Đề tài Đạo mẫu ở Việt Nam

S ự khổ ải tôn giáo vừa là biểu hiện sự khổ ải hiện thực, lại vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của một trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân của mình

pdf25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đạo mẫu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM Nội dung chính  Đạo Mẫu ở Việt Nam  Điểm luận một số công trình nghiên cứu về Đạo Mẫu  Đề xuất hướng nghiên cứu Đạo Mẫu dưới góc độ Xã hội học Mở đầu “ Sự khổ ải tôn giáo vừa là biểu hiện sự khổ ải hiện thực, lại vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của một trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân của mình ”. (K. Mac)  Tín ngưỡng - tôn giáo ở Việt Nam đang phát triển ngày càng đa dạng, phong phú và có những nét đặc sắc, lễ nghi đặc trưng. Bên cạnh những tôn giáo có tính phổ quát như Nho giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kito giáo và Đạo giáo thì còn có rất nhiều tôn giáo chỉ có tính chất địa phương như Cao Đài, Hòa Hảo…  Đạo Mẫu ở Việt Nam cũng là một trong số các hình thức của tôn giáo Việt Nam mang những nét đặc trưng của một hình thức tín ngưỡng và cả những nét đặc trưng văn hóa, thể hiện lối sống của con người Việt Nam. Tôn giáo và tín ngưỡng  Sự phân biệt chủ yếu ở mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức.  Tín ngưỡng là quá trình thiêng liêng hóa môt nhân vật, có thể là quá trình huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ. Lịch sử hình thành Đạo Mẫu  Điều kiện sản xuất gắn liền với cây lúa và nước, đặc biệt thích ứng với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, vì thế, người Việt cổ tôn thờ nước, lúa, và người phụ nữ.  Người Việt ghi nhớ công cha nghĩa mẹ nhưng cha thì kính mà mẹ thì thờ. Vị trí, vai trò không thể thay thế của người mẹ đồng thời cho thấy lòng kính ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc của tâm thức dân tộc ta dành cho người Mẹ. Người Việt thờ Mẫu trước hết là thờ người mang nặng đẻ đau, ôm ấp chăm bẵm và đến hết đời vẫn còn lo lắng cho con cái của mình, rộng ra là thờ người Mẹ của xứ sở, bảo hộ, bảo trợ cho con người. Đạo Mẫu  Xuất hiện khá sớm cùng nền văn minh lúa nước.  Khái niệm Thánh mẫu được mở rộng để bao hàm cả những nữ anh hùng trong dân gian- những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong những hiện thân của Thánh mẫu. Đạo Mẫu  Các vị thần trong thánh mẫu phản ánh phẩm chất của một người mẹ vừa thần thánh lại vừa con người.  Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết, nó quan tâm đến hiện tại và câu hỏi làm thế nào người ta có thể đạt được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ trên trần gian. ĐẠO MẪU  Trong truyền thuyết Nữ thần mặt trời và Nữ thần mặt trăng đã soi sáng và sưởi ấm cho mặt đất, tạo lập nên vũ trụ. Huyền thoại về bà nữ Oa đội đá vá trời. Các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Phong, Pháp Điện tạo ra mây, gió, sấm chớp…sinh ra dân tộc Việt Nam có mẹ Âu Cơ.  Các bà mẹ cũng là các vị thần sáng tạo ra văn hóá và các giá trị văn hóa, là tổ của nhiều ngành nghề truyền thống như Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ lửa…Nhiều nữ thần là các danh tướng anh hung ngoài trận mạc, là những nhân tài xây dựng đất nước như Bà Triệu, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân… Đạo Mẫu  Tục thờ Mẫu và Tam tòa Thánh Mẫu có quan hệ mật thiết với tục thờ thần. Mẫu là nữ thần nhưng không phải tất cả các nữ thần đều là Mẫu, mà chỉ có một số nữ thần được tôn vinh là Mẫu. Danh từ Mẫu là gốc Hán Việt, còn thuần Việt gọi là Mẹ.  Tục thờ Mẫu tiếp thu ảnh hưởng của thờ cúng tổ tiên và ảnh hưởng của Phật giáo Ngọc Hoàng thượng đế Tam tòa thánh mẫu Mẫu Thiên Mẫu Thoải Mẫu Địa Mẫu Thượng Ngàn Ngũ vị quan lớn Đệ Nhất – Đệ Nhị - Đệ Tam – Đệ Tứ - Đệ Ngũ Hàng cô Hàng cậu Đạo Mẫu  Giải thích về sự có mặt của cả nam thần lẫn nữ thần trong các vị thần của Đạo Mẫu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng: Do xã hội Việt Nam cổ xưa theo chế độ Mẫu hệ, nên phụ nữ có vị thế quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên người phụ nữ chỉ có được quyền lực khi họ đã kết hôn. Do đó, nam giới cũng được xem là có vai trò quan trọng trong cuộc sống, và họ cũng được thờ cúng. Đó là những vị thần thánh mà vẫn được nhân dân Việt thờ tụng và coi là những bậc siêu linh, họ có thể trừ ma sát quỷ, cải lão hoàn đồng, chữa những bệnh cho dù người bệnh thập tử nhất sinh. Đây là tục thờ của người Việt cổ. Một phong tục hay và đầy chất tâm linh của văn hóa tín ngưỡng Việt. NGHI LỄ TỔ CHỨC  Đạo Mẫu có các nghi lễ tổ chức theo Âm lịch với các tín đồ và nhiều người đi lễ tham gia. Các nghi thức hành lễ không được dào tạo chính thức mà chủ yếu được truyền khẩu từ đời này qua đời khác.Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng (hay còn gọi là hầu bóng) Đạo mẫu  Bên cạnh ý nghĩa tín ngưỡng, Đạo Mẫu còn tích hợp những giá trị văn hóa, nghệ thuật mà ít có tín ngưỡng nào có được gồm: văn học dân gian, nghệ thuật diễn xướng (hát, múa, nhạc), tạo hình…  Trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu, Phủ Giầy được coi là một trong những trung tâm lớn. Nhân vật trung tâm được thờ trong quần thể với gần 20 di tích này là Mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của thần tiênViệt Nam và là thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu. ĐẠO MẪU  Các nhà nghiên cứu đã thống nhất tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là một hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, các truyện thơ nôm, các bài giảng bút, các câu đối, đại tự.  Nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu còn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc, hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng (lên đồng). Đạo Mẫu  Về bản chất, lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong điện thần, của đạo Mẫu và các ông đồng, bà đồng để cầu sức khỏe, cầu may mắn, tài lộc. Tuy nhiên trong hoạt động này rất dễ bị khai thác, đẩy con người đến mức cuồng tín, có thể gây nguy hiểm và thiệt hại cho tín đồ, cộng đồng… Đạo Mẫu  Có rất nhiều cách lý giải, nhìn nhận khác nhau. Tuy vậy, tựu trung các nhà nghiên cứu đều khẳng định Đạo Mẫu là một tín ngưỡng bản địa, chứa đựng bản sắc của dân tộc Việt Nam, cần được bảo tồn và phát huy, đồng thời cũng cần gạt bỏ dần các yếu tố mê tín dị đoan và vun đắp tinh thần nhân bản vốn là gốc rễ của Đạo Mẫu. Đạo Mẫu trong đời sốngVN  Những câu tục ngữ “lệnh ông không bằng cồng bà”, “nhất vợ nhì giời” phản ánh tâm thức nữ quyền, Mẫu quyền đã ăn sâu vào tâm thức người Việt.  Công tích của người phụ nữ được ghi ở mọi lĩnh vực, không thua kém gì công tích của nam giới: tổ tiên nòi giống, tổ nghề, anh hùng chống giặc ngoại xâm, anh hùng lao động anh hùng văn hóa…, trên điện thần, Nữ thần được thờ ngang bằng với Nam thần Điểm luận công trình nghiên cứu Đạo Mẫu Nhóm bài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu:  Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam, Đinh Gia Khánh  Đạo Mẫu, từ nhận thức tới thực tiễn, Ngô Đức Thịnh  Nhận thức về Đạo Mẫu và một số hình thức Shaman của các dân tộc nước ta, Ngô Đức Thịnh.  Tín ngưỡng thờ Mẫu ở xứ Lạng, Thùy Linh.  Bước đầu tìm hiểu đặc trưng của điện thờ Mẫu, Nguyễn Minh San.  Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức loài người nói chung, người Việt Nam nói riêng và lễ hội Phủ Giầy, Trịnh Quang Khanh. Điểm luận công trình nghiên cứu Đạo Mẫu Nhóm các bài nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội Mẫu nói riêng  Lễ hội: một cái nhìn tổng thể, Trần Quốc Vượng  Thử tìm hiểu quan hệ giữa lễ hội với các tín ngưỡng dân gian, Nguyễn Quang Lê  Lễ hội và tâm linh người Việt, Chu Quang Trứ  Lễ hội Phủ Giầy và việc quản lí lễ hội trên địa bàn tỉnh Nam Định, Nguyễn Văn Xuyên  Lễ hội Phủ Giầy, Thang Ngọc Pho  Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nhiều tác giả  Lễ hội Việt Nam, Lê Trung Vũ - Lê Hồng Lý đồng chủ biên.  …… Điểm luận công trình nghiên cứu Đạo Mẫu Nhóm các bài nghiên cứu bàn về các hiện tượng đáng chú ý trong nghi thức thờ Mẫu:  Hát văn và nghi thức hầu bóng là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, Ngô Đức Thịnh  Lên đồng – Hành trình của thần linh và thân phận, Ngô Đức Thịnh  Hiện tượng giáng bút ở Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh Điểm luận công trình nghiên cứu Đạo Mẫu Một số tác phẩm nghiên cứu về Đạo Mẫu:  Đạo Mẫu ở Việt Nam, Ngô Đức Thịnh, NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội, 1993.  Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, Ngô Đức Thịnh, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 2001.  Đạo Mẫu và các hình thức Shaman ở Việt Nam và Châu Á, Nguyễn Chí Bền – Hồ Tường, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 2004.  Đạo Mẫu, Ngô Đức Thịnh – Phạm Văn Ty – Nguyễn Hữu Thông, NXB Khoa học Xã hội, 2007. Hướng nghiên cứu  Cơ cấu các nữ thần – nam thần trong tín ngưỡng – tôn giáo Việt Nam.  Nghi lễ Đạo Mẫu và ảnh hưởng của nó đến đời sống cư dân Việt.  Những biến đổi trong nghi lễ Đạo Mẫu và niềm tin tôn giáo của người dân trong xã hội Việt Nam ngày nay.  Sự giống và khác nhau cơ bản giữa Đạo Mẫu và một số tôn giáo, tín ngưỡng chính ở Việt Nam.  Những yếu tố tác động/ ảnh hưởng đến niềm tin của cư dân Việt vào Đạo Mẫu.  ……
Luận văn liên quan