Đề tài Đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại phân xưởng chế biến thuộc nhà máy in Quân đội I

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu năm 1987, soát xét lần 1 năm 1994, lần hai ngày 14/12/2000. Đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, quy tụ kinh nghiệm quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng. ISO 9001:2000 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được soát xét lần 2, thay thế ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 của phiên bản 1994, ứng với TCVN ISO 9001:2000 mô tả các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Áp dụng ISO 9000 giúp doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận công nghệ quản lý tiên tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ; giảm thiểu sản phẩm, dịch vụ không phù hợp; tạo lập niềm tin nơi khách hàng; tăng cường tính cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường mới. Đơn vị có chứng nhận ISO 9000 chính là khẳng định sự cam kết về chất lượng, tăng uy tín trên thương trường và thị trường xuất khẩu. Năm 1995, Việt Nam lần đầu tiên áp dụng ISO 9000 và sau hơn 10 năm ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, tạo cho họ có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản. Đến nay không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng ISO 9000 mà nó đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, tổ chức quản lý hành chính. Nhà máy In Quân đội I là một đơn vị của Bộ Quốc Phòng. Lãnh đạo Nhà máy với kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều năm đã sớm nhận ra tầm quan trọng và sự cần thiết phải áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong doanh nghiệp mình. Bắt đầu từ năm 2006, Nhà máy chính thức áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong toàn bộ Nhà máy. Sau 4 năm áp dụng, Hệ thống quản lý chất lượng đã phát huy tác dụng, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi cung cách làm việc, trong tư duy lãnh đạo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy. Trong dây chuyền sản xuất sản phẩm in của Nhà máy, Phân xưởng Chế bản có nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu từ khách hàng, lập makét, tách màu, bình bản, phơi bản để cho ra bán thành phẩm là bản kẽm in. Với một loạt các bước kỹ thuật quan trọng phải thực hiện, Phân xưởng chế bản có vị trí trọng tâm trong bộ máy sản xuất của Nhà máy. Do vậy việc áp dụng tốt tiêu chuẩn chất lượng ISO trong phân xưởng sẽ giúp bộ máy sản xuất vận hành theo dây chuyền, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và dần hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Để hiểu sâu hơn về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và lợi ích mà việc áp dụng ISO đem lại cho doanh nghiệp, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng Chế bản thuộc Nhà máy in Quân đội I” với mục đích: - Đánh giá chính xác, trung thực việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 - Những kết quả mà Nhà máy đã đạt được nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý đó. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Nhà máy. Kết cấu của bài viết gồm 3 chương: - Chương I: Giới thiệu về Nhà máy In Quân đội I - Chương II: Thực tế triển khai và áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 tại Phân xưởng chế bản của Nhà máy in Quân đội I - Chương III: Đánh giá thực tế áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng chế bản

doc47 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại phân xưởng chế biến thuộc nhà máy in Quân đội I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu năm 1987, soát xét lần 1 năm 1994, lần hai ngày 14/12/2000. Đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, quy tụ kinh nghiệm quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng. ISO 9001:2000 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được soát xét lần 2, thay thế ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 của phiên bản 1994, ứng với TCVN ISO 9001:2000 mô tả các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Áp dụng ISO 9000 giúp doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận công nghệ quản lý tiên tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ; giảm thiểu sản phẩm, dịch vụ không phù hợp; tạo lập niềm tin nơi khách hàng; tăng cường tính cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường mới. Đơn vị có chứng nhận ISO 9000 chính là khẳng định sự cam kết về chất lượng, tăng uy tín trên thương trường và thị trường xuất khẩu. Năm 1995, Việt Nam lần đầu tiên áp dụng ISO 9000 và sau hơn 10 năm ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, tạo cho họ có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản. Đến nay không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng ISO 9000 mà nó đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, tổ chức quản lý hành chính... Nhà máy In Quân đội I là một đơn vị của Bộ Quốc Phòng. Lãnh đạo Nhà máy với kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều năm đã sớm nhận ra tầm quan trọng và sự cần thiết phải áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong doanh nghiệp mình. Bắt đầu từ năm 2006, Nhà máy chính thức áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong toàn bộ Nhà máy. Sau 4 năm áp dụng, Hệ thống quản lý chất lượng đã phát huy tác dụng, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi cung cách làm việc, trong tư duy lãnh đạo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy. Trong dây chuyền sản xuất sản phẩm in của Nhà máy, Phân xưởng Chế bản có nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu từ khách hàng, lập makét, tách màu, bình bản, phơi bản để cho ra bán thành phẩm là bản kẽm in. Với một loạt các bước kỹ thuật quan trọng phải thực hiện, Phân xưởng chế bản có vị trí trọng tâm trong bộ máy sản xuất của Nhà máy. Do vậy việc áp dụng tốt tiêu chuẩn chất lượng ISO trong phân xưởng sẽ giúp bộ máy sản xuất vận hành theo dây chuyền, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và dần hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Để hiểu sâu hơn về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và lợi ích mà việc áp dụng ISO đem lại cho doanh nghiệp, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng Chế bản thuộc Nhà máy in Quân đội I” với mục đích: Đánh giá chính xác, trung thực việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Những kết quả mà Nhà máy đã đạt được nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý đó. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Nhà máy. Kết cấu của bài viết gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu về Nhà máy In Quân đội I Chương II: Thực tế triển khai và áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 tại Phân xưởng chế bản của Nhà máy in Quân đội I Chương III: Đánh giá thực tế áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Phân xưởng chế bản CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I 1. Giới thiệu Nhà máy Tên nhà máy : NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I Tên tiếng Anh : ARMY PRINGTING HOUSE N0 1 – viết tắt (ARMY PRINGTING N01) Địa chỉ : 21 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : (084 - 4) 38433678, (084 - 4) 22700099 Fax : (084 - 4) 38453107 Email : nhain bqdn1@ hn. vnn.vn Cơ sở 2 : Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại : (084 - 4) 37644010 Fax : (084 - 4) 38371644 Giấy phép kinh doanh số: 0106000639 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 06/3/2006. Số vốn điều lệ: 44.841.416.878 đồng Việt Nam Mặt hàng sản xuất kinh doanh là in các loại sách, báo, tạp chí…. 2. Lịch sử hình thành và phát triển Cùng với cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của dân tộc ta, ngày 17/12/1946 Chính trị Cục Bộ Quốc Phòng quyết định trưng mua một số máy in của các cơ sở tư nhân, tổ chức lực lượng lập cơ sở in phục vụ nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của Quân đội và cũng lấy đây là cột mốc ra đời Nhà máy in Quân đội. Sau hòa bình lập lại, từ Việt Bắc trở về Nhà máy được xây dựng tại Thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Do yêu cầu phát triển của tờ Báo QĐND ra hàng ngày phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, năm 1972 xưởng in báo tại 21 Lý Nam Đế được thành lập. Đây là tiền thân của Nhà máy in Báo QĐND sau này. Ngày 25/02/1980 Thủ trưởng Tổng cục Chính trị ký quyết định thành lập Nhà máy in Báo QĐND I thuộc Báo QĐND. Từ một cơ sở nghèo nàn về hạ tầng, lạc hậu về trang bị kỹ thuật công nghệ đến nay Nhà máy đã trở thành một trong những trung tâm in báo hiện đại, đồng bộ có uy tín ở phía Bắc. Nhà máy in Quân đội ở Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội có nhiệm vụ chính là in các loại ấn phẩm sách, tạp chí, phục vụ Quân đội. Đầu những năm đổi mới cùng với sự phát triển chung của Đất nước, Nhà máy đã đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế công nghệ in ty po cũ, lạc hậu bằng công nghệ in ofset hiện đại.Cùng với việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại Nhà máy cũng đã đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Nhà máy luôn đề cao chữ tín với khách hàng, sản phẩm của nhà máy luôn đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, thời gian được khách hàng đánh giá cao. Trong nhiều năm liên tục Nhà máy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Trước tình hình phát triển kinh tế của đất nước cùng với sự hội nhập kinh tế khu vực và đất nước, đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng có những yêu cầu cao hơn: tính năng động, sức cạnh tranh, vốn, trang thiết bị... vì vậy việc tổ chức lại các doanh nghiệp để tăng cường sức mạnh tổng hợp là tất yếu. Trên tinh thần đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 154/QĐ - BQP ngày 10/10/2005 hợp nhất Nhà máy in Quân đội (Cầu Diễn) và Nhà máy in báo QĐND 1 thành trung tâm in tổng hợp ở phía Bắc với tên gọi: Nhà máy in Quân đội 1. Phát huy truyền thống của đơn vị qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, tập thể Đảng ủy, Ban lãnh đạo Nhà máy cùng toàn bộ cán bộ, quân, công nhân viên trong Nhà máy tiếp tục phấn đấu xây dựng Nhà máy ngày càng phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xứng đáng là đơn vị tiêu biểu, trung tâm in tổng hợp lớn nhất của Quân đội ở phía Bắc. 3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Nhà máy Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Để thích ứng với cơ chế thị trường phức tạp hay biến động với địa bàn hoạt động rộng và để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Nhà máy đã thực hiện mô hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là kiểu cơ cấu được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Trong cơ cấu này, các chức năng được chuyên môn hoá hình thành nên các phòng ban. Các phòng ban chỉ tồn tại với tư cách là bộ phận tham mưu, giúp việc, theo dõi, đề xuất, nghiên cứu và tư vấn cho giám đốc trong phạm vi chức năng của mình. Mô hình tổ chức này có ưu điểm là giảm bớt được gánh nặng cho cán bộ chỉ huy cấp cao, đồng thời vẫn phát huy được hết các sáng kiến, khả năng đóng góp của các chuyên gia, các lãnh đạo cấp trung gian trong công tác quản lý và dễ dàng trong công việc thực hiện chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người có quyền điều hành, quản lý cao nhất của Nhà máy, Giám đốc do Tổng cục bổ nhiệm. Giám đốc phải có tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp Nhà nước do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ VII, ngày 20/4/1995. Phó giám đốc Nhà máy là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Nhà máy theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Để phục vụ đắc lực cho công việc chỉ huy sản xuất kinh doanh được tập trung và thống nhất trong toàn công ty, đảm bảo sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa các đơn vị, Nhà máy tổ chức 05 phũng, ban và 06 phõn xưởng sản xuất. * Phòng tổ chức hành chính là một phòng chức năng của Nhà máy, chịu sự chỉ huy, quản lý của Giám đốc, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chức năng cấp trên về nghiệp vụ hành chính tổ chức, lao động tiền lương, có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức, tiền lương, hành chính. Phòng có nhiệm vụ tham mưu triển khai xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động doanh nghiệp và xây dựng các quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kỹ thuật, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp, đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai sắp xếp kiện toàn bộ máy quản lý Nhà máy. Giúp Giám đốc xây dựng và triển khai kế hoạch nâng lương, chuyển xếp lương, phiên quân hàm cho cán bộ, công nhân viên. Tham mưu cho giám đốc ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật. * Phòng Kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ tiếp nhận khách hàng khi đến làm việc về đặt in, tiếp nhận bài mẫu do khách hàng mang đến đặt in. Phòng Kế hoạch kết hợp với Phòng Tài chính để tính toán giá cả làm hợp đồng và thụ lý hợp đồng in. Phòng kế hoạch phải lập được kế hoạch triển khai công việc sản xuất theo ngày, tuần, tháng. Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo công tác kỹ thuật, thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất của Nhà máy để báo cáo ở giao ban hoặc báo cáo khi Giám đốc yêu cầu. * Phòng Vật tư có chức năng lập kế hoạch cung cấp vật tư ngắn hạn, dài hạn theo yêu cầu của sản xuất. Đảm bảo công tác nhập xuất vật tư, thành phẩm đúng số lượng, chủng loại. Phân tích, đánh giá các nhà cung ứng, tham mưu giúp Giám đốc lựa chọn đối tác cung cấp nguyên liệu. Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm về kho tàng, kịp thời đánh giá các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, phế liệu đề xuất phương án giải quyết. Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất được đảm bảo và lập báo cáo sản phẩm không phù hợp khi những vật tư kiểm tra không đạt yêu cầu. Vận hành cắt, xén giấy trắng phục vụ cho sản xuất. Quản lý các phương tiện phục vụ sản xuất và công tác. * Phòng Kỹ thuật cơ điện : chức năng là lập và quản lý hồ sơ kỹ thuật các trang thiết bị máy móc Nhà máy. Lập và triển khai thực hiện kế hoạch thiết bị máy móc gồm đầu tư, bảo dưỡng, sửa chữa, gia công đặt mua phụ tùng thiết bị… Có nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng phục vụ sản xuất và quản lý chất lượng máy móc, quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm của bộ phận sản xuất. * Phòng Tài chính là một phòng chức năng của Nhà máy, giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê và hạch toán kinh tế của Nhà máy. * Phân xưởng chế bản 1 : tiếp nhận tài liệu, bài, ảnh, ảnh mẫu, bông, maket, ổ đĩa tự động do phòng kế hoạch sản xuất đưa vào cho phân xưởng, phân loại từng tài liệu, bài, ảnh, ảnh mẫu, bông…. Bán thành phẩm của phân xưởng chế bản 1 là các kẽm in, chưa thành sản phẩm. * Phân xưởng chế bản 2 : sắp chữ vi tính, đánh màu ghi phim điện tử, bán bản in offset. Tham gia hoạt động cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công việc và thu nhập, cung cấp dữ liệu trong quá trình sản xuất cho các bộ phận phân tích thống kê, tham gia khắc phục sự cố trong quá trình sản xuất. * Phân xưởng máy in 1 có nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ chính trị là in các sản phẩm của Báo Quân đội nhân dân cũng như các nhiệm vụ kinh tế khác. Nhận kế hoạch sản xuất, makét, bản in và lệnh sản xuất mà phân xưởng cơ bản giao cho. * Phân xưởng máy in 2 có nhiệm vụ nhận phiếu sản xuất do phòng kế hoạch sản xuất giao, căn cứ vào tính chất, yêu cầu trên phiếu sản xuất, đến tài liệu, chủng loại giấy…. để hoàn thành sản xuất. Chịu trách nhiệm tổ chức ca sản xuất, bố trí theo quy trình công nghệ và kế hoạch do phòng kế hoạch đề ra nhằm đảm bảo hoàn thành in các ấn phẩm được giao. Trang bị máy móc bảo đảm sản xuất lao động 24/24h trong ngày, 7 ngày/tuần. * Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm 1: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Nhà máy trong lồng và đóng xén các loại tài liệu, báo và tạp chí cùng bán thành phẩm do Nhà máy yêu cầu. Đảm bảo thời gian, kỹ thuật và kinh tế mà phòng sản xuất kỹ thuật cũng như Ban giám đốc đề ra. * Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm 2: có nhiệm vụ nhận phiếu ở Phòng kế hoạch sản xuất giao, căn cứ vào tính chất, yêu cầu trên phiếu, trên tài liệu, chủng loại, quy cách, số lượng tài liệu, sau đó tiến hành sản xuất. Chịu trách nhiệm tổ chức, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu công việc của Phòng kế hoạch sản xuất giao. Lập báo cáo, xử lý các sản phẩm không phù hợp trong phạm vi thẩm quyền. 4. Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh chủ yếu của Nhà máy Trong năm 5 vừa qua Nhà máy đã không ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động. Đầu tư cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn công nghiệp, vốn sản xuất ngày càng mở rộng. Tận dụng tiện ích thuận lợi sẵn có và mở dịch vụ liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất, thu hút khách hàng, tạo công ăn việc làm ổn định cho CBCNV. Với phương pháp tự sản xuất, hạch toán kinh doanh, mục tiêu của Nhà máy đề ra trong nhưng năm tới là doanh thu liên tục tăng, giảm chi phí tới mức tối thiểu. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO Nhà máy có những đổi mới trong sử dụng công nghệ hiện đại bên cạnh đó Nhà máy cũng chịu sự chi phối của giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cao. Chính vì vậy mà lãnh đạo Nhà máy đưa ra nhiệm vụ trong thời gian tới là thu hút khách hàng đồng thời giảm chi phí sản xất, chi phí nguyên vật liệu. Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng cục Chính trị giao cho. Phát huy hơn nữa năng lực in là tiềm năng sẵn có. Tận dụng ngân sách, tăng cường đầu tư chiều sâu, đào tạo thợ lành nghề bậc cao kế cận, thay thế dần các máy cũ hỏng. Một số chỉ tiêu thể hiện qui mô của Nhà máy trong 4 năm gần đây: STT  Chỉ tiêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008   1  Tổng TSCĐ  35.743.000.000  63.241.500.000  67.797.000.000  75.234.500.000   2  Nguồn vốn KD  22.484.000.000  19.566.000.000  16.969.000.000  5.898.000.000   3  Doanh thu thuần  65.940.530.120  65.234.566.760  69.453.387.120  74.783.721.800   4  Lợi nhuận gộp  5.329.843.320  8.111.948.360  7.219.198.280  8.439.676.760   5  Lợi nhuận thuần  741.431.388  3.986.650.0004  2.601.365.496  1.166.933.868   6  Lợi nhuận trước thuế  1.295.544.504  4061.334.044  2.654.764.016  1.036.652.012   7  Lợi nhuận sau thuế  932.792.044  2.924.160.512  1.911.430.092  746.389.448   CHƯƠNG II THỰC TẾ TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2000 TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BẢN CỦA NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I 2.1. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng 2.1.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm Mặc dù là cơ quan phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng, quân đội nhưng nhà máy in quân đội I vẫn tham gia vào thị trường in một cách độc lập và tự quyết. Điều này thể hiện ở việc công ty tự quyết định nhận in thêm loại ấn phẩm nào, số lượng bao nhiêu, đơn giá... Như vậy cũng đồng nghĩa với việc nhà máy phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Mặt khác, đây là một thị trường đầy biến động về giá cả, vật tư hàng hoá nói chung và vật tư ngành in nói riêng đã ảnh hưởng xấu đến chi phí đầu vào và đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SX-KD. Đối với nhà máy in quân đội I, ngoài việc phải chịu tác động của những biến động chung đối với ngành in, còn phải chịu tác động của những biến động riêng. Đây cũng là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo của nhà máy trong việc lựa chọn một chiến lược mới, lập ra một kế hoạch sản xuất mới cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà máy. 2.1.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ Quy trình công nghệ : Loại hình sản xuất của Nhà máy là kiểu chế biến liên tục theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng loạt từ tài liệu gốc ban đầu xuất phát từ đặc điểm của ngành in, quy trình sản xuất sản phẩm của Nhà máy được tiến hành qua các bước công nghệ như sau: - Lập Maket: Khi nhận được toàn bộ các tài liệu gốc thì bộ phận lập Makét sẽ tiến hành tranh ảnh, chữ mầu cần phải đem đị chụp tách màu điện tử, mỗi bản bao gồm 4 mầu chủ yếu: xanh, đỏ, đen, vàng. Việc lập Makét và tách mầu điện tử được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bình bản. - Bình bản: Trên cơ sở Makét tài liệu và phim mầu, bộ phận bình bản sẽ làm nhiệm vụ sắp xếp, bố trí các loại chữ, hình ảnh theo khuân mẫu của tờ báo có cùng một màu trên tấm mica theo từng trang in. - Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển đến, bộ phận chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhuôm hay kẽm. - Gia công in: Nhận vật tư từ kho của Nhà máy, gia công từ các bản khuôn in máy tạo ra từng loại in theo mỗi bản khuôn. - Giai đoạn hoàn thành: Sau khi nhận được các tờ in từ giai đoạn in chuyển sang, bộ phận đóng sách bắt giấy theo thứ tự từ tay sácg, các tay sácg được đóng thành quyển sau đó vào bìa, xén gọn 3 mặt sách cho đẹp và cuối cùng là đóng gói và giao cho khách hàng. Sơ đồ 2.1 : Quy trình công nghệ in Nguồn : Phòng kỹ thuật (2009 ) Việc qua nhiều bước, nhiều công đoạn đòi hỏi phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ từng khâu, từng công đoạn. Bởi sản xuất theo dây truyền nên các khâu phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, trong một khâu có sự cố thì các khâu khác cũng phải ngừng. Để đạt hiệu quả cao, ban lãnh đạo cần phân chia cấp dưới xuống từng phân xưởng theo dõi sát sao từng công đoạn của quá trình sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhà máy có 3 loại hình chủ yếu, đó là in điện tử, in offset và in ánh sáng. + In laser điện tử phục vụ soạn thảo văn bản, tài liệu gốc ban đầu, với những tài liệu đòi hỏi chất lượng cao. + Offset dùng cho tranh ảnh, mỹ thuật, sách báo tạp chí. + In ánh sáng đùng để in các ban đồ đơn giản, phục vụ công tác dự trữ báo cáo. Để phù hợp với yêu cầu sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy, Nhà máy in tổ chức thành các Phân xưởng như: Phân xưởng chế bản: Có nhiệm vụ chế bản, bình bản và phơi bản Phân xưởng máy in: Có nhiệm vụ in ra thành phẩm Phân xưởng sách: Đóng xén, lồng thành phẩm 2.1.4 Đặc điểm về số lượng, chất lượng lao động Bảng 2.1 : số lượng, chất lượng lao động của nhà máy in quân đội I Chỉ tiêu  Số lượng  Tỷ trọng so với DN (%)   Tổng số nhân viên trong DN  382  100 %   Trình độ chuyên môn: - Trên đại học: - Đại học: - Cao đẳng : - Trung cấp: - Sơ cấp, nghề:  0 45 141 44 152  - 11,8 36,8 12,5 39   Độ tuổi: - Trên 20 tuổi: - Trên 30 tuổi: - Trên 40 tuổi: - Tên 50 tuổi :  37 160 121 64  9,7 41,8 31,7 16,7   Giới tính : -Nam : -Nữ :  198 184  51,83 48,17   Nhận xét : - Về trình độ học vấn: Theo bảng trên ta nhận thấy số lượng lao động có trình độ sơ cấp nghề chiếm đa số với 152 người, chiếm 39 %. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà máy in chủ yếu là lao động làm việc tại các phân xưởng, do vậy không cần thiết phải có trình độ học vấn cao. Tuy nhiên do đặc thù công việc nên lao động phải có trình độ tương đương. Tiếp sau là cao đẳng với 141 người , chiếm 36,8% - Về độ tuổi: Ta nhận thấy nhà máy có cơ cấu tuổi khá đồng đều, tuy nhiên độ tuổi từ 30-40 chiềm đa số, đây là một điều kiện khá thuận lợi để nhà máy phát triển, vì ở độ tuổi này người lao động hiện đang có sức khỏe tốt, kinh nghiệp tích lũy khá nhiều và đang ở độ tuổi phấn đấu cao cho sự nghiệp do vậy nó tạo nên sức lao động và khả năng tư duy đổi mới cho nhà máy. - Về cơ cấu giới tính: Nhà máy có cơ cấu giới tính khá đồng đều, điều này tạo nên môi trường làm việc khá hòa đồng, các xung đột có thể được cởi bỏ. Đây là điều kiện giúp nhà máy tạo nên một môi trường văn hóa là
Luận văn liên quan