Vào mỗi khi kết thúc học kỳcủa từng năm học, bên cạnh việc đánh giá
xếp loại học lực,giáo viên chủnhiệm lớp còn thực hiện thêm một nhiệm vụ
nữa là đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh. Đây là một công việc hết sức
quan trọng, bởi việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh là sựghi nhận của
một quá trình phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của các em trong
khoảng thời gian nhất định. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽcó tác dụng
lớn trong việc giáo dục ý thức tựgiác rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức
của mỗi học sinh, từ đó tạo ra một phong trào thi đua học tập tốt, rèn luy ện tốt
góp phần xây dựng tập thểlớp ngày càng vững mạnh.Tuy nhiên đây cũng là
một công việc hết sức khó khăn đối với người giáo viên, bởi lẽviệc đánh giá
xếp loại hạnh kiểm không phải dựa vào các điểm sốnhất định như ởhọc lực
mà chỉdựa vào các tiêu chí đánh giá xếp loại theo thông tưhướng dẫn của Bộ
Giáo dục-Đào tạo cũng nhưcác qui định của nhà trường . Vì vậy để đánh giá
xếp loại đúng hạnh kiểm của học sinh theo các mức độtốt, khá, trung bình,
yếu; giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải có một quá trình bám lớp, thường
xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời vềcác hành vi đạo đức của học sinh trong
hoạt động học tập, sinh hoạt tập thểcộng đồng cũng nhưhành vi ứng xửcủa
các em trong các mối quan hệvới thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh v v.
Trong khi đó, thời gian có mặt trên lớp của giáo viên chủ nhiệm, nhất là
những giáo viên có môn dạy ít tiết rất hạn chế
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng chấm điểm thi đua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ XẾP
LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH
DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM
THI ĐUA”
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
I.ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH
DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA
II.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Vào mỗi khi kết thúc học kỳ của từng năm học, bên cạnh việc đánh giá
xếp loại học lực,giáo viên chủ nhiệm lớp còn thực hiện thêm một nhiệm vụ
nữa là đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh. Đây là một công việc hết sức
quan trọng, bởi việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh là sự ghi nhận của
một quá trình phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của các em trong
khoảng thời gian nhất định. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ có tác dụng
lớn trong việc giáo dục ý thức tự giác rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức
của mỗi học sinh, từ đó tạo ra một phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt
góp phần xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh.Tuy nhiên đây cũng là
một công việc hết sức khó khăn đối với người giáo viên, bởi lẽ việc đánh giá
xếp loại hạnh kiểm không phải dựa vào các điểm số nhất định như ở học lực
mà chỉ dựa vào các tiêu chí đánh giá xếp loại theo thông tư hướng dẫn của Bộ
Giáo dục-Đào tạo cũng như các qui định của nhà trường . Vì vậy để đánh giá
xếp loại đúng hạnh kiểm của học sinh theo các mức độ tốt, khá, trung bình,
yếu; giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải có một quá trình bám lớp, thường
xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời về các hành vi đạo đức của học sinh trong
hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể cộng đồng cũng như hành vi ứng xử của
các em trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh v v.
Trong khi đó, thời gian có mặt trên lớp của giáo viên chủ nhiệm, nhất là
những giáo viên có môn dạy ít tiết rất hạn chế.
Khó khăn lớn nhất trong công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh
của giáo viên chủ nhiệm ở đây là làm thế nào để đánh giá chính xác, khách
quan công bằng về mức độ hạnh kiểm giữa các học sinh với nhau để từ đó tạo
ra động lực phấn đấu rèn luyện cho mỗi học sinh, qua đó góp phần thiết thực
vào việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực đúng
theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi
những biện pháp nhằm đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh sao cho đạt được
hiệu quả cao nhất. Cuối cùng tôi đã chọn phương pháp " Đánh giá xếp loại
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng chấm điểm thi đua ". Và tôi nhận thấy
phương pháp này không những giúp tôi được thuận lợi hơn trong việc đánh
giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở mỗi học kỳ và cuối năm học, mà còn
làm cho tập thể lớp có nhiều chuyển biến tích cực. Vì vậy tôi mạnh dạn trình
bày đề tài này để quý đồng nghiệp và HĐKH các cấp xem xét bổ sung, đánh
giá nhằm thực hiện được tốt hơn.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng chấm điểm thi đua
có nghĩa là căn cứ vào số điểm thi đua mà các em đã đạt được trong quá trình
phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, tùy theo kết quả cao hay thấp
mà giáo viên có thể phân định ra các mức độ xếp loại tốt, khá, trung bình,v v.
Muốn cho phương pháp này mang lại hiệu quả, trước hết việc xây dựng bảng
điểm thi đua, giáo viên chủ nhiệm cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá xếp
loại học sinh trung học phổ thông theo Quyết định số 40 ban hành vào ngày
05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Qui định về
nội qui học sinh của Nhà trường cũng như Qui chế thi đua của Đoàn Thanh
niên theo từng năm học. Bảng điểm thi đua phải đảm bảo phản ánh toàn diện
các mặt rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh như: Tinh thần thái độ học
tập; ý thức xây dựng tập thể lớp; mối quan hệ ứng xử với thầy cô, bạn bè,
những người xung quanh; kết quả tham gia lao động, các hoạt động tập thể
của lớp,của trường và hoạt động xã hội; kết quả rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ môi trường v v.
Bảng điểm thi đua phải rõ ràng chính xác, đáp ứng được nội dung
cũng như mục tiêu giáo dục học sinh trong Nhà trường phổ thông.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Khi làm công tác chủ nhiệm, mỗi giáo viên đều đề ra cho mình một
cách thức riêng trong việc theo dõi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh sao
cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên trên thực tế đối với trường ta
trong những năm qua,do việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh phần lớn
dựa theo bảng khống chế xếp loại thi đua của Đoàn Thanh niên, cho nên một
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
số giáo viên còn gặp phải lúng túng trong một số trường hợp, chẳng hạn: cùng
một nhóm đối tượng học sinh như nhau nhưng việc đánh giá xếp loại hạnh
kiểm phải phân chia ra nhiều mức độ khác nhau như tốt, khá, trung bình v
v.Đây quả là một công việc hết sức khó khăn. Về phía giáo viên, nếu không
dựa vào những kết quả theo dõi chuẩn xác thì dễ dẫn đến việc đánh giá xếp
loại mang tính chất cảm tính thiếu công bằng. Về phía học sinh, trừ những em
được xếp loại hạnh kiểm tốt, còn những em có hạnh kiểm khá trở xuống phần
lớn đều có tâm lí không thỏa mãn, từ đó ít nhiều sẽ làm giảm đi động cơ, ý chí
phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của các em.
Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo bảng chấm điểm thi đua
đã phần nào khắc phục được những hạn chế nói trên; giúp cho giáo viên có
thể đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh một cách dễ dàng, công bằng và
chính xác. Mặt khác việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm theo cách thức này về
mặt khách quan đã tạo nên tính tự giác, tự quản của học sinh trong học tập,
rèn luyện và tham gia các phong trào hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho việc
xây dựng một tập thể lớp ngày càng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu về
giáo dục và giáo dưỡng do Nhà trường đề ra.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Sau đây tôi xin trình bày một số bước tiến hành xây dựng và thực thi đề
tài này:
A.Xây dựng nội dung thi đua:
Trước hết, sau khi nhận lớp giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng tìm hiểu
đối tượng học sinh như: Đặc điểm tình hình học tập, nề nếp sinh hoạt của tập
thể lớp trong các năm học trước; hoàn cảnh gia đình và bản thân của từng học
sinh. Sau đó giáo viên nhanh chóng cho tổ chức đại hội để bầu ra ban cán sự
lớp bao gồm các chức danh từ tổ trưởng trở lên.Trong buổi đại hội lớp, giáo
viên chủ nhiệm thông qua qui chế thi đua trong năm học của lớp và cho học
sinh thảo luận góp ý để đi đến thống nhất thực hiện. Qui chế thi đua gồm các
vấn đề như: Bảng điểm thi đua; Bảng qui định về điểm thưởng và điểm phạt;
cách tính điểm thi đua trong học kỳ và cách xếp loại hạnh kiểm được xây
dựng như sau:
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
a.Bảng điểm thi đua:
Toàn bộ các hoạt động học tập, lao động sinh hoạt và rèn luyện của học
sinh trong nhà trường được cụ thể hóa bằng điểm thi đua theo thang điểm 100
dựa trên 10 nội dung sau : ( xin xem ở trang kế tiếp)
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
TT
NỘI DUNG THI ĐUA
ĐIỂM
1 Chuyên cần : Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, vắng
có lí do chính đáng .
10đ
2 Nề nếp tác phong : Thực hiện đúng các qui định về
áo quần, giày dép,bảng tên,HH Đoàn,ngồi đúng vị
trí,nghiêm túc trong 15 phút đầu giờ...
10đ
3 Vệ sinh trực nhật: Quét dọn lau chùi phòng học, đổ
rác đúng nơi qui định,giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong
buổi học, tắt điện,quạt đúng theo thời gian qui định .
10đ
4 Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Thực
hiện tốt về học bài cũ và chuẩn bị bài mới khi đến lớp.
10đ
5 Thái độ học tập trên lớp: Nghiêm túc nghe giảng,
phát biểu xây dựng bài, thực hiện tốt qui chế kiểm tra.
10đ
6 Hoạt động phong trào: Tham gia đầy đủ các hoạt
động do nhà trường, Đoàn , Hội tổ chức.
10đ
7 Thực hiện các khoản đóng góp: Nộp đầy đủ các
khoản đóng góp do nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội qui
định
10đ
8 Hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, lao động:
Học sinh tham gia đầy đủ
10đ
9 Hoạt động nhân đạo từ thiện v v : Học sinh tham gia
đầy đủ
10đ
10 Đạo đức lối sống: Biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ
bạn bè, các em nhỏ, những người tàn tật; lễ phép với
thầy cô giáo, những người lớn tuổi; đấu tranh chống
mọi tệ nạn xã hội trong trường học, chấp hành đúng
luật giao thông, bảo vệ và gìn giữ tài sản công....
10đ
Tổng cộng 100đ
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
b.Các qui định về điểm thưởng (+) và điểm phạt (-)
*.Điểm thưởng:
1. Ban cán sự lớp ( lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, thủ quĩ, bí
thư, phó bí thư chi đoàn, đội cờ đỏ) : +5đ/1 người trong một học kỳ.
2. Cá nhân tham gia các hoạt động do Nhà trường và các đoàn thể
Đoàn, Hội tổ chức, nếu đạt giải:
Giải nhất: +4đ/ 1 lần; Giải nhì: +3đ/1 lần; Các giải còn lại: +2đ/1 lần.
3. Phát biểu xây dựng bài hoặc xung phong lên bảng giải bài tập,nếu
được giáo viên bộ môn cho từ 8 điểm trở lên: +2đ/1 lần.
4. Nhặt được của rơi trả lại cho người mất: +5đ/ 1 lần.
5. Tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo: +5đ/ 1 lần.
*. Điểm phạt:
1. Về chuyên cần: Vắng học không có lí do hoặc bỏ tiết : -5đ/1 lần.
Vắng có giấy phép nhưng không có chữ ký của Ban giám hiệu hoặc
giáo viên chủ nhiệm: -2đ/ 1 lần. Đi học trễ: -3đ/1 lần.
2. Về nề nếp tác phong: Áo quần, giày dép,bảng tên, Huy hiệu
Đoàn, đầu tóc không đúng qui định: -3đ/1 lần cho mỗi trường hợp. Ngồi
không đúng vị trí qui định của sơ đồ lớp : -3đ/ 1 lần. Không nghiêm túc trong
15 phút đầu giờ: -3đ/1 lần. Để xe đạp không đúng vị trí qui định: -3đ/1 lần.
3. Về vệ sinh trực nhật: Bỏ trực nhật: -5đ/1 lần.
Trực nhật chưa tốt: -3đ/ 1 lần. Đổ rác không đúng nơi qui định: -5đ/1
lần. Không tắt quạt, điện đúng theo thời gian qui định: -3đ/ 1 lần. Ăn quà vặt
làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường của lớp: -5đ/ 1 lần.
- Học sinh trực cờ đỏ nếu: Bỏ trực: -3đ/1 lần. Đi trực trễ: -1đ/ 1 lần.
4. Về học bài và chuẩn bị bài: Không học bài cũ( bị điểm 0) hoặc
không soạn bài theo yêu cầu của giáo viên bộ môn: -4đ/ 1 lần. Học bài cũ
chưa tốt (dưới 5 điểm), hoặc soạn bài chưa đạt yêu cầu: -2đ/ 1 lần.
5. Về thái độ học tập trên lớp: Làm việc riêng, có ý coi thường bộ
môn đang học: -5đ/1 lần. Không nghiêm túc trong giờ học hoặc kiểm tra:
- 3đ/ 1 lần.
6. Về hoạt động phong trào: Không tham gia: -5đ/1 lần. Có tham
gia nhưng thiếu nghiêm túc: -2đ/1/lần.
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
7. Về các khoản đóng góp: Nộp trễ so với thời gian qui định của nhà
trường cũng như của tổ chức Đoàn , Hội : -3đ/ 1 lần.
8. Về lao động, hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp: Vắng
không có lí do: -5đ/ 1 lần. Vắng có giấy phép: -2đ/1/lần ( trừ các trường hợp
đặc biệt có sự xin phép trực tiếp của phụ huynh với BGH hoặc với GVCN)
9. Về hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, công tác xã hội từ
thiện do các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phát động: Nếu học sinh
không tham gia: -3đ/1 lần.
10. Về đạo đức lối sống: Có hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo,
những người lớn tuổi, phát ngôn thiếu văn hóa, thiếu ý thức trong việc đoàn
kết xây dựng tập thể, gìn giữ và bảo vệ tài sản công nhưng chưa đến mức phải
ra Hội đồng kỉ luật: -7đ/ 1 lần.
11. Các trường hợp khác: Cán bộ lớp không hoàn thành nhiệm vụ
được giao: -2đ/ 1 lần. Học sinh không mời phụ huynh đi họp đầu năm, sơ kết
học kỳ và cuối năm học: -3đ/1 lần.
c. Cách tính điểm thi đua trong học kỳ
- Điểm thi đua của cá nhân trong từng học kỳ sẽ bằng 100 cộng với
điểm thưởng(điểm cộng) rồi trừ cho điểm phạt(điểm trừ).
Viết tắt: ĐCN = 100 + ĐT - ĐP
d. Cách xếp loại hạnh kiểm
- Xếp loại hạnh kiểm cá nhân học sinh dựa trên cơ sở: lấy kết quả
điểm thi đua từ cao xuống thấp theo số lượng tương ứng với chỉ tiêu khống
chế xếp loại hạnh kiểm của Đoàn trường.
+ Hạnh kiểm tốt: Học sinh có số điểm thi đua cao kèm theo điều
kiện: trong 10 nội dung thi đua không có nội dung nào < 6 điểm.
+ Hạnh kiểm khá: Không có nội dung thi đua nào < 4 điểm.
+ Hạnh kiểm trung bình: Các trường hợp còn lại.
B. Tổ chức thực hiện nội dung thi đua:
Để theo dõi việc chấm điểm thi đua một cách công bằng chính xác,
ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần phải cho mỗi học sinh đăng ký
thi đua và làm một bảng điểm thi đua cá nhân. Mỗi tổ phải có sổ theo dõi
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
chấm điểm thi đua cho từng thành viên ở tổ mình. Bảng điểm thi đua cá nhân
và sổ theo dõi của tổ phải đúng theo mẫu hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm
(xin xem ở phần phụ lục).
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hằng tuần, sau phần tổng kết đánh giá của
lớp trưởng về tình học tập sinh hoạt trong tuần của lớp;giáo viên chủ nhiệm
cho các tổ trưởng công bố kết quả thi đua trong tuần của các thành viên tổ
mình trước tập thể lớp.Nếu có trường hợp nào sai sót, giáo viên cho các em
chỉnh sửa ngay.
Sau mỗi tháng học,giáo viên chủ nhiệm cho các tổ trưởng tiến hành tổng
kết và xếp loại thi đua của các cá nhân trong tổ theo vị trí từ cao xuống
thấp.Những học sinh nào có số điểm thi đua quá thấp do mắc phải lỗi vi phạm
quá nhiều, giáo viên chủ nhiệm có thể thông báo về cho phụ huynh biết để
phối hợp cùng với giáo viên uốn nắn, nhắc nhở cho học sinh đó tiến bộ. Kết
thúc học kỳ, dựa trên cơ sở bảng điểm thi đua của từng cá nhân học sinh, sổ
theo dõi và bảng tổng hợp thi đua của các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm cho
tập thể lớp tiến hành họp đánh giá xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau hai năm triển khai thực hiện phương pháp này, bản thân tôi thấy
mang lại những hiệu quả thiết thực sau:
- Giáo viên có thể đánh giá được một cách toàn diện các mặt hoạt
động rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh, nhờ vậy mà việc xếp loại
hạnh kiểm từng học kỳ và cuối năm học được khách quan công bằng và chính
xác.
- Khắc phục được tình trạng lúng túng của giáo viên trong một số
trường hợp phải phân định số lượng hạnh kiểm tốt, khá trong một nhóm học
sinh theo tỉ lệ khống chế thi đua của Đoàn trường.
- Tạo ra được không khí dân chủ thoải mái trong quá trình họp xét
xếp loại hạnh kiểm của tập thể lớp. Học sinh cũng thỏa mãn với mức độ hạnh
kiểm của mình sau khi được xếp loại. Đa số phụ huynh đều đồng tình, không
có thắc mắc gì về kết quả rèn luyện của con em mình trong các cuộc họp kết
thúc học kỳ và cuối năm học.
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
Mặt khác việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo phương
pháp này về khách quan đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với nề nếp học tập,
sinh hoạt của tập thể lớp. Trước hết, nó tạo ra được tính tự giác, tự chủ và tự
quản của mỗi học sinh trong học tập, rèn luyện và tham gia lao động xã hội
góp phần làm cho nề nếp sinh hoạt của lớp có nhiều chuyển biến tích cực. Sau
hai năm triển khai phương pháp này ở hai tập thể học sinh có đặc điểm khác
nhau; một thuộc ban A và một thuộc ban C nhưng kết quả mang lại đều giống
nhau. Mặc dù là lớp cuối cấp, giáo viên chủ nhiệm lại ít có thời gian nhiều
trên lớp, nhưng tập thể học sinh vẫn duy trì tốt được nề nếp học tập sinh hoạt
từ đầu cho đến cuối năm học. Số học sinh vi phạm về nội qui của nhà trường
so với những năm chưa thực hiện phương pháp này giảm đi rất đáng kể. Tinh
thần thái độ học tập, rèn luyện của học sinh cũng có nhiều chuyển biến tích
cực (học sinh không vì tập trung cho các môn thi tốt nghiệp và đại học mà có
thái độ coi nhẹ hoặc xem thường các môn học khác, hoặc là chỉ lo mỗi một
việc học tập sao cho điểm học lực được cao, còn như các phong trào hoạt
động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp hay hoạt động tập thể xã hội khác thì ít
quan tâm đến). Nhờ vậy mà các hoạt động phong trào do Đoàn, Hội tổ chức
cũng như công tác lao động, ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ
lên lớp, học sinh đều tham gia đầy đủ. Hoạt động nhân đạo từ thiện cũng như
các khoản đóng góp do Nhà trường qui định, học sinh đều tham gia thực hiện
tích cực và kịp thời.Việc giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ tài sản công
trong lớp học cũng được đảm bảo tốt. Điểm số thi đua của lớp vào cuối năm
học được xếp vào nhóm các tập thể có vị thứ cao. Tỉ lệ học sinh đạt mức hạnh
kiểm khá,tốt tăng lên đáng kể.
VII. KẾT LUẬN:
Phương pháp " Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng
chấm điểm thi đua " là xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp
của giáo viên trong Nhà trường ở những năm qua. Đó là làm sao để theo dõi
nắm bắt được đầy đủ các biểu hiện về hành vi đạo đức của học sinh trên tất cả
các mặt học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, quan hệ xã hội v v trong khi thời
gian bám lớp của giáo viên chủ nhiệm quá ít ỏi, đặc biệt là những giáo viên có
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn.......................
bộ môn dạy ít tiết; là làm sao có thể vừa đánh giá xếp loại đúng mức độ rèn
luyện của học sinh, vừa đảm bảo không sai lệch với chỉ tiêu khống chế xếp
loại hạnh kiểm của Nhà trường. Phương pháp này bên cạnh giải quyết được
những vướng mắc băn khoăn của giáo viên chủ nhiệm về các vấn đề nói trên,
mặt khác còn tạo ra được mối quan hệ hài hòa giữa giáo viên chủ nhiệm và
tập thể học sinh trong quá trình làm việc. Với phương pháp này giáo viên chủ
nhiệm chủ yếu là người đóng vai trò hướng dẫn định hướng , còn tập thể học
sinh là người giữ vai trò tự chủ, tự quản trong các hoạt động học tập và rèn
luyện. Vì vậy mặc dù giáo viên chủ nhiệm ít có thời gian đeo bám lớp và
không cần nhắc nhở nhiều nhưng học sinh vẫn tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ
học tập và rèn luyện của mình. Chính điều này đã tạo ra phong trào thi đua
học tập tốt rèn luyện tốt trong học sinh, góp phần xây dựng môi trường học
tập lành mạnh thân thiện, học sinh tích cực đúng theo tinh thần chỉ đạo của
Bộ giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên để phương pháp này thực sự có hiệu quả, trong quá trình thực
hiện, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải quan tâm các vấn đề sau đây:
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải tìm cách xây dựng cho mình
một đội ngũ Ban cán sự lớp vững mạnh. Giáo viên phải chọn lựa những học
sinh giữ trọng trách từ cấp tổ trưởng trở lên là những học sinh có năng lực học
tập tốt, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, năng nổ nhiệt tình với công tác phong
trào, được đông đảo các thành viên trong lớp tín nhiệm.
- Việc tổng kết điểm số thi đua phải được tiến hành đều đặn trong các
tuần và tháng của năm học thì mới phát huy được hiệu quả của phương pháp
này.(Trên thực tế tôi nhận thấy một khi các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hằng tuần
không được tiến hành, thì việc tổng kết đánh giá thi đua sẽ gặp trục trặc ngay
và nề nếp thi đua của lớp khó tránh khỏi việc đi xuống).
- Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với
giáo viên bộ môn, các tổ chức Đoàn, Hội trong Nhà trường và đặc biệt là với
phụ huynh học sinh thì việc triển khai phương pháp này mới mang lại hiệu
quả cao.
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
...................Hoàng Xuân Tiến - Trư