* Vị trí địa lý
Vĩnh phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1.371km2 Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 7 huyện và 1 thị xã, 1 thành phố, thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Tỉnh. Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km.
* Địa hình : tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, độ dốc nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Nếu xét theo địa hình thì Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, miền núi.
* Khí hậu thời tiết
Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với khí hậu trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong năm khoảng 23,20C, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,20C. Độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình đều ở mức cao. Độ ẩm tương đối trung bình các năm dao động từ 84 – 86%; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 – 1.700 mm. Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng hoang sơ, nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
* Thuỷ Văn
Hệ thống sông suối ao hồ trên địa bàn tỉnh khá phong phú. Một số con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và một số hệ thống sông phụ khác tạo nên nguồn cung cấp nước dồi dào ở diện rộng và tương đối đồng đều. Một số hồ đầm lớn vừa có giá trị về mặt thuỷ lợi vừa có giá trị du lịch như: hồ Đại Lải, Hồ Xạ hương, Đầm Vạc, hồ Vân Trục Dung tích tổng cộng lên đến hàng triệu m3, có tác dụng điều tiết nguồn nước rất lớn.
* Tài nguyên
Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, lại ít khoáng sản, chỉ có một số lượng quý hiếm nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán nên chưa đạt tiêu chuẩn để khai thác. một số loại khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đá xây dựng Riêng đất sét làm gạch có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác bị hạn chế vì nằm trong vùng đất canh tác. Hiện tại mới đầu tư khai thác đá vôi, đá xây dựng ở Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh; cát sỏi ở ven sông Hồng, sông Lô; Mica ở Lập Thạch.
54 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tế cho thấy, sự phát triển nhiều quốc gia đã cho thấy không một nền kinh tế nào có thể phát triển toàn diện khi không có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Bên cạnh đó cũng không ai phủ nhận rằng đầu tư XDCB là tác nhân chính quyết định tới chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân tích công tác thực hiện đầu tư XDCB nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả và kết quả đầu tư luôn là vấn đề đáng được quan tâm đối với mọi quốc gia. May mắn được thực tập ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, nên em xin chọn viết đề tài : Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp.
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các thày cô khoa Đầu tư đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các anh chị đang làm việc tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc và giúp em trong việc tìm các tài liệu liên quan đến tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
Chương I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
* Vị trí địa lý
Vĩnh phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1.371km2 Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 7 huyện và 1 thị xã, 1 thành phố, thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Tỉnh. Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km.
* Địa hình : tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, độ dốc nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Nếu xét theo địa hình thì Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, miền núi.
* Khí hậu thời tiết
Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với khí hậu trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong năm khoảng 23,20C, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,20C. Độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình đều ở mức cao. Độ ẩm tương đối trung bình các năm dao động từ 84 – 86%; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 – 1.700 mm. Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng hoang sơ, nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
* Thuỷ Văn
Hệ thống sông suối ao hồ trên địa bàn tỉnh khá phong phú. Một số con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và một số hệ thống sông phụ khác tạo nên nguồn cung cấp nước dồi dào ở diện rộng và tương đối đồng đều. Một số hồ đầm lớn vừa có giá trị về mặt thuỷ lợi vừa có giá trị du lịch như: hồ Đại Lải, Hồ Xạ hương, Đầm Vạc, hồ Vân Trục…Dung tích tổng cộng lên đến hàng triệu m3, có tác dụng điều tiết nguồn nước rất lớn.
* Tài nguyên
Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, lại ít khoáng sản, chỉ có một số lượng quý hiếm nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán nên chưa đạt tiêu chuẩn để khai thác. một số loại khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đá xây dựng…Riêng đất sét làm gạch có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác bị hạn chế vì nằm trong vùng đất canh tác. Hiện tại mới đầu tư khai thác đá vôi, đá xây dựng ở Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh; cát sỏi ở ven sông Hồng, sông Lô; Mica ở Lập Thạch.
Section 1.01 2. Kết quả kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc thời kỳ 2004-2008
Section 1.02 Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế – xã hội của Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khá cao. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Kinh tế nhà nước được sắp xếp lại và đổi mới hoạt động, hiệu quả tăng; kinh tế tập thể có bước phát triển; kinh tế tư nhân phát triển nhanh và cùng với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản: Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng nhanh từ 52,4% năm 2005 lên 58,8% năm 2008. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm, ước thực hiện năm 2008 còn 18,05%, giảm 2,42% so với năm 2005.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy năng lực và tiềm năng của các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục được tổ chức lại, đổi mới, tỷ trọng chiếm trong GDP (theo giá CĐ 94) năm 2008 đạt 18,5%. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, nhất là các doanh nghiệp dân doanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, tỷ trọng chiếm trong GDP (theo giá CĐ 94) năm 2008 đạt 29,1%; Kinh tế tập thể có bước phát triển, khắc phục được một phần tồn tại yếu kém, từng bước ổn định, đóng góp khoảng 7,7% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, chiếm 44,7% GDP.
Kết quả kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ 2004-2008 là khá cao so với các địa phương khác trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 - 2008 tăng 20,42%/năm (kế hoạch đề ra 14-14,5%/năm),cụ thể trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 26,85%/năm (kế hoạch tăng 18,5-20%/năm), dịch vụ tăng 19,35%/năm (kế hoạch tăng 13-14%/năm) và nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,75%/năm (kế hoạch tăng tăng 5-5,5%/năm). Ước thực hiện hết năm 2008, qui mô GDP (giá CĐ 94) đạt 10.863,3 tỷ đồng, bằng 93,5% mục tiêu đề ra đến năm 2010 (11.621 tỷ đồng).
GDP bình quân đầu người (theo giá TT) liên tục tăng, năm 2005 mới chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người, đến năm 2007 đạt 15,3 triệu đồng/người (tương đương khoảng 950 USD/người) đã vượt mức bình quân chung cả nước. Ước thực hiện năm 2008 đạt 21,6 triệu đồng/người (khoảng trên 1.200 USD/người.
Kết quả cụ thể của các ngành, lĩnh vực như sau:
* Về công nghiệp - xây dựng:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh; bước đầu phát triển được một số ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghệ cao.
Để phát triển công nghiệp, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và liên tục được cải thiện nhằm thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: chế biến, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc... sản xuất ra các sản phẩm có số lượng lớn và giá trị cao như: ô tô, xe máy, thép và ống thép, gạch ốp lát, gạch nung nước giải khát, giày da, may mặc quần áo,.... Do vậy, ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2004-2008 luôn duy trì mức tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng(giá CĐ1994)tăng bình quân 32,62%/năm, trong đó ngành công nghiệp tăng 34,12%/năm, cụ thể: công nghiệp Nhà nước tăng 12,38%/năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 24,2%/năm và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 37,06%/năm. Đưa quy mô giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá CĐ 1994) năm 2008 lên 6.499,4 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26,85%/năm.
* Các ngành dịch vụ:
Hoạt động của các ngành dịch vụ đều có bước phát triển khá. Quy mô giá trị tăng thêm (GDP ) liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2006 đạt 2.044,9 tỷ đồng, năm 2007 đạt 2.437,5 tỷ đồng, năm 2008 ước đạt 2.834,1tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm giai đoạn 2006 - 2008 là 19,35%/năm đã đạt và vượt so với mục tiêu kế hoạch đề ra (tăng 13-14%/năm).
* Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:
Từ năm 2004 đến nay, đã vượt qua mọi khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, về những biến động bất thường của nền kinh tế,… từng bước phát triển ổn định, đời sống, kinh tế – xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn có nhiều thay đổi và khởi sắc. Sản xuất nông nghiệp đã và đang từng bước chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, đã xuất hiện một số mô hình trang trại, hợp tác xã sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản không ngừng tăng, các loại cây, con có giá trị kinh tế cao được chú trọng đưa vào sản xuất.
- Về trồng trọt:
Cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng: giảm diện tích các loại cây có giá trị kinh tế thấp, tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cơ bản ổn định, đạt trung bình 116 ngàn ha/năm, trong đó diện tích cây lương thực có hạt tăng bình quân 1,09%/năm, Diện tích cây rau đậu tăng 2,19%/năm; Diện tích cây lạc tăng bình quân 4,83%; Riêng diện tích đậu tương giảm 7,94%/năm, diện tích cây chất bột như khoai, sắn giảm 6,9%/năm.
Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 1,26%/năm, trung bình mỗi năm đạt 39,81 vạn tấn/năm (kế hoạch 40 vạn tấn/năm). Năm 2008, giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác cây hàng năm ước đạt 50,2 triệu đồng/ha (giá TT), vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đến 2010 (50triệu/ha).
- Về chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng nhanh, giá trị sản xuất (theo giá CĐ 94) tăng bình quân 8,08%/năm. Công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi đã được triển khai tốt, về cơ bản không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các dự án về cải tạo giống đàn bò thịt và bò sữa của tỉnh tiếp tục được triển khai. Kết quả về tổng đàn đạt được như sau: đàn trâu giảm bình quân 6,92%/năm, đàn bò tăng bình quân 1,8%/năm, trong đó tỷ lệ bò lai tăng từ 53,5% năm 2005 lên 60,8% năm 2008, đàn bò sữa 2 năm giảm (2006, 2007) do giá sữa quá thấp, năm 2008 đã tăng lên trên 1 ngàn con. Đàn lợn tăng 2,37%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 10,75%/năm.
- Về dịch vụ trong nông nghiệp:
Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn được triển khai đạt kết quả tốt, đảm bảo cung ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất của bà con nông dân. Công tác dự tính, dự báo sâu bệnh được duy trì thường xuyên, có thông báo chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh nên đã giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Công tác khuyến nông đã xây dựng nhiều chuyên mục trên đài truyền hình tỉnh, báo Vĩnh phúc, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, xây dựng nhiều mô hình trình diễn các loại giống mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, từng bước chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến cho nông dân. Công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật tư, phân bón, thuốc BVTV được tăng cường, tình trạng kinh doanh giống và vật tư có phẩm cấp chất lượng kém đã được hạn chế.
- Về lâm nghiệp:
Trong những năm qua, công tác trồng và chăm sóc rừng được thực hiện tốt. Trong 3 năm (2006 – 2008) đã trồng mới được 2.398 ha rừng tập trung, trung bình mỗi năm trồng được 800 ha, trồng được 244,1ha cây phân tán, đạt trung bình mỗi năm 81,4 ha. Công tác phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng được duy trì thường xuyên nên thiệt hại không đáng kể. Tỷ lệ rừng che phủ tăng từ 20,28% năm 2005 tăng lên 22,03% năm 2008.
-Về thuỷ sản:
Thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, trong những năm qua, đã có nhiều dự án cải tạo vùng trũng được triển khai thực hiện, cải tạo được 1 số diện tích ruộng trũng 1 vụ lúa bấp bênh thành 1 lúa ăn chắc + 1 vụ cá, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác và nâng cao đời sống cho nông dân vùng trũng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh đã tăng từ 5.585,8 ha năm 2005 lên 6.060,4 ha năm 2008 (tăng 474,6 ha). Ngành thuỷ sản đã có những bước phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 5,1%/năm, sản lượng cá nuôi trồng tăng từ 8.513,2 tấn năm 2005 lên 11.481 tấn năm 2008, tăng bình quân 10,48%/năm.
- Về phát triển hợp tác xã :
Tính đến tháng 6/2008, trên địa bàn tỉnh có 427 hợp tác xã. So với năm 2005, giảm 8 hợp tác xã do một số hợp tác xã quy mô thôn, xóm sáp nhập thành quy mô toàn xã; có 9 hợp tác xã thành lập mới.
Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến, khắc phục được một phần tồn tại yếu kém, từng bước ổn định. Một số hợp tác xã làm dịch vụ thuần tuý về thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản xuất, cung ứng giống, đã chuyển sang sản xuất kinh doanh đa ngành nghề ở các mức độ khác nhau như : sản xuất giống, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh xăng dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tiêu thụ sản phẩm. Bước đầu đã xuất hiện sự liên doanh liên kết giữa các hợp tác xã, giữa các hợp tác xã với ngân hàng, doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vay vốn.
Công tác quản lý kinh tế, tài chính của các hợp tác xã nông nghiệp đã có sự đổi mới, từng bước thực hiện hạch toán theo đúng chế độ quy định, khắc phục được những yếu kém trước đây. Ở nhiều địa phương, hợp tác xã nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc tham gia thực hiện các chương trình đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kiên cố hoá kênh mương, dồn điền đổi thửa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Quy mô vốn đầu tư XDCB
Trong những năm qua, đặc biệt từ sau ngày tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (tháng 1/1997), tỉnh đã chú trọng phát huy các nguồn lực, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế xã hội. Những năm đầu sau khi mới tách tỉnh, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh còn nghèo nàn, lạc hậu, đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Nắm được điều đó, trong thời gian qua, đặc biệt từ sau năm 2000, tỉnh đã chú trọng cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó hoạt động đầu tư XDCB có vai trò quan trọng hàng đầu. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại Vĩnh Phúc khá sôi động và phát triển mạnh mẽ, phạm vi đầu tư rộng khắp ở tất cả các địa bàn thành phố thị xã và các huyện.
Quy mô vốn đầu tư XDCB của Tỉnh tăng mạnh qua các năm. Để thấy rõ điều này, ta xem xét bảng sau:
BẢNG 1 : VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2004-2008
(Đơn vị : tỷ đồng )
Năm
Vốn đầu tư toàn xã hội
Vốn đầu tư XDCB
Tỷ lệ (%)
2004
6,061.07
5,061.00
83,5%
2005
7,525.07
6,618.00
87.9%
2006
9,278.16
7,905.00
85.2%
2007
9,395.97
8,400.00
89.4%
2008
10,738.5
8,870.00
82.6%
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Như vậy, ta thấy quy mô vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Vĩnh Phúc qua một số năm từ 2004-2008 có xu hướng tăng liên tục, tăng đều và khá ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng trung bình là 15.8%, cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy Vĩnh Phúc đã làm khá tốt công tác thu hút vốn đầu tư nói chung cũng như vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Qua bảng, ta cũng thấy được tỷ lệ vốn đầu tư XDCB so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004-2008 chiếm tỷ lệ khá cao, đều chiếm trên 80%, điều đó cho thấy Vĩnh Phúc đang tích cực đầu tư xây dựng cơ bản tạo tiền đề, cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Tổng số dự án đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2004 đến hết năm 2008 là : 503 dự án
Trong đó:
Số dự án FDI là 155dự án
Số dự án DDI là 348 dự án
Như vậy ta thấy số dự án FDI khá nhiều, chiếm tới 30,8% tổng số dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh, điều đó cho thấy tỉnh đã khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua từng năm và trong cả giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong bản số liệu sau đây :
BẢNG 2 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XDCB GIAI ĐOẠN 2004-2008
Năm
Kế hoạch năm
(tỷ đồng )
Vốn đầu tư thực hiện
(tỷ đồng)
Tỷ lệ hoàn thành
( % )
2004
3,007.13
5,061.00
168.3%
2005
7,435.9
6,618.00
89%
2006
8,526.58
7,905.00
92.71%
2007
7,304.34
8,400.00
115%
2008
9,051.02
8,870.00
98%
Tổng
35,324.97
36,854
Nguồn : Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Trong giai đoạn này, có năm 2004 và 2007 các công trình thực hiện đạt được và vượt kế hoạch được giao, đặc biệt là năm 2004, tỷ lệ hoàn thành đạt cao, 168,3%,có được kết quả vậy là nhờ các ngành,các cấp của Tỉnh nhất là các khai ngành tổng hợp như sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đã tích cực thác vốn từ Trung ương; giải ngân các công trình chuyển tiếp thuộc kế hoạch 2004 đạt kết quả cao,kế hoạch hoá đầu tư 2004 từ nguồn ngân sách tập trung được thực hiện tốt, quản lý đầu tư xây dựng đã đi vào nề nếp. Năm 2005 công trình không đạt kế hoạch là do trong năm, chính phủ ra nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý và đầu tư xây dựng công trình theo Luật Xây Dựng năm 2003. Mặc dù đã có thông tư 08/2005/TT-BXD hướng dẫn song vẫn còn nhiều bất cập,nhiều chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn hiều chưa đúng tinh thần của Nghị định nên có một số quyết định chưa phù hợp. Các dự án phải bổ sung nhiều lần dẫn tới thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ dự án.Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự toán ... khi thẩm định định mức và đơn giá ban hành chưa sát với thực tế còn nhiều tranh cãi, thời gian thẩm định còn kéo dài. Đấu thầu thiếu tính cạnh tranh, hầu hết chủ đầu tư đều không muốn đấu thầu rộng rãi, chủ yếu xin được đấu thầu hạn chế. Các nhà thầu xây lắp hầu hết không thực hiện đúng cam kết ứng vốn khi tham gia đấu thầu .
2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Việc xem xét vốn đầu tư XDCB theo nguồn vốn không những cho ta thấy được các nguồn vốn để đầu tư XDCB mà còn cho thấy tỷ trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiềm năng nhưng vẫn chưa phát huy hết. Từ đó sẽ giúp cho tỉnh có những biện pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư XDCB vào địa bàn tỉnh.
BẢNG 3 : VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2004-2008
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng
5,061.00
6,618.00
7,905.00
8,400.00
8,870.00
I.Vốn do địa phương quản lý
3,306.00
4,318.00
5,345.00
5,460.00
4,715.00
1
Vốn NSNN
666.00
783.00
1,500.00
1,500.00
1,140.00
2
Vốn tín dụng đầu tư phát triển NN
20.00
5.00
30.00
40.00
45.00
3
Vốn đầu tư DNNN
20.00
30.00
15.00
20.00
30.00
4
Vốn dân cư và DN ngoài QD
2,000.00
2,000.00
2,300.00
2,400.00
2,250.00
5
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
600.00
1,500.00
1,500.00
1,500.00
1,250.00
II.Vốn do TW đầu tư trên địa bàn
1,755.00
2,300.00
2,560.00
2,940.00
4,155.00
1
Vốn đầu tư NSNN
155.00
200.00
250.00
320.00
380.00
2
Vốn tín dụng đầu tư phát triển NN
100.00
100.00
110.00
120.00
125.00
3
Vốn đầu tư DNTW và ngoài tỉnh ( DDI )
1,500.00
2,000.00
2,200.00
2,500.00
3,650.00
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Qua bảng, ta thấy tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 2004 – 2008. Trong cơ cấu vốn đầu tư, ta thấy các nguồn vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn là những nguồn vốn đầu tư : Vốn dân cư, xã, phường và vốn tự có của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vốn của Bộ ngành TW và vốn FDI đầu tư trên địa bàn, tổng ba nguồn vốn này thường chiếm trên