Đề tài Đánh giá về cán cân thương mại của Việt Nam - Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của WTO

Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDPtăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Ngoài ra, nhập khẩu phụthuộc giá cảtương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cảtrong nước tăng tương đối so với giá thịtrường quốc tếthì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. này cũng tăng. Xuất khẩu: chủyếu phụthuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủyếu phụthuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thếtrong các mô hình kinh tếngười ta thường coi xuất khẩu là yếu tốtự định. Tỷgiá hối đoái: là nhân tốrất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thịtrường quốc tế. Khi tỷgiá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cảcủa hàng hóa nhập khẩu sẽtrởnên rẻhơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trởnên đắt đỏhơn đối với người nước ngoài. Vì thếviệc tỷgiá đồng nội tệtăng lên sẽgây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quảlà xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷgiá đồng nội tệgiảm xuống, xuất khẩu sẽcó lợi thếtrong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 sẽgiảm và các giải pháp kiềm chếnhập siêu năm 2009 ThứBa, ngày 10/02/2009

pdf15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá về cán cân thương mại của Việt Nam - Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Đề tài 5: Đánh giá về cán cân thương mại của Việt Nam. Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức khi là thành viên của WTO Phần I – ĐÁNH GIÁ VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 1.1.Khái quát về cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. này cũng tăng. Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 sẽ giảm và các giải pháp kiềm chế nhập siêu năm 2009 Thứ Ba, ngày 10/02/2009 Đánh giá 2010 1.Cán Cân Thương Mại Việt Nam Tiếp Tục Bị Thâm Thủng, Về kinh tế, theo báo cáo mới nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, thâm thủng trong cán cân thương mại của Việt Nam lên đến 30% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng thời kỳ hồi năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm 2009, nhập siêu của Việt Nam là 6.45 tỷ đôla. Trong 9 tháng đầu năm nay 2010, thâm thủng lên đến 8.5 tỷ theo thẩm định của cơ quan thống kê. Trong thời gian này, Việt Nam xuất cảng 51.5 tỷ đô la hàng hóa nhưng phải nhập khẩu đến 60 tỷ đôla. Theo giải thích của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ thâm thủng gia tăng là do tăng nhu cầu nhập cảng máy móc để sản xuất đến 11.6%. Một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ của Việt Nam là dầu khí, thế nhưng Việt Nam đã phải chi ra đến 4.9 tỷ đôla để sản xuất dầu hỏa nhưng chỉ thu vào được 3.7 tỷ đôla tiền bán dầu thô trong 9 tháng đầu năm nay. Để thúc đẩy xuất khẩu và chống thâm thủng mậu dịch, tháng 8 vừa qua Ngân hàng nhà nước phá giá đồng bạc Việt Nam 2.1% nhưng kết quả không mấy khả quan trong việc kích thích kinh tế. Cũng trong 9 tháng đầu năm nay vật giá đã tăng 8.6%. Trong một tin khác, trong bản báo cáo cập nhật về triển vọng phát triển châu Á năm 2010 công bố hôm nay, Ngân hàng Phát triển châu Á gọi tắt là ADB, đã đánh giá lạc quan hơn về tăng trưởng của châu Á, trong đó có Việt Nam. Từ mức 6.5% dự báo vào tháng 4 vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được điều chỉnh lên thành 6.7% cho năm nay và 7% cho năm 2011. Đồng thời ADB cũng hạ mức dự báo lạm phát của Việt Nam từ 10% xuống còn 8.5% cho năm 2010 và 7.5% cho năm tới. Tuy nhiên trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không còn là nước có tăng trưởng nhanh nhất, bị xếp sau Singapore, Lào, Thái Lan và Mã Lai. Mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, chỉ đạt khoảng 13.5 tỷ đô-la tính đến cuối tháng 6, tương đương gần 10 tuần nhập cảng hàng hóa và dịch vụ, thấp hơn mức 14.1 tỷ đô-la vào cuối năm 2009. ADB cũng lo ngại trước tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn ở mức đáng kể, trong lúc tỷ lệ lạm phát tiếp tục khá cao. Trong bối cảnh người dân Việt Nam vẫn tung tiền đồng ra để mua vàng và đô-la Mỹ, giá trị đồng bạc Việt Nam tiếp tục bị giảm. 2. Nền kinh tế đang phục hồi và thể hiện rõ sự ổn định, dẫn tới việc gia tăng cả về kim ngạch xuất khẩu (KNXK) và nhập khẩu (XK). Tuy vậy, vấn đề đặt ra là cần quan tâm thỏa đáng và khống chế mức nhập siêu thế nào như đã đề ra trong năm kế hoạch 2010... để hướng tới mục tiêu cân bằng cán cân thương mại. Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty May Việt Tiến. Ảnh: Hà Thái Xuất khẩu đã lấy lại phong độ KNXK của cả nước tháng 4 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng 3, trong đó XK của các doanh nghiệp (DN) trong nước đạt 2,61 tỷ USD, tăng 6,1%. So với tháng 4-2009 (là tháng khó khăn nhất của XK Việt Nam), KNXK tháng 4 năm nay tăng 33,5%. Xét theo nhóm hàng, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản tăng 17,8%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng 4,0%; nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 39,7%. Tính chung, KNXK 4 tháng đạt 20,16 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng mừng, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 10,32 tỷ USD, tăng 12,7% và là mức tăng cao nhất trong số các nhóm hàng. Thực tế này cho thấy, trình độ phát triển của nền kinh tế ngày càng cải thiện, cơ cấu hàng XK dần thay đổi về chất, theo hướng hiện đại, gia tăng tỷ trọng và hàm lượng chế biến trong hàng hóa XK, mang lại giá trị gia tăng cao hơn tính trên từng đầu sản phẩm. Hiện đã có 6 mặt hàng có KNXK hơn 1 tỷ USD là thủy sản, gạo, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép. Cụ thể, thủy sản đạt kim ngạch 1,28 tỷ USD, gạo: 1,12 tỷ USD, dầu thô: 1,78 tỷ USD, sản phẩm gỗ: 1 tỷ USD, dệt may: 3,04 tỷ USD, da giày: 1,36 tỷ USD. Ngoài ra, một số mặt hàng có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng XK, như than đá đạt 485 triệu USD (tăng 27,8%); linh kiện điện tử ước đạt 0,99 tỷ USD (tăng 39,1%); máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 0,9 tỷ USD (tăng 78,4%); dây và cáp điện và phương tiện vận tải và phụ tùng hơn 2 lần. Tuy nhiên, một số mặt hàng giảm, như sắn và sản phẩm sắn giảm 52,4% về lượng và 12,9% về kim ngạch; cà phê giảm 16,1% về lượng và 22,7% về kim ngạch (tương đương 193 triệu USD). Đáng chú ý là, giá nhiều mặt hàng XK tăng trên thị trường thế giới đã đóng góp đáng kể vào KNXK, như giá hạt điều tăng 16,3%, chè các loại tăng 5,5%, hạt tiêu: 28,7%, gạo: 15,2%, sắn và sản phẩm từ sắn: 83,4%, than đá: 44,9%, dầu thô: 72,1%, cao su: 96,5%. Tính chung, sự tăng giá này góp phần tăng thêm khoảng 1,45 tỷ USD trong tổng KNXK. Tốc độ tăng trưởng KNXK tháng 4 và bốn tháng vào một số thị trường chính như châu Á tăng lần lượt so với cùng kỳ năm ngoái là 42,4% và tăng 37,8%; EU tăng 11,3% và tăng 5,5%; Hoa Kỳ tăng 22,3% và tăng 22,6%; Trung Quốc tăng 62,3% và tăng 54,6%. . Cảnh báo mất cân bằng cán cân thương mại KNNK tháng 4 ước 6,95 tỷ USD, tăng 3% so với tháng 3 và tăng 25% so với tháng 4- 2009, trong đó NK của các DN trong nước ước đạt 4 tỷ USD, tăng 10,7%; nhưng DN có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 2,95 tỷ USD, tăng 51,5%. Tính chung bốn tháng, KNNK đạt 24,8 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Trong đó NK của các DN trong nước đạt 14,56 tỷ USD, tăng 23,4%, NK của các DN có vốn ĐTNN ước đạt gần 10,25 tỷ USD, tăng 55,6%. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất đã phục hồi và kéo theo nhu cầu NK phục vụ sản xuất của DN tăng trở lại. Xét theo nhóm hàng, thì nhóm hàng cần thiết NK bốn tháng ước đạt 19,24 tỷ USD (tăng 31,5% so với cùng kỳ); nhóm hàng cần phải kiểm soát ước đạt 2,91 tỷ USD (tăng 58,8% so với cùng kỳ); nhóm hàng hạn chế NK ước đạt 2,66 tỷ USD (tăng 44,5% so với cùng kỳ)... Cũng như XK, giá nhiều mặt hàng trên thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân khiến KNNK tăng cao. Trong đó giá xăng dầu các loại tăng 55,8%, khí đốt hóa lỏng: 50,8%, chất dẻo nguyên liệu: 45,5%, sợi các loại: 34,3%, phôi thép: 19,7%, kim loại thường: 56%... Yếu tố tăng giá của các mặt hàng này làm KNNK tăng thêm hơn 1,8 tỷ USD. Giá trị nhập siêu bốn tháng đầu năm đạt hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 23,1% KNXK. Đáng lưu ý là nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 75,4% tổng mức nhập siêu của cả nước. Bộ Công thương đánh giá, nhìn chung mức nhập siêu vẫn đáng báo động, có thể gây mất ổn định cho nền kinh tế. Do vậy, để khống chế được tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cả năm dưới mức 20% như kế hoạch, giải pháp trước mắt cần làm là kiểm tra chặt chẽ việc NK các nhóm hàng cần kiểm soát, nhất là nhóm hàng cần hạn chế NK. Các chuyên gia khuyến cáo, ngành chức năng phải theo dõi, khống chế những mặt hàng có KNNK lớn, các mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh trong thời gian gần đây, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được (như sắt, thép các loại, phân bón, một số loại máy móc thiết bị phụ tùng...). Đồng thời, đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại nhằm tìm thị trường mới; đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh XK, kiểm soát NK; theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, tránh nhập hàng xa xỉ hoặc chưa cần thiết. 3.Tình hình cán cân thanh toán năm 2010 Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và dự kiến kế hoạch phát triển 2011, được Chính phủ công bố ngày 17/10 vừa qua. Trước đó, con số này cũng đã được đề cập trong một báo cùng tên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 8, ngày 30-31/8. Về cơ bản, tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, ODA... không có sự khác biệt nhiều giữa hai báo cáo. Các con số đáng chú ý là đầu tư nước ngoài vẫn được giữ ở mức dự báo trước, ước đạt 171,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 8,5 tỷ USD (không bao gồm phần đóng góp trong nước), bằng 21,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng gần 28% so với năm 2009. Trong khi đó, giải ngân vốn ODA cả năm 2010 đạt khoảng 3,5 tỷ USD (vốn vay là 3,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD), trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân nhanh. Tuy nhiên, nhập siêu năm 2010 được dự báo khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Con số này thấp hơn 500 triệu USD so với kết quả dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đó. Nguyên nhân được ghi nhận là do xuất khẩu tăng thêm tương ứng, ước đạt 68 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giữ nguyên mức 81,5 tỷ USD. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội ngày 18/10 tỏ ra lo lắng về tình hình thâm hụt thương mại tăng cao. Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009 (năm 2009 là 12,85 tỷ USD). Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%. “Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây”, Uỷ ban Kinh tế nhìn nhận. ”Theo tiêu chí của IMF, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia”, báo cáo thẩm tra trích dẫn như một lưu ý về vấn đề này. Tuy nhiên, xem xét các cấu thành trong cán cân thanh toán tại báo cáo của Chính phủ, nhiều chỉ cân đối thể hiện góc nhìn lạc quan hơn so với đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cán cân thương mại tính theo giá FOB năm 2010 ước chỉ còn thâm hụt 8,2 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 0,55 tỷ USD và thu nhập đầu tư thâm hụt 4,2 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 7,5 tỷ USD. Trong khi các chỉ tiêu này tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần lượt là -10,1 tỷ USD; -1,9 tỷ USD; -5,4 tỷ USD và 6,9 tỷ USD. Kết quả là cán cân vãng lai từ mức thâm hụt 10,6 tỷ USD tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được cải thiện lên mức thâm hụt 5,48 tỷ USD trong nhìn nhận của Chính phủ. Cán cân vốn và tài chính tiếp tục cho thấy Chính phủ đánh giá lạc quan hơn khi mức thặng dư lên tới 11,54 tỷ USD, cao hơn 1,3 tỷ USD so với con số 9,2 tỷ USD mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trước đó. Tuy nhiên, cán cân tổng thể vận được giữ ở mức thâm hụt khoảng 4 tỷ USD. “Đây là nguyên nhân chủ yếu tác động đến cung cầu và tỷ giá VND/USD tăng lên”, Chính phủ tái khẳng định. Với năm 2011, báo cáo của Chính phủ cho rằng, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản cân đối giữa luồng ngoại tệ vào và ra. Dự kiến cán cân thương mại thâm hụt 9,51 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 1,75 tỷ USD, thu nhập đầu tư thâm hụt 5,12 tỷ USD, chuyển tiền thặng dư 5,5 tỷ USD và do đó cán cân vãng lai thâm hụt khoảng gần 10,9 tỷ USD. Số thâm hụt này được bù đắp bằng thặng dư trong cán cân vốn và tài chính 11,8 tỷ USD. Cán cân tổng thể thặng dư khoảng 500 triệu USD 4. Cán cân thương mại được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ 2009 là điểm nổi trội trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta, nhất là từ quý III/2010. Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 25/10 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 10 tháng qua đạt 57, 776 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 10 tháng là 67,278 tỷ USD. So với 10 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3%; trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 20,7%. Từng bước cải thiện cán cân thương mại Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 đã từng bước được cải thiện. Nếu như hết quý I/2010, xuất khẩu chỉ tăng 1,6% trong khi nhập khẩu tăng tới 40,2%; hết quý II xuất khẩu tăng 17%, nhập khẩu tăng 29,1%, thì đến hết quý III tốc độ tăng xuất khẩu đã cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu (xuất khẩu tăng 23,2%, nhập khẩu tăng 22,7%). Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, xuất khẩu đang có chuyển biến tích cực, bình quân mỗi tháng đạt 5,78 tỷ USD, cao hơn mức bình quân kế hoạch năm (kế hoạch năm 60,5 tỷ USD với mức bình quân 5,04 tỷ USD/tháng). Những kết quả khả quan này đạt được nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, việc triển khai tích cực nhiều giải pháp của Bộ Công Thương nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. Cán cân thương mại nhờ đó đã được cải thiện đáng kể so với những tháng đầu năm. Vụ Thị trường ngoài nước (Bộ Công Thương) đánh giá, xuất khẩu tăng trên tất cả các thị trường với mức tăng lần lượt là châu Á tăng 28,4%, châu Phi tăng 27,9%, châu Mỹ tăng 27,3%, châu Âu tăng 13,7% và châu Đại Dương tăng 13,6%. Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu( Bộ Công Thương) Phạm Văn Chinh phân tích, xuất khẩu 10 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng, nếu trừ đi kim ngạch tái xuất vàng thì kim ngạch xuất khẩu của cả nước vẫn tăng 17% - gấp gần 3 lần so với dự kiến. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng mạnh từ 62,8% lên 68,2%, so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng Đến tháng 9 đã có 13 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Dẫn đầu trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao là dệt may với kết quả xuất khẩu 10 tháng là 9,166 tỷ USD cùng với đơn hàng đã ký kết thì kim ngạch xuất khẩu nãm 2010 của ngành Dệt may sẽ ðạt 11 tỷ USD, výợt 500 triệu USnD so với kế hoạch. Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, giày dép xuất khẩu Việt Nam đang xếp ở vị trí 4/10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Sản phẩm đã có mặt tại 50 quốc gia, trong đó phần lớn là các mặt hàng: giày thể thao, giày vải, giày da nam, nữ và dép các loại. Hiện ngành công nghiệp Da giày đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cả nước (sau dệt may và dầu thô). Dự kiến, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành sẽ tăng khoảng 17% so với năm 2009, đạt 5,57 tỷ USD. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 28,2 tỷ USD, chiếm 34,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nhóm hàng có tốc độ tăng cao. Trong đó, có nhiều mặt hàng có sự tăng trưởng vượt trội như: hoá chất tăng hơn 2,9 lần, sắt thép các loại tăng hơn 2,8 lần, phương tiện vận tải tăng 76,7%, dây điện và cáp điện tăng 67,8%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 55,2%, sản phẩm hoá chất tăng 49,8%... Trong lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn, lũy kế 9 tháng, đã xuất khẩu được trên 969.200 tấn thủy sản, trị giá trên 3,5 tỷ USD, tăng 10,9% về khối lượng và 15,4% về giá trị so với cùng kỳ 2009. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận định, với tốc độ như hiện nay, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2010 của cả nước có thể đạt 4,5 tỷ USD như dự kiến. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến hết tháng 9/2010, tổng lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đạt 5,55 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,56 tỷ USD, tăng 11,75% về lượng và 14,35% về giá trị. VFA dự tính thời gian còn lại của năm 2010 sẽ xuất khẩu tổng cộng 1,2 triệu tấn gạo nữa. Như vậy, xuất khẩu gạo cả năm 2010 của Việt Nam có thể đạt 6,5- 6,6 triệu tấn. Theo Bộ NN&PTNT, lượng cao su xuất khẩu 10 tháng qua ước đạt trên 600.000 tấn, đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng gần 7,7% về lượng nhưng tăng hơn 92% về giá trị so với cùng kỳ 2009. Phần II: NHỮNG KHÓ KHĂN – THUẬN LỢI, THÁCH THỨC – CƠ HỘI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC WTO. I.KHÁI QUÁT VỀ WTO ( TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI) I.1. Giới thiệu chung : Trụ sở: Geneva, Thụy Sĩ Ngày thành lập: 01-01-1995 Sáng lập bởi: Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994) Thành viên: 153 Người đứng đầu: Tổng Giám đốc Pascal Lamy I.2 WTO là gì ? -WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (Worrld Trade Organnization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). -WTO có 153 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại,. I.3 Cơ cấu tổ chức: WTO được tổ chức như thế nào? Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp): · Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO; · Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại; · Các Hội đồng Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này; · Ban thư ký: Ban thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào. I.4 Các nguyên tắc nền tảng của WTO : Các Hiệp định trong WTO xoay quanh một số nguyên tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp: Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): Theo nguyên tắc này, mỗi nước thành viên phải dành sự đối xử không phân biệt cho hàng hoá và dịch vụ đến từ các nước thành viên WTO khac nhau. Như vậy doan
Luận văn liên quan