Ngày nay, Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia và được coi là một ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới. Hoạt động du lịch ngày càng có tác động quan trọng đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch thế giới, Việt Nam – một điểm đến rất hấp dẫn và mới mẻ với nhiều du khách quốc tế, ngành du lịch Việt đã được Đảng và nhà nước rất quan tâm và tạo điều kiện phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng, vị trí của ngành du lịch càng trở nên cần thiết hơn như nghị quyết của BCH TW Đảng lần thứ VII, khóa VII đã chỉ rõ: “Phát triển ngành du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng lớn, tương xứng với tiềm năng nước ta”.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử có giá trị, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Không những vậy Lâm Đồng còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa truyền thống có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với nhiều lễ hội truyền thống như: lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội bỏ mả…của các dân tộc bản địa, các lễ hội hiện đại như: lễ hội hoa, lễ hội văn hóa trà…thu hút rất nhiều du khách đến với thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Trong những năm qua, kinh tế du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 16,65%, thời gian lưu trú bình quân tăng từ 2,3 ngày (năm 2005) lên 2,4 ngày (năm 2010), thu hút được hơn 7.800 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch và hơn 20.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành để khai thác thế mạnh phát triển du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị – hội thảo, du lịch khám chữa bệnh...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ trong thời gian qua chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng vốn có. Việc khai thác phát triển du lịch chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, chưa có chiến lược và các giải pháp tích cực để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững; nhịp độ tăng trưởng cao; đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo tồn, nâng cấp và phát huy các giá trị tài nguyên để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và khả năng cạnh tranh lâu dài.
Từ thực tế đó, ngành kinh tế du lịch càng phát triển càng có nguy cơ dẫn đến việc xuống cấp, suy thoái cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị và các giá trị tài nguyên nhân văn, nếu như chúng ta không giải quyết tốt bài toán phát triển và bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch. Vì vậy việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng dựa trên quan điểm phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để du lịch Lâm Đồng có thể tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có vào việc phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tôi xin chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020” làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nhìn nhận và đánh giá hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua. Đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch một cách hợp lý.
117 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6564 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm được ngồi trên giảng đường đại học, dưới mái trường Đại học Yersin yêu dấu, được sự chăm lo và dạy dỗ của các Thầy, Cô trong trường và trong khoa. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay và để có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
TS. Trần Văn Thông, người Thầy mà tôi rất kính trọng và biết ơn. Tôi vẫn còn nhớ vào năm thứ nhất của thời sinh viên, trong một lần thuyết trình bài tiểu luận môn: “Địa lý du lịch Việt Nam” của Thầy, tôi đã được Thầy tán dương trước lớp, và một cái bắt tay nồng ấm và rất thân thiết của Thầy đã tạo cho tôi một động lực vô hạn, giúp tôi đạt được kết quả học tập khá tốt như ngày hôm nay.
Th.S Phan Thị Bích Hằng, người Cô đã giúp tôi có được định hướng về mảng đề tài phù hợp, hướng dẫn tôi rất nhiệt tình và tận tâm trong quá trình tôi làm bài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Cô.
Một đơn vị không thể không kể đến, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận của mình, đó chính là các anh, chị phòng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy, Cô và anh, chị đã giúp tôi hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.3 Phạm vi nghiên cứu 3
2.3.1 Về nội dung 3
2.3.2 Về thời gian 3
2.3.3 Về không gian 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Phương pháp thống kê 3
3.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 4
3.3 Phương pháp thực địa 4
3.4 Phương pháp bản đồ 4
3.5 Phương pháp PRA (Participatory rapid appraisal – phương pháp đánh giá có sự tham gia) 4
4. Bố cục trình bày 5
5. Tài liệu được kế thừa 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Khái niệm du lịch 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 7
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, kinh doanh du lịch 7
1.1.2.2 Các nhân tố kinh tế – xã hội – chính trị 7
1.1.2.3 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 9
1.1.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ 11
1.1.3.1 Điểm du lịch 11
1.1.3.2 Khu du lịch 11
1.1.3.3 Tuyến du lịch 11
1.2 Khái niệm phát triển bền vững 12
1.2.1 Quan niệm 12
1.2.2 Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển bền vững 12
1.3 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 13
1.3.1 Quan niệm 13
1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 16
1.4 Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững 18
1.4.1 Sự phát triển bền vững về kinh tế 18
1.4.1.1 Chỉ số về GDP du lịch tăng 18
1.4.1.2 Các chỉ số về khách tăng 18
1.4.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn được nâng cao 19
1.4.1.4 Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch 20
1.4.1.5 Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ 20
1.4.1.6 Số lượng các khu, các điểm du lịch được quy hoạch 21
1.4.1.7 Mức độ quản lý tài nguyên tại các khu, điểm du lịch 21
1.4.2 Sự bền vững về môi trường 22
1.4.3 Sự bền vững về xã hội 22
1.4.3.1 Tạo việc làm cho cộng đồng địa phương 22
1.4.3.2 Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch 22
1.4.3.3 Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương 23
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 26
2.1 Tiềm năng du lịch tỉnh Lâm Đồng 26
2.1.1 Tài nguyên du lịch 26
2.1.1.1 Khái quát chung 26
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 29
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 36
2.1.2 Cơ sở hạ tầng 41
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 41
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội 44
2.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng 45
2.1.3.1 Về tài nguyên du lịch 45
2.1.3.2 Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 46
2.1.3.3 Về các nguồn lực khác 46
2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững 47
2.2.1 Hiện trạng khách du lịch 47
2.2.2 Doanh thu du lịch 55
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 57
2.2.4 Lao động trong ngành du lịch 60
2.2.5 Thực trạng đầu tư du lịch 63
2.2.6 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 65
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ bền vững 67
2.3.1 Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch tỉnh Lâm Đồng dựa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững 67
2.3.1.1 Về đáp ứng nhu cầu của du khách 67
2.3.1.2 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ kinh tế 68
2.3.1.3 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ sinh thái tự nhiên 69
2.3.1.4 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ xã hội nhân văn 70
2.3.2 Những thành tựu và các vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ bền vững 71
2.3.2.1 Thành tựu 71
2.3.2.2 Tồn tại 72
2.3.3 Cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng 72
2.3.3.1 Cơ hội 72
2.3.3.1 Thách thức 73
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG 75
3.1 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020 75
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 75
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 75
3.1.2.1 Mục tiêu kinh tế 75
3.1.2.2 Mục tiêu môi trường 76
3.1.2.3 Mục tiêu văn hóa – xã hội 76
3.1.2.4 Mục tiêu hỗ trợ phát triển 76
3.1.2.5 Mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội 76
3.2 Định hướng tổng quát phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng gian đoạn 2011 – 2020 77
3.2.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 77
3.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực 77
3.2.3 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng 77
3.2.4 Định hướng về Marketing 78
3.2.5 Định hướng tổ chức không gian 78
3.2.6 Định hướng bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch 79
3.2.7 Định hướng trong thiết kế, quy hoạch trồng hoa và cây xanh (tập trung phát triển tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng) 80
3.3 Các chỉ tiêu dự báo 81
3.3.1 Số lượng du khách quốc tế và nội địa 81
3.3.2 Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2020 83
3.3.3 Dự báo về nguồn nhân lực 83
3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020 83
3.4.1 Đối với trung tâm du lịch Thành phố Đà Lạt 84
3.4.1.1 Giải pháp thiết kế trồng hoa ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt 84
3.4.1.2 Giải pháp thiết kế trồng cây xanh trên các tuyến đường phố 86
3.4.1.3 Giải pháp trồng rừng Thông Đà Lạt 87
3.4.1.4 Giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của con người thành phố Đà Lạt 87
3.4.2 Đối với du lịch toàn tỉnh Lâm Đồng 89
3.4.2.1 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm 89
3.4.2.2 Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch 90
3.4.2.3 Giải pháp đầu tư và phát triển nguồn vốn 91
3.4.2.4 Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing 92
3.4.2.5 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch 93
3.5 Kiến Nghị 93
3.5.1 Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng 93
3.5.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Lâm Đồng 95
3.5.3 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 95
PHẦN KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ, BIỂU ĐỒ
BẢNG SỐ
TT
Tên bảng số
Trang
1
Bảng 1.1: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững.
14
2
Bảng 1.2: So sánh du lịch bền vững và du lịch không bền vững.
15
3
Bảng 1.3: Tóm tắt các tiêu chí chung cho phát triển du lịch bền vững.
23
4
Bảng 1.4: Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá nhanh
tính bền vững của phát triển du lịch
24
5
Bảng 2.1: Danh sách một số công trình kiến trúc tiêu biểu
hấp dẫn khách tham quan khi đến du lịch tại thành phố Đà Lạt
38
6
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn
2005 – 2010
48
7
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng
giai đoạn 2005 – 2010
52
8
Bảng 2.4: Khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng 2005 – 2010
54
9
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2005 – 2010
56
10
Bảng 2.6 : Cơ sở lưu trú tại Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
59
11
Bảng 2.7: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
61
12
Bảng 2.8: Thực trạng nguồn vốn đầu tư du lịch toàn tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
64
13
Bảng 3.1: Dự báo số lượng du khách đến Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020
82
14
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu du lịch Lâm Đồng 2011 – 2020
83
15
Bảng 3.3: Dự báo về nguồn nhân lực Lâm Đồng 2011 – 2020
83
BIỂU ĐỒ
TT
Tên biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
48
2
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
49
3
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách quốc tế và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
52
4
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khách nội địa và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010
54
5
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tốc độ tăng trưởng hàng hăm du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2005 – 2010
56
6
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện cơ sở lưu trú toàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
59
7
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
62
8
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn đầu tư du lịch toàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010
64
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia và được coi là một ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới. Hoạt động du lịch ngày càng có tác động quan trọng đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch thế giới, Việt Nam – một điểm đến rất hấp dẫn và mới mẻ với nhiều du khách quốc tế, ngành du lịch Việt đã được Đảng và nhà nước rất quan tâm và tạo điều kiện phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng, vị trí của ngành du lịch càng trở nên cần thiết hơn như nghị quyết của BCH TW Đảng lần thứ VII, khóa VII đã chỉ rõ: “Phát triển ngành du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng lớn, tương xứng với tiềm năng nước ta”.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử có giá trị, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Không những vậy Lâm Đồng còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa truyền thống có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với nhiều lễ hội truyền thống như: lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội bỏ mả…của các dân tộc bản địa, các lễ hội hiện đại như: lễ hội hoa, lễ hội văn hóa trà…thu hút rất nhiều du khách đến với thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Trong những năm qua, kinh tế du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 16,65%, thời gian lưu trú bình quân tăng từ 2,3 ngày (năm 2005) lên 2,4 ngày (năm 2010), thu hút được hơn 7.800 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch và hơn 20.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành để khai thác thế mạnh phát triển du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị – hội thảo, du lịch khám chữa bệnh...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ trong thời gian qua chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng vốn có. Việc khai thác phát triển du lịch chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, chưa có chiến lược và các giải pháp tích cực để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững; nhịp độ tăng trưởng cao; đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo tồn, nâng cấp và phát huy các giá trị tài nguyên để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và khả năng cạnh tranh lâu dài.
Từ thực tế đó, ngành kinh tế du lịch càng phát triển càng có nguy cơ dẫn đến việc xuống cấp, suy thoái cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị và các giá trị tài nguyên nhân văn, nếu như chúng ta không giải quyết tốt bài toán phát triển và bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch. Vì vậy việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng dựa trên quan điểm phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để du lịch Lâm Đồng có thể tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có vào việc phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tôi xin chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020” làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nhìn nhận và đánh giá hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua. Đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch một cách hợp lý.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020”, là một hướng tiếp cận phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở đảm bảo các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của ngành du lịch địa phương và lợi ích kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương, song không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đúc kết cơ sở lí luận về du lịch, phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng
Đánh giá thực trạng về khai thác, phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững, đảm bảo cho ngành du lịch tiếp tục phát huy sự đa dạng, tính đặc thù của các nguồn lực tài nguyên du lịch nhằm phát triển du lịch địa phương nhưng không làm ảnh hưởng, suy thoái đến môi trường.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
2.3.1 Về nội dung
Phân tích thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh gắn với phát triển bền vững, đưa ra các thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2011 – 2020.
2.3.2 Về thời gian
Dựa vào số liệu được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cung cấp từ năm 2005 đến 2010.
2.3.3 Về không gian
Tập trung phân tích sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt và phụ cận, thành phố Bảo Lộc và phụ cận, huyện Cát Tiên và phụ cận. Từ đó, đưa ra nhận định và đánh giá chung về sự phát triển du lịch của toàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thống kê
Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế...,trên cơ sở khai thác từ những nguồn thuộc: Tổng cục du lịch, cục thống kê, sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng,… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất thực tiễn cao.
3.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết qủa phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.
3.3 Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:
Quan sát
Mô tả
Điều tra
Ghi chép
Chụp ảnh tại các điểm nghiên cứu
Gặp gỡ trao đổi với các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại.
3.4 Phương pháp bản đồ
Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác một cách triệt để các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về không gian nghiên cứu. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng trong việc thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài lên bản đồ.
3.5 Phương pháp PRA (Participatory rapid appraisal – phương pháp đánh giá có sự tham gia)
Là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia của người dân cùng nhau chia sẽ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thưc tế của họ để từ đó đưa ra các nhận định về thực tiễn. Phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta khảo sát nhanh tính bền vững của phát triển du lịch tỉnh trong thời gian qua. 4. Bố cục trình bày
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Kết quả đạt được của chương này là một tập hợp theo hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của các chương tiếp theo.
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững
Chương này tập trung phân tích các tiềm năng cho phát triển và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
Về tiềm năng du lịch: Phân tích, đánh giá tài nguyên du lịch của tỉnh gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, phân tích kết cấu hạ tầng cơ sở xã hội ở địa phương, trong đó giao thông vận tải được coi là có vai trò quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch.
Về thực trạng phát triển du lịch gồm:
Hiện trạng việc khai thác nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch
Hiện trạng hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn tỉnh cũng như hiện trạng về tổ chức lãnh thổ du lịch Lâm Đồng dựa trên nền tảng lý thuyết ở chương 1.
Chương 3: Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2020
Từ các kết quả của chương 1 và chương 2, nhiệm vụ chính của chương 3 là tính toán dự báo một số chỉ tiêu phát triển của du lịch Lâm Đồng theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Lâm Đồng.
Kiến nghị và kết luận của đề tài
5. Tài liệu được kế thừa
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng đã kế thừa một số thông tin, kết quả của một số đề tài nghiên cứu khoa học trước đây liên quan đến lĩnh vực du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, và các tỉnh khác như:
Đề tài: “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Lâm Đồng”, (Sở Du lịch và Thương mại chủ trì).
Đề tài: “Xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạ