Ngành công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp mới trong các ngành công nghiệp ở nước ta. Tuy mới nhưng ngành công nghiệp này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta nói chung và sự phát triển kinh tế của nước ta nói riêng. Đây cũng là một trong những ngành thu hút vốn FDI lớn ở nước ta.
Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt trong ngành công nghiệp ôtô ở nước phải kể đến công ty Toyota (TMV). Toyota đã có mặt ở nước ta từ khi ngành công nghiệp ôtô ở nước ta còn non trẻ. Từ đó đến nay, Toyota đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, góp phần phát triển nền công nghiệp ôtô Việt Nam. Ngày nay, ở nước ta, tuy đã có nhiều doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài hiện diện nhưng Toyota vẫn khẳng định được vị thế số 1 của mình ở thị trường Việt Nam. Chính bởi vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Đầu tư của Toyota ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của nhóm mình. Nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được cô giáo hướng dẫn, sửa chữa để tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư của Toyota ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp mới trong các ngành công nghiệp ở nước ta. Tuy mới nhưng ngành công nghiệp này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta nói chung và sự phát triển kinh tế của nước ta nói riêng. Đây cũng là một trong những ngành thu hút vốn FDI lớn ở nước ta.
Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt trong ngành công nghiệp ôtô ở nước phải kể đến công ty Toyota (TMV). Toyota đã có mặt ở nước ta từ khi ngành công nghiệp ôtô ở nước ta còn non trẻ. Từ đó đến nay, Toyota đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, góp phần phát triển nền công nghiệp ôtô Việt Nam. Ngày nay, ở nước ta, tuy đã có nhiều doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài hiện diện nhưng Toyota vẫn khẳng định được vị thế số 1 của mình ở thị trường Việt Nam. Chính bởi vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Đầu tư của Toyota ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của nhóm mình. Nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được cô giáo hướng dẫn, sửa chữa để tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9/2010
A.TỔNG QUAN CHUNG
Với háo hức mong muốn nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp ô tô của đất nước, cộng với niềm tin ở sự tính toán khôn ngoan của các nhà đầu tư nước ngoài về thị trường tiêu thụ, từ những năm giữa thập kỷ 1990 đến nay, Việt Nam đã đón nhận tới 14 liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô từ một số nước ngoài vào bao gồm Toyota (Nhật Bản), Ford (Hoa Kỳ), Vinastar (xe Mitsubishi - Nhật Bản), Isuzu (Nhật Bản), Visuco (xe Suzuki - Nhật Bản), Vidamco (xe Daewoo - Hàn Quốc), Mercedes-Benz (Đức), Honda (Nhật Bản), VMC, Hino (Nhật Bản), Vindaco (xe Daihatsu - Nhật Bản), Mekong Auto (Hàn Quốc) , 1 May Co (xe Huyndai) và SYM. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp gần như sớm nhất thu hút được lượng vốn FDI cao và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được bắt đầu từ năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Niềm tự hào của Công ty Mekong Auto là liên doanh đầu tiên chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đứng tên trong 36 nước có ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo ô tô trên toàn thế giới. Trong khi đó, Công ty Ford Việt Nam (thành lập năm 1995) là liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất (102 triệu USD) và cũng là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam.Tuy vậy, giữ vị trí số một trong tất cả những nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Việt Nam phải kể đến Toyota với các sản phẩm bán ra luôn được ưa chuộng rộng rãi nhất.
Toyota Motor Corporation, được thành lập bởi Kiichiro Toyoda vào năm 1937 (thường được gọi đơn giản là Toyota và viết tắt là TMC) là một tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia, đặt trụ sở chính tại Nhật Bản. Toyota được biết đến như một công ty lớn nhất thứ bảy trên thế giới và nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai, với cơ sở sản xuất tại 28 quốc gia trên thế giới.
Chính thức được thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1995 và hoạt động vào tháng 10 năm 1996, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa Toyota Motor Corporation – Nhật Bản (TMC) 70% , Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) 20% và Công ty Kuo (Singapore) 10% với mạng lưới 22 đại lý và chi nhánh đại lý rộng khắp toàn quốc. Toyota Việt Nam giữ vị thế là nhà tiên phong trong sản xuất ô tô ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 89,6 triệu USD, vốn pháp định 44,2 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện 68,6 triệu USD. Lĩnh vực hoạt động chính của TMV bao gồm sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại; sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam; xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam. Với nguồn nhân lực gần 1400 người (bao gồm cả nhân viên mùa vụ) và công suất nhà máy là 20.000 xe/năm/2 ca làm việc, sản phẩm chính của TMV là Hiace, Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam và Land Cruiser, Hilux kinh doanh xe nhập khẩu.
Lịch sử phát triển của TMV phải kể đến những cột mốc như sau:
1995: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đuợc thành lập
1996: Động thổ xây dựng nhà máy Toyota tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Ra mắt mẫu xe Hiace
1997: Khai trương Trung tâm Ðào tạo tại trụ sở chính
Khai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Ra mắt mẫu xe Corolla Altis
Khai trương Tổng kho Phụ Tùng (CPD) tại trụ sở chính
1998: Khai trương Chi nhánh Hà Nội
Ra mắt mẫu xe Camry
1999: Nhận Chứng chỉ ISO 14001 về Hệ thống Quản lý Môi truờng
Ra mắt mẫu xe Zace
2000: Mở rộng và nâng cấp Trung Tâm đào tạo tại trụ sở chính
Ra mắt mẫu xe Land Cruiser 100
2001: Ra mắt mẫu xe Corolla Altis
2002: Ra mắt mẫu xe Camry mới
2003: Khai trương Xưởng Dập chi tiết thân vỏ xe
Ra mắt mẫu xe Vios
2004: Khai trương Trung tâm Xuất khẩu Phụ tùng Toyota
Giới thiệu dịch vụ Bảo Dưỡng Nhanh
2005: Thành lập Quỹ Toyota Việt Nam (TVF)
Đạt doanh số bán cộng dồn 50.000 xe
Ra mắt mẫu xe Hiace mới
2006: Ra mắt mẫu xe Innova
Ra mắt mẫu xe Camry hoàn toàn mới
2007: Ra mắt mẫu xe Vios hoàn toàn mới
2008: Ra mắt mẫu xe Corolla Altis hoàn toàn mới
Giới thiệu Innova mới
Khai trương Xưởng sản xuất Khung gầm xe
2009: Ra mắt mẫu xe Fortuner mới
Ra mắt mẫu xe Camry mới
Khai trương Trung tâm Toyota miền Nam
Xét trong khu vực Châu Á (trừ Nhật Bản), đầu tư nhà máy Toyota được thống kê ở bảng sau:
Trung Quốc
Tên
Bắt đầu hoạt động
TMC liên quan đến vốn chủ sở hữu
Sản phẩm
Số lượng nhân viên
Thiên Tân Kim Phượng Auto Parts Co, Ltd (TJAC)
07/1997
TMC 30%
Chỉ đạo assy, trục cánh quạt
410
Thiên Tân Fengjin Auto Parts Co, Ltd (TFAP)
05/1998
TMC 90%
Vận tốc liên tục khớp, trục xe
350
Tianjin FAW Toyota Engine Co., Ltd. (TFTE)
07/1998
TMC 50%
Động cơ
800
Giả mạo Thiên Tân Toyota Công ty TNHH (TTFC)
12/1998
TMC 100%
Giả mạo phần
100
Tianjin FAW Toyota Motor Co., Ltd. (TFTM)
10/2002
TMC 40%
TMCI 10%
Corolla, Vios, Crown, Reiz
2,310
FAW Toyota (Trường Xuân) Engine Co, Ltd (FTCE)
12/2004
TMC 50%
Động cơ
250
Toyota (Thiên Tân) qua đời Công ty TNHH (TFTD)
12/2004
TMC 90%
Stamping chết cho xe
160
Toyota Guangqi Engine Co, Ltd (GTE)
01/2005
TMCI 12.4%
Động cơ, bộ phận động cơ
50
Sichuan FAW Toyota Motor Co, Ltd (SFTM) *
12/2000
TMC 45%
TTC 5%
Coaster, Land Cruiser, Prado, Prius
1,800
Guangzhou Toyota Motor Co, Ltd (GTMC)
05/2006
TMC 30.5%
Camry Camry
1,400
Châu Á khác
Nơi
Tên
Bắt đầu hoạt động
TMC liên quan đến vốn chủ sở hữu
Sản phẩm
Số lượng nhân viên
Bangladesh
Aftab Ô tô
06/1982
Không!
Land Cruiser
110
Đài Loan
Kuozui Motors, Ltd.
01/1986
TMC 51,7%
Camry, Corolla, Hiace, Vios, Zace, Wish, Yaris, động cơ, dập các bộ phận
2,486
Ấn Độ
Toyota Kirloskar Motor Private Ltd (Tkm)
12/1999
MC 89%
Innova, Corolla
2.567
Ấn Độ
Toyota Kirloskar Auto Parts Private Ltd (TKAP)
07/ 2002
TMC 64%
TICO 26%
Trục, trục cánh quạt, được truyền đi
742
Indonesia
Toyota Motor Manufacturing Indonesia
05/1970
TMC 95%
Dyna, Fortuner, Innova, Kijang, động cơ
3,949
Indonesia
PT Astra Daihatsu Motor PT Astra Daihatsu Motor
01/1992
TMC 61.75%
Avanza
5,045
Malaysia
Dịch vụ hội Sdn. Bhd (ASSB) Bhd (ASSB)
02/1968
Toyota 100% UMW
Camry, Corolla, Vios, Hiace, động cơ, Hilux, Innova, Fortuner
3,232
Malaysia
Sản xuất Perodua Sdn. Bhd Bhd
08/1994
TMC 51%
Avanza
6,486
Pakistan
Công ty TNHH Indus Motor *
03/1993
TMC 12.5%
TTC 12.5%
Corolla, Hilux Corolla, Hilux
1,651
Việt Nam
Toyota Autoparts Philippines Inc (TAP)
09/1992
TMC 95%
Truyền, vận tốc liên tục khớp
578
Việt Nam
Toyota Motor Corp TMP Việt Nam ()
02/1989
TMC 34%
Camry, Corolla, Innova
1,289
Thái Lan
Siam Toyota Sản xuất Công ty TNHH
07/1989
TMC 96%
Động cơ, trục cánh quạt, đúc (khối, người đứng đầu)
1,219
Thái Lan
Toyota Auto Body Thái Lan Công ty TNHH
05/1979
TMT 49% TMT 49%
Stamping parts Stamping phần
141
Thái Lan
Toyota Motor Thái Lan Công ty TNHH (TMT)
12/1964
TMC 86.4% TMC 86,4%
Camry, Corolla, Vios, Wish, Hilux VIGO, Yaris
6,172
Thái Lan
Thái tự động làm việc Công ty TNHH (thuộc da trắng)
05/1988
TABJ 20.0% TABT 60.0%
Fortuner, Hilux VIGO Fortuner, Hilux Vigo
477
Việt Nam
Toyota Motor Việt Nam Công ty TNHH
08/1996
TMC 70%
Camry, Corolla, Vios, Hiace, Land Cruiser, Innova
712
Nguồn: www.toyotaland.com/toyota
B.HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
I.Chiến lược của Toyota khi chọn thị trường Việt Nam
1.Toyota mong đợi gì khi tiến hành đầu tư tai Việt Nam?
Tiến hành đầu tư tại Việt Nam là một trong chiến lược phát triển của Toyota. Nhận thấy nước ta là một thị trường giàu tiềm năng, từ năm 1995 toyota bắt đầu tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Giống như bao chủ đầu tư nước ngoài khác, mục đích của toyota khi đầu tư vào thị trường Việt Nam là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra, động cơ cụ thể của chủ dầu tư trong từng dự án lại rất khác nhau tùy thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị trường nước ngoài, tùy thuộc mối quan hệ sẵn có của nó với nước chủ nhà. Có thể thấy, mục tiêu đầu tư vào Việt Nam của toyota được xác định thông qua 2 định hướng sau:
Đầu tư định hướng thị trường
Toyota có các nhà máy ở hầu hết các nơi trên thế giới, sản xuất hoặc lắp ráp các linh kiện ô tô cho các thị trường nội địa như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Phi-líp-pin, Thái Lan, Pháp, Braxin…. Việt Nam là một trong số nhiều nước được Toyota chọn để mở nhà máy lắp ráp linh kiện. Đây được coi là định hướng thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại, tăng doang số bán hàng, thu nhiều lợi nhuận hơn. Toyota có thể tận dụng được nguồn lao động rẻ, dồi dào hay vốn đất của Việt Nam để tiết kiệm chi phí sản xuất qu đó nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Đây cũng là chiến lược bành chướng thị trường của công ty xuyên quốc gia để vượt qua hàng rào bảo hộ của Việt nam và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách khai thác các sản phẩm mới. Chẳng hạn chiếm lĩnh ở thị trường Việt Nam là dòng xe Camry, Vios trong khi đó ta vẫn chưa có dòng Lexus do Toyota Việt Nam sản xuất vì đây là dòng xe cao cấp.
Xe Camry Xe Lexus
Đầu tư định hướng chi phí
Đây là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ của nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Công nghiệp ô tô là ngành cần nhiều lao động và thị trường Việt nam đáp ứng được điều này.
2.Tại sao toyota chọn thị trường Việt Nam để tiến hành đầu tư?
Việt Nam, đất nước của hơn 85 triệu dân với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễn cảnh tươi sáng của ngành công nghiệp ôtô là có thể. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay, như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực. Đặc biệt, sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối… Trên phương diện lý thuyết, đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư, vì đây là ngành công nghiệp mà Việt Nam không có nhiều lợi thế so sánh trong thời điểm hiện nay và cũng như những năm vừa qua. Nhưng từ trước những năm 1995 khi các liên doanh đầu tiên ra đời đã được hưởng ngay nhiều ưu đãi nhằm giảm thiểu những khó khăn trong khi mức tiêu thụ chưa nhiều và hầu hết doanh nghiệp khi đó đều cam kết tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 30-40% trong vòng 10 năm. Những ưu đãi thực tế đó là:Những loại xe đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặt biệt áp dụng cho ô tô sản xuất trong nước được giảm 95% so với ô tô nhập khẩu cùng loại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong một số năm đầu thành lập. Thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô trong nước thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Ngoài ra, các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng để tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô cũng được miễn, giảm thuế nhập khẩu. Đặc biệt, sau ngày 1 tháng 1 năm 2004, khi đã thực hiện chính sách thuế mới giảm ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra nên hầu hết các loại xe sản xuất trong nước đều tăng giá bán bằng cách cộng thêm thuế giá trị gia tăng. Mức tăng này trong khoảng 10% đến hơn 30%.
Toyota đã nắm bắt được những lợi thế này và trở thành hãng xe hơi đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, để FDI hiện diện trong ngành công nghiệp ô tô nước nhà thì còn nhờ vào những nhân tố quan trọng sau:
Chiến lược đầu tư dài hạn
Không có gì nghi ngờ về tiềm năng to lớn của thị trường ôtô tại một đất nước bao gồm hơn 85 triệu dân với mức tăng trưởng kinh tế cao như Việt Nam. Bước chân sớm vào ngành công nghiệp này sẽ cho phép thiết lập vị trí vững chắc trên thị trường trong tương lai, và chủ yếu tránh được những chi phí rất đắt đỏ một khi các rào cản đối với sự thâm nhập ngành tăng cao.
Nhưng dù sao, trong thực tế, cũng khó tìm được một nhà đầu tư chấp nhận việc lỗ trong sản xuất ôtô tại Việt Nam kéo dài hàng chục năm nhằm mục đích chờ đợi thời khắc quy mô thị trường đủ lớn. Do vậy mà lợi nhuận mang lại từ thị trường nội địa trong những năm vừa qua và kể cả thời điểm hiện nay chắc chắn phải là nguyên nhân quyết định trong việc giải thích sự hiện diện của FDI.
Tiếp tục thêm một chữ “nhưng” nữa, đó là tại sao cái thị trường nội địa nhỏ bé này lại có khả năng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hẳn là, hai lý do cuối cùng - chi phí rẻ của nguồn nhân lực cùng chính sách bảo hộ - sẽ đủ sức trả lời câu hỏi này.
Chi phí rẻ của nguồn nhân lực
Chi phí rẻ của nguồn nhân lực cho phép giải thích dấu hiệu nổi trội của FDI trong ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam: tập trung mạnh tại khâu lắp ráp. Việc sản xuất tại công đoạn này thường xuyên đòi hỏi một số lượng lớn lao động, do vậy, điều này sẽ cho phép giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, lý do đến từ chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực hẳn là vẫn chưa đủ để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi cùng bản chất như trên: tại sao thị trường nội địa lại là mục tiêu chính của FDI? Chúng ta đành phải nhờ vào sự trợ giúp của chính sách bảo hộ để có câu trả lời cuối cùng.
Chính sách bảo hộ
Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của chính sách bảo hộ áp dụng trong ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam là hàng rào hải quan chống lại ôtô nhập khẩu.
Ví dụ sau sẽ minh họa: trước tháng 1/1999, ôtô nhập khẩu bị đánh thuế 155% (55% là thuế nhập khẩu, 100% là thuế tiêu thụ đặc biệt); sau thời gian này thì bị cấm nhập; năm 2004 thì chịu thuế đến 180% (chưa kể thuế giá trị gia tăng).
Hậu quả là, cạnh tranh trên thị trường ôtô tại Việt Nam rất yếu. Giá bán xe lắp ráp rất ít bị quyết định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu. Và tất nhiên, trong một môi trường “tuyệt vời” như vậy, giá này sẽ được đẩy lên cao để tối đa hóa lợi nhuận.
Sẽ là thú vị khi chúng ta thử tìm hiểu những ý nghĩa ẩn giấu phía sau một đánh giá đã được đăng tải trên Báo điện tử VietnamNet liên quan đến quy mô thị trường ôtô tại Việt Nam và công suất sản xuất của 11 liên doanh để củng cố cho kết luận của chúng ta về động lực đầu tư của FDI.
Theo đó thì: “… số lượng ôtô tại Việt Nam vào năm 2005 sẽ là 200.000 chiếc và 400.000 chiếc cho năm 2010, nhưng công suất của các nhà máy lắp ráp ô tô đã là 148.200 chiếc/năm…”.
Nếu làm một phép tính so sánh số học đơn thuần giữa những số liệu được trình bày trong đánh giá với số lượng ôtô lắp ráp đã được tiêu thụ hàng năm sẽ dẫn đến một câu hỏi quan trọng như sau: tại sao các nhà đầu tư hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam lại chấp nhận sự lãng phí vốn đầu tư của họ khi mà công suất của các nhà máy không được khai thác tối đa?
Nói cách khác, tại sao các nhà đầu tư này ngay từ ban đầu không xây dựng những nhà máy với công suất nhỏ hơn để tránh sự lãng phí về vốn đầu tư?
Hẳn là, có thể sẽ có người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy lắp ráp ôtô hiện nay là đến từ phía các nhà đầu tư trong việc đánh giá sai quy mô thị trường ôtô tại Việt Nam. Hậu quả, các nhà máy đã được xây dựng với quy mô quá mức.
Tuy nhiên, cách giải thích này sẽ là chủ quan và hoàn toàn không mang tính thuyết phục vì một lý do rất đơn giản: 11 liên doanh ôtô tại Việt Nam là 11 “sản phẩm” có nguồn gốc hình thành từ những tập đoàn đa quốc gia đứng hàng đầu trong lĩnh vực ôtô của thế giới. Đối với các tập đoàn này, lỗi mắc phải trong việc đánh giá quy mô thị trường, có thể nói, là gần như không thể xảy ra.
Và do vậy, lý do đưa ra khả dĩ duy nhất là chiến lược đầu tư dài hạn đối với một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Chính sách bảo hộ, trong trường hợp này, đã cho phép vốn đầu tư vẫn nhận được một sự trả công cao, cho dù vẫn chưa được khai thác toàn bộ.
3.Hình thức đầu tư của Toyota
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa 3 đối tác lớn:
- Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (70%) - Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (20%) - Công ty TNHH KUO Singapore (10%)
Tổng vốn đầu tư vào Việt Nam là 89,6 triệu USD. Bên Việt Nam góp vốn đất, nhà xưởng, bên Nhật góp tiền, công nghệ. Toyota Việt Nam chịu trách nhiệm sản xuất lắp ráp xe trong nước, đã lên kế hoạch sản xuất trước hàng năm để đặt linh kiện từ nhà cung cấp phụ tùng tại công ty mẹ. Lượng phụ tùng, máy móc sẽ được nhập về Việt Nam theo kế hoạch, DN chỉ gia công lắp ráp và sử dụng nội địa hóa một số linh kiện chi tiết đơn giản trong nước.
Lợi thế của hình thức liên doanh này là khác với các hình thức đầu tư khác, thông qua hình thức này, nước nhận đầu tư sẽ kiểm soát và học được trực tiếp công nghệ hiện đại, phong cách và kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời họ còn được chia sẻ lợi nhuận với các chủ đầu tư nước ngoài theo tỉ lệ góp vốn. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn bên nhận đầu tư có trách nhiệm cao hơn với họ bằng cách chia sẻ những rủi ro trong đầu tư, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, thông qua liên doanh họ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường và các nhà hoạch định chính sách của nước nhận đầu tư.
4.Những lợi thế của doanh nghiệp và nước tiếp nhận đầu tư để tiến hành FDI theo hình thức liên doanh
Về doanh nghiệp: Toyota sở hữu lợi thế độc quyền riêng về công nghệ và nhãn hiệu giúp họ thâm nhập thị trường Việt Nam thuận lợi, dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có lợi thế nội bộ hóa.
Về nước tiếp nhận đầu tư:
Kể từ năm 1986, khi chính sách Đổi mới bắt đầu được áp dụng, với những chính sách mới về đầu tư nước ngoài không ngừng được cải thiện của Chính phủ, Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tính ổn định và độ an toàn. Việt Nam hiện xếp thứ 10 trong danh sách các môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới và sức thu hút này vẫn không giảm mà ngày càng tăng. Các TNCs hàng đầu trên thế giới trong đó có cả Toyota đã nhận thấy điều này và thực hiện chiến lược đầu tư cảu mình. Việt nam có đầy đủ những yếu tố thuận lợi để trở thành một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất là khung chính sách FDI của Việt Nam:
Các quy định của luật pháp và chính sách liên quan có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả hoạt động của FDI. Từ sau cải cách mở cửa năm 1986 Việt Nam đã thi hành các đạo luật, chính sách thông thoáng, có nhiều ưu đãi, ít có các rào cản hạn chế FDI đúng với tinh thần hội nhập và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Trong gần ¼ thế kỷ vừa qua nước ta đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư. Tuy vậy về cơ bản chính sách thu hút FDI đang