Đề tài Đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Hiện nay, nước ta có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người tàn tật; 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 3,5 triệu hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo cùng nhiều đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ. Khoảng 500 cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở 05 – 06 trên cả nước có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, cần được tư vấn, giúp đỡ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp cũng như tình nguyện viên để giải quyết các vấn đề của mình. 1. Đào tạo đội ngũ cán bộ/nhân viên công tác xã hội - nhu cầu cấp thiết Công cuộc đổi mới đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước song mặt trái của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã có tác động tiêu cực tới các gia đình ở nước ta. Việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hướng đến một xã hội an sinh đã đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân và nhóm người yếu thế trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và cần được trợ giúp. Công tác xã hội ra đời có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, đồng thời thúc đẩy xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng vì hạnh phúc của tất cả các cá nhân trong xã hội. Đây được xem như là một trong những dịch vụ xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân và gia đình. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một nghề với những người chuyên nghiệp làm công tác xã hội, như các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Vũ Trùng Dương Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Cập nhật ngày: 16/11/2010 Hiện nay, nước ta có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người tàn tật; 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 3,5 triệu hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo cùng nhiều đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ. Khoảng 500 cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở 05 – 06 trên cả nước có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, cần được tư vấn, giúp đỡ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp cũng như tình nguyện viên để giải quyết các vấn đề của mình. 1. Đào tạo đội ngũ cán bộ/nhân viên công tác xã hội - nhu cầu cấp thiết           Công cuộc đổi mới đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước song mặt trái của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã có tác động tiêu cực tới các gia đình ở nước ta. Việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hướng đến một xã hội an sinh  đã đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân và nhóm người yếu thế trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và cần được trợ giúp. Công tác xã hội ra đời có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, đồng thời thúc đẩy xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng vì hạnh phúc của tất cả các cá nhân trong xã hội. Đây được xem như là một trong những dịch vụ xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân và gia đình.           Tại nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một nghề với những người chuyên nghiệp làm công tác xã hội, như các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc..... Ở Việt Nam, công tác xã hội đã được manh nha, hình thành từ khá lâu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên đến nay, công tác xã hội mới được công nhận là một nghề[i] và ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội[ii], nên đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, cũng như hệ thống cơ sở dịch vụ về công tác xã hội còn thiếu và yếu. Do vậy, tính chuyên nghiệp của công tác xã hội ở nước ta so với các nước phát triển khác còn một khoảng cách khá lớn, thể hiện trên tất cả các mặt: nhận thức, thể chế, mạng lưới tổ chức hoạt động, chiến lược phát triển và vấn đề đào tạo. Hiện nay, nước ta có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người tàn tật; 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 3,5 triệu hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo cùng nhiều đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ. Khoảng 500 cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở 05 – 06 trên cả nước có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, cần được tư vấn, giúp đỡ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp cũng như tình nguyện viên để giải quyết các vấn đề của mình. Đào tạo công tác xã hội cho các cán bộ, nhân viên ở dưới cơ sở, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Với sự phát triển của công tác xã hội, Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả công bằng xã hội, giải quyết vấn đề nghèo đói và các vấn đề xã hội phức tạp khác mà Việt Nam đang phải đối mặt. Chính vì vậy, phát triển nghề công tác xã hội là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.           Việc đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng cho số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp là vấn đề rất lớn, nhiều cơ hội song cũng lắm thách thức. Trong nội dung của Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, phần mục tiêu cụ thể cũng nhấn mạnh: phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.           Hiện nay, đội ngũ cán bộ/nhân viên/những người làm công tác xã hội thường có xuất phát điểm được đào tạo từ Xã hội học, Tâm lý học, Quản lý xã hội, Triết học hoặc các cán bộ, giảng viên thường chỉ được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng qua các khóa học ngắn hạn. Do đó, việc xây dựng đội ngũ những người làm công tác xã hội mang tính chuyên nghiệp để họ trở thành những nhà công tác xã hội thực sự là việc làm thiết thực và đang đặt ra ngày càng cấp bách trước yêu cầu của xã hội. 2. Những vấn đề trong thực tiễn giảng dạy - đào tạo Có thể nói, điểm khởi đầu để nâng cao chất lượng giảng dạy - đào tạo chính là đào tạo và đào tạo lại những người thầy (người đi giáo dục phải được giáo dục - C. Mác) - (những người giảng dạy công tác xã hội phải ít nhiều có hiểu biết về công tác xã hội). Chất lượng đào tạo đội ngũ những người thầy tuy đã có nhiều cố gắng song còn nhiều bất cập. Vai trò của giáo viên là phải truyền tải, chuyển giao tri thức, biến những cái khó hiểu thành những cái đơn giản, dễ hiểu cho học viên tiếp thụ, song hiện nay trong thực tiễn giảng dạy ở một số nơi, một số môn học trong đó có công tác xã hội lại có chiều hướng ngược lại nhất là khi giảng dạy các lý thuyết về công tác xã hội. Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giảng dạy về công tác xã hội của ta hiện nay không đồng đều là do xuất phát điểm căn bản được đào tạo của các giáo viên, giảng viên là khác nhau và thêm vào đó khoa học về công tác xã hội vẫn còn quá mới với chúng ta. Đào tạo và đào tạo lại người thầy là một trong những yếu tố cần thiết nhất để nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là yếu tố tiên quyết tạo ra những người làm công tác giảng dạy giỏi. Việc khắc phục một trong những nhược điểm của cán bộ giảng dạy đó là tình trạng yếu kém ngoại ngữ. Chất lượng người thầy phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này, vì muốn giảng dạy hay và tốt là phải luôn cập nhật thông tin trong khi đó các tư liệu về công tác xã hội nhất là phần lý thuyết lại chủ yếu là các tư liệu của nước ngoài. Nội dung đào tạo là thành tố cơ bản trong chương trình đào tạo. Nội dung đào tạo còn bao gồm những vấn đề như: kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập, do vậy nội dung đào tạo phải gây được hứng thú, sự yêu thích cho học viên. Nội dung đó phải giúp cho học viên nâng cao hiểu biết, phát triển năng lực của bản thân và quan trọng nhất là phải giúp học viên ứng dụng được vào công tác và cuộc sống. Trong chương trình đào tạo cán sự xã hội của ta đã có mặt bộ môn công tác xã hội nhưng thời lượng hay số đơn vị học trình giành cho môn học này vẫn còn ít. Nội dung kiến thức đào tạo cho học viên phải vừa sâu, vừa rộng, tạo cho học viên có được những kiến thức cơ bản và chuyên sâu, do đó giáo viên cũng phải có năng lực và tri thức tương xứng. Để tăng cường đội ngũ giảng dạy công tác xã hội không nên chỉ bó hẹp trong khuôn khổ những cán bộ làm công tác giảng dạy mà nên huy động thêm những người có khả năng cung cấp tri thức bổ sung cho chuyên môn - đó là những người thực hành công tác xã hội, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý…có kinh nghiệm thực tiễn. Đây là đội ngũ có nhiều tri thức nhưng đôi khi họ lại không có điều kiện để trình bày. Chương trình đào tạo cần chú trọng đảm bảo được các yếu tố đó là: tính đặc thù của xã hội Việt Nam và phù hợp với những bước đi chung của thế giới; vừa mang tính ổn định song lại luôn thể hiện được sự cập nhật. Chương trình đào tạo phải phù hợp với học viên; thời lượng giữa lý thuyết và thực hành, giữa thực tập với thực tế phải được bố trí cân đối, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Tài liệu tham khảo có vị trí, vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tự học, tự nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo. Tài liệu tham khảo về công tác xã hội ở nước ta hiện nay rất ít và nếu có thì phần lớn là tài liệu nước ngoài chưa được biên dịch hoặc biên dịch khái lược, mang tính chất tổng thuật. Một trong những yếu tố thể hiện và nâng cao được trình độ người thầy chính là ở chỗ giáo viên luôn chỉ ra được những tài liệu phục vụ bài giảng, làm cho bài giảng mang tính thời sự, hấp dẫn và lôi cuốn học viên, tạo cho người học có khả năng tự nghiên cứu, suy luận, tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; song việc chia sẻ (Share) tài liệu giữa người dạy và người học, giữa các giáo viên với nhau về công tác xã hội hiện nay cũng có nhiều "vấn đề". Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy công tác xã hội thì chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy và muốn đổi mới phương pháp giảng dạy công tác xã hội thì đầu tiên cần phải tổ chức lại cách học (Số lượng sinh viên trong lớp cần là bao nhiêu thì vừa đủ để học hiệu quả?; cần phương tiện gì?; môi trường như thế nào…). Đổi mới phương pháp giảng dạy chính là phải khơi gợi được tư duy phát hiện, tìm hiểu vấn đề và khả năng tự học của người học. Trong nhiều trường hợp, nếu giáo viên đặt vấn đề đúng và khéo gợi mở thì hầu như nội dung của bài giảng đều do học viên nêu lên, giáo viên chỉ chỉnh sửa chút ít, nhấn mạnh trọng tâm và hệ thống lại vấn đề. Tuy nhiên, cần phải nói thêm là: không có phương pháp nào chiếm ưu thế tuyệt đối, mà sự lựa chọn phương pháp dạy học tùy thuộc vào nội dung môn học, vào đối tượng cụ thể, vào tình hình và đặc điểm của lớp học. Có thể nói phương pháp hay nhất là kết hợp các phương pháp (liên phương pháp) và yếu tố quyết định vẫn là con người - phụ thuộc vào chính người dạy - người học. 3. Một vài khuyến nghị, giải pháp           Trong giảng dạy, đào tạo cần bổ sung nhanh chóng những cán bộ trẻ được đào tạo và làm công tác xã hội một cách bài bản. Mặt khác, xúc tiến tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại những cán bộ chưa qua đào tạo cơ bản chính quy về công tác xã hội nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận và phương pháp tác nghiệp cụ thể cho những người làm công tác xã hội. Từ đó chúng ta tiến đến khả năng cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam.Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn do các chuyên gia quốc tế hướng dẫn; và huấn luyện giảng viên bằng nhiều hình thức, tăng cường kỹ năng ngoại ngữ thông qua các hoạt động đào tạo.           Xúc tiến xây dựng mạng lưới thông tin - tư liệu để trao đổi thông tin và khai thác các nguồn tư liệu; nâng cao chất lượng thông tin - tư liệu về tham vấn phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo. Cần tranh thủ các nguồn kinh phí để biên dịch các tài liệu cơ bản để cho học viên tham khảo. Tuy nhiên trong công tác biên dịch cần hết sức chú ý đến văn phong, câu chữ để phù hợp với văn hóa Việt Nam và dễ tiếp thu cho người học.           Phối hợp nghiên cứu và đào tạo, hình thành cơ chế gắn kết hoạt động nghiên cứu và đào tạo ở trong các trường Đại học và các cơ sở nghiên cứu. Xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các trung tâm thực hành công tác xã hội.           Nhìn dưới giác độ khoa học, Công tác Xã hội ở Việt Nam là mới, tuy nhiên hoạt động và làm về công tác này đã được thực hiện có từ lâu trong lịch sử. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ/nhân viên xã hội, những người làm công tác xã hội mang tính chuyên nghiệp cần phải chú trọng đến công tác đào tạo. Việc phối hợp nghiên cứu và giảng dạy; liên kết các tổ chức, cá nhân thực hành công tác xã hội, các tổ chức đào tạo; đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giảng dạy sẽ quyết định chất lượng của ngành và nghề công tác xã hội trong tương lai./. [i] Quyết định Số: 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 [ii] Thông tư số 08/2010/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội Đào tạo nghề công tác xã hội còn nặng lý thuyết TT - Ngày 15-9, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - truyền thông) phối hợp với Bộ Lao động - thương binh và xã hội tổ chức hội thảo tuyên truyền Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2011 với hơn 100 đại biểu tham dự. Tại hội thảo, một trong những nội dung được nhiều đại biểu nhìn nhận là đào tạo nghề công tác xã hội ở nước ta hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn như chương trình nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành, tâm lý xã hội vẫn nhầm lẫn giữa công tác xã hội và hoạt động từ thiện... Nghề CTXH đã có, nhưng còn nhiều cách hiểu chưa đúng khi phân biệt giữa nghề CTXH với công việc từ thiện, hỗ trợ của nhiều đơn vị, tổ chức trong xã hội, thưa bà? - Mặc dù về cơ bản giống nhau, nhưng nghề CTXH là bước chuẩn hóa và chuyên nghiệp cao hơn. Đơn cử như ở các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, đội ngũ nhân sự ngành CTXH được tào tạo và có chứng chỉ chuyên ngành. Các trang thiết bị, hoạt động, cơ sở vật chất sẽ chuyên nghiệp hơn. Ngành đào tạo CTXH đã được Bộ GDĐT quy định mã ngành đào tạo trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ. Về chức danh, Bộ Nội vụ đã có thông tư 08/TT-BNV/2010 hướng dẫn về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH với 3 chức danh: Công tác xã hội viên chính, công tác xã hội viên và nhân viên công tác xã hội... Những khó khăn trong công tác đào tạo nhân lực ngành CTXH hiện nay, thưa bà? Nhu cầu về nhân viên ngành công tác xã hội đang rất lớn. - Về khâu tuyển sinh, nhiều người còn chưa hiểu hết vai trò quan trọng của nhân viên CTXH nên sự quan tâm còn chưa nhiều. Trong khi đó, công việc của người làm CTXH có thể liên quan tới nhiều sự kiện, hoạt động của 1 con người (từ lúc sinh ra, đau ốm, an sinh, mất đi...). Tại các cơ sở thực hành, khối lượng công việc nhiều nhưng đội ngũ cán bộ CTXH còn ít. Điều này khiến việc hướng dẫn thực tập cho sinh viên SV còn khó khăn. Chưa kể tới quá trình thực tập tại sẽ phát sinh thêm kinh phí ăn ở, đi lại... Mặt khác, thu nhập của người làm nghề chưa cao, chưa kể đặc thù công việc như làm việc tại các cơ sở bảo trợ, trung tâm tham vấn, mái ấm... Để nghề CTXH phát triển hơn nữa, theo bà cần chú trọng tới những vấn đề gì? - Cần nâng cao nhận thức trong xã hội về ngành và nghề CTXH, xác định cán bộ, nhân viên CTXH là ai, làm gì và ở đâu, sự khác biệt với các ngành khác... Trong công tác đào tạo cần tăng cường tính thực tiễn hơn nữa để người học dễ tiếp cận và có nhiều thực tế về nghề. Về đãi ngộ, người làm nghề CTXH rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác, nghề CTXH rất cần những người có tâm huyết, biết hy sinh lợi ích cá nhân để đóng góp cho xã hội. Xin cảm ơn bà! Hoàng Mạnh thực hiện Còn đối với công tác đào tạo, hiện tại đã có gần 40 trường đào tạo và đã có mã nghề cho ngành CTXH, nhưng chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm định chất lượng đào tạo. Hơn nữa, tuy số lượng cán bộ, nhân viên làm CTXH tương đối lớn song thực tế phần lớn lại không được đào tạo bài bản mà chỉ làm dựa trên kinh nghiệm, sự nhiệt tình nên thiếu kỹ năng, kiến thức cần thiết. Trong khi đó, bắt đầu có những lớp sinh viên ra trường được đào tạo chính quy về CTXH thì lại thiếu kinh nghiệm sống và sự va chạm thực tế, nên rất khó xin được việc làm đúng ngành vì nghề này ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh, còn người làm đúng ngành thì thu nhập thấp, khó trụ vững với nghề. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, với tổng kinh phí thực hiện gần 2.350 tỷ đồng; có hiệu lực từ ngày 10/5. Mục tiêu của đề án là phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Đề án được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2010-2015, phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ một đến hai cán bộ, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định. Đồng thời, trong giai đoạn này tiến hành xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội, áp dụng ngạch, bậc lương đối với ngạch viên chức. Giai đoạn hai từ năm 2016-2020, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng; phát triển đội ngũ cán bộ viên chức ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%, hỗ trợ nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong giai đoạn thực hiện đề án sẽ tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 60.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội; trong đó đào tạo, đào tạo lại cho 35.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học với bình quân 3.500 người/năm; tập huấn kỹ năng cho 25.000 cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội, bình quân 2.500 người/năm./. (TTXVN/Vietnam+)
Luận văn liên quan