Đề tài Để việc dạy và học môn lịch sử đạt kết quả hơn

Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất và năng lực của người lao động, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quê hương gia đình, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tinh thần hiếu học, biết kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

pdf16 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Để việc dạy và học môn lịch sử đạt kết quả hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trƣờng THPT Tôn Đức Thắng Mã số: .. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  ĐỂ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẠT KẾT QUẢ HƠN Ngƣời thực hiện : Lê Thị Ngọc Lũy Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Naêm hoïc: 2011- 2012 - 2 - SƠ LƢỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Thị Ngọc lũy 2. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1976 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại:0973.151.465. 6. Chức vụ:Giáo viên 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO -Trình độ chuyên môn: Cử nhân sử học - Năm nhận bằng:1998 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Việt Nam. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy. - Số năm kinh nghiệm:12 năm. - 3 - MỤC LỤC Nội dung Trang I.Lí do chọn đề tài 03 II.Những khó khăn 04 III.Những giải pháp 06 IV.Kết luận 13 - 4 - I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất và năng lực của người lao động, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quê hương gia đình, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tinh thần hiếu học, biết kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở Trường THPT nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người, để giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức “ báo động đỏ ”, kiến thức của học sinh về môn lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này. Với tinh thần không chờ đợi,chúng ta có thể làm ngay được những gì để đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học lịch sử thì các thầy cô dạy sử cũng không nề hà.Tuy nhiên đột phá vào trong nhiều nguyên nhân làm cho tình trạng dạy học lịch sử sa sút thì cần phải có một tầm nhìn chiến lược và kế hoạch lâu dài. Ngay cả trong phạm vi đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, bắt đầu từ nội dung nào cũng không phải đã được thống nhất. Qua thực tế tìm hiểu thực trạng đội ngũ tâm tư nguyện vọng và những yêu cầu bức xúc về rất nhiều vấn đề của các thầy cô giáo dạy sử.Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tôi rất trăn trở về vấn đề này, nên mạnh dạn nêu một vài giải pháp, mong góp phần công sức trong việc khắc phục sự sa sút về chất lượng giáo dục môn lịch sử trong nhà trường phổ thông. - 5 - II.NHỮNG KHÓ KHĂN: Qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, số điểm thi môn lịch sử cho thấy kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay quá kém. Theo thống kê của Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GDĐT, trong kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007, có hơn 150.000 thí sinh có điểm môn lịch sử từ 4.5 trở xuống, chiếm tỉ lệ 95,74% tổng số học sinh thi khối C. Điểm trung bình là 2,09/10, đứng hạng thấp nhất, so với điểm trung bình của các môn khác. Còn ở kì thi tốt nghiệp THPT năm 2007, điểm trung bình của môn lịch sử là 6.19, cũng là thấp so với điểm trung bình của những môn khác. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về chất lượng môn lịch sử là do đâu? Theo tôi: Thứ nhất: Sách giáo khoa (SGK) nặng về kiến thức, sự kiện, chưa nâng cao về trình độ lý thuyết trong học tập lịch sử, chưa gắn liền học với hành. Tài liệu tham khảo nhiều, nhưng trùng lặp về nội dung, chỉ mang tính khái quát, đại cương, chưa sâu sắc, chưa tập trung đi sâu vào một giai đoạn, một khóa trình, hay một chuyên đề cụ thể,thậm chí không thống nhất về số liệu (SGK lớp 10-Nâng cao trang 204, ghi Hoàng Việt luật lệ - Luật Gia Long có 398 điều trong khi SGK lớp 10-Chuẩn trang 127, ghi Hoàng triều luật lệ -Luật Gia Long có 400 điều,), về thời gian (thời gian Nguyễn Ái Quốc trở về nước sau 30 năm tìm đường cứu nước chưa thống nhất, SGK lớp 10-Nâng cao trang 215, ghi: thời đại phong kiến độc lập, kéo dài đến giữa thế kỉ XIX, là đúng hay sai?... ). Thứ hai: số tiết học của môn Lịch sử trong tuần là quá ít, nếu nói là ít hơn so với các môn học khác như môn Thể dục, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng đúng, còn để so sánh với môn Toán, Lí, Hoá, Sinh, Ngoại ngữ thì hoàn toàn không dám nghĩ đến. Điển hình: * Khối 10: Ban KHTN, KHCB và Ban KHXH-NV số tiết học môn Lịch sử 1,5 tiết/tuần. Như vậy, Ban KHXH-NV nâng cao môn Lịch sử ở “chỗ” nào? Trong khi cũng đồng thời là môn học nâng cao của Ban KHXH-NV, thì môn Văn là 4 tiết/tuần, Địa lí là 2 tiết/tuần, Ngoại ngữ là 4 tiết/tuần; Còn môn Toán là 3 tiết/tuần (Toán không phải là môn nâng cao của Ban KHXH-NV). *Khối 11: +Ban KHXH-NV số tiết môn Lịch sử là 2 tiết/tuần. Trong khi cũng đồng thời là môn học nâng cao của Ban KHXH-NV, thì môn Văn là 4 tiết/tuần, Địa lí là 1,5 tiết/tuần, Ngoại ngữ là 4 tiết/tuần; Còn môn Toán là 3,5 tiết/tuần (Toán không phải là môn nâng cao của Ban KHXH-NV). +Ban KHTN và Ban KHCB số tiết môn Lịch sử là 1 tiết/tuần (bằng số tiết khi chưa cải cách SGK), môn GDCD cũng 1 tiết/tuần. Trong khi môn Văn 3,5 tiết/tuần, môn Ngoại ngữ là 3 tiết/tuần, cũng xin nêu rõ: môn Văn, Ngoại ngữ không phải là môn học nâng cao của Ban KHTN và KHCB. Như vậy, môn Lịch sử và môn GDCD ở vị trí nào? - 6 - *Khối 12: +Ban KHXH-NV số tiết môn Lịch sử là 2 tiết/tuần, còn môn Văn và Ngoại ngữ là 4 tiết/tuần, môn Toán là 3,5 tiết/tuần (Toán không phải là môn nâng cao của Ban KHXH-NV). +Ban KHTN và KHCB số tiết môn Lịch sử là 1,5 tiết/tuần, còn môn Văn và môn Ngoại ngữ là 3 tiết/tuần (cả ba môn Lịch sử, Văn, Ngoại ngữ đều không phải là môn nâng cao của Ban KHTN và KHCB).  Những nghịch lý này tồn tại từ rất lâu, nhưng những năm trước đây điểm trung bình môn Lịch sử trong kì thi tốt nghiệp khá cao vì chưa có “Hai không” hay “Hai không với bốn nội dung”. Thứ ba: Tôi không phủ nhận vấn đề là do cách dạy của người thầy thiếu chiều sâu, chưa hấp dẫn, vẫn mang tính nhồi nhét,và người thầy cũng chưa đủ sức vượt qua “rào cản” môn phụ, nên tâm lý chán nản, không muốn đầu tư nhiều cho một tiết dạy, nhưng không có nghĩa là tất cả thầy, cô giảng dạy môn Lịch sử trên cả nước ta đều như vậy. Thứ tư: là do sự thực dụng về môn học, theo tôi đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng yếu kém về kiến thức môn Lịch sử ở rất nhiều người, kể cả những học sinh đã và chưa tốt nghiệp. Bởi vì, có thể nói 99 % ngành nghề không cần người lao động phải am hiểu về lịch sử, mà chỉ cần trình độ Tin học, Ngoại ngữ hay Toán, Lý, Hoá, Sinh mà thôi. Môn Lịch sử không phải là môn bắt buộc thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc khi phỏng vấn xin việc làm hoặc là thi vào biên chế nhà nước, nên dần dà trong học sinh, thầy cô và cả mọi người tồn tại một lối ứng xử ngầm: Lịch sử chỉ là môn học phụ, học chỉ mang tính đối phó, học để biết, nhưng “Biết để làm gì?” khi không vận dụng vào “thực tiễn” công việc, đối với thầy cô dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông là “bốn không”: không phụ đạo, không tăng tiết, không dạy thêm và không thu nhập. Một khi không thu nhập thì làm sao tự trang bị đồ dùng dạy học hay ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, mà trực quan không sinh động, không phong phú thì học sinh chán học, thêm vào đó là không ứng dụng gì trong công việc, học chỉ để biết nhưng biết để làm gì, dù chỉ có bốn từ “biết để làm gì?” nhưng câu trả lời thì không đơn giản. Đây là vòng lẩn quẩn chưa tìm ra lối thoát. III.NHỮNG GIẢI PHÁP: - 7 - Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài giải pháp để khắc phục những khó khăn chủ quan về phía người thầy: 1. Để phần nào khắc phục nội dung “quá dài” trong sách giáo khoa: a.Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa ở nhà: Muốn hiểu được nội dung của bài, học sinh phải hiểu được các thuật ngữ, một số từ hay một vài cụm từ quan trọng trong mỗi bài, phải có cách lập luận khoa học, phân tích vấn đề, vận dụng kiến thức đã học ở từng bài để tổng hợp một giai đoạn hay một khoá trình lịch sử, đây là một trong những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Để đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi mỗi học sinh phải đọc sách giáo khoa ở nhà trước khi học bài mới. Nhưng trong thực tế, học sinh chưa quen với việc đọc một tài liệu khoa học, các em có tâm lí chờ đợi, ít chịu động não, mau nản chí trước những vấn đề khó. Học sinh chỉ đọc sách giáo khoa qua loa nên không nắm được nội dung chính của bài, không dừng trước những từ, cụm từ “lạ” để suy nghĩ, thậm chí có nhiều em không đọc bài trước, không biết bài mình sắp học có tựa là gì? gồm mấy phần?...phần nào đó do người thầy không có đủ thời gian kiểm soát xem các em có đọc sách trước hay không, từ đó các em ỷ lại, chủ quan và theo thời gian đã hình thành trong đa số học sinh thói quen không đọc bài mới trước ở nhà. Vì thế, sự hướng dẫn của người thầy là rất quan trọng, để học sinh làm quen với cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề, giải thích vấn đề, tổng hợp vấn đề và đánh giá vấn đề, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa theo các bước sau: -Đọc lần 1: đọc tựa chương, tựa bài, đọc lướt nhanh nội dung của mỗi mục, sau đó viết nhanh ra giấy những nội dung cần lưu ý nhưng không cần thiết phải viết đầy đủ nội dung của cả câu, cả đoạn mà chỉ cần thay thế nội dung đó bằng một từ hoặc một cụm từ để diễn tả. +Ví dụ 1: Chương I, Bài13: Việt Nam thời nguyên thuỷ (SGK lớp 10-Cơ bản). Sau khi đọc lướt, học sinh có thể tóm tắt theo cách sau: Người tối cổ  Người tinh khôn  Công xã thị tộc (Cách mạng đá mới): văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn +Ví dụ 2: Chương I, Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (SGK lớp 11-Cơ bản). Sau khi đọc lướt, học sinh có thể tóm tắt theo cách sau: Trước cách mạng  Cách mạng tháng Hai  Cách mạng tháng Mười  Xây dựng, bảo vệ chính quyền  Ý nghĩa. -Đọc lần 2: Đọc lại nội dung, cố gắng hiểu từng phần, kết hợp ghi nhớ các hình ảnh minh họa có trong sách giáo khoa để hỗ trợ cho việc hiểu nội dung bài học. Phần này đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy, nhưng cách làm này không khó chỉ yêu cầu học sinh có tính chịu khó mà thôi. +Trở lại ví dụ 1: Sau khi đọc lại nội dung lần thứ hai, học sinh phải biết niên đại của Người tối cổ, công cụ lao động của họ như thế nào? (bằng cách quan sát Hình 29); thuật ngữ Thị tộc, Bộ lạc; Hiểu phần nào về nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn; Vì sao gọi là Cách mạng đá mới? +Trở lại ví dụ 2: - 8 - Mục 1: học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội kết hợp quan sát Hình 23 để hiểu được hậu qủa của việc Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mục 2: Học sinh cần hiểu vì sao trong năm 1917 ở Nga lại tiến hành tới hai cuộc cách mạng? Mục 3: Học sinh cần hiểu vì sao cần phải bảo vệ chính quyền? Mục 4: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và thế giới, trong đó có Việt Nam. -Đọc lần 3: Nắm được mối liên hệ giữa các mục trong bài và đừng quên đọc cả câu hỏi ở mỗi mục và cuối bài, để định hướng nội dung trả lời. Học sinh cần gạch chân một số từ hoặc cụm từ quan trọng có liên quan đến câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc khó hiểu để tập trung vào nội dung đó khi nghe thầy giảng trên lớp. +Trở lại ví dụ 1: sau khi đọc ba lần nội dung của bài thì học sinh sẽ biết được thời nguyên thuỷ xã hội Việt Nam trải qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Cuộc sống lúc bấy giờ ra sao? +Trở lại ví dụ 2: sau khi đọc ba lần nội dung của bài, học sinh sẽ biết nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng? Nhiệm vụ của cách mạng? Kết quả của cách mạng? Bài học kinh nghiệm cho những nước khác? b.Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa trên lớp: Khi học sinh đã quen dần với phương pháp đọc sách giáo khoa ở nhà, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh cách đọc sách giáo khoa tại lớp. Hình thức này yêu cầu các hoạt động của học sinh cao hơn, nhạy bén hơn và người thầy cũng phải kiên trì hơn, vì không phải một sớm, một chiều mà học sinh làm tốt được. Nhưng khi học sinh đã có thói quen này thì sẽ khắc phục phần nào tình trạng nội dung bài học quá dài. Cụ thể: Khi dạy bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ X-XV(SGK lớp 10-Cơ bản), giáo viên yêu cầu HS đọc mục II phần 1 SGK trang 88và gọi lên bảng vẽ sơ đồ tổ chức Bộ máy nhà nước ở trung ương. Hoặc khi dạy Bài20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV (Lớp 10-Cơ bản), giáo viên yêu cầu HS đọc mục I, SGK trang 101 và cho biết tình hình Phật giáo trong giai đoạn này ra sao? HS nói những hiểu biết của mình về tôn giáo này? Với phương pháp đọc sách giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc với tài liệu khoa học, giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp và giành thời gian mở rộng kiến thức như kể những câu chuyện có liên quan hoặc nêu nhận định hoặc đặt câu hỏi mang tính giáo dục học sinh, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề,Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giải quyết nội dung bài học quá dài, còn học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc đọc sách giáo khoa vì tự mình khai thác nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của người thầy. Để vận dụng phương pháp đọc sách giáo khoa có hiệu quả, giáo viên phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ, kiểm tra việc đọc sách giáo khoa của học sinh bằng cách kiểm tra sách giáo khoa xem học sinh có gạch chân những từ hoặc cụm từ nào hay không? Hoặc hỏi các em có biết bài học hôm nay có mấy phần, nội dung chính là gì?...Cũng sẽ có trường hợp khi nghe thầy nói kiểm tra thì học sinh mới mở sách giáo khoa và gạch chân một vài từ cho có hoặc chỉ trả lời một cách đối phó. Khi đó, giáo viên cũng cố gắng tìm ý đúng mà khen và “Nếu lần sau - 9 - em chuẩn bị kĩ hơn một chút thì sẽ tốt hơn nhiều”, vì một lời khen có giá trị hơn nhiều lời trách mắng. Việc yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa là một trong những phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Và phương pháp này sẽ gặp không ít trở ngại vì thói quen thụ của học sinh, vì vậy thầy cô cần phải kiên trì, thực hiện từng bước nhưng phải kiên quyết, phải “đến nơi đến chốn”, phải hướng dẫn các em cách đọc sách giáo khoa và thường xuyên kiểm tra, khi kiểm tra cần tập trung nhiều vào việc đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh hơn là kiểm tra kết quả đúng hay sai và người thầy cũng đừng quên tìm ý đúng mà khen. 2.Ngƣời thầy phải đóng vai trò chủ đạo: Người thầy tìm cách vượt ra khỏi tâm lí môn phụ, không cho phép “ngồi chờ” có đủ điều kiện mới tiến hành mà cần phải làm ngay với mức độ phù hợp, phải biết tạo sự cuốn hút môn học bằng cách đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu một tiết dạy, luôn tạo mới mẽ cho mỗi tiết học, quyết tâm từ bỏ thói quen dạy học theo kiểu truyền đạt kiến thức một chiều, chỉ nói lại những nội dung có sẵn trong sách giáo khoa. Đồng thời trong cách diễn đạt của giáo viên, ngôn ngữ phải rõ ràng, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, gây xúc cảm cho học sinh, tạo cho học sinh hình thành biểu tượng. a.Tạo tính chiều sâu trong tiết dạy: Trong một tiết dạy Lịch sử, giáo viên cần phải chuẩn bị công phu, tạo ra nhiều phương án, toàn diện về ngôn ngữ cũng như nghệ thuật trình bày, lời nói rõ ràng, trong sáng. Mặt khác, người thầy cần nắm vững kiến thức để khai thác bài học tốt, cần đa dạng và phong phú các tài liệu tham khảo về lịch sử, văn học, địa lí, triết học, nghệ thuật, để có khả năng liên môn tốt. Khi dạy về cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai (Bài 5, SGK lớp 12, tập 1), giáo viên cần sự hiểu biết và có khả năng vận dụng tốt nhiều môn học khác, như: Toán, Lí, Hóa, Sinh,kiến thức về khoa học vũ trụ, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thông tin,thì mới tạo được chiều sâu của bài giảng. Cụ thể: khi giới thiệu vào bài, giáo viên có thể làm thí nghiệm để HS quan sát và trả lời: -Giáo viên chuẩn sẵn một lọ nước, một miếng tả lót Baby, một bông mướp, một cái ly. -Giáo viên tiến hành thí nghiệm: đổ nước vào ly rồi cho bông mướp vào. Học sinh quan sát sẽ thấy bông mướp hút hết phần nước có trong ly, rồi giáo viên vắt bông mướp thì nước trong bông mướp sẽ chảy ra. Sau đó, giáo viên thao tác các bước tương tự như vậy, nhưng thay bông mướp bằng tả Baby. -Sau khi học sinh quan sát thí nghiệm giáo viên đặt câu hỏi: vì sao tả Baby thấm nước nhưng nước không chảy ngược trở ra? Sau khi học sinh trả lời, tuỳ theo câu trả lời của học sinh mà giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Trong tả Baby có thành phần Polime, Polime là một trong rất nhiều thành tựu do CMKHKT mang lại nhằm phục vụ con người, hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về cuộc cách mạng này. Hoặc khi dạy Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (SGK lớp 11-Chuẩn), giáo viên phải biết kết hợp các môn học có liên quan, như văn học, nghệ thuật, tư tưởng, âm nhạc, hội họa, ở thời cận đại và những ảnh hưởng, tác động của nó đối với xã hội. Giáo viên có thể kể một vài mẫu chuyện về danh họa nổi tiếng Pi-cát-xo (mẫu đàn ông trong mắt của nhiều - 10 - phụ nữ đương thời vì tài vẽ tranh của ông), hay những bản giao hưởng của thiên tài âm nhạc Mô-da, kể về tác phẩm văn học AQ chính truyện,hay giáo viên yêu cầu học sinh nói lên những gì mình biết về hai nhà triết học: Hê-ghen, Phơi-ơ-bách (học ở môn GDCD), Hoặc khi dạy Bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (SGK lớp 10), giáo viên có thể kể chuyện về nguyên phi Ỷ Lan, bà được tôn là cô Tấm sống, là Quan nữ âm, không lấy việc trau chuốt nhan sắc để được sự sủng ái của vua Lý Thánh Tông mà chỉ chuyên vào việc nghiên cứu sách vỡ cùng vua lo cho dân cho nước,hay những câu chuyện về Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Hoặc dạy Bài 30: Kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (SGK lớp 10), giáo viên hỏi học sinh biết gì về hội nghị Bình Than (Trần Quốc Toản bóp nát quả cam) và Diên Hồng (các bô lão đều đồng thanh trả lời: “đánh”, tinh thần “sát Thát”,)? Hoặc khi dạy Bài 2: Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm (1919-1925) (SGK lớp 12), để giảng về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giáo viên có thể liên hệ bài thơ Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên): “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương” Hay cảm xúc của Bác khi đọc Luận cương của Lênin (7/1920) về vấn đề dân tộc và thuộc địa: “Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc, Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin. Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi”” Nói chung, người thầy phải đa dạng hoá phương pháp giảng dạy, thông qua việc trình bày các sự kiện lịch sử nên có hình ảnh tái tạo quá khứ để tạo biểu tượng và khơi dậy những cảm xúc sâu sắc về lịch sử. b.Khai thác kênh hình: Nếu người thầy có phương pháp tốt thì hiệu quả của bài dạy càng cao, để đạt hiệu quả đó giáo viên không chỉ dừng lại ở sử dụng kênh chữ mà còn kết hợp cả kênh hình, nhằm phát triển tư duy, kĩ năng, kĩ xảo, tính tích cực của học sinh trong học tập. Để việc khai thác kênh hình có hiệu quả phát huy được yi1nh tích cực của học sinh nhằm mục tiêu giúp học sinh tự tìm hiêu nội dung c
Luận văn liên quan