Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".
Đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC) có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền hành chính nhà nước do mọi hoạt động của Nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng, chủ yếu đều do công chức đảm nhiệm. Do đó, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC hành chính nhà nước có phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Thực hiện nghị quyết trung ương 5 khoá IX về "đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn"; Quyết định số 40/2006/QĐTTg ngày 15/2/2006 về phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đến 2010, việc tiếp tục quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung, đào tạo CBCC cấp xã trong giai đoạn hiện nay là cấp bách.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ THUỘC TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".
Đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC) có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền hành chính nhà nước do mọi hoạt động của Nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng, chủ yếu đều do công chức đảm nhiệm. Do đó, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC hành chính nhà nước có phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Thực hiện nghị quyết trung ương 5 khoá IX về "đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn"; Quyết định số 40/2006/QĐTTg ngày 15/2/2006 về phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đến 2010, việc tiếp tục quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung, đào tạo CBCC cấp xã trong giai đoạn hiện nay là cấp bách.
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Sự cần thiết việc xây dựng đề án:
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hiện đại hóa nền hành chính nước ta cần có đội ngũ CBCC hành chính chuyên nghiệp, có tri thức và năng lực quản lý về kinh tế - xã hội, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân. Ngoài ra, yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi CBCC phải vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, phải có năng lực, chủ động, năng động, sáng tạo và nhạy bén với sự thay đổi.
Đây là đòi hỏi phải có sự định hướng kế hoạch trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã để xây dựng đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực nhằm giải quyết các yêu cầu của nhân dân.
2. Các căn cứ xây dựng đề án:
Căn cứ chủ trương của Đảng, của Chính phủ các căn cứ xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã gồm các văn bản chủ yếu sau:
2.1. Nghị quyết của Đảng:
- Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước.
- Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về "đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn".
2.2. Văn bản của Nhà nước:
- Quyết định 136/2001/QĐ - TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.
- Quyết định số 40/2006/QĐ - TTg ngày 15/02/2006 về phê duyệt quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCC đến 2010.
- Luật CBCC năm 2008.
- Nghị định 92/2009/NĐ - CP ngày 20/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 18/NĐ - CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV ngày 16/01/2004 qui định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn.
- Quyết định số 10/2004/QĐ - UBND ngày 17/02/2004 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành qui định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 22/2009/QĐ - UBND ngày 25/8/2009 của UBND tỉnh Tiền Giang về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút CB, CC hành chính, viên chức sự nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2015.
3. Thực trạng đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Tiền Giang.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ - TTg, Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV; Quyết định số 10/QĐ - UBN, nhìn chung đội ngũ CBCC cấp xã đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Tiền Giang quan tâm củng cố về mặt tổ chức, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn hoá đội ngũ đã đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả 5 năm đã đào tạo, bồi dưỡng .......lượt CBCC cấp xã, phường, thị trấn.
Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ này hôm nay cũng chưa đạt chuẩn so qui định tại Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV. Mặt khác, đội ngũ này cũng thường xuyên biến động do yêu cầu nhiệm vụ, do sắp xếp bố trí lại chức danh, do điều chuyển công tác khác, đặc biệt là sau đại hội Đảng cấp cơ sở, hoặc giảm do nghỉ việc và nhiều lý do khác, nên đội ngũ luôn biến động, thiếu ổn định gây ảnh hưởng đến công tác kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, dẫn đến tình trạng chuyên môn CBCC cấp xã không đạt chuẩn so qui định.
Qua số liệu thống kê về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã (số liệu đến ngày 15/7/2010) thể hiện trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ đạt được như sau:
3.1. Đối với cán bộ chuyên trách tổng số có 1828 người:
- Trình độ văn hoá:
+ Cấp tiểu học: 0,27%
+ Cấp trung học cơ sở: 10,77%
+ Cấp trung học phổ thông (chưa TN) 16,99%
+ Tốt nghiệp cấp 3: 72,95%
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Chưa qua đào tạo: 62,36%
+ Qua đào tạo sơ cấp: 5,53%
+ Qua đào tạo trung cấp: 21,06%
+ Qua đào tạo cao đẳng: 0,87%
+ Qua đào tạo đại học: 16,77%
- Trình độ lý luận chính trị:
+ Chưa qua đào tạo: 10,39%
+ Qua đào tạo sơ cấp: 0,06%
+ Qua đào tạo trung cấp: 67,66%
+ Qua đào tạo cao cấp: 7,43%
- Đào tạo quản lý nhà nước:
+ Chưa qua đào tạo: 74,50%
+ Qua đào tạo: Sơ cấp: 24%
Trung cấp: 0,82%
CNHC: 0,60%
3.2. Đối với công chức:
- Trình độ văn hoá:
+ Cấp tiểu học:
+ Xấp trung học cơ sở: 1,75%
+ Cấp trung học phổ thông (chưa tốt nghiệp): 5,03%
+ Tốt nghiệp cấp 3: 93,21%
- Trình độ chuyên môn:
+ Chưa qua đào tạo 16,13%
+ Qua đào tạo sơ cấp 2,26%
+ Qua đào tạo trung cấp 70,65%
+ Qua đào tạo cao đẳng 1,24%
+ Qua đào tạo đại học 8,39%
- Trình độ lý luận chính trị
+ Chưa qua đào tạo: 44,30%
+ Qua đào tạo sơ cấp: 21,16%
+ Qua đào tạo trung cấp: 33,86%
+ Qua đào tạo cao cấp: 0,65%
- Đào tạo quản lý nhà nước:
+ Chưa đào tạo: 90%
+ Đã qua đào tạo: sơ cấp: 7,81%
trung cấp:1,31%
CNHC: 0,80%
Theo tinh thần quyết định số 04/2004/QĐ - BNV; Nghị định số 92/2009/NĐ - CP, cán bộ chuyên trách cấp xã gồm 12 chức danh là Bí thư, phó Bí thư Đảng uỷ (chi uỷ), chủ tịch, phó chủ tịch (HĐND, UBND), trưởng các đoàn thể, công chức cấp xã gồm 7 chức danh chuyên môn là trưởng công an, trưởng quân sự, văn phòng thống kê, địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hoá - xã hội:
- Về tuổi đời phải bảo đảm không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu hoặc phải bảo đảm ít nhất 2 nhiệm kỳ đối với cán bộ bầu cử, dưới 35 tuổi đối với công chức chuyên môn mới được tuyển dụng lần đầu.
- Về chính trị học vấn các chức danh cán bộ, công chức phải tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Về chuyên môn phải có bằng trung cấp chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh đảm nhiệm.
- Về lý luận chính trị phải có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp trở lên theo vị trí chức danh.
Qua số liệu thống kê chất lượng nêu trên (phụ lục kèm theo) cho thấy thời gian qua cấp uỷ, chính quyền địa phương có tập trung công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã nâng cao trình độ. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn qui định và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra hiện nay thì trình độ đội ngũ này chưa đảm bảo, tỷ lệ có bằng trung cấp chuyên môn trở lên còn thấp, chưa đủ chuẩn 100% so với qui định, còn hạn chế so yêu cầu nhiệm vụ chính trị tại địa phương đang đặt ra và yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cán bộ chuyên trách có bằng trung cấp chuyên môn trở lên chỉ đạt 48,4%, trung cấp chính trị trở lên đạt 75,10%; công chức có bằng trung cấp chuyên môn trở lên đạt 81,60%,có bằng trung cấp chính trị trở lên đạt 34,52%, do đó cần tập trung công tác quy hoạch có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này đạt chuẩn theo qui định là yêu cầu cấp bách trong thời gian tới, là vấn đề cần được cấp uỷ, chính quyền, các ngành các cấp trong tỉnh đặc biệt quan tâm.
4. Hạn chế và nguyên nhân.
4.1. Hạn chế:
- Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rà soát cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cấp uỷ chính quyền có quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, cử CBCC đi đào tạo còn ở mức giới hạn, chưa mạnh dạn, chưa bảo đảm theo chỉ tiêu đặt ra.
- Đội ngũ luôn thay đổi biến động, chuyển đổi từ chức danh này sang bố trí chức danh khác, đặc biệt là sau đại hội Đảng, đại hội các đoàn thể, hoặc nghỉ hưu... Do vậy cơ sở đào tạo vẫn không bảo đảm 100% đủ tiêu chuẩn theo qui định.
- Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ trẻ để bổ sung CBCC cấp xã còn hạn chế, thiếu chiến lược lâu dài. Mặt khác đội ngũ sinh viên trẻ qua đào tạo đại học e ngại về xã công tác.
- Chế độ chính sách hỗ trợ cho đào tạo, bồi dưỡng tuy được tỉnh quan tâm, nhưng còn hạn chế, chưa bảo đảm khuyến khích, động viên và đáp ứng nhu cầu đối với người đi học.
- Nhà nước chưa có chính sách đầu ra đối với những người không đủ chuẩn, năng lực yếu, không đủ điều kiện đi đào tạo lại (nhưng đã có quá trình cống hiến). Điều này gây khó khăn, cản trở cho việc tuyển mới lực lượng trẻ đã qua đào tạo chuyên môn.
4.2. Nguyên nhân hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan:
+ CBCC cấp xã được tập hợp từ các ngành, lĩnh vực công tác, từ cán bộ nghỉ hưu, bổ sung từ cơ sở ấp, khu phố, nên trình độ đội ngũ không đồng đều, không đạt chuẩn.
+ Chế độ tuyển dụng, quản lý, sử dụng CBCC còn bất cập, còn vướng mắc, chậm được sửa đổi bổ sung.
+ Chính sách đãi ngộ đối với CBCC cấp xã chậm sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế ở cơ sở; chưa tạo động lực khuyến khích người có trình độ nhất là lực lượng sinh viên về xã công tác.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Cơ quan quản lý và sử dụng CBCC chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã.
+ Một bộ phận CBCC cấp xã chưa thực sự nỗ lực phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn (nhất là tự học để nâng cao trình độ).
+ Trong học tập CBCC chưa phát huy cao tính chủ động, sáng tạo, nên có ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả học tập.
+ Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chậm điều chỉnh bổ sung kịp thời.
Với thực trạng chất lượng CBCC cấp xã như phần đánh giá nêu trên, việc chọn và xây dựng đề án "Đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015" là yêu cầu cấp thiết nhằm khắc phục mặt hạn chế và xây dựng được một đội ngũ đủ chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
PHẦN THỨ HAI
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
I. Quan điểm:
- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Tiền Giang nói riêng. Vì vậy phải cần ưu tiên hàng đầu cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng là đầu tư cho phát triển, là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước ta.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả cao, phát huy tính chủ động của bản thân CBCC trong tham gia các khoá học.
- Đào tạo bồi dưỡng phải thực hiện đồng bộ với công tác đổi mới quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và thực hiện chính sách đối với CBCC.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ./.
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
Tạo bước căn bản trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã đủ chuẩn, có đủ phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tinh thông, có đủ năng lực xây dựng và vận hành hệ thống chính trị ở cơ sở đạt hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp
2. Mục tiêu cụ thể.
2.1. Mục tiêu cần đạt được đến 2012:
- Đảm bảo 100% CBCC được đào tạo đủ chuẩn trở lên theo qui định; được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chuyên trách.
- 2011 đến 2012 phải tổ chức đào tạo cán bộ chuyên trách (52% chưa có trung cấp chuyên môn, 25% chưa có trung cấp chính trị); công chức (20% chưa có trung cấp chuyên môn, 65% chưa có trung cấp chính trị) phải đạt chuẩn trung cấp theo qui định.
- Bảo đảm 100% CBCC được đào tạo, bồi dưỡng phải làm việc hơn với trước đó.
2.2. Mục tiêu cần đạt được đến 2015
- Đến 2015 có 50% cán bộ chủ chốt cấp xã (Bí thư hoặc phó bí thư Đảng uỷ, chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND) có trình độ Đại học chuyên môn, cao cấp chính trị.
- Có 50% trở lên là công chức tư pháp - hộ tịch, văn phòng thống kê có trình độ đại học chuyên môn.
- 100% cán bộ chuyên trách và công chức được bồi dưỡng về kỹ năng, điều hành, cập nhật kiến thức theo yêu cầu vị trí việc làm.
3. Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
3.1. Đào tạo đạt chuẩn trung cấp:
- Trung cấp luật
- Trung cấp hành chính - văn phòng
- Trung cấp địa chính - xã hội
- Trung cấp thanh niên.
- Trung cấp chính trị.
3.2. Đào tạo nâng cao.
- Cử nhân hành chính.
- Cử nhân luật.
- Cao cấp chính trị
3.3. Bồi dưỡng : (hàng năm liên kết với trung tâm đào tạo bồi dưỡng CBCC Bộ Nội vụ).
- Kiến thức quản lý nhà nước - chính quyền cơ sở.
- Kỹ năng quản lý, điều hành, phương pháp thực hiện nhiệm vụ công vụ theo vị trí chức danh.
- Bồi dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ cho đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách.
3.4. Tiến độ thực hiện:
- Năm 2011: Mở 6 lớp trung cấp, 02 lớp đại học, các lớp bồi dưỡng kỹ năng.
- Năm 2012: Mở các khoá bồi dưỡng kỹ năng
- Năm 2013: Mở 2 lớp đại học tạo nguồn CBCC cho nhiệm kỳ tới.
4. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Cán bộ, công chức dưới 45 tuổi chưa đủ chuẩn có đủ điều kiện tham gia đào tạo, bao gồm:
+ Cán bộ chuyên trách (12 chức danh)
+ Công chức (7 chức danh)
- Cán bộ công chức trẻ thuộc diện quy hoạch.
- Học sinh tốt nghiệp cấp 3 có nguyện vọng đăng ký làm việc tại xã, phường, thị trấn, sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn cử đi đào tạo. Đây là nguồn bổ sung cho các chức danh ở cấp xã.
- Những hoạt động không chuyên trách ở các cấp xã, ấp, khu phố.
5. Kinh phí thực hiện đề án.
Căn cứ mục tiêu, kế hoạch đề ra, kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2011 - 2015 gồm 10 lớp đào tạo, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng như sau:
- Các lớp đào tạo: 06 lớp trung cấp, 04 lớp đại học, 01 lớp cao cấp chính trị.
- Các lớp bồi dưỡng: theo kế hoạch hợp đồng
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 11.800.000.000đ (mười một tỷ tám trăm triệu đồng).
6. Tính khả thi của đề án sau khi được triển khai.
Từ nhận thức chủ trương, xác định mục tiêu đặt ra, nguồn lực về tài chính được đảm bảo; cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch thời gian sẽ xây dưng được đội ngũ CBCC cấp xã có đủ phẩm chất chính trị, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến năm 2015 sẽ có 100% CBCC đủ chuẩn có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, trong đó có 50% cán bộ chủ chốt (Bí thư hoặc phó bí thư; Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND - UBND cấp xã) và 50% công chức tư pháp - hộ tịch, văn phòng - thống kê có trình độ đại học chuyên môn; 100% cán bộ chuyên trách và công chức được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, điều hành và theo vị trí, chức danh.
II. Nhiệm vụ và giải pháp.
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng. Tập trung đào tạo đủ chuẩn theo qui định, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí, chức danh công việc.
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là trách nhiệm của CBCC đề cao trách nhiệm học tập, xác định rõ trách nhiệm học tập để nâng cao nghiệp vụ đủ năng lực tham mưu, quản lý nhằm phục vụ nhân dân.
3. Tiếp tục đổi mới cơ bản về nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng sát hợp nhằm đạt chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
4. Tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
5. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đầu tư ngân sách bảo đảm phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ hỗ trợ đối với CBCC tham gia học tập.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
7. Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng sử dụng CBCC, nghiên cứu đề xuất chính sách giải quyết đầu ra đối với CBCC không đủ tiêu chuẩn, sức khoẻ kém, năng lực yếu.
III. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện:
1. Sở Nội vụ:
Chủ trì phối hợp với Ban tổ chức tỉnh uỷ, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức triển khai quán triệt đến các sở ngành, UBND cấp huyện, xã về mục tiêu, kế hoạch đề án đặt ra.
- Tiến hành rà soát các đối tượng CBCC cấp xã không đủ chuẩn, nguồn CBCC để có kế hoạch cử đúng đối tượng đi đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu kế hoạch đặt ra.
- Xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng trình UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp UBND cấp huyện xét chọn đối tượng, tổ chức chiêu sinh, phối hợp triển khai mở lớp.
- Thực hiện sơ, tổng kết định kỳ, đánh giá kết quả thực hiện từng giai đoạn đề án báo UBND tỉnh.
2. Sở tài chính:
Chủ trì phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư xác định nguồn ngân sách hàng năm chi cho đào tạo, bồi dưỡng, bố trí kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện đề án đúng tiến độ, hướng dẫn sử dụng kinh phí từ ngân sách để thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề án.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả, đúng qui định pháp luật tài chính.
3. Sở kế hoạch và đầu tư:
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ xác định nhu cầu cân đối ngân sách bố trí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch vốn bố trí công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC hàng năm của địa phương và cơ sở.
4. Trường chính trị tỉnh Tiền Giang:
- Chủ trì phối hợp với các ngành, các cơ sở đào tạo có liên quan tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, mục tiêu đặt ra.
- Chủ động nghiên cứu đổi mới chương trình nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tiếp tục xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ tốt công tác đào tạo bồi dưỡng đạt chất lượng.
5. Trường Đại học Tiền Giang:
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các cơ sở đào tạo có liên quan tổ chức liên kết mở lớp đào tạo đại học đạt kết quả theo kế hoạch.
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chương trình nội dung, phương pháp đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ tốt công tác đào tạo.
6. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Tổ chức rà soát các đối tượng, có kế hoạch cử CBCC cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đúng đối tượng đủ chỉ tiêu, quy hoạch nguồn cán bộ, công chức bổ sung để cử đi đào tạo bồi dưỡng.
- Có kế hoạch bố trí kinh phí đủ cho công tác đào tạo bồi dưỡng tại đạ phương theo kế hoạch. Tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng đạt kết quả cao.
- Định kỳ báo cáo sơ tổng kết, đánh giá kết quả việc học tập của đội ngũ CBCC được cử đi học trong phạm vi quản lý.
7. Cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình.
Đài phát thanh truyền hình, báo Ấp Bắc chịu trách nhiệm tuyên truyền phổ biến nội dung, mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các ngành, các cấp và CBCC nắm và thực hiện, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ, đề cao trách nhiệm cùng phối hợp tổ chức triển khai thực hiện đạt mục tiêu, kế hoạch của đề án đặt ra.
IV. Những vấn đề khó khăn cần quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện đề án:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua thuận lợi là cơ bản, song cũng còn gặp những khó khăn thách thức:
- Yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo bồi dưỡng CBCC đã được đề cập nhiều, nhưng thách thức lớn nhất là chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chậm đổi mới, vẫn còn duy trì, thói quen cách làm cũ, kết quả theo được cũng còn hạn chế.
- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, theo chức danh, vị trí việc làm, kỹ năng chuyên sâu chậm được ban hành.
- Một bộ phận CBCC ngại học tập nâng cao trình độ, thiếu chủ động phấn đấu học tập để vươn lên ngang tầm nhiệm vụ.
- Nguồn lực thực hiện công tác đào tạo còn hạn chế.
- Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương chưa theo kịp