theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/2/1998 bao gồm TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong Hội nghị các tỉnh VKTTĐPN ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới VKTTĐPN, sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 99/TB-VPCP này 2/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quyết định bổ sung vào VKTTĐPN thêm 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Năm 2005, VKTTĐPN được mở rộng tới Tiền Giang (tại Thông báo số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005). Đến nay VKTTĐPN bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang với diện tích gần 30 nghìn km2, dân số năm 2005 có khoảng 14,7 triệu người, chiếm 9,2% diện tích tự nhiên và khoảng 17,7% dân số so với cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước.
VKTTĐPN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 53/NQ-TW ngày 29/8/2005 và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 đối với VKTTĐPN. Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nước về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng của VKTTĐPN giai đoạn 2005-2010 gấp 1,2 lần, giai đoạn 2011-2020 gấp 1,1 lần mức bình quân của cả nước. Tỷ trọng đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% năm 2005 lên khoảng 40-41% năm 2010 và 43-44% năm 2020; tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 33,9% năm 2005 lên 38,7% năm 2010 và 40,5% năm 2020.
GDP của vùng năm 2005 khoảng 328 nghìn tỷ đồng, chiến 1/3 GDP cả nước; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 20-22 triệu đồng, cao gấp 2,4 lần so với trung bình cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 của vùng đạt 8,3%, cao hơn gấp 1,15 lần so với mức trung bình của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của toàn Vùng tăng bình quân 21,4%. Năm 2005, giá trị xuất khẩu ước đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, chiếm 3,19% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 214 USD. Các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, và các lĩnh vực khác có những thay đổi đáng kể. Trong điều kiện kinh tế và công nghiệp phát triển nhanh, cơ cấu ngành kinh tế trong VKTTĐPN đã có sự chuyển biến nhất định theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp.
145 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN, sau đây gọi tắt là Vùng), theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/2/1998 bao gồm TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong Hội nghị các tỉnh VKTTĐPN ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới VKTTĐPN, sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 99/TB-VPCP này 2/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quyết định bổ sung vào VKTTĐPN thêm 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Năm 2005, VKTTĐPN được mở rộng tới Tiền Giang (tại Thông báo số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005). Đến nay VKTTĐPN bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang với diện tích gần 30 nghìn km2, dân số năm 2005 có khoảng 14,7 triệu người, chiếm 9,2% diện tích tự nhiên và khoảng 17,7% dân số so với cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước.
VKTTĐPN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 53/NQ-TW ngày 29/8/2005 và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 đối với VKTTĐPN. Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nước về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng của VKTTĐPN giai đoạn 2005-2010 gấp 1,2 lần, giai đoạn 2011-2020 gấp 1,1 lần mức bình quân của cả nước. Tỷ trọng đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% năm 2005 lên khoảng 40-41% năm 2010 và 43-44% năm 2020; tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 33,9% năm 2005 lên 38,7% năm 2010 và 40,5% năm 2020.
GDP của vùng năm 2005 khoảng 328 nghìn tỷ đồng, chiến 1/3 GDP cả nước; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 20-22 triệu đồng, cao gấp 2,4 lần so với trung bình cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 của vùng đạt 8,3%, cao hơn gấp 1,15 lần so với mức trung bình của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của toàn Vùng tăng bình quân 21,4%. Năm 2005, giá trị xuất khẩu ước đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, chiếm 3,19% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 214 USD. Các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, và các lĩnh vực khác có những thay đổi đáng kể. Trong điều kiện kinh tế và công nghiệp phát triển nhanh, cơ cấu ngành kinh tế trong VKTTĐPN đã có sự chuyển biến nhất định theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp.
Mấy năm gần đây, khu vực dịch vụ sau một thời gian tăng nhanh đã chững lại và tăng chậm hơn nhịp độ tăng trưởng chung của GDP, làm giảm khả năng lan tỏa tác động tích cực của VKTTĐPN. Tốc độ tăng bình quân khu vực dịch vụ 1997 – 2002 của vùng đạt 7,69% (trong khi tốc độ tăng GDP là 10,74%).
Tỷ trọng khu vực dịch vụ của VKTTĐPN có xu hướng giảm là điều rất đáng quan tâm. Qua số liệu tính toán cho thấy tỷ lệ dịch vụ của VKTTĐPN giảm từ 44,4% (1996) xuống 36,07% (2002), trong đó ở TP.HCM tỷ lệ này giảm từ 57,0% xuống 51,65%, tỉnh Ðồng Nai từ 27,75% giảm xuống 25,4%, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giảm từ 19,11% xuống 10,56% và tỉnh Bình Dương giảm từ 28,35% xuống 26,0%. Sự giảm sút tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP do sự tăng trưởng các ngành dịch vụ không tương ứng với tốc độ tăng trưởng công nghiệp, là dấu hiệu bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế VKTTĐPN. Nếu xu thế này không được điều chỉnh kịp thời trên cơ sở các chính sách ưu tiên đầu tư thúc đẩy phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ vận tải, bưu điện... thì các yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế của vùng sẽ nảy sinh tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của vùng. Bên cạnh đó, kể từ đầu năm 2007, nền kinh tế nước ta chính thức trở thành một nền kinh tế thành viên của Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đem đến những cơ hội và thách thức đan xen nhau đối với cơ cấu kinh tế Vùng và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng. Cụ thể, hội nhập WTO có thể tác động đến chuyển dịch cơ cấu trên các nội dung sau:
Việt Nam có cơ hội tham gia ngày càng sâu hơn và rộng hơn vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hội nhập WTO tạo áp lực thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước, đáng chú ý là cải cách về thể chế kinh tế cho phù hợp với luật chơi quốc tế và trình độ phát triển của nền kinh tế, cải cách về cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chịu áp lực thay đổi dưới tác động của hội nhập WTO.
Hội nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Những điều này có tác động mạnh đến cơ cấu nguồn lực đầu vào của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì thế, có thể thấy rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ hội nhập WTO càng trở nên vô cùng quan trọng và mang tính thời sự trong quá trình phát triển kinh tế Vùng hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.
Với ý nghĩa đó, đề tài “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO” trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng những luận cứ khoa học, căn cứ thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của VKTTĐPN trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, về ảnh hưởng của WTO đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng, và về những vấn đề mấu chốt đặt ra cần giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết các vấn đề nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng trong thời kỳ hội nhập WTO.
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Hệ thống lý luận về cơ cấu kinh tế, kinh tế vùng lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tăng trưởng và phát triển kinh tế; lý luận về ảnh hưởng của WTO đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phân tích cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu, cũng như ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng và phát triển kinh tế VKTTĐPN trong thời gian gần đây, đặc biệt là hai năm 2007 và 2008.
Xác định các vấn đề mấu chốt đang đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng dưới ảnh hưởng của hội nhập WTO.
Xác định quan điểm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO.
Đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng trong thời kỳ hội nhập WTO.
Để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, đề tài tập trung các nội dung nghiên cứu sau:
Nội dung thứ nhất: Nội dung lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế; lý luận về tác động của hội nhập WTO đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.
Nội dung thứ hai: Tình hình cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN trong những năm gần đây, đặc biệt trong hai năm 2007 và 2008 khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Nội dung thứ ba: Đánh giá ảnh hưởng có thể có của hội nhập WTO lên cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN và các vấn đề mấu chốt đang đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN dưới ảnh hưởng của hội nhập WTO.
Nội dung thứ tư: Xây dựng quan điểm, đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng trong thời kỳ hội nhập WTO.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài xây dựng khung phân tích vấn đề và sử dụng các phương pháp nghiên cứu tương ứng đối với các vấn đề cụ thể.
Khung phân tích vấn đề
Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ thống chung đến các bộ phận. Trước hết, đề tài phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế dưới tác động của hội nhập WTO. Kế đến, đề tài phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu các đầu vào với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành với tăng trưởng kinh tế dưới tác động của hội nhập WTO. Cụ thể trong Hình 1 dưới đây:
Hình 1: Khung phân tích của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia, và phương pháp phỏng vấn sâu. Trong đó, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích thống kê và phương pháp chuyên gia.
Phân tích thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê để so sánh tìm ra các kết luận khoa học.
Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo trong quá trình thực hiện nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị. Chuyên gia là các cán bộ chỉ đạo thực tiễn của tỉnh và một số nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt của các tỉnh trong Vùng.
Phương pháp nghiên cứu chọn điểm kết hợp nghiên cứu theo diện rộng: Thực hiện các nghiên cứu theo một số địa phương trọng điểm với các nội dung có liên quan song song với nghiên cứu Vùng trong một thể thống nhất. Cụ thể: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh, công nghiệp của Đồng Nai, Bình Dương, nông nghiệp của Tiền Giang, Tây Ninh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập WTO.
Kết cấu của báo cáo tổng kết
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục bảng, các nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trong thời kỳ hội nhập WTO
Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của VKTTĐPN dưới tác động của hội nhập WTO
Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN trong thời kỳ hội nhập WTO
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO
Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
Lý luận chung về kinh tế vùng và phân vùng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Vùng là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Xét về mặt địa lý, Vùng là một phần của bề mặt trái đất, có những đặc trưng riêng về thỗ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, xã hội, lợi thế phát triển,… Xét về mặt quản lý, Vùng được xem là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh, vùng bao gồm một số tỉnh và mỗi một quốc gia có một số vùng (trong một số trường hợp nhất định người ta thường dùng Miền như miền Bắc, miền trung, miền Nam). Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học quan niệm khác nhau về Vùng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Vùng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Vùng được xác định bởi không gian nhất định, đó là không gian về tự nhiên, không gian về kinh tế, không gian về xã hội, không gian về văn hóa,…
- Các yếu tố cấu thành nên vùng có sự đồng nhất tương đối với nhau (không hoàn toàn giống nhau), có sự khác biệt tương đối, chính sự khác biệt này hình thành nên lợi thế, bổ trợ lẫn nhau của các địa phương trong vùng trong quá trình phát triển.
- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định, tính phân cấp, phân tầng, từ đó hình thành các mối liên kết theo chiều dọc, chiều ngang. Trong vùng có các tiểu vùng là các bộ phận hợp thành vùng lớn hơn.
Vùng kinh tế là một bộ phận hợp thành hệ thống nền kinh tế quốc dân, với những đặc trưng như: chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; tính tổng hợp trong phát huy lợi thế phát triển của các địa phương thông qua các mối quan hệ liên kết; tính thống nhất, vùng kinh tế được coi như một hệ thống toàn vẹn, có hệ thống quản lý riêng nằm trong hệ thống quản lý nền kinh tế quốc dân.
Cơ sở hình thành và phát triển vùng là các yếu tố tạo vùng, trong đó yếu tố tiền đề là phân công lao động theo lãnh thổ. Sự phân công lao động theo ngành làm xuất hiện quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ đã hình thành nên các vùng kinh tế. Vùng kinh tế là một bộ phận cấu thành nên hệ thống nền kinh tế quốc dân, trên phạm vi lãnh thổ có nhiều vùng kinh tế từ đó hình thành nên cơ cấu vùng kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Phân vùng là việc chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp, phục vụ cho mục đích nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, nên khó có thể có một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”. Nếu chúng ta hiểu vùng là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý lựa chọn để phân định vùng.
Khi tiến hành phân vùng kinh tế, người ta thường nghiên cứu sự xuất hiện và quy luật vận động của các yếu tố tạo vùng khách quan. Từ đó, xác định những nguyên tắc, quan điểm nhất định để đưa ra hệ thống các vùng với cơ cấu sản xuất và cơ cấu lãnh thổ nhất định. Trong thực tế có nhiều cách phân vùng khác nhau, các vùng được phân chia theo tiêu chí kinh tế như nguồn lực kinh tế, tổng hợp thể kinh tế, tổ chức các ngành/các hoạt động, chức năng và năng lực kinh tế,… thành vùng kinh tế ngành và cùng kinh tế tổng hợp.
Vùng kinh tế ngành là một vùng mà trong giới hạn của nó phân bổ tập trung một ngành sản xuất nhất định, chẳng hạn như vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp,…Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó. Trong vùng kinh tế ngành không chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hóa của nó, mà còn có cả một cơ cấu phát triển tổng hợp tồn tại song song với các ngành sản xuất chuyên sâu - đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của vùng.
Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế ngành cũng là một quá trình phát triển khách quan dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Lực lượng sản xuất càng phát triển, cơ cấu kinh tế càng phức tạp thì vùng kinh tế ngành sẽ xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới, đan xen lẫn nhau dẫn đến sự mất ổn định của vùng kinh tế ngành sản xuất chuyên môn hóa, hình thành nên vùng kinh tế ngành tổng hợp phức tạp với đa dạng hóa sản phẩm. Nếu căn cứ vào các yếu tố tự nhiên - kinh tế - kỹ thuật và yêu cầu phát triển của mỗi ngành trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, các ngành sẽ xác định hệ thống vùng kinh tế ngành của mình để tiến hành xây dựng các kịch bản tổ chức lãnh thổ cho ngành sao cho hợp lý nhất. Như vậy, vùng kinh tế ngành thực chất là một hệ thống các vùng kinh tế của quốc gia được chia theo quan điểm ngành. Ở Việt Nam, kinh tế du lịch được chia thành 4 vùng: Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ; về quan điểm sinh thái nông nghiệp chia thành 7 vùng kinh tế nông nghiệp: Miền núi và trung du phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành thủy sản lại chia thành 5 vùng sinh thái thủy sản: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Theo quan điểm phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở phát huy tiề năng lợi thế của các vùng, người ta chia thành 6 vùng công nghiệp: Miền núi và Trung du phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Các vùng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển của quốc gia trong từng thời kỳ, từng chính sách phát triển trên cơ sở phân bổ hợp lý các nguồn lực sản xuất của từng ngành, từ đó cho phép phát huy tối đa lợi thế trong phát triển ngành.
Vùng kinh tế tổng hợp là những vùng kinh tế đa ngành, có cơ cấu ngành phức tạp, cơ cấu và quy mô hàng hóa lớn và phong phú. Các vùng kinh tế tổng hợp là những lãnh thổ được lựa chọn theo quan điểm tổng thể của tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động có trên lãnh thổ trong mối quan hệ ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và quan hệ với các điều kiện phát triển của các vùng, quan hệ với các lãnh thổ khác cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vùng kinh tế tổng hợp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cơ cấu kinh tế nền kinh tế quốc dân. Sự chuyên môn hóa của các vùng được quy định bởi các vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp mà sự chuyên môn hóa của nó có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển vùng kinh tế tổng hợp khác (tính liên vùng). Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động theo lãnh thổ ngành càng sâu sắc sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự chuyên môn hóa của nhiều ngành kinh tế trong vùng. Số ngành chuyên môn hóa trong vùng kinh tế tổng hợp tăng lên không đồng nghĩa với trình độ chuyên môn hóa của từng ngành giảm xuống, bởi vì trong quá trình phát triển của vùng kinh tế tổng hợp làm xuất hiện mối liên kết trong sản xuất của các ngành trong nội vùng cũng như đối với các vùng kinh tế khác. Vùng kinh tế tổng hợp gồm 2 loại cơ bản:
Thứ nhất, Vùng kinh tế cơ bản: là vùng kinh tế có diện tích rộng, bao gồm nhiều vùng kinh tế - hành chính cấp tỉnh. Vùng kinh tế cơ bản có thể có nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản chỉ có ý nghĩa và chức năng kinh tế. Tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên cứu lập các chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, từ đó phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước và giữa các vùng, hình thành nên mối liên kết vùng, tạo nên sự cộng hưởng về lợi thế, cùng phát triển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của từng vùng và cả nước, góp phần phát triển cân đối lãnh thổ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc phân vùng kinh tế cơ bản là nhằm hoạch định chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát triển, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Các vùng kinh tế cơ bản thường bao gồm nhiều đơn vị hành chính (các tỉnh, thành phố), nhưng bản thân vùng kinh tế cơ bản lại không thành lập bộ máy quản lý hành chính mà đây là những vùng trực thuộc Chính phủ Trung ương.
Thứ hai, Vùng kinh tế - hành chính, là đơn vị nằm trong vùng kinh tế - xã hội lớn, không những có chức năng kinh tế, mà còn có chức năng hành chính. Vùng kinh tế - hành chính là kết quả của sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính được xây dựng trên nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh tế thống nhất với nhau. Vùng kinh tế - hành chính thực hiện đồng thời chức năng quản lý kinh tế và quản lý hành chính, có bộ máy quản lý riêng, có ngân sách và thị trường địa phương
Văn kiện Đại hội IX xác định 6 vùng kinh tế - xã hội gắn với 3 vùng kinh tế trọng điểm với nội dung phát triển từng vùng cụ thể như sau:
1- Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đưa nhiều lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ và đi lập nghiệp nơi khác. Phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Cùng với lương thực, đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, thịt, hoa; mở rộng nuôi, trồng thuỷ sản. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và cơ khí phục vụ nông nghiệp, các cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ và làng nghề ở nông thôn.
Trong vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp điện tử, thông tin và một số cơ sở cơ khí đóng tàu, luyện kim, phân bón; các dịch vụ có hàm lượng tri thức cao; các trung tâm mạnh của vùng và cả nước về đào tạo, khoa học và công nghệ, thương mại, y tế, văn hoá, du lịch. Hoàn thiện và nâng cấp kết cấu hạ tầng, trước hết là các tuyến trục quốc lộ, các cảng khu vực Hải Phòng, Cái Lân, các sân bay.
2- Miền