I. Đặt vấn đề nghiên cứu
Đặc điểm giao thông trên các tuyến đường đô thị Hà Nội mang đầy đủ những đặc điểm của giao thông đô thị Việt Nam như: dòng giao thông hỗn hợp bao gồm nhiều phương tiện cùng tham gia, mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đường và những nhu cầu khác, mật độ tham gia giao thông rất cao đặc biệt trong giờ cao điểm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó chính là hiệu quả sử dụng năng lực phục vụ trên đoan tuyến còn thấp và chất lượng phục vụ còn chưa cao.
Trong khu vực phố cổ có mạng lưới đường dạng ô cờ với rất nhiều giao cắt đồng mức, khoảng cách giữa các giao cắt nhỏ, xung đột giao thông xảy ra ở khắp mọi nơi, ùn tắc giao thông giao thông xảy ra thường xuyên, chất lượng đường chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông Điển hình như hiện trạng tham gia giao thông trên các tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can. Đây là hai tuyến đường quan trọng trong khu vực có lưu lượng tham gia giao thông rất lớn. Để khắc phục được tình trạng đó thì cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể về năng lực vàmức phục vụ trên từng tuyến đường từ đó có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
o Cơ sở lý luận về năng lực vàmức phục vụ của đường đô thị.
o Hiện trạng về cơ sở hạ tầng giao thông trên tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can
o Lưu lượng giao thông và việc tổ chức giao thông trên hai tuyến đường nói trên
o Hành vi tham gia giao thông của các loại phương tiện trên tuyến đường (giao thông tĩnh, động )
b. Phạm vi nghiên cứu
o Tài liệu về cơ sở lý luận để tính toán năng lực vàmức phục vụ trên đoạn tuyến giao thông.
o Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can và các tuyến phố liên quan.
o Thời gian nghiên cứu và đánh giá hiện trạng từ năm 2001 đến năm 2008, các kết quả nghiên cứu được dự báo tới năm 2014.
III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
a.Mục đích nghiên cứu
o Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang- Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
b. Mục tiêu nghiên cứu
o Cơ sở lý luận về năng lực và chất lượng phục vụ của đường đô thị
o Đánh giá hiện trạng tham gia giao thông và hiệu quả sử dụng năng lực và chất lượng phục vụ của tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
o Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và chất lượng phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
o Lập các phương án để nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
o Đánh giá tác động và khả năng thực hiện của các giải pháp đã đưa ra
o Đề xuất các phương án nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu
a. Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản
o Chỉ tiêu 1: Lưu lượng giao thông trên tuyến được phân tích theo giờ, theo cơ cấu phương tiện và được chuyển đổi thành đơn vị ô tô tiêu chuẩn PCU
o Chỉ tiêu 2: Vận tốc giao thông trong giờ cao điểm
o Chỉ tiêu 3: Hành vi tham gia giao thông động và tĩnh (đỗ xe trên vỉa hè và dưới lòng đường)
o Chỉ tiêu 4: Mức phục vụ của tuyến đường (Khả năng thông hành của đường phố, hệ số sử dụng khả năng thông hành )
o Chỉ tiêu 5: Lưu lượng xe buýt, năng lực và mức phục vụ của các tuyến bus chạy qua tuyến đường nói trên.
b. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu
o Tìm hiểu các liệu sẵn có: tài liệu về cơ sở lý luận để tính toán năng lực vàmức phục vụ trên đoạn tuyến giao thông.
o Phương pháp đếm xe tại mặt cắt
Đếm toàn bộ số phương tiện đi qua mặt cắt ngang của đường bằng cách đặt máy ghi hình tại mặt cắt trong một giờ cao điểm vào một ngày bình thường (vị trí đặt máy quay đảm bảo bao quát được toàn bộ đoạn đường). Sau đó tiến hành đếm trên màn hình máy vi tính.
Kết quả thu được: Lưu lượng giao thông thông qua trên tuyến theo hướng, theo cơ cấu phương tiện và được quy đổi ra đơn vị xe tiêu chuẩn.
o Phương pháp khảo sát nút giao
Đếm toàn bộ số phương tiện thông qua nút giao bằng cách đặt máy ghi hình tại nút giao vào giờ cao điểm trong một ngày bình thường (vị trí đặt máy quay đảm bảo có thể bao quát toàn bộ các hướng vào nút). Sau đó sử dụng nhân lực đếm trên màn hình máy vi tính.
Kết quả: Lưu lượng giao thông tại nút giao hướng chuyển động và theo loạiphương tiện. Sau đó được quy đổi ra đơn vị xe tiêu chuẩn.
o Phương pháp đo vận tốc giao thông trực tiếp
Thực hiện: Sử dụng phương tiện cơ giới (xe máy) tham gia giao thông trên tuyến vào giờ cao điểm trong ngày.
Kết quả: Đo được vận tốc giao thông trong giờ cao điểm.
o Quan sát hành vi tham gia giao thông tĩnh trên tuyến
c. Xử lý và phân tích số liệu
o Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập và phân tích số liệu
o Sử dụng phần mềm Microsoft Word để viết báo cáo.
V. Nội dung báo cáo
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực vàmức phục vụ trên đường đô thị
Chương 2: Đánh giá năng lực vàmức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang- Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
Chương 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực vàchất lượng phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang- Hàng Đào và tuyến đường Hàng Cân – Lương Văn Can
69 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang - Hàng Đào và tuyến đường Hàng Cân - Lương Văn Can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GTVT : Giao thông vận tải
GTĐT : Giao thông đô thị
KTXH : Kinh tế- xã hội
VTHKCC : Vận tải hành khách công cộng
PT CGCN & VT HH: Phương tiện vận tải cơ giới cá nhân và vận tải hang hoá
NRCW2000: National Researh Council Wasington D.C 2000
KNTH: Khả năng thông hành
HAIDEP: Dự án quy hoạch phát triển vùng thủ đô Hà Nôi
TRAHUD: Dự án phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông tại Hà Nội
PTVT: Phương tiện vận tải
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VÀ MỨC PHỤC VỤ 4
TRÊN ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 4
1.1 Các khái niệm liên quan đến năng lực và mức phục vụ trên đường đô thị 4
1.1.1 Các khái niệm chung 4
1.1.2 Đặc điểm sử dụng năng lực và mức phục vụ trên đường đô thị 6
1.1.3 Ý nghĩa và yêu cầu của việc nâng cao năng lực vàmức phục vụ trên đường đô thị 6
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và phục vụ trên đường đô thị 7
1.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường 8
1.2.2 Nhóm yếu tố liên quan đến thiết kế hình học đường 8
1.2.3. Nhóm yếu tố liên quan đến hoạt động giao thông 14
1.2.4 Nhóm yếu tố về điều khiển giao thông 16
1.3 Kết luận 19
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG, NĂNG LỰC VÀ MỨC PHỤC VỤ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG NGANG – HÀNG ĐÀO VÀ HÀNG CÂN – LƯƠNG VĂN CAN 21
2.1 Hiện trạng tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can 21
2.1.1 Đặc điểm sử dụng đất dọc tuyến. 21
2.1.2 Đặc điểm hình học của tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can. 21
2.1.2 Hiện trạng hoạt động giao thông trên tuyến 23
2.1.3.Hiện trạng điều khiển giao thông 28
2.2 Đánh giá hiện trạng năng lực và mức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân –Lương Văn Can 31
2.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất dọc tuyến 31
2.2.2 Đánh giá những đặc điểm hình học trên tuyến 32
2.2.3 Đánh giá hiện trạng hoạt động giao thông trên tuyến 33
2.2.4 Đánh giá hiện trạng điều khiển giao thông 39
2.3 Kết luận về hiện trạng năng lực và mức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can 39
CHƯƠNG 3: LẬP CÁC PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ MỨC PHỤC VỤ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG NGANG – HÀNG ĐÀO VÀ HÀNG CÂN – LƯƠNG VĂN CAN 41
3.1. Dự báo năng lực và mức phục trên trên tuyến vào năm thứ 5 trong tương lai 41
3.1.1. Phương pháp dự báo lưu lượng 41
3.1.2. Năng lực và mức phục vụ dự báo 42
3.2 Nhóm giải pháp ngắn hạn 43
3.2.1 Phương án tổ chức đèn tín hiệu cho người đi bộ 43
3.2.2 Phương án tổ chức dải đỗ xe trên tuyến 45
3.2.3 Phương án cải tạo hiện trạng lòng đường 48
3.3 Nhóm giải pháp trung hạn 49
3.3.1 Phương án điều chỉnh hình học làn đường 49
3.3.2 Phương án quản lý cơ cấu phương tiện 49
3.3.3 Phương án tổ chức giao thông xe buýt 51
3.4 Kết luận 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1. Kết luận 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2: Mức phục vụ của đường đô thị theo vận tốc giao thông trung bình 5
Bảng 1.3: Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực vàmức phục vụ trên đoạn tuyến giao thông 7
Bảng 1.4: Trị số hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường 8
Bảng 1.5 : Chiều rộng một làn xe và số làn xe tối thiểu 10
Bảng1.6: Ảnh hưởng của chiều rộng lòng đường tới NLTH 11
Bảng 1.7: Chiều rộng tối thiểu của hè đường 12
Bảng 1.8 : Bán kính và chiều dài tối thiểu đường cong đứng 13
Bảng 1.9: Các chỉ tiêu kỹ thuật về đường cong nằm 14
Bảng 1.10: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa 2 đường giao tới vận tốc trung bình dòng xe 16
Bảng 2.1: Lưu lượng tham gia giao thông trên tuyến khảo sát tại mặt cắt điển hình 23
Bảng 2.2: Hình thức điều khiển tại các nút thông trên tuyến 29
Bảng 2.3: Năng lực phục vụ thực tế tại đoạn thắt cổ chai 32
Bảng 2.4: Đánh giá năng lực và mức phục vụ của các tuyến đường 33
Bảng 2. 5: Vận tốc trung bình của xe máy trên tuyến 34
Bảng 2.6 : Năng lực phục vụ trên tuyến đường trong điều kiện dòng giao thông hỗn hợp(hk/h) 35
Bảng 2.7: Lưu lượng giao thông khi giả sử dòng giao thông là thuần nhất(PCU/H) 35
Bảng 2.8: Mức phục vụ trên tuyến giả sử trong điều kiện các dòng giao thông khác nhau 36
Bảng 3.1: Lưu lượng dự báo trên tuyến Hàng Ngang- Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can(PCU/h) 42
Bảng 3.2: Lưu lượng dự báo trên tuyến Hàng Ngang - Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can (HK/h) 43
Bảng 3.3: Năng lực và mức phục vụ dự báo trong năm tương lai 43
Bảng 3.4: Các vị trí lắp đặt biển báo, đèn tín hiệu cho người đi bộ 45
Bảng 3.5: Nhu cầu đỗ xe trên tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can 47
Bảng 3.6: Đánh giá năng lực và mức phục vụ trên tuyến khi tiến hành cải tạo 49
Bảng 3.7: Sức chứa bình quân một phương tiện (hành khách/ phương tiện) 50
Bảng 3.8: Đánh giá năng lực và mức phục vụ trên tuyến khi tiến hành cấm xe con 51
Bảng 3.9: Năng lực phục vụ trên tuyến đường khi tổ chức VTKHCC(hk/h) 53
Bảng 3.10: Đánh giá năng lực và mức phục vụ trên tuyến khi tổ chức VTHKCC 53
Bảng 3.11: Lượng khí xả cho một chuyến đi 54
Bảng 3. 12: Lượng khí xả tính cho phương án tổ chức VTHKCC bằng xe buýt. 55
Bảng 3.13: Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn các PTVT 56
Bảng 3. 14: Mức gây ồn tính trên một hành khách khi tham gia giao thông bằng các phương tiện khác nhau 57
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mặt cắt ngang điển hình trên tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào 21
Hình 2.2: Thành phần phương tiện tham gia giao thông trên tuyên Hàng Ngang – Hàng Đào 24
Hình2.3: Minh họa vị trí điểm dừng xe buýt trên tuyến 26
Hình 2.4: Hiện trạng buôn bán hàng trên vỉa hè ở Phố Hàng Cân 27
Hình 2.5 : Hiện trạng đỗ xe trái phép trên vỉa hè và tại nút giao thông 28
Phố Hàng Bạc – Hàng Ngang. 28
Hình 2.6: Hình minh họa các nút giao thông trên tuyến nghiên cứu 28
Hình 2.7: Hiện trạng nút giao thông Hàng Đào – Hàng Gai 30
Hình 2.8: Minh hoạ đoạn thắt cổ chai trên tuyến phố Hàng Cân – Lương Văn Can 32
Hình 3.1: Hình vẽ minh hoạ đèn tín hiệu cho người đi bộ trên tuyến giao thông. 44
Hình 3.2: Minh hoạ các hình thức đỗ xe trên hè phố 46
Hình 3.4: Hình vẽ minh hoạ thiết kế dải đỗ xe trên hè phố dọc tuyến phố Hàng Gai 48
Hình 3.5: Lượng khí thải tính cho hai phương án. 56
LỜI MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề nghiên cứu
Đặc điểm giao thông trên các tuyến đường đô thị Hà Nội mang đầy đủ những đặc điểm của giao thông đô thị Việt Nam như: dòng giao thông hỗn hợp bao gồm nhiều phương tiện cùng tham gia, mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đường và những nhu cầu khác, mật độ tham gia giao thông rất cao đặc biệt trong giờ cao điểm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó chính là hiệu quả sử dụng năng lực phục vụ trên đoan tuyến còn thấp và chất lượng phục vụ còn chưa cao.
Trong khu vực phố cổ có mạng lưới đường dạng ô cờ với rất nhiều giao cắt đồng mức, khoảng cách giữa các giao cắt nhỏ, xung đột giao thông xảy ra ở khắp mọi nơi, ùn tắc giao thông giao thông xảy ra thường xuyên, chất lượng đường chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông… Điển hình như hiện trạng tham gia giao thông trên các tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và Hàng Cân – Lương Văn Can. Đây là hai tuyến đường quan trọng trong khu vực có lưu lượng tham gia giao thông rất lớn. Để khắc phục được tình trạng đó thì cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể về năng lực vàmức phục vụ trên từng tuyến đường từ đó có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận về năng lực vàmức phục vụ của đường đô thị.
Hiện trạng về cơ sở hạ tầng giao thông trên tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can
Lưu lượng giao thông và việc tổ chức giao thông trên hai tuyến đường nói trên
Hành vi tham gia giao thông của các loại phương tiện trên tuyến đường (giao thông tĩnh, động…)
b. Phạm vi nghiên cứu
Tài liệu về cơ sở lý luận để tính toán năng lực vàmức phục vụ trên đoạn tuyến giao thông.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can và các tuyến phố liên quan.
Thời gian nghiên cứu và đánh giá hiện trạng từ năm 2001 đến năm 2008, các kết quả nghiên cứu được dự báo tới năm 2014.
III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
a.Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang- Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
b. Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận về năng lực và chất lượng phục vụ của đường đô thị
Đánh giá hiện trạng tham gia giao thông và hiệu quả sử dụng năng lực và chất lượng phục vụ của tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và chất lượng phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
Lập các phương án để nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến Hàng Ngang – Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
Đánh giá tác động và khả năng thực hiện của các giải pháp đã đưa ra
Đề xuất các phương án nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu
a. Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản
Chỉ tiêu 1: Lưu lượng giao thông trên tuyến được phân tích theo giờ, theo cơ cấu phương tiện và được chuyển đổi thành đơn vị ô tô tiêu chuẩn PCU
Chỉ tiêu 2: Vận tốc giao thông trong giờ cao điểm
Chỉ tiêu 3: Hành vi tham gia giao thông động và tĩnh (đỗ xe trên vỉa hè và dưới lòng đường)
Chỉ tiêu 4: Mức phục vụ của tuyến đường (Khả năng thông hành của đường phố, hệ số sử dụng khả năng thông hành )
Chỉ tiêu 5: Lưu lượng xe buýt, năng lực và mức phục vụ của các tuyến bus chạy qua tuyến đường nói trên.
b. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu
Tìm hiểu các liệu sẵn có: tài liệu về cơ sở lý luận để tính toán năng lực vàmức phục vụ trên đoạn tuyến giao thông.
Phương pháp đếm xe tại mặt cắt
Đếm toàn bộ số phương tiện đi qua mặt cắt ngang của đường bằng cách đặt máy ghi hình tại mặt cắt trong một giờ cao điểm vào một ngày bình thường (vị trí đặt máy quay đảm bảo bao quát được toàn bộ đoạn đường). Sau đó tiến hành đếm trên màn hình máy vi tính.
Kết quả thu được: Lưu lượng giao thông thông qua trên tuyến theo hướng, theo cơ cấu phương tiện và được quy đổi ra đơn vị xe tiêu chuẩn.
Phương pháp khảo sát nút giao
Đếm toàn bộ số phương tiện thông qua nút giao bằng cách đặt máy ghi hình tại nút giao vào giờ cao điểm trong một ngày bình thường (vị trí đặt máy quay đảm bảo có thể bao quát toàn bộ các hướng vào nút). Sau đó sử dụng nhân lực đếm trên màn hình máy vi tính.
Kết quả: Lưu lượng giao thông tại nút giao hướng chuyển động và theo loạiphương tiện. Sau đó được quy đổi ra đơn vị xe tiêu chuẩn.
Phương pháp đo vận tốc giao thông trực tiếp
Thực hiện: Sử dụng phương tiện cơ giới (xe máy) tham gia giao thông trên tuyến vào giờ cao điểm trong ngày.
Kết quả: Đo được vận tốc giao thông trong giờ cao điểm.
Quan sát hành vi tham gia giao thông tĩnh trên tuyến
c. Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Word để viết báo cáo.
V. Nội dung báo cáo
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực vàmức phục vụ trên đường đô thị
Chương 2: Đánh giá năng lực vàmức phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang- Hàng Đào và tuyến Hàng Cân – Lương Văn Can.
Chương 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực vàchất lượng phục vụ trên tuyến đường Hàng Ngang- Hàng Đào và tuyến đường Hàng Cân – Lương Văn Can
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VÀ MỨC PHỤC VỤ
TRÊN ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
1.1 Các khái niệm liên quan đến năng lực và mức phục vụ trên đường đô thị
1.1.1 Các khái niệm chung
Giao thông đô thị được hiểu là sự thay đổi vị trí trong không gian của con người, hàng hoá và dịch vụ trong không gian đô thị và vùng liền kề.
Đường đô thị là một bộ phận của đường nói chung, được hình thành và sử dụng trong đô thị với chức năng đảm bảo tiếp cận, kết nối không gian đô thị, phục vụ sinh hoạt và mỹ quan kiến trúc. Đường bộ đô thị cần phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng bao gồm: yêu cầu tham gia giao thông động và tĩnh của phương tiện cơ giới cá nhân và vận tải hàng hóa (PT CGCN & VT HH), Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), đi bộ, xe đạp. Các yêu cầu khác bao gồm: trồng cây xanh, sinh hoạt, hạ tầng kỹ thuật, vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa…
Theo tài liệu của National Research Council Wasington (NRCW 2000), năng lực phục vụ của đường đô thị được định nghĩa là số lượng lớn nhất người hoặc phương tiện thông qua một mặt cắt ngang đường phố dưới điều kiện đường, giao thông, môi trường nhất định. Khái niệm này về cơ bản giống khái niệm khả năng thông hành của đường phố.
Mức phục vụ của đường đô thị: là thước đo về chất lượng vận hành của dòng giao thông, mà người điều khiển phương tiện và hành khách nhận biết được. Theo tài liệu NRCW2000, ấn định 6 chỉ tiêu dùng để đo mức phục vụ của đường đó là: Tốc độ và thời gian chạy xe, số lần tắc và nghẽn xe và dừng xe trên 1km, mức độ tự do trong thao tác lái xe, an toàn (gồm tần suất tai nạn và tiềm năng gây tai nạn), mức độ thuận lợi và tiện nghi của người lái và cuối cùng là chỉ tiêu tính kinh tế.
Theo đánh giá của NRCW2000, chỉ tiêu tốc độ và thời gian xe chạy là quan trọng nhất, nếu đảm bảo được chỉ tiêu đó thì các chỉ tiêu sau hầu như được đảm báo. Ngoài ra còn xem xét thêm chỉ tiêu về hệ số sử dụng khả năng thông hành (Z). Theo cách đó thì mức phục vụ được chia làm 6 loại theo bảng sau:
Bảng1.1: Phân loại mức phục vụ
Các mức phục vụ
Điều kiện vận hành
Hệ số sử dụng KNTH (Z)
A
Dòng tự do, tốc độ rất cao
Z <0.35
B
Dòng không hoàn toàn tự do, tốc độ cao
Z = 0.35 -0.5
C
Dòng ổn định, người lái chịu ảnh hưởng khi lựa cọn tốc độ
Z = 0.5 -0.75
D
Dòng không ổn định, lái xe ít tự do trong lựa chọn tốc độ
Z =0.75 - 0.9
E
Dòng không ổn định, đường làm việc ở trạng thái tới hạn
Z =0.9 - 1.0
F
Dòng hoàn toàn mất ổn định, tắc xe xảy ra
(Nguồn: Tiêu chuẩn đường đô thị -104- 2007)
Theo tìm hiểu tiêu chuẩn đường đô thị TCVN 104-2007, tính toán mức phục vụ cho từng loại đường đô thị thông thường chỉ căn cứ vào hệ số sử dụng khả năng thông hành (Z). Tuy nhiên theo nguồn tài liệu Highway Capacity Manual 2000 thì mức phục vụ cho từng loại đường đô thị còn được tính toán thông qua chỉ tiêu vận tốc giao thông trung bình trên đường. Có một vấn đề khó khăn là cách phân loại đường đô thị của Mỹ khác với cách phân loại đường theo tiêu chuẩn đường đô thị 104-2007. Vì thế mà ta không thể áp dụng cách tính này được, cần có sự nghiên cứu thêm để xác định mức độ phù hợp của từng cách tính. Dưới đây chỉ xin đưa ra mang tính chất tham khảo. Do vậy mà trong nghiên cứu em chỉ tính toán mức phục vụ của đường phố theo cách phân loại có sẵn trong tiêu chuẩn.
Bảng 1.2: Mức phục vụ của đường đô thị theo vận tốc giao thông trung bình
Loại đường
I
II
III
IV
Tốc độ thiết kế(km/h)
85
65
55
45
Mức phục vụ
Vận tốc đi lại trung bình(km/h)
A
>72
>59
>50
>41
B
> 56 -72
>46 -59
>39-50
>32 -41
C
>40 -56
>33 -46
>28-39
>23- 32
D
>32 -40
> 26-33
>22-28
>18-23
E
>26-32
>21 -26
>17 -22
>14 -18
F
<=26
<= 21
<= 17
<=14
(Nguồn: Highway Capacity Manual 2000)
1.1.2 Đặc điểm sử dụng năng lực và mức phục vụ trên đường đô thị
Đặc điểm giao thông trên các tuyến đường đô thị Hà Nội mang đầy đủ những đặc điểm của giao thông đô thị Việt Nam như: dòng giao thông hỗn hợp bao gồm nhiều phương tiện cùng tham gia, mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đường và những nhu cầu khác, mật độ tham gia giao thông rất cao đặc biệt trong giờ cao điểm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó chính là hiệu quả sử dụng năng lực phục vụ trên đoan tuyến còn thấp và chất lượng phục vụ còn chưa cao.
Có thể thấy rằng đường đô thị nói chung và các tuyến phố nói riêng thường không được sử dụng theo đúng chức năng. Chính vì vậy mà dẫn tới tình trạng năng lực phục vụ đường bị hạn chế. Trên tuyến đường thường tồn tại rất nhiều các vật cản cố định gây ảnh hưởng tới năng lực thông qua của tuyến đường. Có thể kể đến như điều kiện mặt đường không tốt, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao…
Chính vì vậy mà việc xem xét tới các chức năng của đường đô thị là rất quan trọng. Phải căn cứ vào từng loại đường để có sự ưu tiên nhất định đến mỗi chức năng khác nhau. Chẳng hạn, đường nội bộ hay đường phố gom thì cho phép thực hiện cả chức ba chức năng (kết nối, tiếp cận và phục vụ sinh hoạt), nhưng đối với đường phố chính chủ yếu thì chức năng phục vụ sinh hoạt phải bị cấm.
1.1.3 Ý nghĩa và yêu cầu của việc nâng cao năng lực vàmức phục vụ trên đường đô thị
a. Ý nghĩa
Nâng cao năng lực và mức phục vụ trên đường đô thị nói chung và trên đoạn tuyến nói riêng có vai trò rất quan trọng nhằm đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Trong điều kiện quỹ đất hạn chế của đô thị, thì vấn đề làm thế nào để nâng cao được năng lực phục vụ của đường đô thị lại càng trở nên cần thiết.
Nghiên cứu nâng cao năng lực và mức phục vụ sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để có thể nâng cao năng lực thông hành của đương phố, tổ chức giao thông một cách hợp lý, hiệu quả để có thể khắc phục được các vấn đề giao thông như: ách tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường.
b. Yêu cầu khi nâng cao năng lực và mức phục vụ trên đường đô thị
Khi tiến hành nâng cao năng lực và mức phục vụ trên đường đô thị cần phải dựa trên cơ sở xem xét các chức năng của đường đô thị (chức năng kết nối, tiếp cận,sinh hoạt), cần xác định rõ chức năng nào là chủ yếu đối với tứng loại đường đô thị. Đối với những tuyến đường đô thị mà chức năng tiếp cận là chủ yếu thì nhóm giải pháp để vệc nâng cao năng lực và mức phục vụ trên tuyến sẽ khác với những nhóm giải pháp áp dụng cho tuyên đường mà chức năng kết nối là chủ yếu.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và phục vụ trên đường đô thị
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và mức phục vụ của đường dô thị. Nghiên cứu đã chia ra làm bốn nhóm yếu tố bao gồm: nhóm yếu tố môi trường, nhóm yếu tố về thiết kế hình học đường, nhóm yếu tố về hoạt động giao thông và nhóm yếu tố về điều khiển giao thông. Dưới đây là bảng tóm tắt các yếu tố:
Bảng 1.3: Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực vàmức phục vụ trên đoạn tuyến giao thông
Nhóm các yếu tố
Các yếu tố
Điều kiện tiêu chuẩn(TCVN -104 -2007)
Môi Trường
Thời tiết
Râm, khô
Sử dụng đất
Thiết kế hình học đường
Mặt cắt ngang
Theo tiêu chuẩn thiết kế
Số làn đường
Theo tiêu chuẩn thiết kế
Bề rộng làn đường
Theo tiêu chuẩn thiết kế
Bề rộng vỉa hè và vai đường
Theo tiêu chuẩn thiết kế
Bán kính đường cong đứng
Phù hợp tiêu chuẩn thiết kế
Bán kính đường cong nằm
Phù hợp tiêu chuẩn thiết kế
Hoạt động giao thông
Cơ cấu phương tiện
Thuần nhất, một loại (PCU)
Lưu lượng giao thông
Lưu lượng thiết kế(PCU/h)
Hành vi tham gia giao thông
Tuân thủ, đúng luật
Hành vi sử dụng đường phi giao thông
Tuân thủ, đúng luật
Điều khiển giao thông
Điều khiển tại nút giao
Điều khiển đèn tín hiệu hợp lý, biển báo đúng tiêu chuẩn
Điều khiển dọc tuyến
Vạch phân làn, biển báo, hình vẽ đúng tiêu chuẩn
1.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường
a. Thời tiết
Thời tiết là yếu tố rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng mặt đường. Nếu tình trạng mặt đường tốt thì điều kiện chạy xe sẽ thuận lợi và ngược lại. Dưới đây là bảng tham khảo về mối quan hệ giữa tình trạng mựat đường và điều kiện chạy xe.
Bảng 1.4: Trị số hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường
Tình trạng mặt đường
Điều kiện chạy xe
Hệ Số
Khô, sạch
Rất thuận lợi
0.7
Khô, Sạch
Bình thường
0.5
Ẩm và bẩn
Không thuận lợi
0.3
(Nguồn: Đỗ Bá Chương, 1997)
b. Sử dụng đất
Theo Khuất Việt Hùng (2007