luật quốc tế - Học viện quan hệ quốc tế. Bài viết “the making of international law” trên trang web: Các văn bản: Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em Hiệp định Bổ sung năm 1956 của Liên hợp quốc về việc xóa bỏ chế độ nô lệ Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 Công ước Liên hợp quốc về luật biển Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) Công ước phòng chống tham nhũng Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 Công ước năm 1999 của Liên hợp quốc về bắt giữ tàu Công ước Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc (CISG),
Luận văn liên quan