Đề tài Đề xuất các biện pháp quản lý cầu dịch vụ giải trí ở nước ta hiện nay

Trong vòng hai, ba thập kỷ vừa qua, các nhà kinh tế, và ở mức độ ít hơn là các nhà hoạch định chính sách, đã ngày càng chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giá trị của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế vẫn thường chưa đươc đánh giá đúng mức, khi hoạch định các chính sách như chính sách thuế, thương mại và trợ cấp, ngành sản xuất vẫn thu hút được nhiều sự chú ý về mặt chính trị và nguồn lực hơn. Tuy nhiên, người ta ngày càng thừa nhận tầm quan trọng của các ngành dịch vụ, một phần là do dịch vụ ngày càng liên kết chặt chẽ với hàng hóa để đảm bảo hàng hóa duy trì khả năng cạnh tranh của mình. Mặc dù khác nhau về cơ cấu sản xuất và việc làm, các nền kinh tế hiện đại, dù là phát triển hay đang phát triển, đều có một đặc điểm chung là tỷ trọng của dịch vụ ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong số các nước OCED, dịch vụ đã trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về sản lượng và việc làm; tới năm 2000, tính trung bình ngành này đã chiếm tới hai phần ba tổng giá trị gia tăng và việc làm. Tương tự, tại các nước đang phát triển, tỷ trọng của ngành dịch vụ đã tăng tương đối so với tổng giá trị gia tăng. Một trong các ngành dịch vụ đang có xu hướng phát triển nhanh chóng la ngành dịch vụ giải trí. Ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ giải trí được thành lập và rất phát triển, mang lại cho nhà nước một khoản thu không nhỏ từ thuế, và góp phần làm tăng GDP của nước nhà. Khi đất nước có nền kinh tế ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện thì xu hướng mọi người thường tìm đến các dịch vụ giải trí để giảm stress. Vì vậy ngành dịch vị giải trí ngày một pháp triển hơn, đi vào đời sống nhân dân hơn. Với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc quản lý kinh doanh dịch vụ giải trí đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp,do đó để làm rõ hơn điều này thì nhóm I chúng tôi đã nghiên cứu đề tài:”Đề xuất các biện pháp quản lý cầu dịch vụ giải trí ở nước ta hiện nay”.Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cầu dịch vụ. Chương 2:Thực trạng các biện pháp quản lý cầu đối với dịch vụ giải trí hiện nay ở nước ta. Chuong 3:Giải pháp kiến nghị.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất các biện pháp quản lý cầu dịch vụ giải trí ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong vòng hai, ba thập kỷ vừa qua, các nhà kinh tế, và ở mức độ ít hơn là các nhà hoạch định chính sách, đã ngày càng chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giá trị của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế vẫn thường chưa đươc đánh giá đúng mức, khi hoạch định các chính sách như chính sách thuế, thương mại và trợ cấp, ngành sản xuất vẫn thu hút được nhiều sự chú ý về mặt chính trị và nguồn lực hơn.   Tuy nhiên, người ta ngày càng thừa nhận tầm quan trọng của các ngành dịch vụ, một phần là do dịch vụ ngày càng liên kết chặt chẽ với hàng hóa để đảm bảo hàng hóa duy trì khả năng cạnh tranh của mình. Mặc dù khác nhau về cơ cấu sản xuất và việc làm, các nền kinh tế hiện đại, dù là phát triển hay đang phát triển, đều có một đặc điểm chung là tỷ trọng của dịch vụ ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong số các nước OCED, dịch vụ đã trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về sản lượng và việc làm; tới năm 2000, tính trung bình ngành này đã chiếm tới hai phần ba tổng giá trị gia tăng và việc làm. Tương tự, tại các nước đang phát triển, tỷ trọng của ngành dịch vụ đã tăng tương đối so với tổng giá trị gia tăng.  Một trong các ngành dịch vụ đang có xu hướng phát triển nhanh chóng la ngành dịch vụ giải trí. Ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ giải trí được thành lập và rất phát triển, mang lại cho nhà nước một khoản thu không nhỏ từ thuế, và góp phần làm tăng GDP của nước nhà. Khi đất nước có nền kinh tế ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện thì xu hướng mọi người thường tìm đến các dịch vụ giải trí để giảm stress. Vì vậy ngành dịch vị giải trí ngày một pháp triển hơn, đi vào đời sống nhân dân hơn. Với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc quản lý kinh doanh dịch vụ giải trí đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp,do đó để làm rõ hơn điều này thì nhóm I chúng tôi đã nghiên cứu đề tài:”Đề xuất các biện pháp quản lý cầu dịch vụ giải trí ở nước ta hiện nay”.Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cầu dịch vụ. Chương 2:Thực trạng các biện pháp quản lý cầu đối với dịch vụ giải trí hiện nay ở nước ta. Chuong 3:Giải pháp kiến nghị. Chương 1: Cơ sở lý luận về cầu dịch vụ Đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ. Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu và cầu dịch vụ. a) Khái niệm về nhu cầu và sự phát triển của cầu dịch vụ. * Khái niệm: Nhu cầu là trạng thái tâm lý thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần của con người mong muốn được thỏa mãn. Trạng thái thiếu hụt có thể nhận biết được hoặc không nhận biết được. - Nhu cầu có thể được cảm nhận bằng các giác quan (vật chất), và không cảm nhận được bằng các giác quan (tinh thần). * Sự phát triển: - Quan niệm tháp nhu cầu của Maslow chỉ phù hợp với sản phẩm hàng hóa - Quan niệm tháp nhu cầu trong sản phẩm là dịch vụ bao gồm 5 nhu cầu trong tháp nhu cầu của Maslow và 2 nhu cầu nữa là thẩm mỹ và hiểu biết. + Sinh lý + An toàn xã hội + Quan hệ + Tôn trọng + Thẩm mỹ + Hiểu biết + Tự hoàn thiện bản thân b) Khái niệm và sự phát triển của cầu dịch vụ * Khái niệm: Là số lượng Dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định. * Sự phát triển của cầu dịch vụ: Nhu cầu ( mong muốn, khả năng thanh toán ( sức mua ( cầu. ( Phân biệt giữa nhu cầu và cầu  Nhu cầu  Cầu   Nguồn gốc   Nhu cầu là gốc của cầu   Biểu hiện   Cầu biểu hiện nhu cầu   Tính chất  Nhu cầu tồn tại vĩnh cửu  Tồn tại mang tính lịch sử (tạm thời)   Khả năng đo lường  Nhu cầu về vật chất có thể đo lường được, nhu cầu về tinh thần không thể đo lường được  Cầu đi lường được thông qua tiền tệ.   Đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ Có xu hướng phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. - Biểu hiện: phát triển nhanh chóng về số lượng và cao hơn về chất lượng. Trước đây, khi mua sản phẩm người ta chỉ quan tâm đến cốt lõi của sản phẩm nhưng càng ngày con người càng quan tâm đến cái bao quanh sản phẩm là các dịch vụ. VD: Khách hàng mua xe máy, trước kia người ta chỉ quan tâm tới giá trị sử dụng của chiếc xe và giá của chiếc xe có phù hợp với tài chính của mình không, nhưng ngày nay khách hàng còn quan tâm tới các dịch vụ sau bán nữa như: bảo hành, khuyến mại, các dịch vụ chăm sóc xe định kỳ… Nguyên nhân của đặc điểm: + Thời gian rỗi của con người tăng lên: do năng suất lao động tăng, thể chế của Nhà nước. Sẽ làm nảy sinh nhiều nhu cầu hơn ( Nhu cầu về tinh thần. + Thu nhập có xu hướng tăng: kinh tế phát triển làm cho năng suất lao động tăng dẫn đến thu nhập của người dân tăng theo ( hướng đến những nhu cầu về tinh thần ( nhận thức của con người về dịch vụ tăng lên. + Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ( ra đời nhiều sản phẩm mới, dịch vụ mới. Khoa học –kỹ thuật phát triển mang đến nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. + Sự phát triển về kinh tế xã hội làm cho quá trình cung ứng các sản phẩm dịch vụ diễn ra nhiều hơn ( Sự phát triển của dịch vụ trở lên nhanh chóng. Ý nghĩa: vấn đề đặt ra là cung phải tăng lên để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng nắm bắt tâm lý khách hàng để sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có tính vô hạn, không có điểm đừng cuối cùng. Biểu hiện: nhu cầu về hàng hóa mang tính hữu hạn nhưng nhu cầu về dịch vụ không mang tính hữu hạn ( nhu cầu về dịch vụ không có điểm dừng và đòi hỏi ngày càng cao hơn khi thu nhập của con người tăng lên. Nhận thức luôn nhỏ hơn kỳ vọng làm cho nhu cầu dịch vụ tăng lên. Cứ đáp ứng được thì cầu lại phát triển ở mức cao hơn ( cầu dịch vụ luôn phát triển không có điểm dừng. Vd: Trong dịch vụ giáo dục, ngoài giờ học ở trường khách hàng có nhu cầu học thêm tại các trung tâm, khi thu nhập tăng thêm khách hàng lai có nhu cầu cao hơn và thuê gia sư về nhà để dạy, không cần phải đến trung tâm học. Nguyên nhân: + Do cảm nhận và mong đợi của con người có sự chênh lệch, khi không được thỏa mãn thì lại kỳ vọng. + Khi được thỏa mãn dịch vụ hiện tại thì người ta lại có mong muốn thỏa mãn dịch vụ có chất lượng cao hơn. Ý nghĩa: Các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm mới lạ, các dịch vụ đi kèm theo. Doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi ( đổi mới dịch vụ để đón đầu thỏa mãn khách hàng. Tính phong phú, đa dạng Biểu hiện: Nhu cầu dịch vụ ngày càng đa dạng về quy mô, chủng loại, chất lượng, giá cả và phụ thuộc vào giới tính, phong tục tập quán….của khách hàng. Nhu cầu và cầu dịch vụ có trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày của con người. Vd: ngày nay, nhu cầu đã có hầu hết ở các lĩnh vực: dịch vụ ăn uống, di lại, ngủ nghỉ, giải trí, du lịch… Nguyên nhân: do nhu cầu của con người mang tính cá nhân hóa cao, vì vậy để thỏa mãn mỗi cá nhân thì dịch vụ phải đa dạng, phù hợp với từng tập khách hàng khác nhau. Ý nghĩa: Doanh nghiệp cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để thu hút các tập khách hàng khác nhau. Tính đồng bộ, tổng hợp Biểu hiện: Nhu cầu dịch vụ có tính chất liên hoàn, đồng bộ, tổng hợp, xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng dịch vụ đòi hỏi các nhà cung ứng thiết kế các suất dịch vụ chọn gói để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vd: trong dịch vụ du lịch, giải trí: nhà cung ứng tạo ra các tour du lịch chọn gói: ăn uống, nghỉ ngơi, thăm quan… cho khách hàng. Nguyên nhân: Thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi mang tính đồng bộ, tổng hợp. Ý nghĩa: nhà cung ứng phải kết hợp với các doanh nghiệp khác để thiết kế sản phẩm dịch vụ có tính liên hợp, chọn gói thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Có tính thời điểm, thời vụ Biểu hiện: nhu cầu và cầu dịch vụ tập trung vào một số thời điểm nhất định. Vd: trong dịch vụ lưu trú: vào các dịp lễ hay ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè thì lượng khách lúc này có mật đọ đông, nhưng vào những dịp khác thì lại thưa thớt và ít người. Nguyên nhân: + Do thời gian rảnh rỗi vì đặc điểm nghề nghiệp. + Do sở thích, thị hiếu, tập quán tiêu dùng dịch vụ. + Do thời tiết khí hậu. - Ý nghĩa: Nhà quản trị kinh doanh dịch vụ cần hạn chế tính thời điểm, thời vụ, dùng chiến lược, chính sách giá, khuyến mại để điều chỉnh lúc chính vụ dang trái vụ. f) Tính linh hoạt cao ( dễ bị thay đổi) - Biểu hiện: Nhu cầu và cầu dịch vụ dễ bị thay đổi, thay thế bởi các dịch vụ khác. Đặc biệt là khi không đáp ứng hay thỏa mãn ngay. Vd: trong dịch vụ lưu trú: nếu khách sạn, nhà nghỉ đã hết phòng hoặc chưa kịp sắp xếp phòng nghỉ cho khách hàng thì khách hàng sẽ tìm ngay đến khách sạn hay nhà nghỉ khác đáp ứng nhanh các yêu cầu của mình. - Nguyên nhân: dịch vụ không có hình thù, kiểu dáng nên dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan ( dễ bị thay đổi ( tính linh hoạt). - Ý nghĩa: Nhà quản trị kinh doanh dịch vụ cần có biện pháp quản lý dịch vụ, khuyến mại để khách hàng sử dụng dịch vụ. Duy trị và nâng cao chất lượng dịch vụ, xác định khẳng định thương hiệu, uy tín của mình. g) Biên độ dao động không đồng đều. - Biểu hiện: + Biên độ dao động giữa các loại dịch vụ không đồng đều. + Biên độ dao động giữa các tập khách hàng cùng tiêu dùng loại sản phẩm dịch vụ là không đồng đều. Vd: Dịch vụ điện thoại di động: + Sinh viên thường dùng vào buổi tối, dịp khuyến mại. + Người đi làm: thường dùng vào ban ngày - Nguyên nhân: do đặc thù của từng loại dịch vụ là khác nhau. Do sở thích, đặc tính sử dụng của từng tập khách hàng là khác nhau. - Ý nghĩa: Doanh nghiệp cần xem xét tập thị trường khách hàng mục tiêu để biết được nhu cầu sử dụng dịch vụ của từng tập khách hàng và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu đó bằng việc phân loại, thiết kế các sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng. h) Tính lan truyền. - Biểu hiện: Dịch vụ có tính vô hình ( nhu cầu hàng hóa có tính lan truyền nhưng thấp hơn dịch vụ. Vd: trong dịch vụ ăn uống: nếu nhà hàng có cách phục vụ chu đáo, món ăn hấp dẫn, hợp khẩu vị… khách hàng đến ăn lần đầu đã cảm nhận được điều đó thì họ có thể đến các lần sau nưa, không những vậy họ còn giới thiệu cho bạn bè, người thân. Từ đó, rất nhiều người sẽ biết đến nhà hàng, làm cho uy tín của nhà hàng được nâng cao. Nếu nhà hàng phục vụ không tốt thì điều ngược lại cũng được lan truyền nhanh hơn. - Nguyên nhân: Khách hàng có tâm lý dò hỏi thông tin tìm hiểu về dịch vụ thông qua kênh truyền miệng, quảng cao, kinh nghiệm của người dùng trước. - Ý nghĩa: Nhà quản trị kinh doanh dịch vụ cần phải phát huy tính hiệu quả của kênh thông tin truyền miệng, lôi kéo được khách hàng, làm tốt quy trình phục vụ khách hàng, đảm bảo chất lượng và thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng. Biện pháp là giải quyết các lỗ hổng trong quy trình cung ứng dịch vụ. Nội dung quản trị cầu dịch vụ Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu sự mong đơi của khách hàng. * Các mong đợi của khách hàng. - Mong đợi chất lượng dịch vụ tốt nhất. - Giá cả rẻ hơn. - Thời gian phục vụ nhanh hơn. - Hình thức phục vụ thuận tiện. + Đối với sản phẩm dịch vụ khách hàng phải dựa vào cảm nhận khi sử dụng dịch vụ + Các nguồn thông tin tạo ra sự mong đợi và kỳ vọng củ khách hàng. * Các nguồn thông tin tạo sự mong đợi và kỳ vọng của khách hàng. - Thông tin truyền miệng - Nhu cầu cá nhân - Kinh nghiệm bản thân - qua quảng cáo của nhà cung cấp * Các mức độ mong đợi của khách hàng. - Mức độ cao: là mức độ dịch vụ mà khách hàng hy vọng nhận được, Là sự phối trộn giữa các mức độ tin cậy của khách hàng với nhà cung cấp và dịch vụ khách hàng chấp nhận được của nhà cung cấp. - Mức độ thấp: khách hàng trông chờ không phải 1 dịch vụ ở một mức độ quá cao, chỉ cần dịch vụ chấp nhận được và tương xứng với chi phí mà khách hàng bỏ ra. ( Ý nghiã: Khi chưa tiếp cận được nhà cung cấp khách hàng luôn mong đợi dịch vụ ở mức độ cao, nhưng khi tiếp cận rồi thì chỉ mong muốn ở mức đột tương xứng. b) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu dịch vụ của khách hàng. - Nhân tố vĩ mô. - Nhân tố thuộc về khách hàng. - Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng. ( Ý nghĩa: các nhà quản trị phải nhận biết được các nhân tố và tác động của nó đến nhu cầu dịch vụ khách hàng để nắm bắt được nhu cầu khách hàng để thỏa mãn tốt nhất. c) Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. * Mức độ thỏa mãn về chất lượng dịch vụ của khách hàng. - Nhu cầu được thỏa mãn hoàn toàn: chất lượng dịch vụ đạt ở mức độ tuyệt hảo, sản phẩm dịch vụ vượt qua sự trông đợi của khách hàng. Các yếu tố trong suất dịch vụ trọn gói: cơ sở vật chất, hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ hiện, ẩn đều được thỏa mãn hoàn toàn. - Nhu cầu được thỏa mãn một phần: sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng, sự cảm nhận của khách hàng phù hợp với sự mong đợi , một hay một vài yếu tố trong dịch vụ chọn gói được thỏa mãn. - Nhu cầu không được thỏa mãn: chất lượng dịch vụ không đảm bảo, tất cả các yếu tố trong suất dịch vụ chọn gói đều không được thỏa mãn. ( Ý nghĩa: Cần nghiên cứu nhu cầu nảy sinh, nghiên cứu xác định đối tượng khách hàng, tập khách hàng mục tiêu để cung cấp dịch vụ. * Phương pháp nghiên cứu mức độ thỏa mãn chất lượng dịch vụ của khách hàng. - Phương pháp thường dùng: điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng để tìm kiếm thông tin. Sau đó doanh nghiệp dịch vụ cần sử dụng tổng lực các đối tượng để nghiên cứu sau đây: + Nhà quản trị: Lập kế hoạch chỉ đạo việc thiết kế mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn khách hàng, chỉ đạo triển khai điều tra. + Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: phát mẫu phiếu điều tra cho khách hàng, có điều kiện nắm bắt nhu cầu của khách hàng. + Đối thủ cạnh tranh: cần lấy đối sánh về các sản phẩm dịch vụ tương đồng về mặt chất lượng, giá ( có đành giá khách quan, công bằng nhất. + Khách hàng: là đối thượng thực hiện điều tra, phỏng vấn để biết được đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Quản lý cầu về dịch vụ. Quản lý cầu hiện tại. Doanh nghiệp quản lý các khách hàng của mình để duy trì các khách hàng trung thành của dịch vụ. Giải pháp: thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. + Cam kết chất lượng dịch vụ sẽ cung cấp. + Hạn chế sự bỏ đi của khách hàng và lôi kéo thêm những khách hàng mới. Cách làm: + Xây dựng danh mục khách hàng thường xuyên. + Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng + Định kỳ phát phiếu thăm dò mức độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Quản lý cầu tiềm năng. Doanh nghiệp lôi kéo thêm khách hàng mới, các khách hàng có nhu cầu nhưng chưa dùng dịch vụ của doanh nghiệp. Giải pháp: + Tiếp thị, xúc tiến quảng bá. + Nâng cao chất lượng dịch vụ. + Sử dụng chính sách giá cả làm đòn bẩy. + Dùng hệ thống đặt hàng trước, đăng ký trước. + Chiến dịch khuyến mại hợp lý và có hiệu quả để kích cầu. + Quản lý hàng chờ của khách hàng. Quản lý hàng chờ dịch vụ. đối với hàng chờ hiện Biện pháp: + Quản lý tâm lý khách hàng trong quá trình khách hàng chờ đợi để lựa chọn và quyết định cách ứng xử phù hợp. Tâm lý trống rỗng: Doanh nghiệp cần bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, các vật dụng phù hợp để khách hàng sử dụng trong khi chờ. Sốt ruột, nôn nóng: Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho khách hàng tham gia vào tiến trình dịch vụ. Lo âu, hy vong: Doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng biết số lượng khách hàng sẽ được phục vụ ( khách hàng mới tới không thấy được hàng chờ. Bực bội: nhà quản trị kinh doanh dịch vụ cần quyết định rõ cho khách hàng biết kỷ luật hàng chờ. + Thực hiện các triết lý kinh doanh dịch vụ. Chờ đợi tập thêt tốt hơn chờ đợi cá nhân. Chờ đợi có mục đích tốt hơn chờ đợi không có mục đích. Chờ đợi có việc tốt hơn chờ đợi không có việc. + Giảm thời gian cung ứng nhưng sẽ không giảm chất lượng dịch vụ bằng việc: bố trí nhân viên, đào tạo để nâng cao trình độ nhân viên, áp dụng kỷ luật hàng chờ hợp lý. + Sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau để phát triển lợi ích của khách hàng khi chờ đợi. Đối với hàng chờ ẩn Nhà quản trị kinh doanh dịch vụ sử dụng biện pháp giấu hàng chờ nếu dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có chất lượng thấp, phô bày hàng chờ nếu dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có chất lượng cao. Biện pháp: + Nâng cao chất lượng dịch vụ. + Tăng năng suất lao động. + Vận động, hướng khách hàng phù hợp với khả năng cung ứng. + Quảng cao, chào hàng… Chương 2:Thực trạng các biện pháp quản lý cầu dối với dịch vụ giải trí hiện nay ở nước ta. 2.1 Đặc điểm của dịch vụ giải trí Dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Điều này càng đúng hơn trong một nền kinh tế hàng hóa đã phát triển mạnh, ngành công nghiệp phát triển đa dạng và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú. Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số, các lĩnh vực thuộc khu vực kinh tế dịch vụ ngày càng có sự đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng chung của thành phố, cũng như tạo nhiều việc làm cho người lao động. Với mức tăng cao và khá đồng đều qua các năm, các ngành thuộc khu vực dịch vụ có mức đóng góp ngày càng cao vào tốc độ chung của nền kinh tế Xu hướng phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của thị trường Trong những năm gần đây thu nhập GDP bình quân đầu người liên tục tăng: Năm  GDP Bình quân đầu người   2006  8.2%   2007  8.48%   2008  6.18%   2009  5.2%   2010  6.5%   Nền kinh tế phát triển cao và nhận thức của người dân về giải trí tăng lên qua các giai đoạn phát triển của đất nước. Cộng với sự phát triển của khoa học công nghệ liên tục tạo ra các sản phẩm mang tính đột phá và giúp rút ngắn lại chu kỳ của 1 sản phẩm. Với sự trợ giúp của máy móc con người có nhiều thời gian rảnh dỗi hơn và có nhu cầu cao hơn trong giải trí. Các thiết bị giải trí cũng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người trong lĩnh vực này: Năm  Sự kiện   1977  Phim Star Wars tạo nên tiếng vang lớn, mở ra thời kỳ sử dụng máy tính điều khiển video camera.   1970  Chiếc máy tính bỏ túi dành cho người tiêu dùng (PocketPC) đầu tiên ra đời.   1979  Grid Systems xây dựng chiếc máy tính xách tay đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý Intel i80c86.   1994  Cafe Cyberia, cửa hàng Internet cafe đầu tiên trên thế giới, được mở cửa rộng rãi tại London.   1995  Hoàn tất đặc tả kỹ thuật DVD, cho phép xem đĩa trên đầu DVD và máy tính ổ DVD-ROM.   1990  Nhà khoa học Tim Berners-Lee, làm việc tại CERN ở Thụy Sĩ, đã phát minh ra World Wide Web.   2001  Apple giới thiệu chiếc máy nghe nhạc iPod đầu tiên.   2003  Công nghệ vi xử lý Intel Centrino được giới thiệu.   2004  Merriam Webster đưa “blog”vào trong từ điển.   2008  -Trò chơi trực tuyến nhiều người chơi World of Warcraft thu hút 10 triệu người trên toàn thế giới. - Intel sẽ giới thiệu thiết bị Internet di động (MID) sử dụng công nghệ vi xử lý Centrino Atom. -Centrino thế hệ mới mang đến thời gian sử dụng pin lâu hơn, kết nối không dây nhanh và rộng hơn.   Tính vô hạn không có điểm dừng cuối cùng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các dịch vụ giải trí không ngừng phát triển để thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu phát sinh của người dân. Thời gian dư thừa nhiều hơn cộng với mức thu nhập cao hơn đòi hỏi những dịch vụ tốt hơn. Không chỉ đơn giản chỉ là ở nhà để xem tivi, chơi game mà các trung tâm giải trí còn được mọc lên như nấm sau mưa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một bộ phận người dân khá giả( Khu vui chơi ở tầng 3 của BiG C, Vincom city tower tầng 5, Bơi lội Công viên nước Hồ tây, Bơi thuyền : Hồ Tây, Bowling Cosmos ngọc khánh, Nhảy cổ điển sàn ở đường Lí nam đế ....). Nhưng chỉ đáp ứng được 1 bộ phận nhỏ người dân còn một số nơi chất lượng phục vụ không được tốt hoặc chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu của người dân. Vào cao điểm một số điểm xảy ra tình trạng quá tải cung không thể đáp ứng được cầu: Kỳ nghỉ Quốc khánh 2/9 có tới bốn ngày, do vậy nhu cầu vui chơi, giải trí trong dịp
Luận văn liên quan