Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trên nhiều phương diện, kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị - xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, quan hệ quốc tế được mở rộng. Đặc biệt trong mười năm gần đây tăng trưởng GDP của nước ta đạt trung bình 7,5%/năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu nước ta từ 699 triệu USD vào năm 1986 đã tăng hơn 90 lần lên gần 64 tỷ USD vào năm 2008. Đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng TCMN, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu TCMN đạt trung bình 17,87%/năm trong vòng gần 10 năm (2000-2009). TCMN cũng góp phần giải quyết việc làm cho trên 1,4 triệu lao động, đặc biệt các lao động ở vùng nông thôn, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, ngành TCMN là một trong mười ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, phấn đấu vào năm 2010, giá trị xuất khẩu của ngành đạt 1,5 tỷ USD. Cho đến nay, mặt hàng TCMN của nước ta đã xuất hiện trên 163 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường EU là thị trường quan trọng chiếm 54% tỷ trọng xuất khẩu của nước ta.
Tuy nhiên, cùng với những thành công to lớn, ngành TCMN vẫn còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành: sản xuất còn manh mún và chưa tập trung, giá thành còn cao, chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trên thế giới Thị phần của nước ta trên thị trường TCMN quốc tế chiếm một phần rất nhỏ bé. Đối với EU, một thị trường quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta chỉ chiếm 5,4 % giá trị nhập khẩu TCMN của EU.
Xuất phát từ thực tế của ngành TCMN đặt ra yêu cầu từ lý luận đến thực tiễn phải nghiên cứu để đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh giá trị xuất khẩu TCMN Việt Nam sang thị trường EU, góp phần phát triển ngành TCMN nước ta. Theo đó, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU”
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trên nhiều phương diện, kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị - xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, quan hệ quốc tế được mở rộng. Đặc biệt trong mười năm gần đây tăng trưởng GDP của nước ta đạt trung bình 7,5%/năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu nước ta từ 699 triệu USD vào năm 1986 đã tăng hơn 90 lần lên gần 64 tỷ USD vào năm 2008. Đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng TCMN, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu TCMN đạt trung bình 17,87%/năm trong vòng gần 10 năm (2000-2009). TCMN cũng góp phần giải quyết việc làm cho trên 1,4 triệu lao động, đặc biệt các lao động ở vùng nông thôn, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, ngành TCMN là một trong mười ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, phấn đấu vào năm 2010, giá trị xuất khẩu của ngành đạt 1,5 tỷ USD. Cho đến nay, mặt hàng TCMN của nước ta đã xuất hiện trên 163 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường EU là thị trường quan trọng chiếm 54% tỷ trọng xuất khẩu của nước ta.
Tuy nhiên, cùng với những thành công to lớn, ngành TCMN vẫn còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành: sản xuất còn manh mún và chưa tập trung, giá thành còn cao, chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trên thế giới… Thị phần của nước ta trên thị trường TCMN quốc tế chiếm một phần rất nhỏ bé. Đối với EU, một thị trường quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta chỉ chiếm 5,4 % giá trị nhập khẩu TCMN của EU.
Xuất phát từ thực tế của ngành TCMN đặt ra yêu cầu từ lý luận đến thực tiễn phải nghiên cứu để đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh giá trị xuất khẩu TCMN Việt Nam sang thị trường EU, góp phần phát triển ngành TCMN nước ta. Theo đó, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU”
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thị trường EU và phân tích thực trạng sản xuất xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang EU trong thời gian sắp tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình xuất khẩu TCMN Việt Nam sang thị trường EU.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài tập trung xem xét quan hệ thương mại mặt hàng TCMN Việt Nam – EU.
+ TCMN có sản phẩm rất đa dạng, nhưng đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số mặt hàng TCMN đại diện, có kim ngạch xuất khẩu lớn trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nội dung của đề tài, bài nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp thống kê, so sánh.
Phương pháp trao đổi, lấy ý kiến.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu TCMN lớn của thế giới.
5. Kết cấu đề tài
Bài viết ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục kèm theo, nội dung của đề tài này gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường EU
Chương 2: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU trong thời gian tới
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
1.1. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua (từ năm 2000 đến nay)
1.1.1. Khái quát về mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
1.1.1.1. Giới thiệu đôi nét về thủ công mỹ nghệ
Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài gắn với các làng nghề trong đó có làng nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN). Ban đầu, các sản phẩm TCMN chỉ đơn thuần phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình, sau đó để kiếm thêm thu nhập. Người nông dân thường làm các sản phẩm TCMN trong lúc nông nhàn. Dần dần, các làng sản xuất có hiệu quả hình thành nên làng nghề TCMN, duy trì và phát triển cho đến tận bây giờ như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ hay lụa Vạn Phúc… Mỗi sản phẩm TCMN tuy đến từ các vùng khác nhau nhưng đều toát lên một nét văn hoá đậm chất làng quê Việt Nam. Các hình ảnh làng quê như bờ tre, bến nước, cây đa, cổng làng, lễ hội,những dòng sông quê… đều được đưa vào trong các tác phẩm tạo nên nét văn hoá đặc sắc cho mỗi sản phẩm.
Những lao động tạo ra sản phẩm TCMN được gọi là nghệ nhân. Các nguyên liệu của mặt hàng TCMN Việt Nam gần gũi với nông thôn Việt Nam, giản dị chân chất như chính con người Việt, như cây tre, cây mây, đất sét, cói, gỗ… Các nguyên liệu đó tuy rẻ nhưng khi qua bàn tay của các nghệ nhân làng nghề nó trở thành những sản phẩm có giá trị. Sản phẩm chủ yếu của TCMN Việt Nam rất đa dạng bao gồm những sản phẩm như gốm sứ, tranh sơn mài, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm thêu thùa v.v…
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, ngành TCMN có cơ hội hơn nữa để sản xuất, mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, ngành thủ công truyền thống này không thể thiếu được những đôi bàn tay khéo léo, cần cù của những nghệ nhân làng nghề, không thể thiếu được những nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Và ngành TCMN truyền thống của Việt Nam sẽ luôn được duy trì, phát triển, song hành cùng cuộc sống hiện đại như một đường uốn nghệ thuật tạo thêm đôi chút thi vị cho cuộc sống.
1.1.1.2. Đặc điểm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Hàng TCMN truyền thống do chính tay những người nghệ nhân các làng nghề tạo ra. Khác với các sản phẩm công nghiệp có khuôn mẫu có sẵn và sai số trong khoảng cho phép, thì các sản phẩm TCMN vừa theo khuôn, vừa có những nét riêng do người thợ thủ công sáng tạo tự do theo cảm hứng và độ khéo léo của mỗi người. Chính vì thế, các sản phẩm TCMN có những đặc thù riêng:
a. Các sản phẩm TCMN đều chứa trong nó giá trị văn hóa. Trên các sản phẩm gốm, sứ hay đồ gỗ mỹ nghệ thường được khắc, trạm trổ hình tứ linh như Long, Ly, Quy, Phượng, những con vật linh thiêng được người dân phương Đông trong đó có Việt Nam tôn sùng. Ngoài ra trên các sản phẩm dệt, thêu thùa, thổ cẩm đều có nét văn hoá đặc trưng thể hiện quan niệm của người Việt như trời tròn đất vuông, hay hàm chứa những quan điểm triết học và nhân sinh quan của người phương Đông. Trong mỗi sản phẩm TCMN đều hàm chứa tâm tư, tình cảm, quan niệm và triết lý sống của người dân Việt Nam, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Khi xét đến giá trị của mỗi sản phẩm TCMN người ta luôn xét đến giá trị văn hoá kết tinh trong đó trước khi xét đến giá trị về mặt kĩ thuật và kinh tế.
b. Các sản phẩm TCMN mang đậm nét phong cách của mỗi nghệ nhân, đặc trưng của từng địa phương, làng nghề và hoà quyện trong truyền thống dân tộc. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều có tính sáng tạo mỗi nghệ nhân. Các làng nghề khác nhau ở từng địa phương khác nhau có những phong tục tập quán riêng. Văn hoá, lịch sử của từng địa phương là môi trường tác động đến người nghệ nhân và sản phẩm do chính họ tạo ra. Mỗi nét trạm trổ, điêu khắc hay hoa văn trên mặt hàng thêu, dệt đều mang đậm chất của mỗi vùng quê. Phát triển qua thời gian, qua giao lưu giữa các vùng, qua chọn lọc tinh tuý tạo nên nét riêng đặc sắc cho các sản phẩm thủ công của từng địa phương, nhưng nằm trong bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam.
c. Sản phẩm TCMN là sản phẩm nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, sự kết hợp này tạo nên những đặc tính:
Tính đơn chiếc, riêng hơn là tính đồng loạt.
Mang tính bí quyết gia truyền hơn là phổ biến rộng rãi.
Tính trí tuệ và tích luỹ lâu đời.
Vừa có tính sử dụng, vừa có tính nghệ thuật trong sản phẩm.
Sản phẩm TCMN có tính đặc thù riêng nên khi nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển ngành hàng cần lưu ý đến những nét đặc trưng đó. Phát huy được truyền thống trong sản phẩm và sáng tạo của nghệ nhân, mặt hàng TCMN của Việt Nam đang từng bước đứng vững ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.
1.1.1.3. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Trải qua năm tháng, ngành hàng TCMN phát triển với đa dạng sản phẩm. Các nguyên liệu của mặt hàng này thường rẻ, dễ kiếm và gần gũi với nông thôn Việt Nam, khi qua những đôi bàn tay của người thợ thủ công nó trở thành những sản phẩm có giá trị cao và được đón nhận không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Những sản phẩm TCMN rất đa dạng, nhưng với phạm vi của đề tài này, tôi xin được đề cập đến các mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu những năm gần đây:
Hàng gốm sứ
Một trong những mặt hàng TCMN phổ biến trong cuộc sống là gốm sứ. Gốm sứ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam như bát đĩa, ấm chén, bình lọ hoa hay chum vại, gốm sứ được dùng để làm đồ thờ như bát hương, tượng…, được dùng trong xây dựng như chân sứ, vật cách điện… Ngoài ra, gốm sứ được sử dụng để làm quà lưu niệm.
Gốm sứ được sản xuất ở khắp vùng trên cả nước. Từ nam ra bắc đều có những làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), làng Cậy (Hải Dương), Móng Cái (Quảng Ninh), Thanh Hoá, Phước Phú (Huế), Thanh Hà (Quảng Nam), Đồng Nai, Thủ Dầu Một… Mỗi làng nghề đều có một nét độc đáo riêng. Gốm sứ có nhiều loại men: men nâu có từ thời Lý, hoa lam có từ đời Trần, men ngọc, men rạn v.v. Ngày nay, các kĩ thuật truyền thống được lan toả đi nhiều nhưng mỗi làng nghề đều giữ được cho mình những bí quyết riêng. Nói đến men ngọc, men rạn ta không thể không nhớ đến làng gốm Bát Tràng, sành nâu ở Thổ Hà, gốm da lươn vẫn được lưu truyền ở Hương Canh, Phù Lãng, gốm Tức Mặc ở Nam Định được mệnh danh là “Thiên tường phủ chế”, ở Hải Dương vẫn giữ được men hoa lam.
Để làm ra các sản phẩm gốm sứ ngoài nguyên liệu chính là đất, thì phải kể đến kỹ thuật gốm sứ là bàn xoay và lò nung. Bàn xoay thì có xoay tay va xoay điện. Lò nung xưa kia là lò vồng (nung củi) và lò hộp (nung bằng than) thì ngày nay còn có lò tunel đốt gas.
Các sản phẩm bằng gốm không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước phương Đông mà còn được rất nhiều các nước phương Tây ưa chuộng. Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu TCMN.
Hàng mây tre đan
Cây tre, cây song, cây mây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ bao đời nay, những người thợ thủ công đã sử dụng các thân của cây này để tạo ra các sản phẩm TCMN độc đáo. Từ những cây tre, mây, song có thể tạo ra giường, bàn ghế, giỏ hoa… Sản xuất hàng mây tre đan cũng tạo thành các làng nghề nổi tiếng trong cả nước như Phú Vinh, Yên Sở (Hà Tây), Nho Quan (Ninh Bình), Vĩnh Ba (Phú Yên)… Ở Phú Vinh (Hà Tây) có 8000 người làm nghề đan lát. Hàng mây tre đan ở đây có tới hơn 500 mẫu mã khác nhau. Có thể nói mây tre đan đã thu hút và giải quyết khá nhiều việc làm cho người lao động, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.
Mặt hàng gỗ mỹ nghệ
Không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn với tất cả người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới, gỗ và sản phẩm từ gỗ rất thông dụng. Ở Việt Nam, sản phẩm từ gỗ dùng trong cuộc sống hàng ngày như bàn ghế, giường tủ, sập cho đến đồ trang trí như tranh khảm, tượng… đến những sản phẩm dành cho đồ thờ cúng như bàn thờ, ống hương, câu đối, ngai, tượng… Nghê mộc là cái tên thân thuộc mà dân gian hay gọi cho nghề sản xuất các sản phẩm đồ gỗ. Các mặt hàng gỗ rất phong phú, có những sản phẩm giản đơn phục vụ mục đích sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những sản phẩm kết hợp điêu khắc, tạc, trổ cầu kì tạo nên giá trị nghệ thuật cao. Tính nghệ thuật, cầu kì của mỗi sản phẩm lại tuỳ vào đôi tay khéo léo của người thợ mộc. Với những sản phẩm gỗ khảm trai thì giá trị của sản phẩm đó tăng lên gấp bội. Chạm khắc gỗ nổi tiếng của Việt Nam có Đồng Kỵ, Phù Khê (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Kim Bồng (Quảng Nam), Mỹ Xuyên (Huế)… Trong đó, cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ lớn nhất nước ta phải kể đến Đồng Kỵ (Bắc Ninh). Ngày nay, nhu cầu về gỗ mỹ nghệ trên thế giới rất lớn, để cạnh tranh được với gỗ mỹ nghệ các nước khác các cơ sở sản xuất cần chú ý đến yếu tố nghệ thuật, tinh tế trong mỗi sản phẩm.
d. Hàng thêu ren
Thêu ren là một nghề truyền thống ở nước ta. Nguyên liệu và dụng cụ sản xuất thì đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ thủ công phải có sự khéo léo, kiên trì và sáng tạo. Ngày nay, đã có máy thêu nhưng chỉ thêu được những sản phẩm chữ, biểu tượng, cờ… Đối với những sản phẩm cầu kì, sáng tạo riêng vẫn cần có đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của người thợ thủ công. Một số vùng có thêu ren nổi tiếng như Lý Nhân (Hà Nam), Minh Lãng (Thái Bình), Văn Lam (Ninh Bình)… và một số vùng dân tộc thiểu số. Ở nước ta, thêu ren xuất hiện sớm, nhưng phạm vi sản xuất còn nhỏ, chưa quy mô và chưa có thị trường nên khó khăn trong việc sản xuất và phát triển mặt hàng này.
e. Mặt hàng thổ cẩm
Mặt hàng này được sản xuất chủ yếu bởi đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Mường, Khơ me, Thai, Tày, Dao, Lự… Ở miền Bắc nổi tiếng với làng nghề Nà Phồn, Xâm Khoè (Hoà Bình) của dân tộc Thái, hay làng nghề Mường Bí, Mường Vang, Mường Thành, Mường Đậu (Hoà Bình). Một số dân tộc ở miền Nam đều có nghề dệt gia đình. Hàng thổ cẩm rất đa dạng, có thể làm quần áo, túi xách, ví, hay tranh treo tường… với nhiều kiểu dáng và hoạ tiết độc đáo, đặc trưng cho văn hóa và quan niệm của người dân tộc. Mặt hàng thổ cẩm chủ yếu được bán tại các khu du lịch cho khách nước ngoài.
1.1.2. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.2.1. Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa, nó quyết định sự tồn tại của mỗi ngành hàng. Nguyên liệu của ngành TCMN Việt Nam hiện nay đang đứng trước khó khăn suy giảm về số lượng và có chất lượng không ổn định. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (HRPC), các làng nghề Việt Nam sẽ thực sự khủng hoảng về nguyên liệu trong vòng 10 năm tới nếu không có những giải pháp tích cực mang tính tổng thể ngay từ bây giờ.
Mặt hàng TCMN sử dụng nguồn nguyên liệu chính được lấy từ thiên nhiên như: đất sét, tre, mây, giang, nứa, lá, đay, gỗ, cói, bông, dừa, vỏ ốc, vỏ trứng... Trước đây, nguồn nguyên liệu được coi là một lợi thế lớn đối với TCMN Việt Nam, vì những nguồn nguyên liệu này thường sẵn có trong tự nhiên và có thể trồng và kiếm được dễ dàng ở nông thôn Việt Nam. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này đang bị giảm dần do khai thác bừa bãi và không có kế hoạch bù đắp.
* Nguyên liệu họ tre (giang, luồng, nứa...):
Vùng nguyên liệu họ tre của Việt Nam phục vụ cho sản xuất hàng TCMN như Hòa Bình (giang, nứa), Cao Bằng (trúc sào), Thanh Hóa (luồng), Yên Bái, Phú Thọ (vầu, bương), Nghệ An (lùng), Huế (lồ ô), Tây Ninh (tầm vông)... vùng nguyên liệu này đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng trong khi nhu cầu sử dụng lại tăng cao đã đẩy giá nguyên liệu tăng lên nhanh chóng. Tại Thanh Hóa, giá luồng đã gia tăng từ 7.000 đồng/cây (18 kg) năm 2005 lên đến 17.000 đồng/cây năm 2008, trong khi đó, tại Tây Ninh giá nguyên liệu tầm vông (loại có đường kính 3.5 cm, dài 7m) cũng đã tăng từ 7.000 đồng/cây (năm 2006) và đến năm 2008 là 15.000 đồng/cây. Diện tích tầm vông đã giảm nhanh chóng do người dân có xu hướng thay thế tầm vông bằng cây cao su đang được giá gần đây. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam (Hợp tác xã mành Phú Cát – Phú Thọ), Lào (Công ty Artex Tiến Động – Hà Tây), Cam-Pu-Chia (Công ty Hiệp Tiến – T.P Hồ Chí Minh)… đang phải nhập khẩu nguyên liệu họ tre từ Trung Quốc và một thực tế là giá nhập khẩu nguyên liệu họ tre từ tỉnh Hủa Phan (Lào) về Hà Tây rẻ hơn rất nhiều giá nguyên liệu họ tre được khai thác tại Việt Nam.
* Nguyên liệu mây:
Thực tế nhiều vùng nguyên liệu mây truyền thống như Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ), Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An… đã gần như cạn kiệt. Giá nguyên liệu mây tăng liên tục hàng năm, từ 4000 đồng/kg sợi (năm 2000) lên tới 9500 đồng/kg hiện nay. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ rất lớn nhưng gần như không có vùng nguyên liệu mây lớn nào. Đầu năm 2007, hầu như các làng nghề mây và doanh nghiệp tại Hà Tây đã vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu, mà tác động trực tiếp chỉ do một đơn đặt hàng lớn của công ty An Cô (Bình Dương) ký với đối tác nước ngoài và sự gom nguyên liệu mây của doanh nghiệp này cho đơn hàng đó. Sau khi đã khai thác với nhiều hình thức khác nhau vùng nguyên liệu mây tại Lào, rất nhiều doanh nghiệp đang nhập khẩu nguyên liệu mây từ Indonesia…
* Nguyên liệu gỗ:
Ngoài một số làng nghề chạm khắc gỗ như Du Dự, Võ Lăng (Hà Tây), Đồng Giao (Hải Dương)… sử dụng chủ yếu nguyên liệu gỗ rừng trồng, còn đa số các làng nghề làm hàng nội thất như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Vân Hà (Hà Nội)…sử dụng một khối lượng rất lớn gỗ rừng tự nhiên được khai thác chủ yếu từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, trong đó phần lớn gỗ được khai thác từ Lào và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong xu thế tiêu dùng của khách hàng quốc tế yêu cầu chứng chỉ rừng (FSC), thì đây lại là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của các làng gỗ mỹ nghệ trong những năm tới. Rừng tự nhiên Việt Nam có xu hướng tăng về diện tích nhưng chất lượng rừng tăng rất chậm. Các làng nghề gỗ mỹ nghệ luôn chịu sức ép do không có vùng nguyên liệu cung cấp tập trung và ổn định. Hàng năm, các làng nghề cũng chưa có được hạn ngạch khai thác gỗ. Chi phí nguyên liệu tăng nhanh tác động mạnh đến tính cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
*Nguyên liệu cói, lục bình, bẹ chuối, năng tượng, lá buông:
Vùng nguyên liệu cói được trồng tập trung ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An… Nguyên liệu ở đây được Trung Quốc thu mua. Các địa phương làm nghề thủ công từ cói ở nhiều năm ở tình trạng thiếu nguyên liệu do không cạnh tranh được với các tư thương Trung Quốc, nhưng nếu năm nào tư thương Trung Quốc không mua thì các hộ gia đình trồng cói đứng trước nguy cơ thiếu đói hàng loạt. Tình trạng này không chỉ xảy ra với nguyên liệu cói mà còn xẩy ra với lục bình (bèo tây), bẹ chuối và gần đây là năng tượng.
Nguyên liệu lá buông được cung cấp chủ yếu cho các làng nghề ở các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận … Đây là loại nguyên liệu khá độc đáo của Việt Nam tạo ra nhiều sản phẩm thủ công khác nhau từ các loại hàng đan lát (rổ, rá, túi xách…), các loại tấm lót, mành treo… Những năm trước đây nguồn nguyên liệu này được cung cấp từ Khánh Hòa (huyện Khánh Vĩnh), Bình Thuận, Ninh Thuận… nhưng trong 3 năm trở lại đây đã phải nhập khẩu từ CamPuChia mặc dù tiềm năng đất trống để phát triển cây lá buông còn rất lớn.
*Nguyên liệu gốm sứ:
Nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các làng nghề gốm sứ (đất sét, cao lanh, pensfat) được khai thác chủ yếu tại Hải Dương, Quảng Ninh, Phú Thọ… Ngoài việc nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm thì việc quản lý chất lượng của nguyên liệu tại các khu vực khai thác là một trong những yếu tố then chốt làm giảm tính cạnh tranh của các làng nghề. Hiện tại ở Việt Nam chưa hình thành các nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu được phân loại rõ ràng để sản xuất các mặt hàng có yêu cầu chất lượng khác nhau, chính vì vậy các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ giá thành thấp và trung bình
*Nguyên liệu sợi (Tơ tằm, bông, lanh):
Nguyên liệu sợi của Việt Nam hiện đang ở tình trạng vừa thừa (về số lượng), vừa thiếu (về chất lượng). Hiện các làng nghề dệt khăn tại làng Mẹo (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) là trung tâm dệt khăn thủ công xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đang phải nhập sợi bông từ Ấn Độ và Băng La Đét với giá tăng hàng năm
Nguyên liệu lanh phát triển chủ yếu tại Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai…(gắn bó mật thiết với cộng đồng người Mông). Sức tiêu dùng của loại nguyên liệu được đánh giá là bền nhất trong các loại sợi tự nhiên này gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây và các địa phương hiện không cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hiện tại. Nhiều đơn hàng lớn, trong đó có cả yêu cầu từ hãng thời trang danh tiếng số 1 thế giới Victoria’s Secret đã đến làm việc thực tế tại Hà Giang tháng 4 năm 2008, đã không thể được thực hiện do thiếu nguyên liệu lanh.
Nguyên liệu tơ được sản xuất chủ yếu ở Hà Tây,Thái Bình, Nam Định, Quảng Nam, Lâm Đồng…Nhìn chung trên 90% nguyên liệu tơ