Đề tài Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Chỉ số GDP tăng liên tục trong nhiều năm. Muốn duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam cần được đầu tư một lượng vốn lớn không chỉ từ Chính phủ, các đơn vị kinh tế, hộ gia đình, từng cá nhân trong nước mà còn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể huy động nguồn vốn lớn từ mọi đối tượng trong cũng như ngoài nước, chúng ta cần có nhiều kênh huy động vốn hiệu quả. Huy động vốn thông qua đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là một kênh huy động như thế. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải tiến về cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn tồn tại đã và đang cản trở quá trình thu hút nguốn vốn này. Do đó việc đánh giá lại thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thời gian qua đồng thời đề ra những giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. 1. Mục tiêu nghiên cứu. • Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài. • Điểm qua thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian vừa qua. • Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. • Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua và các giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới. • Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động của các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư nước ngoài và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu. • Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu tiểu luận. 4. Kết cấu của bài tiểu luận. • Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư gián tiếp. • Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thời gian qua. • Chương 3: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư quốc tế gián tiếp ở Việt Nam.

doc102 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4387 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU a-----b Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Chỉ số GDP tăng liên tục trong nhiều năm. Muốn duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam cần được đầu tư một lượng vốn lớn không chỉ từ Chính phủ, các đơn vị kinh tế, hộ gia đình, từng cá nhân trong nước mà còn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể huy động nguồn vốn lớn từ mọi đối tượng trong cũng như ngoài nước, chúng ta cần có nhiều kênh huy động vốn hiệu quả. Huy động vốn thông qua đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là một kênh huy động như thế. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải tiến về cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn tồn tại đã và đang cản trở quá trình thu hút nguốn vốn này. Do đó việc đánh giá lại thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thời gian qua đồng thời đề ra những giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. 1. Mục tiêu nghiên cứu. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài. Điểm qua thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua và các giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động của các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư nước ngoài và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu tiểu luận. 4. Kết cấu của bài tiểu luận. Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư gián tiếp. Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư quốc tế gián tiếp ở Việt Nam. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI 1.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp FPI Theo quy định trong Khoản 3, Điều 3 của Luật Đầu tư mới: "Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư". Theo cách hiểu này, đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện – để phân biệt với đầu tư gián tiếp trong nước do các nhà đầu tư trong nước thực hiện – thông qua 2 hình thức chủ yếu sau: · Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác của các doanh nghiệp, của chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính. · Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính. 1.2 Đặc trưng của FPI Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư (FDI). FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính. Như vậy có thể thấy, FPI là một khái niệm khá mới mẻ, nhất là ở nước ta, vì chúng xuất hiện và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán quốc gia và quốc tế. Trên thực tế, mặc dù FPI dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư trực tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lập liên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh…), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ thấp hơn mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) là đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và khi đó, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp… Cũng như FDI, động thái dòng FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của các nhân tố như bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước; sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư v.v… Nhưng khác với FDI, FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh hơn từ các nhân tố như: sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính; sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên); sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khóan, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán. Dòng FPI sẽ chảy mạnh vào trong nước tỷ lệ thuận và cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cũng như cùng với việc nới rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đó… Tính chất của FPI Tính thanh khoản cao Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hoặc tỷ suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trình sản xuất kinh doanh giống như trong phương thức FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵn sàng bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường khác hoặc chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn. Tính thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành khoản mục đầu tư ngắn hạn mặc dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu giao dịch trên TTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm. Tính bất ổn định Tính thanh khoản cao là nguyên nhân làm cho dòng vốn FPI mang tính bất ổn định. Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường tài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng được phân bổ lại, dịch chuyến từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính và tình trạng bất ổn định của nền kinh tế xảy ra là không thể tránh khỏi. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đối với các nước có thị trường tài chính mới hình thành và nền kinh tế còn trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam. Tính dễ đảo ngược Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế, nó là hệ quả của hai đặc tính thanh khoản cao và bất ổn định. Do dễ đảo ngược cho nên có thể chỉ trong khoảng thời gian ngắn một lượng vốn FPI lớn tháo lui “bẻ ghi” đầu tư sang thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng khoảng kinh tế tài chính của các nước châu Á vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện những khoảng trống, hậu quả là nền kinh tế bong bóng nhanh chóng bị sụp đổ mà trong ngắn hạn khó có thể khắc phục được. So sánh FPI và FDI Điểm tương đồng Thứ nhất, cả hai đều là hoạt động đưa vốn ra nước ngoài làm tăng lượng vốn và dự trữ ngoại tệ của nước chủ nhà. FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, luồng vốn được luân chuyển từ nước của nhà đầu tư sang nước sử dụng vốn đầu tư, nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để tạo lợi ích tốt nhất cho mình, nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhất hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỉ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của hai hoạt động đầu tư này. Thứ ba, cả hai nguồn vốn này đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Do đều là đầu tư quốc tế nên cả FDI và FPI đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung đột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên có sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với điều ước và luật lệ quốc tế. Điểm khác biệt Điểm khác biệt thứ nhất là quyền sử dụng và quyền sở hữu nguồn vốn. Với FDI, nhà đầu tư có quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn còn FPI nhà đầu tư chỉ có quyền sở hữu chứ không có quyền sử dụng vốn. Khi đầu tư theo hình thức trực tiếp, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành việc sử dụng vốn của mình, vừa có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được chia theo tỉ lệ vốn góp. Trái lại, nếu đầu tư theo hình thức vốn gián tiếp FPI, nhà đầu tư chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch, Tuy nhiên, nếu nắm giữ một trên một tỷ lệ cổ phần nhất định, FPI có thể trở thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định đối với công ty họ bỏ vốn. Điểm khác biệt thứ hai là tốc độ luân chuyển vốn: FPI có khả năng luân chuyển vốn tốt hơn FDI. Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FDI. Điều này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, trong thời kì nền kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại làm nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, Ngược lại, FDI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không lo phải trả nợ. Ví dụ như, nếu nhà đầu tư chọn hình thức đầu tư trực tiếp FDI vào một dự án xây dựng 1 công trình, muốn thu hồi vốn thì phải đợi công trình được hoàn thiện và như vậy có thể sẽ mất tới rất nhiều năm. Trong khi đó, nếu đầu tư vào thị trường chứng khoán, có thể dễ dàng thu hồi vốn bằng cách bán lại chứng khoán. Điểm khác biệt thứ ba là tính chấp nhận rủi ro: FPI thường chấp nhận rủi ro cao hơn FDI. FDI thường hướng tới cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cụ thể, có thể tính toán và dự báo với xác suất thành công cao. Ngược lại, nhà đầu tư gián tiếp có điều kiện theo đuổi những cơ hội đầu tư với mức rủi ro lớn hơn với kì vọng vào thời cơ tăng trưởng bùng nổ trong tương lai. Về hình thức đầu tư: FPI chỉ là hoạt động luân chuyển vốn còn FDI là hoạt động luân chuyển vốn có thể kèm theo các loại hình đầu tư khác. FDI không chỉ gắn với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, tạo thị trường mới cho cả bên đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, FDI thường đi kèm với 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động. Sản phẩm của FDI thường thấy là những nhà máy mới, hiện đại ; mạng lưới công nghệ thông tin cao cấp; những khu thương mại khổng lồ; những lao động chất lượng cao giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ quốc tế. Về đối tượng tiếp nhận đầu tư FPI thường đi vào các nước phát triển trong khi FDI lại chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển. Để thực hiện FPI cần 1 hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau hoặc các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Trong khi đó, FDI nhằm mục tiêu tìm kiếm thị trường, nguồn nhân công rẻ, lợi nhuận cao Về chủ thể đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện chủ yếu bằng các Công ty xuyên quốc gia, các thương nhân. Những công ty xuyên quốc gia rất lớn và có lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens. Còn đầu tư gián tiếp được thực hiện bởi Nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế. 1.5. Các quy chế đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. * Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 do Quốc hội khóa 11 ban hành. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi NĐ 14/2007/NĐ-CP. Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 04 năm 2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán Quyết định 126/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 5 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ. Quyết định số 125/2008/QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ 35/2007/QĐ-BTC. Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2007 của chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông tư 07/2007/TT-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thưc hiện NĐ 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Quyết định 121/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Quyết định 88/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2009 về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Thông tư 131/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 09 năm 2010 của Bộ tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp VN. Quyết định 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. *************************************************************** 1.5.1. Công ty chứng khoán. 1.5.1.1 Khái quát về công ty chứng khoán a. Định nghĩa: Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Công ty chứng khoán có thể tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian. (nguồn: Wikipedia) Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. (Trích Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán-Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 của Bộ Tài Chính). b. Phân loại các công ty chứng khoán Các công ty môi giới chứng khoán hiện nay trên thế giới được chia thành 2 nhóm chính: full-service brokerage firms (tạm dịch là công ty "tổng hợp") và discount firms (công ty "chuyên doanh"). Công ty "chuyên doanh" chỉ cung cấp 2 loại dịch vụ duy nhất là thực hiện lệnh (order execution) và thanh toán (clearance) khi lệnh mua/bán "khớp" với 1 hoặc nhiều lệnh khác. Một trong những ưu điểm chính của các công ty "chuyên doanh" là phí hoa hồng sẽ thấp hơn khoảng từ 1/4 cho đến 2/3 so với các công ty "tổng hợp". Các công ty "tổng hợp": ngoài việc cung cấp 2 loại dịch vụ kể trên, còn cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành các bản nghiên cứu tình hình đầu tư (investment research reports) do các chuyên viên phân tích của phòng nghiên cứu soạn thảo, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản (asset management), tư vấn đầu tư (investment advice), giúp lập các dự toán tài chính (financial planning), tư vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế (tax shelters)… cho khách hàng. Ngày nay, cụm từ "dịch vụ môi giới" đang dần dần được thay bằng thuật ngữ "các dịch vụ tài chính" do các dịch vụ mà nhà môi giới cung cấp cho khách hàng ngày càng được mở rộng. Các công ty "tổng hợp" này được chia làm nhiều loại như sau: Wire houses: là các công ty cung cấp rất nhiều loại hình công cụ đầu tư cho khách hàng và đối tượng chủ yếu của các công ty này là những nhà đầu tư cá nhân, mặc dù họ cũng phục vụ các nhà đầu tư có tổ chức và tiến hành mua bán cho chính mình. Merrill Lynch, Dean Witter Reynolds, Shearson/Hutton, Prudential Bache, Smith Barney… là những công ty thuộc loại này. Specialized firms: là những công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến một hoặc một số rất ít các công cụ đầu tư. Lebenthal & Co. là một công ty rất nổi tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến trái phiếu đô thị Carriage trade houses: các công ty "đóng đô" tại thành phố New York. Khách hàng của các công ty này đều được lựa chọn kỹ càng và đều là khách hạng sang. Muốn mở tài khoản tại các công ty này, nhất thiết phải được sự giới thiệu của các khách hàng hiện tại. Dịch vụ do các công ty này cung cấp đều được cá nhân hóa cao độ để phù hợp với từng khách hàng. Morgan Stanley, Donaldson Lufkin, Bear Stearns… đều thuộc dạng này. Boutique firms: là các công ty vừa có đặc điểm của một carriage trade firm vừa có đặc điểm của một wire house. Dịch vụ do các công ty này cung cấp cũng mang tính chất cá nhân hóa như các carriage trade houses. Đối tượng của các công ty này là những nhà đầu tư có thu nhập trung bình. Một số các công ty thuộc dạng này là Grunthal, Butcher and Singer, F.S. Mosely… c. Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam Theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán (sau đây gọi tắt là quy chế) gồm 7 chương với 46 điều: Chương 1: Những quy định chung (điều 1-2) Chương 2: Giấy phép thành lập và hoạt động (điều 3-9) Chương 3: Tổ chức công ty chứng khoán
Luận văn liên quan