Đề tài Đạo đức cách mạng và những suy nghĩ về đạo đức của người lãnh đạo trong tương lai

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Cả cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng; Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất. Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: "Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Người cũng thường xuyên nhấn mạnh: "Đảng phải là đạo đức, là văn minh", cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tài, đức là gốc; phải có sự trung với nước, và hiếu với dân. Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức đối với Bác kính yêu - một con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Và Trong không khí tiếp tục cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhắc lại và cùng nhau phân tích tác phẩm quan trọng này của Người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn, để ôn lại lời dạy của Người góp phần thúc đẩy cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta làm cho Đảng ta thêm vững mạnh, xã hội thêm lành mạnh, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xã hội nào cũng có cách phân định thiện - ác, tốt - xấu, vinh - nhục. Những phạm trù đó có những tiêu chí giống nhau nhưng có những khác nhau của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, của mỗi dân tộc trong từng giai đoạn phát triển, hình thành hệ giá trị cốt lõi của văn hoá mỗi dân tộc, chủ yếu để định hướng phát triển của xã hội và là tiêu chí để bình xét, đánh giá các hiện tượng và con người. Nên nhóm em chọn đề tài: “Đạo đức cách mạng và những suy nghĩ về đạo đức của người lãnh đạo trong tương lai” để nghiên cứu.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7995 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đạo đức cách mạng và những suy nghĩ về đạo đức của người lãnh đạo trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Cả cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng; Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất. Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: "Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Người cũng thường xuyên nhấn mạnh: "Đảng phải là đạo đức, là văn minh", cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tài, đức là gốc; phải có sự trung với nước, và hiếu với dân. Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức đối với Bác kính yêu - một con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Và Trong không khí tiếp tục cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhắc lại và cùng nhau phân tích tác phẩm quan trọng này của Người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn, để ôn lại lời dạy của Người góp phần thúc đẩy cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta làm cho Đảng ta thêm vững mạnh, xã hội thêm lành mạnh, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xã hội nào cũng có cách phân định thiện - ác, tốt - xấu, vinh - nhục... Những phạm trù đó có những tiêu chí giống nhau nhưng có những khác nhau của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, của mỗi dân tộc trong từng giai đoạn phát triển, hình thành hệ giá trị cốt lõi của văn hoá mỗi dân tộc, chủ yếu để định hướng phát triển của xã hội và là tiêu chí để bình xét, đánh giá các hiện tượng và con người. Nên nhóm em chọn đề tài: “Đạo đức cách mạng và những suy nghĩ về đạo đức của người lãnh đạo trong tương lai” để nghiên cứu. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Hầu hết chúng ta thường hình dung rằng mình có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, có những phán đoán khách quan và vô tư trong công việc. Theo cách nói của nhà tâm lí học David Armor. Những gì thuộc về vô thức rất có thể mâu thuẫn với ý thức của chúng ta. Chúng ta có thể cho rằng một quyết định tuyển chọn người lao động là khách quan và đúng đắn hoặc cho rằng chúng ta hoàn toàn vô tư trong công việc lãnh đạo. Tuy nhiên, những quyết định dường như khách quan của những nhà lãnh đạo có uy tín nhất cũng có thể bị chi phối bởi những suy nghĩ và những tình cảm vô thức. Điều đó thường ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và khuyến khích nhân tài, việc động viên các cá nhân và các đơn vị trong sản xuất kinh doanh và việc hợp tác với các đối tác. Bài viết này sẽ đề cập đến một số yếu tố tiêu cực vô thức ảnh hưởng tới công việc của người lãnh đạo khiến các quyết định đưa ra không thật sự mang tính khách quan và do đó hiệu quả của các hoạt động chung cũng bị giảm sút. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp các nhà lãnh đạo tương lai có những quyết định sáng suốt để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, có đạo đức tốt. Vì hiện nay, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, khi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đạt được những thành tựu to lớn. Yêu cầu nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng đang đặt ra cho cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều thử thách trước những vấn đề mới đầy khó khăn và phức tạp. Cuộc sống vẫn vận hành, diễn biến theo những quy luật tất yếu với những đan xen giữa cái tích cực và tiêu cực; giữa tiến bộ và bảo thủ, lạc hậu; giữa thời cơ và thách thức; giữa những giá trị chân chính, cao cả với những cám dỗ nhỏ nhen, thấp hèn. Trong khi đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ được uy tín, đạo đức cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đang hằng ngày, hằng giờ lao động sáng tạo, đóng góp sức lực và tài năng cùng nhân dân phấn đấu xây dựng đất nước, vẫn còn một bộ phận không nhỏ “suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”. Trong lúc toàn Đảng, toàn dân ta đang tập trung trí tuệ, sức lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân thì vẫn còn những kẻ rắp tâm thực hiện mưu đồ phá hoại đen tối, còn những người tha hóa, biến chất, cơ hội cố tình xuyên tạc tình hình, chống phá sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước của chúng ta. Trước sứ mệnh to lớn của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, yêu cầu đổi mới về công tác cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sau khi nghiên cứu đề tài chúng ta sẽ tìm được những hướng đi mới giúp rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng cho những nhà lãnh đạo tương lai. NỘI DUNG PHẦN 1- PHÂN TÍCH TÁC PHẨM :ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHƯƠNG I: NGƯỜI CÁCH MẠNG PHẢI CÓ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG LÀM NỀN TẢNG Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập ĐCS Việt Nam Tác phẩm lúc đầu là "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng" nhưng khi đưa cho một số đồng chí góp ý kiến thì Bác sửa lại như đã công bố; tuy sửa lại theo ý kiến đóng góp là: “Đạo đức cách mạng” nhưng Bác vẫn nói rằng: lúc này phải nhổ cho sạch cỏ thì cây cối mới mọc lên được. Trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng. Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, mà còn đề cập đến một phương diện khác, đó là xây dựng Đảng về đạo đức cách mạng. Bác Hồ đã mở rộng nội hàm về công tác xây dựng Đảng bao gồm chính trị, tư tưởng, tổ chức và về đạo đức, lối sống. Đây là đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt lý luận trong công tác xây dựng Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin. Cùng với hệ giá trị của mỗi dân tộc, lại có chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa ràng buộc với những ai ở trong cộng đồng đó. Đạo đức cách mạng là chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng, có những tiêu chí chung và nhất quán như sự hy sinh vì lý tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hết lòng phụng sự Tổ quốc, nhân dân... đồng thời lại có những yêu cầu riêng của từng thời kỳ cách mạng. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Ngay trong tác phẩm "Đường Cách mệnh" tập hợp những bài giảng cho lớp thanh niên tiến bộ chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã đề cập các nội dung về đạo đức của người chiến sĩ cách mạng. Khi cách mạng thành công, Đảng lãnh đạo chính quyền, đảng viên có nhiều cơ hội có địa vị, quyền hành, Hồ Chủ tịch lại đặc biệt quan tâm việc giáo dục cán bộ, đảng viên mà có tác giả nước ngoài đã đánh giá là vị lãnh tụ quan tâm nhất tới việc giáo dục đạo đức của cán bộ cầm quyền. Người đã nhìn ra bệnh "quan cách mạng" có thể phát triển, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tránh các bệnh địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, hẹp hòi, quân phiệt quan liêu, ham chuộng hình thức, làm việc bàn giấy xa rời nhân dân, bệnh kiêu ngạo tự mãn vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hoá, "óc địa vị, cố tranh cho được uỷ viên này, chủ tịch kia", chỉ "lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư", "giữ thói một người làm quan cả họ được nhờ, đem bà con bằng hữu đặt vào chức này, việc kia", rồi "không phê bình giúp nhau sửa đổi, mà lại che đậy cho nhau", làm hỏng việc của đất nước, làm mất niềm tin của nhân dân. Theo Người, cán bộ, đảng viên phải là người vừa có đức vừa có tài nhưng đức là gốc vì "Trước mặt quần chúng, không phải ta viết lên trán hai chữ "cộng sản" mà ta được họ mến. Quần chúng chỉ yêu quý những người có tư cách, đạo đức"; "Muốn hướng dẫn quần chúng phải làm mực thước cho người ta bắt chước, hô hào nhân dân tiết kiệm thì mình phải tiết kiệm trước đã"...Rèn luyện đạo đức cách mạng là để làm cách mạng, làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao, để xứng đáng là công bộc của dân. Trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng", sau khi nêu rõ "thói quen và lạc hậu cũng là do kẻ địch to, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng tiến bộ" cho nên phải đổi mới, Hồ Chủ tịch đề cập kẻ địch thứ hai là chủ nghĩa cá nhân. Tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" tập trung đề cập "kẻ thù thứ hai" mà Người cho là mẹ đẻ ra các thói hư tật xấu của cán bộ, đảng viên khi Đảng cầm quyền. Người cho rằng, người mắc chủ nghĩa cá nhân thì "việc gì cũng nghĩ tới lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo mình vì mọi người mà chỉ muốn mọi người vì mình". Tuy nhiên, khi chỉ ra phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân thì Hồ Chủ tịch lại nói: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân", "mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với tập thể thì không phải là xấu". Khi nói về tác hại của chủ nghĩa cá nhân, Người nhấn mạnh: "Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh, trục lợi, tham địa vị, quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập tiến bộ... Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân". Tư cách một người kách mệnh Có thể nêu ra một số chuẩn mực cơ bản về đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người, như sau: - Bài học về đạo đức cách mạng đầu tiên trong cuốn Đường Kách Mệnh, Người chỉ đề ra những nguyên lý chung thể hiện mối quan hệ giữa ba khía cạnh, phản ánh mối quan hệ đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà người cách mạng cần quán triệt trước tiên, đồng thời nêu cao việc tu dưỡng đạo đức cách mạng; thì ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã đề ra những nguyên tắc về hành vi đạo đức cách mạng đối với người có chức, có quyền trong Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, Người đề nghị: “Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính” để “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”. Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi người. Phẩm chất này gắn liền với họat động hàng ngày của mỗi con người và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân. - Người đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cá nhân và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại tạo ra trong quan niệm về đạo đức cách mạng sự hài hòa về các mối quan hệ lợi ích. Theo Người, tinh thần quốc tế trong sáng thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người cho rằng nếu tinh thần yêu nước không chân chính, tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, hẹp hòi, sô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc. Từ rất sớm, Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên thế giới để thêm bạn, bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biên giới quốc gia, hướng tới  mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác.Cần nhấn mạnh là tuy có những cách định nghiã khác nhau về nội hàm các khái niệm đạo đức cách mạng, nhưng nhìn chung ở Người đều có sự nhất quán về tinh thần cách mạng và phương pháp tư duy. Từ các khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, đến cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; từ trung, hiếu, đến thiện, ác... bao giờ Người cũng có cách giải thích riêng về những chuẩn mực đạo đức phù hợp dễ hiểu, dễ chấp nhận với từng đối tượng, với mọi tầng lớp nhân dân: trí thức, quân đội, công an, công nhân, nông dân, phụ nữ, phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng... Đề cao đạo đức mới, Người đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng về nhân cách con người. Những phẩm chất mà Người nêu ra là nhằm hướng con người tới cái thiện, cái tốt, cái cao cả, đồng thời ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện thoái hóa, biến chất có thể xảy ra, đặc biệt là chống khuynh hướng lạm dụng quyền lực để tham nhũng, lãng phí. Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên được đề cập đến trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân là nói về Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo đức, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” Ngoài ra Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Bác đã nêu "Tư cách một người cách mạng" ở mục đầu tiên. Bác đề cập đạo đức cách mạng trong 3 mối quan hệ: Tự mình, đối với người, đối với việc. Tư cách một người kách mệnh: + Tự mình phải: - Cần kiệm - Hoà mà không tư - Cả quyết sửa đổi mình - Cẩn thận mà không nhút nhát - Nhẫn nại (chịu khó) - Hay nghiên cứu, xem xét - Vị công, vô tư - Không hiếu danh, không kiêu ngạo - Nói thì phải làm - Giữ chủ nghĩa cho vững - Ít lòng tham muốn về vật chất - Bí mật. + Đối với người phải: - Với từng người thì khoan thứ - Với đoàn thể thì nghiêm - Có lòng bày vẽ cho người - Trực mà không táo bạo - Hay xem xét người. + Làm việc phải: - Xem xét hoàn cảnh kỹ càng - Quyết đoán - Dũng cảm - Phục tùng đoàn thể. Theo Bác, muốn làm cách mạng thắng lợi thì người cán bộ cách mạng phải có đạo đức. Vì sự nghiệp cách mạng rất to lớn và bao giờ cũng khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân và toàn Đảng. Vì vậy, nếu người cách mạng không có đạo đức thì khó có sức chịu đựng dẻo dai và không thể hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Phẩm chất cơ bản của người cách mạng Bác từng nói: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng, đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”. “Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè lùi bước…”, “khi gặp thuận lợi và thành công nhưng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”. Bác Hồ thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: “Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu cho quyền lợi của dân tộc”. Bác yêu cầu người cách mạng phải thấy rõ điều đó và phải phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả và sứ mệnh lịch sử vẻ vang đó. Trong bài viết về đạo đức cách mạng năm 1958, Bác nêu rõ bản chất và nội dung của đạo đức cách mạng, đồng thời cũng nêu rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Trong bài viết này, Bác nêu 5 phẩm chất đạo đức mà cán bộ, đảng viên phải phấn đấu rèn luyện, gìn giữ. Đó là: - Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. - Là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng. - Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. - Vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. - Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Đó là phẩm chất cơ bản mà Bác Hồ đòi hỏi người cách mạng phải để làm nền tảng. CHƯƠNG II: NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN Đi sâu nghiên cứu di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác có những lời dặn dò về những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng, từ cán bộ, đảng viên, nông dân, trí thức, công an, bộ đội, cho đến văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, thiếu niên. Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu những chuẩn mực của nền đạo đức cách mạng, mà Bác Hồ yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng: Trung với nước, hiếu với dân, quyết tâm phấn đấu suốt đời hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội Xét về mối quan hệ của đạo đức thì Bác Hồ đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ giữa dân với nước, giữa nhân dân với tổ quốc. Đây là mối quan hệ chi phối tất cả các mối quan hệ khác. Chính vì vậy, Bác Hồ đặt phẩm chất trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của người đảng viên. Trung hiếu là khái niệm thuộc đạo đức truyền thống nhưng được Bác Hồ vận dụng theo quan điểm mới phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử. Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với dân” có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì “dân là dân của nước, nước là nước của dân”. Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước. Còn theo quan điểm của đạo đức phong kiến, coi nước là của vua, vua là người quyết định tất cả, còn dân chỉ có nhiệm vụ làm tôi trung theo quan điểm “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung” (Vua xử tôi phải chết thì tôi phải chết, không tuântheo lệnh vua là tôi không trung thành). Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hẳn với quan niệm của đạo đức phong kiến. Bác Hồ chỉ rõ: “Trung là trung với tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân”. Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Bác khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích nước, lợi dân”. Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là đày tớ của nhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. Bác còn chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân”. Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Yêu thương, quý trọng co