Sau ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, với những thành tựu ban đầu đạt được, Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc tận dụng các thời cơ để phát triển một cách năng động. Tuy nhiên, nước ta đang phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức ngày càng gay gắt mà một trong số đó là phải xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế .
Trong những năm qua (2001-2009), nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng trung bình trên 7%/năm; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh theo hướng CNH-HĐH. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng phát triển, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, công nghệ mới được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nếu chất lượng nguồn nhân lực không được cải thiện, thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn lớn.
Bối cảnh mới đã đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động “Đầu tư phát triển nguồn nhân lực” mà chúng ta cần xem xét để có thể đưa ra những định hướng hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu Tư Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Lời mở đầu
Sau ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, với những thành tựu ban đầu đạt được, Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc tận dụng các thời cơ để phát triển một cách năng động. Tuy nhiên, nước ta đang phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức ngày càng gay gắt mà một trong số đó là phải xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế .
Trong những năm qua (2001-2009), nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng trung bình trên 7%/năm; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh theo hướng CNH-HĐH. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng phát triển, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, công nghệ mới được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nếu chất lượng nguồn nhân lực không được cải thiện, thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn lớn.
Bối cảnh mới đã đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động “Đầu tư phát triển nguồn nhân lực” mà chúng ta cần xem xét để có thể đưa ra những định hướng hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Phần1: Cơ sở lý luận
Đầu tư , đầu tư phát triển.
1.1 Đầu tư:
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra hay sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt các kết quả ,thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai. Tuy nhiên đứng dưới các góc độ khác nhau thì nó cụ thể như sau:
-Theo quan điểm tài chính : Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn sinh lời.
-Theo góc độ tiêu dùng : Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu về một mức độ tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Để có thể hiểu rõ bản chất của hoạt động đầu tư chúng ta cần làm rõ những yếu tố như :Nguồn lực đầu tư,hoạt động đầu tư , đối tượng của hoạt động đầu tư .
-Nguồn lực đầu tư: Theo nghĩa hẹp được hiểu là bao gồm tiền vốn,còn theo nghĩa rộng nó bao gồm vốn bằng tiền , đất đai,máy móc,lao động.
Mục tiêu của hoạt động đầu tư :bao gồm những lợi ích về mặt tài chính gắn liền với doanh nghiệpchủđầu tư ;những lợi ích về mặt kinh tế và những lợi ích về mặt xã hội mà do hoạt động đầu tư tạo nên.
Đối tượng của hoạt động đầu tư : Đầu tư vào tài sản hữư hình(tài sản vật chất), đầu tư vào tài sản vô hình (nghiên cứu và phát triển,dịch vuh,quảng cáo, thương hiệu), đầu tư vào tài sản sản xuất hay đầu tư vào tài sản lâu bền.
1.2 Đầu tư phát triển :
-Khái niệm: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,nguồn lực vật chất,nguồn lực lao động và trí tuệđể xây dựng ,sửa chữa nhà cửa và kiến trúc hạ tầng,mua sắm trang thiét bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và,bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực,thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhăm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế-xã hội,tạo ra việc làm và nâng cao đời ssống của mọi thành viên trong xã hội. Đầu tư phát triển làm gian tăng tài sản cho nền kinh tế mà không phải là sự chu chuyển giữa đơn vị này sang đơn vị kia của nền kinh tế.
II. Khái niệm NNL và phát triển NNL:
2.1 Nguồn nhân lực:
Đến nay đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau về NNL. Theo Liên Hợp Quốc thì “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.
Ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Theo tổ chức lao động quốc tế thì NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động .
NNL được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học…
Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
2.2 Phát triển NNL:
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. nguồn nhân lực.
Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực: là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội.
Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia.
III. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội có được xây dựng thành công hay không, tuỳ thuộcvào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không? Khi ViệtNam bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"1 (với ý nghĩa là đặc biệt chú ý đến vấn đề nhận thức của con người về chủ nghĩa xã hội - tức là phải giác ngộ xã hội chủ nghĩa). Để làm rõ hơn quan điểm trên của Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu vai trò nguồn lực con người trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. 3.1 Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là lực lượngsản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất. Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hoá ngày càng cao, thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuất. V.I. Lênin đã chỉ ra: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhânloại là công nhân, là người lao động". Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo mộtcách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác mộtcách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sảnxuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc cóhiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinhdoanh sẽ tốt hơn. Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanhngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường rất quan tâm tớiđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trởthành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quảnlý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sảnxuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều đótạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, pháttriển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàuđẹp. 3.2 Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì conngười đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnhđạo của giai cấp công nhân. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lầnlưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thực sự, "Chúng ta phải ra sức thựchiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiệndân chủ thực sự". Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựachọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xâydựng nhà nước vững mạnh. Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy đượctrách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân vàthực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dânủng hộ. Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của đảng, phổ biến luật phápcủa nhà nước đến nhân dân, làm cho dân hiểu dân tin; người dân chủ độngtích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng luật pháp, thực hiệnnhững nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranhvới những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ làm tăng sức mạnh của nhànước xã hội chủ nghĩa. Nói về vai trò của quần chúng tham gia công việc của Nhà nước, HồChí Minh đã viết: khi người dân "... biết hưởng quyền dân chủ, biết dùngquyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm", "thì việc gì khó khăn mấy họcũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ". Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trongviệc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại củakẻ thù. 3.3 Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủtrong đời sống văn hóa xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình donhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩaxã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động. Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phầnxây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tácphẩm nghệ thuật. Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệthuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như:những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nộidung phong phú, v.v.. Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy dễ đivào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn nhữngdi sản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại. Do vậy, nếu mỗi conngười có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị vănhoá tinh thần, giá trị văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ,được nâng cao. Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con ngườichúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới.Trình độ tri thức của mỗi người về văn hoá sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhậnnhững giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phùhợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm phong phú đời sốngtinh thần cá nhân. Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra nhữngkhả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoahọc của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồidưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệcho đất nước, cho sự phát triển của xã hội. 3.4 Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiệncông bằng xã hội, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, v.v. Muốn giải quyết tốtnhững vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người. Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toànxã hội chúng ta quan tâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mớiphát huy được những thế mạnh của đất nước, mới giải quyết tốt đượcnhững vấn đề xã hội khác. Song, muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việclàm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người từnâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, tới ý thức chính trị cho người lao động. Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng vàNhà nước ta hiện nay. Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chínhnhững người nghèo thấy được trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấnđấu vươn lên, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự trợgiúp của Nhà nước, v.v.
Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vậtchất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội. Bằnghoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tựnhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ cho mình, và làm đẹp cho tựnhiên; đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình. Dovậy, sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũng tạo ra sứcmạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội. Ngược lại, sự thiếu thống nhất, sự phối hợp không đồng bộcủa các thành viên trong xã hội cũng sẽ làm giảm đi, thậm chí triệt tiêu cảđộng lực phát triển tự nhiên và xã hội. Nguồn lực con người, xét về mỗi cá nhân, còn là những yếu tố tiềm năng cấu thành con người có thể được khai thác. Nhưng hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người lại tuỳ thuộc vào chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào cách tổ chức xã hội, phụ thuộc vào năng lực và nghệ thuật của người quản lý xã hội, phụ thuộc vào cơ chế và chính sách xã hội.Nguồn lực con người không khai thác, không phát huy được là lãng phí lớn nhất. Đặc biệt là với đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm việc trí tuệ của họ càng đa dạng, càng phong phú và sâu sắc.Nước ta đang còn là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng.
3.5 Vai trò của NNL chất lượng cao đối với nền kinh tế:
NNL CLC là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề).
Có rất nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của một đất nước: Con người, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên... Nhưng hơn tất cả là yếu tố con người. Con người là trung tâm của mọi hoạt động và là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước.
Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Theo nhà kinh tế người Anh William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của LSX. Trong truyền thống VN xác định ''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ". Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên"
Thứ nhất là, NNL CLC là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện :
-Quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn.
-Quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.
-Quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo.
-Quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai là, NNL CLC là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát tri