Nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi là quyền tự do của cá nhân, nhằm đáp ứng các nhu cầu tự nhiên của con người. Việc nuôi con nuôi thể hiện bản chất nhân ái của con người, những giá trị nhân văn mà con người hướng tới và mong muốn đạt được. Việc nuôi con nuôi chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, xã hội, biểu hiện qua tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, qua mỗi thời kỳ lịch sự đều có đặc điểm riêng. Song việc nuôi con nuôi luôn biểu hiện sự kết hợp lợi ích của các bên, đồng thời ảnh hưởng tới lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, việc cho nhận con nuôi ngày càng phát triển về quy mô và số lượng, ở trong cũng như ngoài nước, điều đó tạo cho trẻ em có cơ hội được sống trong mái ấm gia đình, nhưng cùng với nó cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi phải hoàn thiện các thiết chế và pháp luật về nuôi con nuôi nhằm giải quyết quyết tốt việc cho nhận con nuôi, đảm bảo lợi ích cho trẻ em được nhận nuôi.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá về tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm.
A, Mở đầu.
Nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi là quyền tự do của cá nhân, nhằm đáp ứng các nhu cầu tự nhiên của con người. Việc nuôi con nuôi thể hiện bản chất nhân ái của con người, những giá trị nhân văn mà con người hướng tới và mong muốn đạt được. Việc nuôi con nuôi chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, xã hội, biểu hiện qua tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, qua mỗi thời kỳ lịch sự đều có đặc điểm riêng. Song việc nuôi con nuôi luôn biểu hiện sự kết hợp lợi ích của các bên, đồng thời ảnh hưởng tới lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, việc cho nhận con nuôi ngày càng phát triển về quy mô và số lượng, ở trong cũng như ngoài nước, điều đó tạo cho trẻ em có cơ hội được sống trong mái ấm gia đình, nhưng cùng với nó cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi phải hoàn thiện các thiết chế và pháp luật về nuôi con nuôi nhằm giải quyết quyết tốt việc cho nhận con nuôi, đảm bảo lợi ích cho trẻ em được nhận nuôi.
B, Nội dung
Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi là bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội và bảo đảm cho người nhận nuôi con nuôi được quan tâm, chăm sóc khi già yếu, ốm đau, bệnh tật. Xuất phát từ ý nghĩa xã hội và mục đích nhân đạo của việc nuôi con nuôi, chúng ta có thể hiểu “nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi (cha mẹ nuôi) với người được nhận làm con nuôi” (theo Từ điển Luật học ) (1)
Hiện nay, cho và nhận nuôi con nuôi không chỉ còn là vấn đề của từng quốc gia mà cũng được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chính là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Quan hệ này đã được pháp luật quy định tại Điều 758 – BLDS2005 (2), và được cụ thể hóa tại Khoản 5 – Điều 3 – Luật nuôi con nuôi 2010, theo đó : “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.”
Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
+ Nuôi con nuôi quốc tế tại Việt Nam bắt đầu từ những năm 70, với số lượng rất ít trong những năm 80 và bắt đầu tăng trở lại vào những năm 90. Chiến tranh Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc khởi xướng nhận con nuôi Việt Nam, đặc biệt là vào cuối thời kỳ chiến tranh khi bắt đầu một chương trình con nuôi ồ ạt (3). Tính đến cuối thập kỷ 90, Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia đứng đầu với tư cách là nước cho con nuôi, với ít nhất 10.000 trẻ được cho làm con nuôi ở tất cả các nước trong thập kỷ trước. Số liệu thống kê từ các cơ quan con nuôi ở cấp Trung ương (xem Bảng 1 dưới đây) cho thấy số lượng con nuôi đi từ Việt Nam là tương đối nhiều và nhìn chung đã tăng trong những năm gần đây, dĩ nhiên là tăng với những nước có quan hệ gần gũi và với những nước đã ký Thoả thuận song phương với Việt Nam.
Bảng 1: Con nuôi từ Việt Nam đến các nước nhận nuôi với số lượng lớn từ
năm 2002 – 2008. (4)
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số
Canađa 84 45 6 5 34 54 45 189
Đan Mạch 75 19 13 72 44 51 39 313
Pháp 61 234 363 790 742 268 284 2742
Ai len 81 39 16 92 68 130 181 607
Ý 90 59 6 140 238 263 313 1109
Thụy Điển 86 32 6 80 67 54 45 370
Thụy Sĩ 24 47 31 4 3 5 5 119
Hoa Kỳ 766 382 21 7 163 828 751 2918
Tổng số 1183 857 462 1190 1359 1648 1658 8357
+ Thông qua cơ chế ký kết điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với các nước, nước ta có thể tăng cường sự hợp tác trong việc xử lý một cách tổng thể vấn đề nuôi con nuôi, giảm bớt được những rào cản về trình tự, thủ tục, giấy tờ, cũng như tăng cường cơ chế bảo vệ trẻ em. Trong năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh quy định về nuôi con nuôi, thành lập Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp để xét duyệt việc nhận con nuôi và đưa ra những yêu cầu đối với nước nhận nuôi để ký kết thoả thuận song phương với Việt Nam. Các thoả thuận song phương đã được ký với Pháp (năm 2000), và các nước khác như Đan Mạch (2003), Ý (2003), Thuỵ Điển (2004), Ailen (năm 2004), Canada (năm 2005), tỉnh bang Québec (năm 2005), Mỹ (năm 2005), Thuỵ Sĩ (năm 2005), và Tây Ban Nha (năm 2009). Các nước nhận con nuôi trong khuôn khổ Hiệp định song phương đã uỷ quyền cho một số tổ chức con nuôi quốc tế phát triển hoạt động con nuôi ở Việt Nam. Vào giữa năm 2008 có gần 70 tổ chức con nuôi nước ngoài.
+ Trên thực tế, còn thiếu sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế theo hướng ưu tiên nuôi con nuôi trong nước; nuôi con nuôi nước ngoài chỉ được coi là biện pháp thay thế cuối cùng khi không thể tìm được mái ấm cho trẻ em ở trong nước. Đây là một yêu cầu quan trọng của Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế mà Việt Nam đang chuẩn bị ký. Nhưng hiện nay yêu cầu này chưa được bảo đảm thực thi nghiêm túc ở nước ta, do còn thiếu các biện pháp kiên quyết và hữu hiệu.
Theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP, trước khi giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm thông báo 30 ngày trên phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh (trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình) về việc tìm mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em. Nhưng trên thực tế, nhiều nơi chỉ làm một cách hình thức, chiếu lệ, không bảo đảm đích thực của việc tìm mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em. Thậm chí có nơi chỉ nộp giấy xác nhận đã thông báo trên đài phát thanh hoặc trên vô tuyến truyền hình, còn thực tế có thông báo hay không, lại không có sự kiểm tra, xác thực chính xác.
+ Còn tồn tại một số điểm không rõ ràng, thiếu minh bạch trong hồ sơ của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài. Những công bố về sự việc “trẻ bị bỏ rơi”, vốn đã được biết đến là khó điều tra, diễn ra thường xuyên một cách đáng ngạc nhiên, và không giải thích về “cao điểm khi có nhiều trẻ bị bỏ rơi” và “trầm xuống khi có ít trẻ bị bỏ rơi”. Thủ tục xác minh thực trạng đứa trẻ, và những vấn đề khác để đảm bảo có sự tự do và sự đồng ý trước khi làm con nuôi là không phù hợp và thiếu nhất quán. Việc ra quyết định về đứa trẻ có đủ điều kiện để làm con nuôi quốc tế khi không còn giải pháp nào trong nước (kể cả quay trở về với gia đình của trẻ) dường như không xem xét đến tính chất phụ trợ của con nuôi quốc tế, với rất ít hoặc hầu như không có sự cố gắng để xác định nhu cầu thực sự của đứa trẻ hoặc để tìm ra cơ hội chăm sóc ở trong nước.Qua công tác thanh tra cho thấy, có nhiều loại giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em đã được làm để nhằm hợp pháp hóa việc cho trẻ em làm con nuôi nên không chính xác, thiếu thống nhất và chưa đầy đủ. Ví dụ như trường hợp của cháu Phan Thanh H ở Cần Thơ, có mẹ đẻ là Phan Thị M, do không có khả năng nuôi dưỡng nên chị M đã tự nguyện cho con, nhưng khi cơ sở nuôi dưỡng làm Giấy khai sinh cho cháu H đã bỏ trống phần ghi họ tên mẹ của cháu. Bên cạnh đó còn tồn tại trường hợp khai sinh không đúng thẩm quyền như khai sinh tại nơi người mẹ tạm trú vãng lai hoặc thậm chí tại nơi người mẹ đến sinh đẻ mà không có lý do chính đáng. Trong hồ sơ của trẻ được nhận làm con nuôi, giấy khám sức khỏe là một thủ tục cần thiết đói với trẻ em mắc các bênh hiểm nghèo, tàn tật, nhiễm HIV… Tuy nhiên, việc khám sức khỏe thường không được thực hiện theo đúng trình tự, có nhiều trường hợp trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo nhưng lại không được phản ánh trong hồ sơ. Quay trở lại với ví dụ về trường hợp của Phan Thanh H ở trên, sau khi được cho làm con nuôi của một cặp vợ chồng người Pháp theo QĐ số 2640/QĐUB-97 của UBND tỉnh Cần Thơ, trong quá trình làm thủ tục xuất cảnh, khi tiến hành kiểm tra sức khở thì biết cháy H bị nhiễm HIV.
Bên cạnh đó, về việc xác minh hồ sơ của một đứa trẻ bị bỏ rơi, mặc dù đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan tiến hành xác minh nhưng trên thực tế, dường như chất lượng điều tra phụ thuộc vào người có trách nhiệm thực hiện của từng địa phương. Như vậy, việc thiếu nhất quán trong quá trình điều tra và thiếu rõ ràng về việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm đã dẫn tới tình huống không đảm bảo rằng nguồn gốc của đứa trẻ đã được điều tra kỹ càng.
+ Trên thực tế, có rất ít hồ sơ xin nuôi con nuôi đảm bảo được đúng thời hạn quy định. Theo quy định tại Nghị đinhh 68/2002/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ là 4 tháng. Tuy nhiên, có những hồ sơ kéo dài đến hàng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này khiến cho không ít giấy tờ hết giá trị khiến đương sự phải đi làm lại (Ví dụ như giấy khám sức khỏe, luật chỉ quy định cho thời hạn có giá trị là 6 tháng…).
+ Pháp luật còn thiếu các quy định minh bạch về phí, lệ phí và các vấn đề tài chính có liên quan khác trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Thực tế cho thấy, rất nhiều khoản chi phí cần phải có để làm những thủ tục cần thiết như khám sức khỏe của trẻ em, xét nghiệm… Những khoản chi phí này không được cấp từ ngân sách mà do các cơ sở nuôi dưỡng tự xoáy sở. Mặt khác, khi không có sự quy định minh bạch về tài chính sẽ tạo cơ hội cho các bên có thể thỏa thuận ngầm với nhau với những mức giá nhất đinh nhằm có được trẻ để nhận nuôi. Điều đó sẽ làm biến dạng việc nuôi con nuôi, làm nảy sinh việc cạnh tranh không lành mạnh và thúc đẩy hành vi môi giới trục lợi trong lĩnh vực này. Ví dụ như Một trong nhiều trường hợp (xem dưới đây) có thể lấy làm ví dụ cho thực tế trên là tổ chức Bàn tay Trợ giúp của Ai-len, được thành lập vào tháng 5/2006 để chuyên quản lý tất cả các trường hợp nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam đến Ai-len khi thỏa thuận song phương giữa hai quốc gia có hiệu lực. Tháng 6/2008, tổ chức Bàn tay Trợ giúp đã gửi công điện đến Ủy ban Nhận con nuôi Ai-len, trong đó có đơn giản nói là “Cơ quan chức năng của Việt Nam cho chúng tôi biết rằng phí nhận con nuôi đã tăng thêm 1.000 đô la Mỹ, và có hiệu lực ngay lập tức. Phí nhận con nuôi ở Việt Nam hiện nay là 11.100 đô la Mỹ.”(5) Ủy ban Nhận con nuôi Ai-len đã đăng nguyên văn công điện này trên website của họ.
+ Thực tế áp dụng còn thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Ở cấp trung ương còn thiếu sự hợp tác thường xuyên và chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và Bộ LĐTBXH trong việc chỉ đạo các vấn đề liên quan đến chức năng của cả hai bộ trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (như hoạch định chính sách về nuôi con nuôi quốc tế, về cơ sở bảo trợ xã hội, về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em). Thậm chí, trên một số vấn đề cụ thể, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho rằng, lĩnh vực con nuôi quốc tế đã được Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm, nên không có ý kiến.(6)
+ Bên cạnh đó, việc thiếu một hệ thống các tiêu chí riêng để cấp phép hoạt động cho các tổ chức con nuôi ở Việt Nam đang dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ và khó khăn trong việc giám sát quản lý các hoạt động của các tổ chức này. Tính đến giữa năm 2008 có tổng số 89 tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế tại Việt Nam: Canada (3), Pháp (7 và 2 đang chờ được xét duyệt), Ý (8), Đan Mạch (2), Ailen (1), Tây Ban Nha (1 và 3 đang chờ), Thụy Điển (3, cộng 1 đang chờ), Thụy Sỹ (1) và Mỹ (42). Từ đó đến nay với sự tạm dừng của Ailen, Thụy Điển và Mỹ thì số lượng các tổ chức con nuôi quốc tế đã giảm xuống 2/3 hiện giờ có 32 tổ chức.(7). Cùng với sự cấp phép như trên, có thể nhận thấy một thực tế là trong số 42 tổ chức của Mỹ hoạt động tại Việt nam và được Chính phủ Việt Nam cấp phép, có ít nhất 7 tổ chức thuộc số 16 tổ chức đã bị từ chối cấp phép tại Mỹ theo Công ước Lahaye ( đó là AFH-Adoptions From the Heart – bị từ chối tháng 5/2008; AI – Adopt International – bị từ chối tháng 5/2008; CAI – Commonwealth Adoptions International – bị từ chối tháng 5/2008; CHI – Children’s House International – bị từ chối tháng 5/2008; Florida Home Studies and Adoptions – bị từ chối tháng 5/2008; PLAN – Plan Loving Adoptions Now – bị từ chối tháng 6/2008; WAS – Worldwide Adoption Services – bị từ chối tháng 6/2008) (8) , điều đó cho thấy các chuẩn mực để Việt Nam cấp phép cho các tổ chức này vẫn tồn tại nhiều rủi ro mà, hoạt động của họ không hoàn toàn lành mạnh theo quy định của các chuẩn mực quốc tế.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi là yêu cầu khách quan. Điều đó xuất phát từ thực tế tình hình nhận nuôi con nuôi những năm gần đây. Việc nuôi con nuôi trong nước cũng như có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển với số lượng lớn và có quy mô ngày càng rộng, với nhiều nước khác nhau. Trong khi đó, pháp luật nuôi con nuôi hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, nhưng cũng còn những khía cạnh còn để trống, không có quy phạm điều chỉnh. Để mở đường cho việc Gia nhập Công ước Lahaye 1993, chúng ta cần phải tự hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, tạo cơ sở pháp lý an toàn, vững chắc và có độ tin cậy cao cho việc giải quyết và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Thứ nhất, cần hoàn thiện cơ chế minh bạch về thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi. Nhà nước cần xây dựng những Quy chế cụ thể về phối hợp liên ngành giữa các cơ quan hữu quan (như giữa Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tránh việc quy định chồng chéo thẩm quyền giải quyết của các bộ ban ngành, hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm do không có quy định cụ thể từ pháp luật. Thêm vào đó, để hạn chế những bất cập nảy sinh trong hồ sơ nhận làm con nuôi, và có được những quy định phù hợp và chặt chẽ hơn về các giấy tờ liên quan có trong hồ sơ xin nhận con nuôi, chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý con nuôi ở cấp trung ương với Cơ quan ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về các quy định trong pháp luật của các nước về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài, bằng việc tăng cường tư vấn giữa các bên, nếu cần thiết có thể xin tư vấn của các cơ quan thường trực Hội nghị Lahaye, UNICEF hoặc các tổ chức có uy tín khác. Nhằm tạo thuận lợi cho việc giải quyết hiệu quả vấn đề nuôi con nuôi quốc tế vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Nhà nước cũng cần Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm ngăn chặn những hành vi làm giả giấy tờ liên quan đến nguồn gốc trẻ em để đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng nhằm mục đích vụ lợi và xử lí nghiêm các hành vi vi phạm.
Thứ hai, về trách nhiệm của cơ sở nuôi dưỡng, cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi: cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của những cơ quan, tổ chức này trong việc kiểm tra, xác minh hồ sơ của trẻ em được nhận nuôi, cũng như việc thực hiện công tác tìm người xin nhận nuôi để đảm bảo tốt nhất việc tim cha mẹ cho các em.
Đồng thời với việc quy định trách nhiệm, Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, đồng thời hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi suy dinh dưỡng để các trung tâm này có đủ điều kiện tiếp nhận trẻ vào trung tâm, đảm bảo “đầu ra” cho công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận con nuôi.
Thứ ba, vấn đề tài chính cần được các cơ quan hữu quan của Việt Nam thu trong quá trình xét đơn xin con nuôi và cần được chi tiết hóa, quy định rõ ràng và công khai ( về phí, lệ phí xin nhận nuôi con nuôi…). Cần sớm ban hành quy chế quản lý thu, chi, sử dụng các khoản viện trợ nhân đạo. Theo Cục Con nuôi quốc tế, để ngăn chặn mặt trái của cơ chế hỗ trợ, khi hỗ trợ bằng tiền cần phải chuyển vào tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng. Qua đó sẽ giám sát được việc thực hiện dự án mà văn phòng con nuôi nước ngoài cam kết với cơ sở nuôi dưỡng, ràng buộc các cơ sở nuôi dưỡng sử dụng khoản viện trợ này phù hợp với yêu cầu khách quan của nước ta, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời trên cơ sở đáp ứng đòi hỏi chính đáng của các nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nhằm bảo đảm tinh thần nhân đạo của việc cho nhận con nuôi.
Thứ tư, về thời hạn làm hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi: Nên quy định những cơ chế đảm bảo thực hiện thủ tục xin nhận con nuôi đúng thời hạn của các cơ quan có thẩm quyền để hạn chế tình trạng có những hồ sơ kéo dài đến hàng năm. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng có những giấy tờ hết thời hạn trước khi hồ sơ được xem xét giải quyết, nên có quy định kéo dài thời hạn cho một số loại giấy tờ có trong hồ sơ của người xin nhận con nuôi. Ví dụ như : Giấy chứng nhận sức khoẻ có thể kéo dài thời hạn lên 01 năm cho phù hợp với việc khám sức khoẻ định kỳ của các nước.
Thứ năm, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định pháp luật khi lập hồ sơ cho trẻ em (từ khi được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng đến khi được giới thiệu làm con nuôi); hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ sáu, cơ quan chức năng cần có biện pháp tạo ra sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế, trong đó ưu tiên tìm mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em; việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp thay thế cuối cùng, khi không thể tìm được mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em. Muốn vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề nuôi con nuôi trong nước, từ đó hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Thứ bảy, Hiện nay, Việt Nam đã ký các điều ước song phong về hợp tác nuôi con nuôi với một số nước. Tuy nhiên trên thực tế , nhu cầu nhận con nuôi của công dân ở các nước chưa ký kết các hiệp định với Việt Nam lại nhiều hơn. Mà một nguyên tắc cơ bản của việc cho con nuôi được quy định trong pháp luật nước ta là : người nhận nuôi phải thường trú ở nước mà Việt Nam và nước đó có điều ước quốc tế về nuôi con nuôi ( Điều 28 Luật nuôi con nuôi)(9). Do vậy đứng trước tình hình một số hiệp định đã hoặc chuẩn bị hết hiệu lực vào thời điểm hiện nay(như Mỹ, Thụy Điển,Ailen, đồng thời các hiệp định hợp tác nuôi con nuôi của Viẻt Nam còn hạn chế. Để mở rộng hợp việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở những nước là thành viên của Công ước Lahaye có nhu cầu mà không phải ký kết điều ước song phương như Anh, Hà Lan, Bỉ, Đức, Na Uy,… tạo cơ hội để Việt Nam tham gia vào cơ chế hợp tác quốc tế đa phương, nhằm trao đổi thông tin pháp luật, kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ kỹ thuật và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực NCN thì một vấn đề được quan tâm hiện nay là Việt Nam cần nhanh chóng hoàn tất thủ tục phê chuẩn việc gia nhập Công ước LaHay (ngày 29/5/1993) về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước.
Tuy nhiên một khó khăn chính là pháp luật Việt Nam liên quan tới nuôi con nuôi vẫn còn rải rác trong nhiều văn bản với những quy định chưa tương đồng so với các quy định của Công ước. Chính vì vậy chúng ta cần phải hệ thống hoá các quy định về nuôi con nuôi trong nước ,bên cạnh đó cần xây dựng và ban hành những quy định nhằm nội luật hóa” các nguyên tắc của Công ước và “hài hòa hóa” các qui định pháp luật trong nước về nuôi con nuôi và bảo vệ trẻ em với qui định của Công ước.
Thứ tám, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần thiết lập cho riêng mình một hệ thống các tiêu chí để cấp phép cho các tổ chức nuôi con nuôi phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, ngoài những xem xét đơn thuần về mặt hành chính. Cần có những quy định cụ thể của pháp luật và việc tham khảo lấy ý kiến về tính hợp pháp trong hoạt động của nước sở tại đối với các tổ chức nuôi c