Đề tài Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp

Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêng cũng có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội đất nước. Du lịch được xác định “ là một ngành kinh tế mũi nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Khách du lịch đến Việt Nam đặc biệt là Ninh Bình đang ngày một tăng. Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, những chính sách phù hợp, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, sự phát triển du lịch Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật của Tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa phong phú. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còn dàn trải và thiếu tập trung, khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư không được cao. Chính vì thế trong thời gian đi thực tập vừa qua, em đã nghiên cứu và viết báo cáo thực tập, tên đề tài là: “Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp.”

doc56 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêng cũng có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội đất nước. Du lịch được xác định “ là một ngành kinh tế mũi nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Khách du lịch đến Việt Nam đặc biệt là Ninh Bình đang ngày một tăng. Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, những chính sách phù hợp, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự  nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, sự phát triển du lịch Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật của Tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa phong phú. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còn dàn trải và thiếu tập trung, khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư không được cao. Chính vì thế trong thời gian đi thực tập vừa qua, em đã nghiên cứu và viết báo cáo thực tập, tên đề tài là: “Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp.” Nội dung bài viết gồm 3 phần chính: Phần một: Tổng quan về tỉnh Ninh Bình và các khu du lịch trong tỉnh Phần hai: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua Phần ba: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào du lịch tỉnh Ninh Bình CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH BÌNH VÀ CÁC KHU DU LỊCH TRONG TỈNH I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam . Phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cùng với hệ thống sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triển mạnh giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp là phần cuối cùng của vùng núi Tây Bắc, trong khu đệm Hòa Bình – Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông. Do là vùng chuyển tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồng bằng, bờ biển. Đặc biệt là ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây là dạng địa hình đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trong việc thu hút khách du lịch. Ninh Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô, mùa hạ có gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều. Do địa hình Ninh Bình phần lớn là đồng bằng, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi nên khí hậu ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nhìn chung khí hậu Ninh Bình tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch cả năm. Ninh Bình có mật độ sông ngòi ở mức trung bình. Các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam . Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình là sông Đáy, ngoài ra còn có sông Hoàng Long là phụ lưu sông Đáy và một số sông ngòi nhỏ khác. Tại Ninh Bình còn một số hồ, đầm, tiêu biểu là đầm Cút và dãy hồ Đồng Thái. Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng có giá trị nhất tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng và phong phú về thành phần loài. Gần đây Ninh Bình đã thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước. Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 138. 420 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 67.605 ha ( chiếm 48,87% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là 19.972 ha ( chiếm 14,4% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 16.769 ha ( chiếm 12,1% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.068 ha ( chiếm 0,37% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử dụng 28.961 ha ( chiếm 21% diện tích tự nhiên). Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào khai thác cho các hoạt động kinh tế là 16.497 ha. Dân số của Ninh Bình là 936.262 người trong đó số dân trong độ tuổi lao động xấp xỉ 60%, mật độ dân số 659 người/ km2. Dân tộc ngoài dân tộc Kinh và dân tộc Mường chiếm 1,7% dân số thì các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao…mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người. Dân tộc Mường đã định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao như Nho Quan, Tam Điệp, còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn du lịch. Các dân tộc khác sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, đa số có quan hệ hôn nhân và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất, truyền thống văn hóa của người Kinh. Trong những năm qua, Ninh Bình đã thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đề ra với kết quả năm sau cao hơn năm trước. Kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn từ năm 1996-2000 đạt bình quân: 8,12%/ năm; từ năm 2001-2005 bình quân đạt 11,9%/năm; năm 2006 đạt 12,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42 triệu đồng, tăng 12,5 lần. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ đồng, năm 2006 đạt 878 tỉ đồng, tăng 35,98 lần. Về nông nghiệp: tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9000 ha đất nông nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm càng xanh, trồng dứa ở Tam Điệp, Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa Lư, cấy các giồng lúa đặc sản: tám, nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh.... Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi năm doanh thu bình quân từ 20 triệu đồng trở lên. Về công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián Khẩu.... Ninh Bình đã ban hành các cơ chế, chính sách như: chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch; chính sách khuyến khích tài năng thu hút nhân tài; quỹ khuyến công ; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Trên địa bàn tỉnh đã khởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể thao như: hồ Yên Thắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân vận động, Nhà thi đấu trung tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/ năm; Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/ năm....Các công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, du lịch... đều đạt mức tăng trưởng bình quân trên 25%/ năm. Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/ năm II. Tài nguyên du lịch của tỉnh 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ♦ Vườn quốc gia Cúc Phương  Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam , thành lập vào ngày 7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.000 ha, trong đó ¾  là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Tại đây có nhiều chứng tích văn hóa lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô. Trong vườn có suối nước nóng, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt có những cây chò xanh, cây sấu cổ thụ trên dưới 1000 tuổi và những loài thú quí, lạ. Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành môt trung tâm cung cấp các lòai thực vật quí hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. ♦ Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long Là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Vọoc quần đùi trắng – là loài linh trưởng quí hiếm đã ghi trong Sách đỏ thế giới. Rừng Vân Long có 8 loài thực vật, 9 loài động vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam . Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị. Nước ở đây mênh mông phẳng lặng, không có gió to sóng lớn, mang phong cảnh một miền quê êm ả - một Vịnh Hạ Long không song. Đây chính là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam . ♦ Quần thể hang động Tràng An Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen với nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Du khách đến bến thuyền sông Sào Khê, từ đây những chiếc thuyền nan  lướt nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thủy Động vào đến quần thể hang động Tràng An. Hai bên dòng sông là những phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây. ♦ Tam Cốc Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc… Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Du khách đi thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất vào ra mất khoảng hai tiếng đồng hồ. Những du khách ưa thích mạo hiểm có thể tiếp tục xuôi thuyền theo dòng Ngô Đồng khoảng 2 km nữa tới thăm suối Tiên và tham gia chuyến du lịch mạo hiểm leo núi vào đền Nội Lâm. ♦ Động Địch Lộng Động thuộc huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Đến năm 1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật. Động rộng chừng 10 gian nhà, trong động được bày nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá. Đặc biệt còn có 2 tượng phật được tác bằng đá xanh nguyên khối, rất đẹp. Động gồm có 3 hang nối liền nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng. Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ: “ Nam thiên đệ tam động” – Động đẹp thứ 3 trời Nam . ♦ Động Tiên Động nằm ở huyện Hoa Lư, cách Bích Động gần 1km. Động gồm có 3 hang lớn, rộng và cao vời vợi. Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc. Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục mét tựa như những rễ cây đa cổ thụ. Xung quanh vách động và trên nền cũng có rất nhiều măng đá, nhũ đá. Những nhũ đá được thiên nhiên chạm trổ vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo mà sống động. Đứng bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kì ảo, động Tiên như một lâu đài nguy nga tráng lệ trong huyền thoại. ♦ Động Sinh Dược Thuộc địa phận huyện Gia Viễn, là một động xuyên thủy dài gần 2km chạy dài theo lòng núi Mắt Rồng, hai đầu hang là hai thung lũng rộng. Vào động bằng 1 trong 2 cửa: lối thứ nhất qua cửa hang Vồng – thung Nước và lối thứ hai là cửa hang thung áng Nhồi. Hang Vồng là một chiếc cống bằng đá, mái uốn vòm cong tựa một chiếc cầu vồng nhỏ bắc trên một dòng suối trong mát lạnh. Thung áng Nhồi là một lòng thung rộng khoảng 3 ha, xung quanh là cây và hoa rừng, những thảm cỏ xanh mướt, không khí trong lành. ♦ Đèo Tam Điệp Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dội, thuộc thị xã Tam Điệp, cách thành phố Ninh Bình 18km về phía Nam . Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam . Điều độc đáo là Đèo Tam Điệp có đất đỏ. Từ đây du khách có thể quan sát cả một vùng rộng lớn. Toàn cảnh đèo là những dãy núi hung vĩ, hiểm trở, quanh co như những con rồng uốn khúc, đan xen là những thung lũng rộng và nhiều dòng suối trong xanh uốn lượn. Ngoài ra Đèo Tam Điệp còn là một phòng tuyến lợi hại , có vị trí chiến lược trong quân sự, như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường Bắc Nam ♦ Suối nước nóng Kênh Gà Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc huyện Gia Viễn. Dòng nước từ trong núi chảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng. Năm 1940 người Pháp biết tới, bắt đầu nghiên cứu và đi vào khai thác. Nước khoáng Kênh Gà có chứa nhiều muối Natriclorua, Kaliclorua, nước không màu, trong, nhiệt độ ổn định quanh năm 530C. Nước khoáng Kênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa. Nước khoáng Kênh Gà uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ và dùng để bào chế huyết thanh tiêm tĩnh mạch. ♦ Động Vân Trình Động rộng gần 3500m2, là một động lớn nhất và đẹp nhất tỉnh Ninh Bình, sánh ngang với động Thiên Cung ở vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh). Động nằm trong núi Mõ, tên chữ thời xưa là núi Thổ Tích, thuộc huyện Nho Quan. Động Vân Trình gồm 2 hang liền nhau, so le một cao một thấp là Hang Cả và Hang Hai. Trong cả hai hang đều có những nhũ đá đẹp như những “ vách gấm”, nhiều khối nhũ đá từ trên nóc động chảy xuống, có khối chạm đến nền hang, như những nhánh rễ cây đa cổ thụ to lớn thả xuống mặt đất. Động Vân Trình còn giữ được nét đẹp trinh nguyên, tinh khiết của đá. ♦ Hồ Đồng Chương Là một hồ nước trong nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan. Xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng điệp vây phủ lấy mặt hồ làm cho nước hồ đã xanh lại càng thêm xanh. Gần hồ có thác Ba Tua và dòng Chín Suối. Đi thăm hồ và leo lên đến đỉnh du khách sẽ gặp được một hồ nước nhỏ gọi là Ao Trời, cũng trong xanh và không bao giờ cạn nước. Hồ Đồng Chương được ví như Đà Lạt của Ninh Bình. ♦ Hồ Đồng Thái Nằm trên địa bàn hai xã Đông Sơn ( thị xã Tam Điệp) và Yên Đồng ( huyện Yên Mô),  có diện tích rộng hơn 380 ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài hơn 10km. Hồ có trữ lượng hơn 8.000.000 m3 nước với hàng trăm loài động vật, thực vật thủy sinh. Hồ không chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng. ♦ Núi chùa Bái Đính Núi Bái Đính thuộc địa phận huyện Gia Viễn. Núi Bái Đính cao 200m sừng sững giữa vùng bán sơn địa, với diện tích gần 150.000 m2, được tạo thành bởi hai dãy núi khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây - tựa như tay ngai, mở ra một thung lũng rộng hơn 3 ha - gọi là Thung Chùa. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bước trên 300 bậc đá đước xếp theo độ dốc vừa phải. Lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên Động thờ Phật ( hay còn gọi là Động Sáng) có 4 chữ đại tự khắc trên đá: “Minh Đỉnh Danh Lam” có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 hang.  Khu núi chùa Bái Đính mới đang được qui hoạch đồng bộ và nổi tiếng bởi 5 cái nhất: chuông to nhất, nhiều tượng La Hán nhất, chùa lớn nhất, tượng phật to nhất, khuôn viên rộng nhất. Khu núi chùa Bái Đính mới gồm có điện Tam Thế, chùa Pháp Chủ, cổng Tam Quan, chùa Quan Âm, La Hán Đường, Tháp Chuông, khu hồ phóng sinh,… ♦ Hệ sinh thái ven biển Kim Sơn Với 18km đường bờ biển nơi có cửa sông đổ ra với sự hình thành 2 cồn nổi ( Cồn Thoi và Hòn Nẹ), thảm thực vật ngập mặn đã hình thành nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cư quí hiếm như Cò Thìa,… 2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa ♦ Cố đô Hoa Lư Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích khoảng 400ha. Ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô nguy nga với núi đồi trùng điệp xung quanh kinh đô như tấm bình phong, sông Hoàng Long và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự. Khu thành Hoa Lư có qui mô rộng lớn, có nhiều tuyến liên hoàn. Thành gồm hai khu, khu trong và khu ngoài, thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở. Mỗi khu gồm nhiều vòng, nhiều tuyến nhỏ. ♦ Đền vua Đinh Đến thờ vua Đinh Tiên Hoàng, hiện ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đền quay hướng Đông, trên khuôn viên rộng khoảng 5 mẫu, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, lấy núi Mã Yên làm án. Đền vua Đinh Tiên Hoàng kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", đường đi trong đền theo hình chữ "vương". Các công trình kiến trúc đối xứng nhau theo đường chính đạo, tên gọi phỏng theo tên gọi của cung điện ngày xưa.  ♦ Đền vua Lê Đền thờ vua Lê Đại Hành, hiện ở làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện  Hoa Lư, cách đền vua Đinh chừng 300m về phía Bắc, cũng xây dựng trên nền cung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. Kiến trúc của đền xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm Từ Vũ. ♦ Nhà thờ đá Phát Diệm Cách thành phố Ninh Bình 28km, Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Nhà thờ là một kiệt tác về kiến trúc do cha Phê Rô Trần Lục (quen gọi là cụ Sáu) xây dựng trong suốt 24 năm (1875 - 1899) với vô vàn khó khăn, phương tiện làm việc thô sơ. Đây là một quần thể kiến trúc kiểu Đình chùa Phương Đông, kết hợp với lối kiến trúc Gôtic của nhà thờ Phương Tây. Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo... ♦ Đền Thái Vy Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tôn, hiện ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. ♦ Đền đức Thánh Nguyễn Đền thờ quốc sư Nguyễn Minh Không hay còn được gọi là Lý Quốc Sư, tọa lạc tại huyện Gia Viễn. Đền đức Thánh Nguyễn vốn là một ngôi chùa nhỏ do chính ông xây dựng, khoảng năm 1121 và đặt tên là Viên Quang. Đền được xây dựng trên một khu đất rộng gần 2 mẫu. 2.2. Các lễ hội ♦ Lễ hội Trường Yên: Hội được tổ chức từ 10 – 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. ♦ Lễ hội đền Thái Vy: Hội được tổ chức hàmg năm từ ngày 14-17 tháng 3 âm lịch tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp nhân dân Ninh Bình và cả nước tưởng nhớ công lao của các vua Trần, những người có công lớn với đất nước. ♦ Lễ hội đền Địch Lộng: Được tổ chức vào ngày mùng 6,7 tháng 3 âm lịch, tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn. ♦ Lễ hội chùa Bái Đính: Được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn ♦ Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô. ♦ Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Tổ chức ngày 13-15 tháng 11 âm lịch hàng năm, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn. Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kị, ngày 15 tế tạ. 2.3. Các làng nghề truyền thống ♦ Thêu ren Ninh Hải: Nghề thêu ren ở đây đã có trên 700 năm. Tương truyền năm 1285 bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ đã theo triều đình nhà Trần về đây và truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Đường nét thêu ren rất tinh xảo nhưng sống động. Sản phẩm thêu ren rất phong phú: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, tranh
Luận văn liên quan