Như chúng ta đều biết, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dù đã chú ý ngăn ngừa đề phòng nhưng con người vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro trong mọi lĩnh vực. Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như môi trường, các thảm họa thiên nhiên (bão lụt, hạn hán, động đất…), xã hội (bệnh dịch, tai nạn.). Tất thảy mọi rủi ro đó đều đe dọa đến khả năng tài chính của mỗi cá nhân, tổ chức những con người không may gặp tai nạn. Để ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro trên người ta nghĩ đến việc tại sao không đoàn kết cộng đồng, liên hợp nhiều người lại để chia sẻ mất mát với những con người kém may mắn đó? Một cá thể hay một tập thể nhỏ nếu đơn phương gánh chịu những hậu quả nặng nề của một hiểm hoạ thì thiệt hại đó có thể quá lớn thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Nhưng nếu phân tán được cho nhiều người thì rủi ro có thể bớt nặng nề, ai nấy đều có thể gánh chịu dễ dàng mà không ảnh hưởng gì đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân mình. Như vậy xét trên diện rộng là cả cộng đồng thì hành động này tận dụng được tối đa mọi nguồn lực xã hội và lợi ích xã hội thu được là rất lớn. Ý niệm cộng đồng hoá các rủi ro phát sinh đã dẫn tới hình thành các Công ty bảo hiểm.
Với hình thức kinh doanh là loại hình bảo hiểm rủi ro, các công ty bảo hiểm không chỉ giúp hạn chế những thiệt hại không mong muốn mà còn mang lại cảm giác yên tâm cho các cá nhân, tổ chức trong cuộc sống cũng như trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay làm thế nào để cho mọi người hiểu biết rõ về Bảo Hiểm rủi ro và thấy được lợi ích to lớn của nó, từ đó thu hút được nhiều người tham gia là một vấn đề đang gặp nhiều khó khăn. Để làm được điều đó cần phải được sự quan tâm chung của các tổ chức xã hội, không chỉ riêng ngành Bảo Hiểm. Xuất phát từ những suy nghĩ đó nên nhóm chúng tôi sẽ đi phân tích đề tài “ Đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm rủi ro sau khi Việt Nam gia nhập WTO”.
40 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm rủi ro của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM RỦI RO
1.1. Một số vấn đề chung về bảo hiểm 1.1.1. Bảo hiểm rủi ro và nguyên tắc hoạt động
1.1.1.1. Khái niệm
1.1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm rủi ro
1.1.1.3. Nguyên tắc hoạt động
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm rủi ro
1.2. Thị trường bảo hiểm.
1.2.1. Các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm
1.2.2. Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm
1.2.3. Các sản phẩm của bảo hiểm rủi ro
1.2.3.1. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm
1.2.3.2. Phân loại dựa vào tính chất nghiệp vụ của các loại bảo hiểm
CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2.2. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến
bảo hiểm
2.2.1. Nội dung các cam kết
2.2.1.1. Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam tại WTO
2.2.1.2. Các cam kết của Việt Nam tại Hiệp định Thương mại Việt Mỹ
2.2.2. Những ảnh hưởng đến bảo hiểm Việt Nam của các cam kết trên.
2.2.2.1. Về cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới
2.2.2.2. Về các cam kết hiện diện thương mại
2.2.2.3. Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc
2.2.2.4. Cam kết xoả bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau
2.3. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay
2.3.1. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO
2.3.2. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO
2.3.2.1. Đặc điểm của nền kinh tế xã hội và thị trường bảo hiểm 2007
2.3.2.1.1. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
2.3.2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ
2.3.2. 2. Những năm tiếp theo
CHƯƠNG III: NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
CHO BẢO HIỂM VIỆT NAM
3.1. Những cơ hội của ngành bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO.
3.2. Những thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO
3.3. Một số giải pháp và đề xuất cho bảo hiểm trong giai đoạn tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đều biết, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dù đã chú ý ngăn ngừa đề phòng nhưng con người vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro trong mọi lĩnh vực. Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như môi trường, các thảm họa thiên nhiên (bão lụt, hạn hán, động đất…), xã hội (bệnh dịch, tai nạn...). Tất thảy mọi rủi ro đó đều đe dọa đến khả năng tài chính của mỗi cá nhân, tổ chức những con người không may gặp tai nạn. Để ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro trên người ta nghĩ đến việc tại sao không đoàn kết cộng đồng, liên hợp nhiều người lại để chia sẻ mất mát với những con người kém may mắn đó? Một cá thể hay một tập thể nhỏ nếu đơn phương gánh chịu những hậu quả nặng nề của một hiểm hoạ thì thiệt hại đó có thể quá lớn thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Nhưng nếu phân tán được cho nhiều người thì rủi ro có thể bớt nặng nề, ai nấy đều có thể gánh chịu dễ dàng mà không ảnh hưởng gì đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân mình. Như vậy xét trên diện rộng là cả cộng đồng thì hành động này tận dụng được tối đa mọi nguồn lực xã hội và lợi ích xã hội thu được là rất lớn. Ý niệm cộng đồng hoá các rủi ro phát sinh đã dẫn tới hình thành các Công ty bảo hiểm.
Với hình thức kinh doanh là loại hình bảo hiểm rủi ro, các công ty bảo hiểm không chỉ giúp hạn chế những thiệt hại không mong muốn mà còn mang lại cảm giác yên tâm cho các cá nhân, tổ chức trong cuộc sống cũng như trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay làm thế nào để cho mọi người hiểu biết rõ về Bảo Hiểm rủi ro và thấy được lợi ích to lớn của nó, từ đó thu hút được nhiều người tham gia là một vấn đề đang gặp nhiều khó khăn. Để làm được điều đó cần phải được sự quan tâm chung của các tổ chức xã hội, không chỉ riêng ngành Bảo Hiểm. Xuất phát từ những suy nghĩ đó nên nhóm chúng tôi sẽ đi phân tích đề tài “ Đánh giá xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm rủi ro sau khi Việt Nam gia nhập WTO”.
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM RỦI RO
1.1. Một số vấn đề chung về bảo hiểm
1.1.1. Bảo hiểm rủi ro và nguyên tắc hoạt động
1.1.1.1. Khái niệm.
Bảo hiểm rủi ro là một loại hình bảo hiểm có lịch sử phát triển khá sớm. Khi giao lưu hàng hóa được mở mang giữa các nước, rủi ro xảy ra cũng khá nhiều, đồng thời trong quá trình của sống con người,nhiều yếu tố ngẫu nhiên cũng xảy ra đe dọa trực tiếp đến tính mạng tài sản của họ. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất và đời sống các nước đã có nhiều cách bảo hiểm khác nhau,bảo hiểm rủi ro là một trong các hình thức đó, cho đến nay bảo hiểm rủi ro còn gọi là bảo hiểm thương mại và ở nước ta còn gọi là bảo hiểm nhà nước.
Mục đích chính của bảo hiểm rủi ro là bồi thường những thiệt hại về của cải hay sức khỏe tính mạng con người bằng cách đảm nhận những rủi ro đó.
Từ đó có thể hiểu: bảo hiểm rủi ro là hệ thống các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn lực tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, phân phối và sử dụng chúng để trả bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro bất ngờ.
1.1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm rủi ro.
- Mục đích của bảo hiểm rủi ro trước hết là bồi đắp, bồi thường những tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm khi xảy ra sự cố bất ngờ nhưng bên cạnh đó bảo hiểm rủi ro còn mang tính chất kinh doanh.
Tính chất vừa bồi hoàn vừa không bồi hoàn của bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng đối với bảo hiểm rủi ro, nó đáp ứng được mục đích kinh doanh của bảo hiểm này, tức là khi không xảy ra rủi ro thì không phải bồi hoàn bảo hiểm phí sẽ tạo ra thu nhập cho người kinh doanh bảo hiểm.
- Tính chất bồi hoàn của bảo hiểm rủi ro: không biết trước được thời gian, không gian và quy mô, chỉ xác định được khi rủi ro thực tế xảy ra. Đặc điểm này tạo ra tính nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm trong thời gian nhất định, cho phép người bảo hiểm có thể sử dụng nó để tham gia vào thị trường tài chính để sinh hoạt.
- Việc bồi thường tổn thất thực tế cho người tham gia bảo hiểm thường rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền bảo hiểm phí đã đóng góp.
1.1.1.3. Nguyên tắc hoạt động
Hoạt động bảo hiểm thường được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm rủi ro trước hết là bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
Thực chất của hoạt động bảo hiểm là hoạt động mang tính phòng xa, nhằm bảo đảm an toàn về tài sản, tính mạng, trách nhiệm dân sự của người tham gia bao hiểm trước những rủi ro ngẫu nhiên xảy ra.Để thực hiện nguyên tắc này tất yếu nhà nước phải có luật bảo hiểm để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người tham gia bảo hiểm.
Nguyên tắc hạch toán kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh nghĩa là hoạt động kinh doanh các lĩnh vực bảo hiểm phải thu được lợi nhuận, phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Bởi vì các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất lưu thông hành hóa các doanh nghiệp hoạt động phải thu được lợi nhuận thì mới có điều kiện để bảo toàn và phát triển, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Để thực hiện nguyên tắc này các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảo hieemr những rủi ro không lường trước được chứ không bảo hiểm những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra, đồng thời phải chủ động tìm kiếm khách hàng, đổi mới hoạt động kinh doanh, mở rộng các nghiệp vụ…
- Nguyên tắc an toàn tài chính.
An toàn tài chính là một trong những nguyên tắc quan trọng đặc biệt của hoạt động bảo hiểm rủi ro. Yêu cầu của nguyên tắc này là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm, có biện pháp ngăn ngừa rủi ro làm mất khả năng chi trả dẫn đến nguy cơ phá sản.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm rủi ro
Vai trò của bảo hiểm rủi ro cũng chính là vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế. trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò rất to lớn.
Thứ nhất, góp phần ổn định sản xuất và đời sống.
Thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm tổn thất có hiệu quả sẽ giảm được khoản chi bồi thường. Từ đó, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ cao hơn đồng thời cũng mang lại sự an toàn chung cho xã hội.
Thứ hai, góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, bảo hiểm rủi ro không chỉ là tấm lá chắn kinh tế cho kinh doanh và đời sống của con người mà còn hoạt động với tư cách là các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Doanh nghiệp được phép sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư nhưng phải tuân theo các nguyên tắc đã được quy định của pháp luật.
Thứ ba, tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm còn góp phần thực hiện một nội dung trong các biện pháp rủi ro. Đó là đề phòng và hạn chế mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy. Nhờ đó, những thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản được giảm thiểu và những hậu quả về kinh tế - xã hội cũng được chủ động phòng tránh.
Thứ tư, tăng thu ngân sách nhà nước
Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, bảo hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất như phải xây dựng đường xá, cầu cống, nhà xưởng, công trình… Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.Thứ năm, tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống. Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến triển hết sức phức tạp, khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xung đột. trong tình hình như vậy, bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh trong cuộc sống cho con người.
1.2. Thị trường bảo hiểm.
1.2.1. Các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm.
- Người bảo hiểm: là chủ thể hay pháp nhân nào đó đứng ra chỉ đạo việc tạo lập và diều khiển quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm dược pháp luật công nhận. Ví dụ: Các công ty bảo hiểm: Bảo Việt, Bảo Minh…
- Người tham gia bảo hiểm: là những thể nhân hay pháp nhân tham gia đóng bảo hiểm phí dưới hình thức tự nguyện hay bắt buộc và khi xảy ra sự cố hay tai nạn bảo hiểm theo quy định của pháp luận hay hợp đồng bảo hiểm đã kí kết thì họ sẽ được quyền nhận bồi thường tổn thất.
- Người được bảo hiểm: là người vì tính mạng, sức khỏe của người đó khiến người tham gia bảo hiểm đi đến kí kết hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm.
- Người được chỉ định hưởng bồi thường bảo hiểm: là người được tham gia bảo hiểm chỉ định bằng văn bản với người bảo hiểm là người đó sẽ được nhận bồi thường bảo hiểm khi có sự cố xảy ra hoặc khi người dược bảo hiểm bị chết.
1.2.2. Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm.
- Đối tượng bảo hiểm: là những cái gì mà người tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định bắt buộc phải baỏ hiểm, có thể là thân thể con người, tài sản, trách nhiệm dân sự…
- Rủi ro bảo hiểm: là mức độ hay khả năng xảy ra sự cố bảo hiểm, là một trong những sự cố dự tính trong những điều kiện bảo hiểm mà khi những sự cố này xảy ra thì người bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành trả tiền bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.
- Tai nạn bảo hiểm: Là sự cố bảo hiểm đã xảy ra kéo theo trách nhiệm của người bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.
- Giá trị bảo hiểm: là giá trị tài sản được bảo hiểm tại thời điểm kí hợp đồng bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm: là số tiền tính cho từng loại tài sản được bảo hiểm mà trong giới hạn đó người bảo hiểm phải tiến hành trả bồi thường tổn thất khi tai nạn bảo hiểm xảy ra đối với bảo hiểm tài sản hoặc là số tiền phải trả cho đời sống và sức khỏe đối với bảo hiểm thân thể.
- Phí bảo hiểm: là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng góp cho người bảo hiểm về các đối tượng bảo hiểm.
1.2.3. Các sản phẩm của bảo hiểm rủi ro.
1.2.3.1. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm.
- Bảo hiểm tài sản: là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giá trị tài sản. Đây là hình thức bảo hiểm có lịch sử phát triển lâu dài. Mục đích của loại bảo hiểm này là thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra sự cố bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp…làm cho tài sản của họ bị hư hỏng, mất mát hoặc bị tiêu hủy toàn bộ.
Mức tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm cao hay thấp tùy thuộc vào tính chất của từng loại tài sản được bảo hiểm, phương thức bảo hiểm và mức độ thiệt hại thực tế.
Bảo hiểm tài sản bao gồm các nghiệp vụ cụ thể như:
+ Bảo hiểm ô tô, xe máy (thân xe)
+ Bảo hiểm máy bay (thân và tài sản trên máy bay)
+ Bảo hiểm tàu thủy (thân và tài sản trên tàu)
+ Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu
+ Bảo hiểm đầu máy và toa xe…
+ Bảo hiểm tài sản cá nhân và doanh nghiệp
+ Bảo hiểm tín dụng
- Bảo hiểm con người (bảo hiểm thân thể)
Đây là hình thức bảo hiểm có đối tượng là đời sống sức khỏe, khả năng lao động và tính mạng của con người.Mục đích của loại hình bảo hiểm này là nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho người tham gia bảo hiểm khi gặp những sự cố bất ngờ làm mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt sức khỏe, bị chết…Bảo hiểm con người không chỉ có tác động phòng ngừa hạn chế và khắc phục kịp thời hậu quả do tai nạn bất ngờ gây ra cho bảm than con người, đảm bảo cho cuộc sống đời thường được ổn định mà còn thể hiện tính cộng đồng hóa rủi ro,tinh thần nhân đạo, một trong những tiêu chí đạo đức cao quý của con người
Bảo hiểm con người bao gồm các nghiệp vụ sau:
+ Bảo hiểm nhân thọ
+ Bảo hiểm tai nạn lao động
+ Bảo hiểm tai nạn hành khách
+ Bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên…
- Bảo hiểm dân sự:
Là hình thức bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự. Đây là loại hình bảo hiểm mới được ra đời trên cơ sở tiến bộ của khoa hoc kĩ thuật và sự phát triển của công nghệ quản lí của Nhà nước pháp quyền.
Mục đích: nhằm giải phóng người tham gia bảo hiểm thoát khỏi yêu cầu phải bồi thường tổn thất cho người khác do những hành vi hoạt động của chính họ gây ra.
Phân loại:
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự lái xe cơ giới
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ hang hang không…
1.2.3.2. Phân loại dựa vào tính chất nghiệp vụ của các loại bảo hiểm
- Bảo hiểm bắt buộc: là hình thức bảo hiểm bắt buộc phảo bảo hiểm của pháp luật nhà nước.
Đối tượng: cả người bảo hiểm lẫn người được bảo hiểm.
Đặc trưng: được thiết lập theo nguyên tắc trách nhiệm tự động,loại trừ khả năng lựa chọn của người tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc gắn liền với việc tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước đối với đối tượng bảo hiểm có lien quan tới lợi ích và an toàn chung của xã hội. vì khi xảy ra rủi ro với đối tượng bảo hiểm không chỉ gây hại cho cá nhân người được bảo hiểm mà còn gây thiệt hại chung cho toàn xã hội.Loại bảo hiểm này có nhiều thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp bảo hiểm trong việc triển khai nghiệp vụ. Nguyên tắc số đông bù số ít được phát huy tác dụng một cách triệt để bảo đảm doanh thu cho hoat động bảo hiểm.
Phân loại:
+ Bảo hiểm trách nhiệm của lái xe cơ giới
+ Bảo hiểm trách nhiệm của chủ thầu đối với công trình xây dựng
+ Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện giao thong
+ Bảo hiểm cho một số loại tài sản
- Bảo hiểm tự nguyện: là hình thức bảo hiểm dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, hợp đồng bảo hiểm được kí kết theo những quy định và điều kiện của bảo hiểm đã được pháp luật quy định.
Loại bảo hiểm này trước hết gắn với quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, tùy theo nhu cầu của bản thân để lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp. Về phía người bảo hiểm cũng phải chủ động linh hoạt trong hoạt động kinh doanh: xây dựng các phương án bảo hiểm thích hợp với các điều kiện của bảo hiểm, chủ động trong việc đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng đối tượng, tăng cường tính hấp dẫn của bảo hiểm.
Phân loại:
+ Bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên
+ Bảo hiểm du lịch
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ doanh nghiệp
CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO.
2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, bảo hiểm Việt Nam xuất hiện từ khá sớm. Ở Việt Nam, dưới thời kỳ Pháp đô hộ năm 1918 đã có bảo hiểm cho công nhân viên chức bị tàn tật. Đến năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí xác lệnh về BHXH. Cho đến năm 1965 tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam ra đời gọi tắt là Bảo Việt. Đây là đơn vị kinh doanh bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam với hình thức là Bảo hiểm nhà nước. Từ khi có nghị định 100CP về BHTM thì hàng loạt công ty BHTM ra đời và từ đó đến nay ngành bảo hiểm của Việt Nam không ngừng phát triển, đóng góp to lớn cho ngân sách nhà nước.
Bảo hiểm rủi ro ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện khi thủ tướng chính phủ ban hành thành lập công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trực thuộc bộ tài chính.
Ngày 15/1/1965, công ty bảo hiểm chính thức đi vào hoạt động. Khi mới thành lập Bảo Việt chỉ thực hiện một số nghiệp vụ như: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển… Cùng với sự phát triển kinh tế, chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam, đã có nhiều công ty bảo hiểm ra đời như công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVIC), Công ty liên doanh bảo hiểm Việt Nam (VIA), các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài…Các công ty bảo hiểm đã triển khai được rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trong đó có nhiều nghiệp vụ mới như: bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm nhân thọ…
Sự phát triển của kinh tế thị trường đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động bảo hiểm. Ngược lại chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành bảo hiểm đã khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế.
Quy mô hoạt động của bảo hiểm rủi ro Việt Nam ngày càng được mở rộng thể hiện qua sự tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động này. Mục tiêu của ngành bảo hiểm trong vài năm trước là hoàn thành hơn nữa các nghiệp vụ bảo hiểm, mở rộng thị phần bảo hiểm và tăng mức đóng góp vào GDP từ 0,58% như hiện nay lên 1,5% hoặc 2%.
2.2. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến bảo hiểm .
2.2.1. Nội dung các cam kết.
2.2.1.1. Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam tại WTO
- Doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp vào Việt Nam các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra họ còn được cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm, tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc cho đến ngày 01/01/2008 thì bãi bỏ hạn chế này.
Theo cam kết trên có thể hiểu các doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và bảo hiểm nhân thọ không bị hạn chế được đối xử quốc gia (doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được làm gì thì họ được làm cái đó). Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài chỉ bị hạn chế sản phẩm bảo hiểm bắt buộc đến 01/01/2008 nhưng thực tế doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hưởng lợi không nhiều vì mới có sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, sản phẩm bảo hiểm bắt buộc người kinh doanh vận tải hành khách và hàng dễ cháy dễ nổ trên đường thuỷ nội địa. Các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc khác như cháy nổ, ngư