Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có những ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế của từng quốc gia dù quốc gia đó là lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển. Dẫn đến, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Ở Việt Nam hiện nay, cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Những khó khăn và thách thức cũng như những cơ hội khi nền kinh tế đang chuyển hướng mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã ý thức được không con đường nào khác một khi doanh nghiệp tiếp tục tồn tại ổn định và phát triển bền vững, là phải tập trung đầu tư về máy móc thiết bị cũng như đầu tư vào những sản phẩm mới có lợi thế so sánh để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước. Vì vậy, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm. Công ty thuốc lá Thanh Hoá cũng không bị loại trừ. Trước yêu cầu đòi hỏi bức xúc của bối cảnh kinh tế em đã lựa chọn đề tài ‘‘ đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008 ’’ là nơi mà em đã tham gia kỳ thực tập vừa rồi.
Nội dung chuyên đề thực tập gầm hai chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008.
Chương 2: Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá
61 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có những ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế của từng quốc gia dù quốc gia đó là lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển. Dẫn đến, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Ở Việt Nam hiện nay, cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Những khó khăn và thách thức cũng như những cơ hội khi nền kinh tế đang chuyển hướng mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã ý thức được không con đường nào khác một khi doanh nghiệp tiếp tục tồn tại ổn định và phát triển bền vững, là phải tập trung đầu tư về máy móc thiết bị cũng như đầu tư vào những sản phẩm mới có lợi thế so sánh để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước. Vì vậy, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm. Công ty thuốc lá Thanh Hoá cũng không bị loại trừ. Trước yêu cầu đòi hỏi bức xúc của bối cảnh kinh tế em đã lựa chọn đề tài ‘‘ đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008 ’’ là nơi mà em đã tham gia kỳ thực tập vừa rồi.
Nội dung chuyên đề thực tập gầm hai chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008.
Chương 2: Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
1/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ
1.1/ Khái quát chung:
Công ty thuốc lá Thanh Hóa tiền thân là Nhà máy thuốc lá Cẩm Lệ được thành lập ngày 12/6/1966 tại xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa, trực thuộc Công ty công nghiệp Thanh Hóa, tới tháng 4/1985 trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1996 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Mười năm đầu tiên, từ 1966 tới 1976 do điều kiện chiến tranh và do sản xuất thủ công là chủ yếu nên sản lượng mỗi năm chỉ đạt từ 12 – 14 triệu bao thuốc lá các loại. Với 100% thuốc lá không đầu lọc.
Mười năm tiếp theo từ 1977 – 1987 sản lượng sản xuất bắt đầu tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu sản xuất đã có sự thay đổi về chất. Năm 1983 đã sản xuất thuốc lá đầu tiên ở miền Bắc nước ta.
Từ năm 1988 đến nay, mặc dù cơ chế điều hành kinh tế của Đảng và Nhà nước thay đổi cơ bản từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhà máy nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng với tốc độ cao. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 1988 là 70 triệu bao, tới năm 1996 đạt mức 123,35 triệu bao tăng 1,76 lần.
Tuy nhiên, thuốc lá là mặt hàng không được nhà nước khuyến khích tiêu dùng, Nhà nước đặt ra chính sách cấm nhập khẩu thuốc lá ngoại và hạn chế sự phát triển sản xuất trong nước. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng chưa giảm nên việc sản xuất thuốc lá trong nước nên đã góp phần bình ổn quan hệ cung – cầu trong nước, chống thuốc lá nhập lậu và không ngừng tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã trở thành đơn vị có đóng góp hàng đầu vào ngân sách tỉnh Thanh Hóa. Trước năm 1986 Công ty đã nộp tích lũy cho ngân sách hàng trăm triệu đồng, năm 1987 nộp tích lũy cho ngân sách là 1.315 triệu đồng, các năm tiếp theo nộp ngân sách được ra tăng với tốc độ cao. Tới năm 1990 nộp ngân sách là 19,931 tỷ đồng, năm 1995 là 53,3 tỷ đồng, năm 2003 là 107.2 tỷ đồng.
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tham gia hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 2002 Công ty thuốc lá Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 - 2000.
Tháng 12 năm 2005 thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp theo cơ chế Công ty mẹ - Công ty con, Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa
Trong suốt hơn 40 năm qua Công Ty đã không ngừng lớn mạnh và tự khẳng định mình về mọi mặt, hoàn thiện tốt các kế hoạch và nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho. Là một trong những đơn vị đứng đầu tỉnh Thanh Hóa về nghĩa vụ giao nộp ngân sách Nhà nước. Hàng năm Công ty nộp ngân sách hơn 100 tỷ đồng. Trước đây tại Công ty hầu hết máy móc thiết bị còn lạc hậu, chủ yếu là lao động thủ công bán cơ khí, trình độ công nhân và cán bộ quản lý chủ yếu là lao động phổ thông và một số rất ít công nhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ trung cấp, chỉ có một cán bộ trình độ đại học. Điều kiện lao động độc hại nặng nhọc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người lao động. Ngày nay trong tình hình mới với sự phát triển chung của cả nước, Công ty đã chú ý đến xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học. Ngoài ra Công ty còn chú trọng đến việc xây dựng y tế nhà trẻ,mẫu giáo.... Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách và tiền lương bình quân của Công ty hàng năm không ngừng được tăng lên. Điều đó được phản ánh qua một số chỉ tiêu cơ bản của Công ty trong mấy năm gần đây như sau:
Bảng 1.1/ Báo cáo tài chính các năm 2006 - 2008
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2006
Năm 2007
Năm
2008
-Nguyên giá TSCĐ
Tr.đ
142.340
151.300
155.436
-Sản lượng tiêu thụ
Tr.bao
111,634
113,587
116,253
-Doanh thu
Tr.đ
356.196
437.165
465.012
-Nộp ngân sách
Tr.đ
142.340
146.231
149.431
-Lợi nhuận
Tr.đ
4.500
5.122
5.735
-Tổng số lao động
Người
1.115
1.125
1.145
-Tiền lương bình quân
Ng.đ/người/
tháng
1.500
1.620
1.700
-Vốn chủ sở hữu
Tr. đ
71.798
73.452
77.658
(Nguồn: Công Ty Thuốc Lá Thanh Hóa, báo cáo tài chính các năm)
Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu là những thành tích của Công Ty đã liên tục nhận được bằng khen và huân chương lao động của Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng:
- Được UBND tỉnh tặng bằng khen.
- Được Bộ Công Nghiệp tặng bằng khen.
- Được Bộ Tài Chính tặng bằng khen.
- Được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba.
- Được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Huân Chương Lao Động Hạng Nhì.
- Được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Huân Chương Lao Động Hạng Nhất.
Mạng lưới và thị trường tiêu thụ của Công Ty được lan rộng khắp các tỉnh trong nước. Đặc biệt năm 2004 và các năm tiếp theo Công Ty còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như Lào, Trung Quốc, Mỹ và các nước thuộc Châu Phi. Hiện nay thị trường nhà máy chiếm hầu hết các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Đà Nẵng....Mỗi một tỉnh Công ty đặt một trạm bao gồm trạm trưởng và các nhân viên tiếp thị để quản lý và bảo đảm tiêu thụ ở thị trường đó. Công ty luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ bán hàng để mở rộng thị trường, nâng cao doanh số bán hàng. Tổ chức mạng lưới bán hàng là tất yếu không thể thiếu trong khâu bán hàng. Để phù hợp với thị trường tiêu thụ phải có những dịch vụ bán hàng khác nhau.Vì vậy phải tổ chức hệ thống bán hàng một cách linh động để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
1.2/ Cơ cấu tổ chức Công ty:
1.2.1/ Chức năng và nhiệm vụ
Tên đơn vị: Công ty TNHH 1 thành viên Thuốc lá Thanh Hóa
( gọi tắt là Công ty thuốc lá Thanh Hóa )
Công ty mẹ: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
Địa chỉ: Thị trấn Hà Trung – huyện Hà Trung- tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0373.624.448
Diện tích mặt bằng: 33.286 m2
Vốn điều lệ: 72,4 tỷ VNĐ
Lĩnh vực hoạt động chính:
+ Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu.
+ In bao bì và sản xuất cây đầu lọc tại Nhà máy phục vụ và sản xuất
kinh doanh thuốc lá điếu.
+ Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả .
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể được tổng công ty giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chính mà Tổng Công ty giao cho Công ty và đặc điểm kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, Công ty thuốc lá Thanh Hóa tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu bao gồm: 1 giám đốc, 9 phòng ban và 5 phân xưởng sản xuất.
1.2.2/ Sơ đồ tổ chức Công ty:
Bảng 1.2/ Sơ đồ tổ chức Công ty
PX
Cơ khí
PX
Bao cứng
PX
Bao mềm
PX
Phụ liệu
PX
Lá sợi
( Nguồn: Phòng tổ chức – Công ty thuốc lá Thanh Hoá )
1.2.3/ Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của Công ty
1.2.3.1/ Giám đốc:
- Do Chủ tịch Công ty tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng có thời hạn tối đa là 5 năm
- Là người đại diện theo pháp luật của Công ty
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, trước pháp luật về hoạt động của Công ty
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính, lao động đã được Chủ tịch Công ty thông qua và các quyết định của Chủ tịch Công ty
……………
1.2.3.2/ Phó giám đốc:
- Do Chủ tịch Công ty tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng có thời hạn theo đề nghị của Giám đốc. Thời hạn tối đa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.
- Giúp việc cho giám đốc, thay Giám đốc vắng mặt, hoặc được Giám đốc ủy quyền.Việc uỷ quyền có liên quan đến ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con dấu của Công ty đều phải thực hiện bằng văn bản.
1.2.3.3/ Phòng kế hoạch:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm quý, tháng. Điều hành sản xuất theo kế hoạch thị trường, tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế, kỹ thuật, giá thành, thống kê và theo dõi công tác tiết kiệm.
1.2.3.4/ Phòng tài vụ:
Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính, kế toán của Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ tổ chức mọi mặt hoạt động có liên quan tới công tác tài chính kế toán của Nhà máy như: tổng hợp thu chi, cộng nợ, giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng vốn, quản lý tiền mặt.
1.2.3.5/ Phòng tổ chức nhân sự:
Đây là đơn vị chuyên môn, tham mưu giúp việc Giám đốc
1.2.3.6/ Phòng hành chính:
Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả các công việc liên quan tới công tác hành chính trong Công ty, có nhiệm vụ quản lý về văn thư lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống kinh tế nhà ăn, đội xe, nhà trẻ.
1.2.3.7/ Phòng kỹ thuật công nghệ:
Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả các công việc liên quan tới công tác hành chính trong Công ty, có nhiệm vụ quản lý về văn thư lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống kinh tế nhà ăn, đội xe, nhà trẻ.
1.2.3.8/ Phòng kỹ thuật cơ điện:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp điện an toàn, thường xuyên cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.3.9/ Phòng KCS:
Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về quản lý chất lượng sản phẩm, phòng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư...khi khách hàng đưa về Công ty,kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn dây chuyền sản xuất, phát hiện các sai xót để khắc phục.
1.2.3.10/ Phòng thị trường:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo Công ty về công tác thị trường và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc. Phòng có nhiệm vụ theo dõi phân tích diến biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị đại lý. Soạn thảo và đề ra các quy trình, kế hoạch, chiến lước tham gia công tác điều hành Marketing, tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm, tham gia công tác thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm hội chợ..
1.2.3.11/ Phòng tiêu thụ:
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các thị trường. Theo dõi hoạt động của các đại lý, theo dõi các mặt hàng tiêu thụ ở từng địa phương, từ đó cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch để đảm bảo cho sản xuất sát với yêu cầu của thị trường.
1.2.3.12/ Các phân xưởng:
Thực hiện các công đoạn sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp các hoạt động phù trợ cho sản xuất như phân xưởng lá sợi thực hiện chế biến lá thuốc thành sợi, phân xưởng bao mềm thực hiện cuốn điếu và đóng bao các sản phẩm bao mêm; phân xưởng bao cứng thực hiện cuốn điếu và đóng gói các sản phẩm bao cứng. Phân xưởng cơ khí cung cấp điện, hơi khí, nước và gia công các chi tiết phụ thay thế, sửa chữa thiết bị, phân xưởng phụ liệu sản xuất bao bì và sản xuất cây đầu lọc cho sản xuất.
2/ THỰC TRẠNG ĐÂU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
2.1/Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2008:
2.1.1/Tình hình vốn đầu tư của doanh nghiệp:
Vốn đầu tư ( VĐT ) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. VĐT giúp doanh nghiệp hoạt động được liên tục, mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị cho quá trình sản xuất. Đối với doanh nghiệp hoạt động công nghiệp và thương mại thì V ĐT là hết sức quan trọng vì đặc điểm hoạt động của các hoạt động này, nhất là hoạt động thương mại đòi hỏi vốn lưu động nằm trong lưu thông lớn, ở nhiều khâu, nhiều giai đoạn; trong dự trữ vật tư, vốn trong các khoản nợ khách hàng, vốn mua sắm máy móc, mua công nghệ, dây chuyền mới.
2.1.1.1/ Quy mô vốn đầu tư
Những năm trước đây, do để có nguồn vốn đầu tư dây chuyền chế biến lá sợi và đầu tư các thiết bị cuốn điếu, đóng bao Công ty đã phải vay vốn Ngân hàng và các đối tượng khác hàng trăm tỷ đồng. Vì vậy, chi phí cho sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh là rất cao, mỗi năm Công ty phải trả lãi vay từ 25 tỷ đến trên 30 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giá thành sản phẩm cao dẫn đến phải định giá bán sản phẩm cao, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Không có khả năng đầu tư lớn cho thị trường như: quảng cáo, khuyến mãi, khuếch trương.
Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới với chất lượng cao bị định trệ do thiếu kinh phí.
Hiện nay do nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục nhưng lạm phát cao Nhà nước đang ra sức kiềm chế được lạm phát, từ đó mức lãi suất vay ngân hàng và các đối tượng khác đã giảm đi rất nhiều, đã tạo cho Nhà nước có vốn sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp hơn trước đây mặc dù vẫn năm trong ngưỡng cao, nhưng đó cũng là sự cố gắng lớn rồi.
Bảng 2.1/ Tổng vốn đầu tư 2006 – 2008
(đơn vị tính: tr.đ, %)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
-Tổng vốn đầu tư
2.768,013
10.401,4
4.983,42
-Tốc độ tăng định gốc
-
275,77%
80,03%
-Tốc độ tăng liên hoàn
-
275,77%
- 0,52%
(Nguồn:phòng Kế hoạc - Công ty thuốc lá Thanh Hóa)
Nhìn vào bảng tổng mức đầu tư ở trên ta thấy tổng mức vốn đầu tư cho từng năm có sự thay đổi rõ rệt tăng giảm không theo chu kỳ năm 2006 là 2768,013 thì năm 2007 lại tăng lên rất mạnh 10401,4 đột ngột năm 2008 lại giảm mạnh và chỉ bằng ½ của năm 2007 là 4.983,42. Năm 2007 và năm 2008 có tốc độ tăng định gốc tổng vốn đầu tư đều dương và tương đối cao cụ thể năm 2007 là 275,77%, và năm 2008 là 80,03%. Nguyên nhân là vào tháng 7 năm 2006 đã có sự cảnh báo từ thuốc lá do vụ việc in hình ảnh độc hại trên bao bì của bao thuốc lá, đến năm 2007 có sự tăng trưởng kinh tế năm 2007, vào năm 2008 như chúng ta đã biết nền kinh tế thật sự đã rất vất vả chính phủ đã khuyến khích tiết kiệm và hoạt động đầu tư cũng bị thắt chặt hơn.
Bảng 2.2/ Cơ cấu vốn đầu tư năm 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ lệ (%)
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ lệ (%)
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ lệ (%)
Vốn chủ sở hữu
1.408,086
50,87%
5.565,789
53,51%
3.001,015
60,22%
Vốn nộp ngân sách nhà nước
480,25
17,35%
1.994,988
19,18%
791,865
15,89%
Vốn vay ngân hang
879,674
31,78%
2.840,622
27,31%
1.190,539
23,89%
TổngVĐT
2.768,013
100
10.401,4
100
4.983,42
100
( Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty thuốc lá Thanh Hoá)
2.1.1.2/ Vốn đầu tư theo nguồn hình thành:
a/ Vốn chủ sở hữu: chính là loại vốn tự có, vốn tích luỹ
Vốn được trích ra từ lợi nhuận và khấu hao hàng năm để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục lại năng lực sản xuất của tài sản cố định; thuê mướn lao động …Theo bảng trên thì nguồn vốn này vẫn chiếm chủ yếu cao nhất vào năm 2008 lên đến 60,22% trong toàn bộ mức vốn đầu tư. Tổng mức vốn đầu tư cũng thay đổi nên vốn chủ sở hữu cũng thay đổi theo, giảm vào năm 2006 là 1408,086; tăng vào năm 2007 là 5.565,789; lại giảm vào năm 2008 là 3.001,015. Chi tiết cho các nguồn vốn như sau:
Bảng2.3/ Thành phần vốn chủ sở hữu năm 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ lệ (%)
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ lệ (%)
Giá trị
(triệu đồng)
tỷ lệ (%)
Vốn tích luỹ
1011,123
36,52
4123,427
39,643
2215,761
44,462
Vốn
tự có
396,963
14,341
1442,362
13,867
785,284
15,758
Tổng VĐT
2.768,013
100
10.401,4
100
4.983,42
100
( Nguồn:Phòng kế hoạch - C ông ty thuốc lá Thanh Hoá)
+ Vốn tích luỹ của Công ty: Nguồn vốn này được lấy từ hai nguồn là nguồn khấu hao cơ bản và nguồn vốn tự bổ sung. Nguồn vốn tích lũy luôn chiếm tỷ trọng cao hàng năm đều cao trung bình khoảng 40%, cao nhất là năm 2008 với chỉ số 44.462. tỷ trọng này có cao nhưng cũng chỉ so với tổng mức vốn đầu tư năm đó mà tổng mức đầu tư năm đó lại thấp chỉ có 4.983,42 triệu đồng nhưng năm 2007 lên tới 10.401,4 triệu đồng.
Nguồn vốn khấu hao cơ bản trong những năm qua Công ty đã đầu tư cho trang thiết bị tài sản để có thể nhằm đáp ứng cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.4/ Tỷ trọng vốn đầu tư cho TSCĐ
Đơn vị tính: tr.đ,
Năm
2006
2007
2008
Đầu tư TSCĐ
1.974,408
9.152,97
4.136,22
∑VĐT
2.768,013
10.401,4
4.983,42
Tỷ trọng
71,33%
87,67%
81,89%
( Nguồn:Phòng kế hoạch - Công ty thuốc lá Thanh Hoá)
Việc đầu tư vào tài sản cố định hàng năm cũng chiếm tỷ trọng cao đều trung bình trên 75%. Cụ thể năm 2006 chỉ là 71.33% tăng mạnh vào năm 2007 lên đến trên cả 85% một con số quá bất ngờ, năm 2008 có giảm xuống 81,89 % con số này vẫn lớn nhiều so với năm 2006. Điều này cũng là đương nhiên vì tỷ lệ đầu tư tài sản cố định là không thể thiếu trong bất kỳ một công ty nào cả.
Nguồn vốn tự bổ sung được hình thành phần lớn từ lợi nhuận để lại. Trong 4 năm từ 2005 - 2008, Công ty đã tổ chức lại hệ thống hạch toán kế toán trên cơ sở áp dụng tin học vào quản lý đã cho phép việc hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng, chính xác với định kỳ hàng tháng thay vì hàng quý trước đây. Hệ thống này còn cho phép tạo lập các báo cáo quản trị về tài chính, hàng tồn kho, công nợ, các khoản nợ đến hạn, quá hạn, kỳ luân chuyển vốn, kỳ thu nợ...đồng thời có những dự báo kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo để lãnh đạo có cơ sở các quyết định quản lý. Năm 2005 doan