Đề tài Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển quan trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi của gia đình trong đó có việc học tập của con cái. Việc chuyển đổi nền kinh tế đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giáo dục trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta có thể thấy hiện nay các gia đình hạt nhân ở Hà Nội ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc đầu tư cho con học. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết trẻ em đều được học hành ở những trường có uy tín, chất lượng cao, các em được đọc nhiều sách báo, có nhiều cơ hội học tập hơn . Sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi mỗi gia đình ngày càng phải đầu tư hơn nữa cho việc học tập của con cái. Song do cuộc sống khá bận rộn, các bậc cha mẹ luôn phải lo lắng cho việc đảm bảo cuộc sống gia đình, do vậy họ ít có thời gian trực tiếp theo dõi, liên hệ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm về tình hình học của con hay quản lý xem con cái mình học ra sao. Chính sự hạn hẹp về thời gian nên các bậc cha mẹ ít có điều kiện để dạy con học cũng như đốc thúc con trong quá trình học tập. Giải pháp hữu hiệu được các gia đình lựa chọn là đầu tư rồi phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường cho những trung tâm có uy tín, thậm chí là phó mặc cho gia sư dạy kèm. Chính vì sự phó mặc ấy mà hiệu quả đầu tư cho việc học tập của con cái là không cao. Tình trạng học của các em trở nên bị qúa tải so với lứa tuổi cũng như thời gian mà các em có, một số trường hợp sức ép của việc học quá nhiều nên đã trốn học bỏ đi chơi, hay tình trạng lười suy nghĩ, phụ thuộc qúa nhiều vào gia sư . Và như vậy đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy, thiếu giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết qủa cũng không hoàn toàn”. Gia đình không phải là môi trường sư phạm duy nhất đối với việc học tập của con cái, song nó có tính chất quyết định đối với quá trình học tập của con em. Mối liên hệ giữa nhà trường và các bậc cha mẹ là mối quan hệ mật thiết để trẻ có được kết quả học tập cao, đạo đức tốt. Nền giáo dục nói chung của gia đình đầy đủ, hoàn thiện bao nhiêu thì xã hội càng được tiếp nhận thêm những cá nhân có năng lực có phẩm chất nhân cách tốt đẹp bấy nhiêu.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển quan trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi của gia đình trong đó có việc học tập của con cái. Việc chuyển đổi nền kinh tế đã góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giáo dục trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta có thể thấy hiện nay các gia đình hạt nhân ở Hà Nội ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc đầu tư cho con học. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết trẻ em đều được học hành ở những trường có uy tín, chất lượng cao, các em được đọc nhiều sách báo, có nhiều cơ hội học tập hơn…. Sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi mỗi gia đình ngày càng phải đầu tư hơn nữa cho việc học tập của con cái. Song do cuộc sống khá bận rộn, các bậc cha mẹ luôn phải lo lắng cho việc đảm bảo cuộc sống gia đình, do vậy họ ít có thời gian trực tiếp theo dõi, liên hệ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm về tình hình học của con hay quản lý xem con cái mình học ra sao. Chính sự hạn hẹp về thời gian nên các bậc cha mẹ ít có điều kiện để dạy con học cũng như đốc thúc con trong quá trình học tập. Giải pháp hữu hiệu được các gia đình lựa chọn là đầu tư rồi phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường cho những trung tâm có uy tín, thậm chí là phó mặc cho gia sư dạy kèm. Chính vì sự phó mặc ấy mà hiệu quả đầu tư cho việc học tập của con cái là không cao. Tình trạng học của các em trở nên bị qúa tải so với lứa tuổi cũng như thời gian mà các em có, một số trường hợp sức ép của việc học quá nhiều nên đã trốn học bỏ đi chơi, hay tình trạng lười suy nghĩ, phụ thuộc qúa nhiều vào gia sư…. Và như vậy đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy, thiếu giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết qủa cũng không hoàn toàn”. Gia đình không phải là môi trường sư phạm duy nhất đối với việc học tập của con cái, song nó có tính chất quyết định đối với quá trình học tập của con em. Mối liên hệ giữa nhà trường và các bậc cha mẹ là mối quan hệ mật thiết để trẻ có được kết quả học tập cao, đạo đức tốt. Nền giáo dục nói chung của gia đình đầy đủ, hoàn thiện bao nhiêu thì xã hội càng được tiếp nhận thêm những cá nhân có năng lực có phẩm chất nhân cách tốt đẹp bấy nhiêu. Chính vì vậy đầu tư đến học tập của con em là một vấn đề quan trọng. Đề tài này không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức cũng như vai trò của cha mẹ trong việc học tập của con cái. Và đó là lý do tôi chọn đề tài : “ Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay” 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Đã có rất nhiều đề tài thuộc các ngành khác nhau nghiên cứu về vấn đề này như tâm lý học – giáo dục học. Tuy nhiên những công trình này đều làm rõ thực trạng vấn đề học vấn lao động, việc làm của thanh niên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học, lười lao động trên khía cạnh tâm lý và giáo dục. Từ hướng tiếp cận xã hội học với tư cách là một khoa học nghiên cứu về mối quan hệ cá nhân, xã hội và quá trình xã hội hoá cá nhân, đề tài này vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu sự đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài này chỉ có ý nghĩa thực tiễn cho bản thân cá nhân tôi. Do không có điều kiện nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi một số quận ở Hà Nội. Những thông tin thu được mặc dù không bao quát cả Hà Nội nhưng nếu có điều kiện chúng tôi sẽ mở rộng địa bàn nghiên cứu rộng hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu rõ năng lực đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái ở các hộ gia đình hạt nhân Hà Nội. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này đề tài xác định mục đích nghiên cứu cơ bản sau : Làm rõ mức độ đầu tư của bố mẹ vào việc học tập của con cái hiện nay như thế nào. Mức độ kỳ vọng của cha mẹ với việc học tập của con cái như thế nào. Chỉ ra cách thức quản lý của cha mẹ vào quá trình học của con cái, mức độ quan tâm đầu tư về tinh thần và thời gian ra sao.... Đánh giá hiệu qủa đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái Trên cơ sở của nghiên cứu thu được đưa ra ý kiến giải pháp và góp phần nâng cao vai trò của cha mẹ trong việc đầu tư cho quá trình học tập của con cái. 4. Đối tượng- khách thể- phạm vi- mẫu nghiên cứu 4.1. Đối tượng : “ Nghiên cứu thực trạng của việc quan tâm dầu tư về vật chất, tinh thần và thời gian của bố mẹ vào việc học hành của con cái” 4.2. Khách thể nghiên cứu: Là các bậc cha mẹ và con cái đang ở độ tuổi học phổ thông ở Hà Nội hiện nay. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu sự quan tâm đầu tư của cha mẹ vào việc học tập của con cái chứ không bàn đến vai trò của gia đình nói chung Đề tài giới hạn phạm vi địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội tức là thu thập khảo sát các gia đình hạt nhân( Có bố mẹ và con cái) hiện đang sinh sống tại Hà Nội có con cái đang đi học phổ thông. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và hoàn cảnh cụ thể của lịch sử Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : Muốn có chủ nghiã xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục học sinh, sinh viên lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo, có ý chí học tập, lập thân, lập nghiệp vững vàng bước vào thế kỷ mới. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội của Nhà nước và của từng gia đình. Mỗi công dân kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng quy mô giáo dục lành mạnh, phát triển phong trào học tập. Lý thuyết hành động xã hội: Theo quan niệm của Weber : Hành động xã hội là một hành động được chủ thể gán cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác. Do vậy, được định hướng tới người khác. Weber phân làm 4 loại hành động + Hành động hợp lý về mặt công cụ : là loại hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán lựa chọn công cụ hợp lý sao cho nó có hiệu qủa nhất. + Hành động hợp lý về mặt giá trị : là loại hành động được thực hiện bởi bản thân hành động ( mục đích tự thân) thực chất hành động này được nhấn vào mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương pháp duy lý. + Hành động hợp lý về mặt tình cảm : Là loại hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện. + Hành động truyền thống : Là loại hành động tuân thủ thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán truyền lại từ đời này sang đời khác. Theo Parson : Quan điểm của ông chịu ảnh hưởng của MaxWeber – Pareto cho rằng phải xây dựng lý thuyết chung về hành động xã hội của cá nhân như là cơ sở để giải quyết nhiệm vụ. Qua đó thấy rằng cần coi học tập của trẻ em là một loại hành động xã hội. Hành động này có mục đích lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động như gia đình. Lý thuyết tương tác xã hội : Coi qúa trình hành động là hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các nhà xã hội học thường xuyên nghiên cứu sự tương tác xã hội ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Nghiên cứu sơ cấp độ vi mô là nghiên cứ đơn vị tương tác giữa cá nhân, ví dụ như cha mẹ và con cái. Còn nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là nghiên cứu sự tương tác của cơ cấu xã hội hay giữa các thiết chế xã hội gia đình và nhà trường. 5.2. Các phương pháp cụ thể 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu chính : Trung tâm nghiên cứu về GĐ & PN. Đề tài KX 07-09, Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, NXB KHXH,1994; Tạp chí tâm lý học, số 3/2004. “Hành vi lệch chuẩn của học sinh PHCS HN.”; Trần Đức Châm. “Mâu thuẫn giữa kỳ vọng của bố mẹ với việc học tập của con cái.” Tạp chí tâm lý học, số 8/2004 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu : Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 8 hộ gia đình, trong đó phỏng vấn 2 học sinh ở độ tuổi học phổ thông. Các gia đình đó có mức sống và nghề nghiệp khác nhau. Nội dung phỏng vấn xoay quanh vấn đề sự quan tâm đầu tư và cách thức quản lý con cái trong quá trình học tập của các bậc cha mẹ.Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu sâu hơn về việc đầu tư của cha mẹ đối với vấn đề học tập của con cái trong các hộ gia đình ở Hà Nội. 5.2.3. Phương pháp quan sát : Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra thông tin thu được thông qua qúa trình hỏi với hành vi của người được hỏi có phù hợp không, để từ đó thấy được mối liên hệ về hành vi ứng xử của đối tượng nghiên cứu. Qua quá trình quan sát chúng tôi thấy được phần lớn các bậc cha mẹ ở Hà Nội hiện nay có xu hướng đầu tư về vật chất cho việc học tập của con cái song họ lại có rất ít thời gian dành cho việc hướng dẫn con học. Tóm lại hệ thống thông tin và kỹ thuật thu thập qua việc quan sát, phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu cá nhân được chúng tôi lựa chọn, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ sử dụng 3 cách thu thập thông tin trên. Bên cạnh đó do tính khó tiếp cận với đối tượng nghiên cứu nên số lượng đối tượng nghiên cứu không lớn, nhưng chúng tôi vẫn cố tìm hiểu sâu kỹ nhiều chiều với những đối tượng như trên. Các kết luận từ thông tin thu được mới chỉ đảm bảo thông tin về vấn đề của một địa bàn cụ thể và chưa mang tính phổ quát cho Hà Nội cụ thể. Do lượng thông tin thu được ít nhưng chúng tôi vẫn chú trọng chất lượng của thông tin thu được. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 6.1.Giả thuyết nghiên cứu Do hiểu rõ được tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội nên hiện nay các bậc cha mẹ ngày càng đầu tư về vật chất và thời gian cho con học nhiều hơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, do quá bận rộn với công việc nên các bậc cha mẹ ít có thời gian quản lý, theo dõi quá trình học tập của con cái. Đầu tư nhiều nhưng kết quả mà con cái đạt đựơc không đúng như kỳ vọng mà bố mẹ đạt ra. 6.2. Khung lý thuyết PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, các khái niệm công cụ. 1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu Từ lâu chủ đề gia đình đã trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Ngày này với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và của nền kinh tế thị trường đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của từng gia đình. Vì vậy Đại hộ đồng LHQ đã lấy 1994 là năm quốc tế về gia đình chủ đề “Gia đình – các nguồn nhân lực và các trách nhiệm trong thế giới đang thay đổi” đã là hướng nghiên cứu cơ bản để tìm hỉêu vấn đề mối liện hệ gia đình và sự phát triển. Nổi bật là vai trò của cha mẹ hay nói một cách chung nhất là vai trò của gia đình trong sự phát triển ở Việt Nam, các nghiên cứu về gia đình, và giáo dục gia đình đã có từ lâu và đứơc cọi trọng. Có nhiều cơ quan và trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ quan tâm để ý vấn đề này. Năm 1994 Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ ( Nay là trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ ) đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” mã số KX07-09 Cùng rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề gia đình và giáo dục gia đình thông qua các bài viết vắn tắt. Nội dung của vấn đề này chúng ta có thể điểm qua như sau : Bài viết của Mạc Văn Trang nói về khuynh hướng sai lệch trong giáo dục gia đình ngày nay, bài có đề cập đến mức độ ảnh hưởng của gia đình đến sự hình thành nhân cách trẻ, và vai trò của gia đình trong giáo dục con cái. Đồng thời cũng đưa ra một số kiểu gia đình đang có khuynh hướng sai lệch đáng lo ngại trong học tập của con cái. + Kiểu gia đình “ Không có thời gian” để quan tâm đến con cái, những gia đình kiểu này cha mẹ mải lo làm ăn kinh tế, lo cho sự nghiệp. Họ phó mặc cho gia sư, người giúp việc hoặc để con cái tự xoay sở..... + Kiểu gia đình quá nuông chiều con cái. Không dám uốn nắn trẻ theo yêu cầu chung của xã hội mà muốn con mình đặc biệt được “ ưu đãi hơn”. Đứa trẻ được đáp ứng mọi nhu cầu theo ý muốn của chúng, dẫn đến khi lớn lên thiếu tính tự lập. + Kiểu gia đình quá kỳ vọng vào đứa trẻ. Bắt ép con tự học tập quá sức và gò ép theo ý của bố mẹ. Quan tâm đến sự phát triển tối ưu của trẻ là cần thiết nhưng gò ép theo kỳ vọng của người lớn , có khi vì qúa khúc ép làm cho tài năng sớm phát triển dẫn đến thui chột đi. Tóm lại các bài viết đều bám sát những vấn đề cơ bản của xã hội và gia đình trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển và đổi mới. 2. Một số khái niệm công cụ: 2.1. Khái niệm gia đình: Theo xã hội học gia đình : “ Gia đình là một nhóm xã hội gồm hai hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận con nuôi nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác và tinh thần”. Gia đình là nơi đầu tiên đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách trẻ và có ảnh hưởng lâu dài suốt đời cá nhân. Trong gia đình vai trò của cha mẹ chiếm một vị trí quan trọng, cả cha mẹ đều có vai trò và trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục con cái. Thiếu cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 2.2. Khái niệm đầu tư Khái niệm đầu tư cho học tập của con cái của bố mẹ là một quá trình đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực vào giáo dục trên cơ sở có sự tính toán về hiệu quả kinh tế. Chương 2 : Kết quả nghiên cứu, những giải pháp khuyến nghị I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế-văn hoá xã hội của thành phố Hà Nội. 1.1. Điều kiện địa lý và đặc điểm dân số Hà Nội Hà Nội là thủ đô đồng thời là thành phố lớn thứ hai của Vịêt Nam, diện tích toàn thành phố Hà Nội chưa đến 1000km2 trong đó khu vực trung tâm chưa chiếm tới 1/10 tổng diện tích toàn thành phố. Theo con số thống kê chính thức 1998 toàn thành phố Hà Nội có 2,5 triệu người sinh sống với mật độ dân số cao trung bình khoảng 2700người/km2, đặc biệt nơi có 40 nghìn ngừơi/km2(Quận Hoàn Kiếm). Qua con số thống kê thấy được tầm quan trọng của thủ đô Hà Nội. Đây là một vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của toàn dân tộc Việt Nam. Với mật độ dân số rất đông như quận Hoàn Kiếm Hà Nội chúng ta thấy được sự phát triển liên tục không ngừng của thủ đô so với những thời kỳ trước. Trong năm 2001 dân số Hà Nội tiếp tục gia tăng do sự phát triển của kinh tế, do đây là nơi tập trung các trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá hiện đại nhất của cả nước. Khu vực nội thành Hà Nội phát triển nên trước đây chỉ có 4 quận thì bây giờ Hà Nội đã có7 quận. Sự mở rộng thêm 3 quận nữa chứng tỏ Hà Nội có tiềm nâng lớn để phát triển kinh tế và các lĩnh vực trong đời sống người dân thủ đô. Từ việc mở mang diện tích đồng thời với quy mô dân số tăng nhanh. Tốc độ gia tăng tự nhiên trung bình hàng năm là 1,3% và tốc độ tăng cơ học là 2,5%. Qua phân tích vị trí địa lý và dân số Hà Nội chúng ta đều khẳng định được Hà Nội là nơi có một tiến bộ giáo dục phát triển so với khu vực khác trong cả nước. Bởi đây là nơi tập trung nguồn tri thức tiến bộ và phát triển nhất, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao. 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của Hà Nội Kinh tế của Hà Nội từ sau cuộc cải cách đã phát triển rất mạnh mẽ và ổn định. Sự chuyển đổi của nền kinh tế đã tạo cho Hà Nội một bộ mặt hoàn toàn khác. Kinh tế Hà Nội trong những năm qua tốc độ phát triển cao hơn nhiều so với cả nước. Trong những năm gần đây Nhà nước tiếp tục đầu tư ngân sách vào kinh tế, đồng thời đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Hà Nội là lớn. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa với nước ngoài, có hàng trăm công ty nước ngoài đầu tư và phát triển trên thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Sự đầu tư này đã giải quyết được vấn đề bức xúc của xã hội đó là cơ hội việc làm tăng nhanh, thu nhập cho dân cư Hà Nội trong những năm qua và năm tới trong tương lai. Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn sống đang trở thành mục tiêu của mỗi gia đình. Sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho những người đang tìm kiếm việc làm. Đây là một vấn đề bức xúc của thị trường lao động cả nước nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng. Nơi mà nhu cầu lao động đòi hỏi trình độ học vấn cao. 1.3. Giáo dục Hệ thống giáo dục Hà Nội là một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh và ổn định. Trong những năm gần đây ngành giáo dục Hà Nội đã thu được một kết quả tốt ; 95% cơ sở phường xã, thị trấn đã phổ cập trung học cơ sở, 99% trẻ em 6 tuổi được vào lớp 1. Toàn thành phố có 288 nhà trẻ, 303 trường học và 60% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc ở nhà hoặc nhóm mẫu giáo tư nhân. Đảng và Nhà nước đã ban hành luật phổ cập tiểu học cả nước. Số trường tiểu học ngày càng gia tăng. Mạng lưới giáo dục Hà Nội đang ngày càng phát triển rộng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Chính sự phát triển của kinh tế xã hội đã tác động lớn đến sự phát triển giáo dục gia đình. Trong những năm gần đây giáo dục Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục Hà Nội nói riêng đã rất phát triển, và đạt được những thành tựu to lớn. Ngày nay nhu cầu học tập của người dân Hà Nội rất cao, hầu hết các em trong độ tuổi đi học phải học hai ca sáng, chiều. Bên cạnh đó việc mở cửa phát triển đất nước tạo điều kiện cho các em có cơ hội ra nước ngoài để học tập và nghiên cứu. Do vậy ngoài bài vở ở trên lớp các em còn phải học thêm ngoại ngữ rất nhiều. Vì hầu hết các hộ gia đình ở Hà Nội dù là mức thu nhập nghiệp khác nhau song họ vẫn muốn cho con cái có một cuộc sống tương lai tốt đẹp. Do đó họ rất quan tâm và đầu tư cho việc học tập của con cái. Hà Nội là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá xã hội của cả nước chính vì vậy người dân Hà Nội nhận thức rõ được tầm quan trọng của tri thưc đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và sự tồn tại của từng cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội. Do đó họ đầu tư rất lớn đối với sự nghiệp học tập của con cái ngay từ khi còn nhỏ. Thời gian qua có rất nhiều bài báo đã và đang phản ánh tình trạng học tập quá tải của học sinh,hầu hết thời gian của các em giành cho việc học tập, ít có cơ hội giải trí. Qua đó ta thấy được nhu cầu học tập của bản thân các em và mong muốn con cái có một hệ thống tri thức vững vàng để bước vào cuộc sống. 1.4. Văn hoá Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước. Bên cạnh sự phát triển của kinh tế- giáo dục thì nhu cầu tái sản xuất sức lao động về mặt tinh thần của người dân Hà Nội rất phát triển trong những năm qua. Nếu như năm 1998 đã có 210 cuốn được xuất bản thì 2003 đã có 640 cuốn được gấp 3 lần so với năm 1998. Chứng tỏ nhu cầu cần đọc sách của cư dân Hà Nội ngày càng cao để củng cố kiến thức và gia tăng thêm sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Do hiểu rõ được tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội nên hiện nay các bậc cha mẹ ngày càng đầu tư về vật chất và thời gian nhiều hơn cho việc học tập của con cái. Trong gia đình, sự giáo dục của cha mẹ đối với con cái là yếu tố quyết định cá nhân lĩnh hội và tiếp thu những chuẩn mực. Mỗi một gia đình đều có một nội dung, phương pháp giáo dục khác nhau. Song cùng đi đến một mục đích chung là con cái có một trí tuệ vững vàng đồng thời có nền tảng đạo đức tốt đẹp, và mỗi gia đình đều mong muốn con cái trở thành những con ngoan, trò giỏi, và đem lại cho xã hội những cá nhân có giá trị. Vai trò của gia đình trong việc học tập của con cái thể hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự quan tâm đầu tư của gia đình đối với việc học tập của con cái ở một số lĩnh vực sau: Sự đầu tư của cha mẹ về vật chất ( tiền đóng học, tiền mua sách vở đồ dùng học tập....) Sự đầu tư của cha mẹ về thời gian và tinh thần 2.1.1. Sự đầu tư vật chất cho việc học tập của con cái của cha mẹ Bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì giáo dục cũng phát trỉên, từ chỗ có điều kiện kinh tế, cha mẹ luôn muốn cho con cái mình được học tập trong một môi trường sư phạm lành mạnh và tiến bộ nhất. Chính vì vậy ngày nay vấn đề học tập của con cái trong các hộ gia đình được đề cao. Hầu hết, các bậc cha mẹ ở thành phố Hà Nội đều
Luận văn liên quan