Trong thời đại ngày nay phát triển của nền kinh tế thế giới đã chiụ tác động của một loạt những xu thế mới , trong đó nổi bật lên là xu thế quốc tế hóa , toàn cầu hóa đời sống kinh thế giới và xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác với sự ưu tiên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế.
Với tốc độ phát triển như vũ bão, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển bình thường nếu không thiết lập các mối quan hệ quốc tế. Đặc biệt, hợp tác với nước ngoài. Đối với Việt Nam là một tất yếu ,bởi Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú va đa dạng với “rừng vàng biển bạc” ,đất đai màu mở, cùng với nguồn nhân lực dồn dào, giá nhân công rẻ, có tinh thần lao động cần cù ,sáng tạo nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả .Như vậy, Việt Nam có một nguồn nội lực không mấy quốc gia sánh kịp nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ,đất nước phải gánh chịu nhiều tổn thất to lớn về vật chất lẩn tinh thần. Đặc biệt, sau chiến thắng vĩ đại năm 1975, phần lớn nhưng thất bại của nền kinh tế trong thời chiến đã bị xem nhẹ. Những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa và niềm tin tuyệt đối vào công nghiệp nặng là phương tiện đẩy mạnh nhịp độ phát triển đát nước theo bằng các nước tư bản đã làm cho nền kinh tế quốc dân phát triểnc chậm .Tại đại hội 4 của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện , có thể nói đây là một bước đột phá mới và cải cách lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng , không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là động lực phát triển quan hệ kinh tế ở nhiều lỉnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen , cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới .Đối với Viêt Nam, việc thu hút các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghiã hết sức quan trọng đối với công ngiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển cho nên kinh tế Việt Nam .Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 151( ngày7/11/2006) của tổ chức thương mại thế giới (WTO) .Đây chính là cơ hội Viêt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển tại Việt Nam.Tuy nhiên, trong những năm gần đây kinh tế toàn cầu suy thoái đã ành hưởng nhiều đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không thoát khỏi khó khăn này .Trong hoàn cảnh như vậy nước ta cần có những đường lối chính sách thiết thực để cải thiện tình hình, trước hết là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện.Với những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: Địa vị pháp lý người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thực sự cần thiết và bổ ích.
34 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa vị pháp lý người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài………………………………
2 .Đối tượng nghiên cứu của đề tài………………………
3. Phương pháp nghiên cứu………………..…………….
4. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu………………………
5. Bố cục của đề tài………………………………………
Phần nội dung………………………………………
Chương 1 ;Một số lý luận và các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam……….
1.1. Khái niệm…………………………………………
1.1.1. Khái niệm người nước ngoài……………………
1.1.2.Khái niệm đầu tư trực tiếp ……………………..
1.1.3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài …………..
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển chế định địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam……….
1.3. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam…..
1.3.1. Chính sách đầu tư và bảo đảm về vốn,tài sản. ........ ……
1.3.2.Các quyền và nghĩa vụ cơ bản……………………………………
Chương 2; Thực tiển áp dụng và một số hướng giải pháp hoàn thiện.
2.1. Thực tiễn áp dụng những quy định về địa vị pháp lý……
2.2. Thực trạng và hạn chế nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam….
2.3. Một số hướng giải pháp hoàn thiện………….
Phần kết luận……………………………………………
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại ngày nay phát triển của nền kinh tế thế giới đã chiụ tác động của một loạt những xu thế mới , trong đó nổi bật lên là xu thế quốc tế hóa , toàn cầu hóa đời sống kinh thế giới và xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác với sự ưu tiên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế.
Với tốc độ phát triển như vũ bão, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển bình thường nếu không thiết lập các mối quan hệ quốc tế. Đặc biệt, hợp tác với nước ngoài. Đối với Việt Nam là một tất yếu ,bởi Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú va đa dạng với “rừng vàng biển bạc” ,đất đai màu mở, cùng với nguồn nhân lực dồn dào, giá nhân công rẻ, có tinh thần lao động cần cù ,sáng tạo nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả .Như vậy, Việt Nam có một nguồn nội lực không mấy quốc gia sánh kịp nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ,đất nước phải gánh chịu nhiều tổn thất to lớn về vật chất lẩn tinh thần. Đặc biệt, sau chiến thắng vĩ đại năm 1975, phần lớn nhưng thất bại của nền kinh tế trong thời chiến đã bị xem nhẹ. Những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa và niềm tin tuyệt đối vào công nghiệp nặng là phương tiện đẩy mạnh nhịp độ phát triển đát nước theo bằng các nước tư bản đã làm cho nền kinh tế quốc dân phát triểnc chậm .Tại đại hội 4 của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện , có thể nói đây là một bước đột phá mới và cải cách lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng , không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là động lực phát triển quan hệ kinh tế ở nhiều lỉnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao…thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen , cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới .Đối với Viêt Nam, việc thu hút các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghiã hết sức quan trọng đối với công ngiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển cho nên kinh tế Việt Nam .Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 151( ngày7/11/2006) của tổ chức thương mại thế giới (WTO) .Đây chính là cơ hội Viêt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển tại Việt Nam.Tuy nhiên, trong những năm gần đây kinh tế toàn cầu suy thoái đã ành hưởng nhiều đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không thoát khỏi khó khăn này .Trong hoàn cảnh như vậy nước ta cần có những đường lối chính sách thiết thực để cải thiện tình hình, trước hết là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện.Với những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: Địa vị pháp lý người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thực sự cần thiết và bổ ích.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Do hạn chế về thời gian và giới hạn nên niên luận chỉ tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam về những quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng và gánh vác khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam .Trên cở sở đó đề ra phương hướng va giải pháp nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về “Địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam”.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích.Bên cạnh, đó còn sử dụng một số phương pháp khác như:
Phương pháp đối chiếu
Phương pháp liệt kê
Phương pháp so sánh
Các phưong này được sử dụng song song để đề tài mang tính khoa học hơn.
4. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài có một ý nghĩa rất thiết thực ,đem lại cho ta một cái nhiền chung hơn, cụ thể hơn về các quy định pháp luật Việt Nam về “Địa vị pháp lý của ngừời nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ”. Đặc biệt, từ những quy định sẽ cho các nhà đầu tư xác định cho mình đâu là thuận lợi ,đâu là khó khăn trong quá trình đầu tư và phát triển. Riêng cá nhân tôi khi nghiên cứu đề tài này sẽ hiểu sâu hơn về lý luận và áp dụng lý luận đó cho thực tiển về sau.Tuy nhiên, do kiến thức hạn chế, nguồn tài liệu chính thống ít ỏi, đề tài được bản thân tìm hiểu, qua đó đưa ra nhưng đánh giá, nhận xét các vấn đề dưới góc độ ban đầu nên chắc rằng ván đề được nghiên cứu trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định và tính toàn diện của nó, mong rằng được sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên.
5.Bố cục của đề tài:
Đề tài được trình bày trong hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Chương 2: Thực tiển áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện.
PHẦN NỘI DUNG
Chuơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM.
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Khái niệm người nước ngoài
- Trong Quyết định số 122/CP ngày25/4/1977 của Hội Đồng Chính Phủ về chính sách của người nuớc ngoài cư trú làm ăn sinh sống ở Việt Nam quy định tại điều 1 như sau: “Người nước ngoài (gọi tắt là ngoại kiều) là những người cư trú và làm ăn sinh sống tại Việt Nam, có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch’’
- Theo Điều 1, Điêu 5 Luật quốc tich Việt Nam ngày 28/6/1988
- Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh và xuất cảnh, cư trú, đi lại của ngườì nước tại Việt Nan năm 1992.
- Khoản 3, Điều 2 Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công nhân Việt Nam va người nước ngoài ngày 15/12/1993 thì: Người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam.
Như vậy:
+ Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, vậy họ có thể là người có quốc tịch nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch của một nước nào.
+ Người nước ngoài có thể cư trú trên lảnh thổ Việt Nam cũng có thể cư trú ngoài lảnh thổ Việt Nam.
Khái niệm người nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng trong một số văn bản pháp quy không chỉ dùng để chỉ thể nhân nước ngoài, đôi khi còn chỉ các quốc gia nước ngoài nữa. Người nước ngoài theo nghĩa hẹp chỉ dùng để hiểu đó là công nhân nước ngoài (hay thể nhân nước ngoài) hoặc thậm chí cả người không quốc tịch. Có thể nói cách hiểu như trên chỉ màng tính chất quy ước.
Trong sự phat triển khách quan lịch sử của cộng đồng các quốc
gia trên thế giới, công nhân nước này nước kia cùng chung sống
trên lảnh thổ của một quốc gia do những nguyên nhân khác nhau đó là:
- Do chiến tranh dẩn đến di cư ồ ạt.
- Do việc chia tách lảnh thổ quốc gia.
- Do hậu quả của thiên tai như;động đất,núi lửa…
- Do thay đổi của chính trị, kinh tế.
- Và cuối cùng là sự hợp tác kinh tế, khoa học kỷ thuật, giao lưu văn hóa giữa các nước. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu của thời đại ngày nay làm cho khoảng cách giữa các quốc gia rút ngắn, dân cư có sự giao thoa và các nguyên nhân khác nữa.
Như vậy, việc nghiên cứu quy chế pháp lý của công nhân nước ngoài không thể không tìm hiểu khái niệm người nước ngoài đã được hình thành trong khoa học pháp lý ở nước ngoài và ở nước ta.
1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp.
Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của Nhà nước, một hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản của doanh ngiệp .Vì lỉnh vực này thể hiện định hướng kinh tế - chính trị của một đất nước có tác dụng đối với sự phát triển của Doanh nghiệp và của đất nước về mọi mặt kinh tế xã hội. Đối với Doanh nghiệp, đầu tư là một bộ phận quan trọng của chiến lược sản phẩm và chiến lược đổi mới công nghệ nói riêng là một công việc sống còn của nguời sản xuất kinh doanh. Vậy trước hết phải hiểu đầu tư là gì ? Có rất nhiêu khái niệm khác nhau về đầu tư:
Theo quan điểm kinh tế, đầu tư là tạo một “vốn cố định” tham gia vào hoạt động Doanh nghiệp trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh nối tiếp. Đây là một vấn đề tích lũy các yếu tố vật chất chủ yếu về sản xuất hay kinh doanh.
Theo quan điểm tài chính, đầu tư là làm bất động một số vốn rút ra tiền lải trong nhiều thời kỳ nối tiếp. Khái niệm này ngoài việc tạo ra “tài sản có” vật chất bao gồm các chỉ tiêu không tham gia Doanh nghiệp khi nghiên cứu đào tạo nhân viên “nắm bắt quyền tham gia”.
Theo quan điểm kế toán, khái niệm đầu tư gắn liền với việc phân bố một khoản chi vào một trong các mục tiêu “bất đông sản”.
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật đầu tư 2005 quy định : “Đầu tư là việc nhà đầu tư bổ vốn bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình để thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, đầu tư là các nhà đầu tư bỏ vốn, vốn có thể là tiền Việt Nam, tiền nước ngoài, giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật, thiết bị máy móc, và các công trình xây dựng, giá trị quyền sử dụng công nghiệp, bí quyết kỷ thuật ,quy trình công nghệ, dịch vụ, kỷ thuật và các hinh thức khác nữa để đầu tư vào một dự án nào đó.
Theo khoản 3, Điều 3 Luật đầu tư 2005 thì: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” nó khác với hình thức đầu tư gián tiếp là hình thức thông qua mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đấu tư. Đầu tư tác động đến nhiều lỉnh vực khác nhau như cung , cầu, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng khoa học kỷ thuật.
Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu nước ngoài.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư theo hợp đồng hợp tác - kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng xây dựng - kinh doanh (hợp đồng BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao(hợp đồng BTO), hợp đồng xây dựng chuyển giao (hợp đồng BT).
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia hoạt động đầu tư.
- Đầu tư việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Hoạt động đầu tư trực tiếp cũng biếu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động liên doanh, công ty cổ phần, mở rộng, tăng cương năng lực sản xuất. Đầu tư trực tiếp có thể chia thành 2 nhóm là đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển.
Đầu tư chuyển dịch là sự chuyển dịch vốn đầu tư tài sản từ người này sang người khác theo cơ chế thị trường của tài sản được chuyển dịch. Hay chínhà việc mua lại cổ phần trong Doanh nghiệp nào đó. Việc chuyển dịch nay không ảnh hưởng đến vốn của Doanh nghiệp nhưng có khả năng tạo ra một năng lực quản lý mới, như sản xuất mới. Tiến hành hóa các cổ phần hóa các Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là một hình thức đầu tư chuyển dịch.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu. Nguời có vốn đầu tư gắn liền với hoạt động kinh tế trong đầu tư. Hoạt động đầu tư trong trương hợp này nhằm nâng cao năng lực của cở sở sản xuất theo hướng số lượng và chất lượng, tạo ra năng lực mới. Đây là hình thức tái sản xuất mở rộng cũng là hình thức quan trọng tạo ra việc làm mới, sản phẩm mới và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong đầu tư phát triển, việc kết hợp đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đên hiệu quả kinh tế đầu tư.
Như vậy, có thể nói rằng đầu tư gián tiếp hay đầu tư chuyển dịch không tự nó vận động và tồn tại nếu như không có đầu tư phát triển. Nguợc lại, đầu tư phát triển có thể đạt được quy mô lớn nếu có sự hổ trợ của các hình thức đàu tư khác.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Chính phủ không áp đặt một hình thức đầu tư nào bắt buộc với mọi thành pàhn kinh tế, nhưng Nhà nước có sự can thiệp nhất định để đảm cho thi trường đầu tư phát triển thích hợp với tăng trưởng kinh tế. Còn đối với Doanh nghiệp luôn phải phấn đấu đạt được mục tiêu trong từng thời kỳ nhằm đạt được lợi ích cao nhất cho Donh nghiệp trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc quản lý đầu tư.
1.1.3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài.
1.1.3.1. Cở sở pháp lý quy định địa vị pháp luật dân sự của người nước ngoài.
● Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và hành vi của người nước ngoài.
Người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản của tư pháp quốc tế . Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai thuộc tính cơ bản của của chủ thể pháp luật.Chính vì thế ,khi tìm hiểu địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam không thể bỏ qua việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong tư pháp quốc tế.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý của người Việt Nam cũng như một số nước năng lực pháp luật cá nhân là khả năng của người đó đựơc hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định.Còn năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Năng lực hành vi và năng lực pháp luật quy định quyền năng chủ thể của một thực thể khi đó tham gia vào mối quan hệ pháp luật nhất định. Nhưng trong thực tế pháp luật của các nước trên thế giới các khái niệm năng lưc pháp luật và năng lực hành vi được hiểu rất khác nhau và dẫn đến việc quy định trong pháp luật cũng khác nhau.
Trong hệ thống pháp luật các nước Châu Âu lục địa, tiêu biểu có thể kể đến là nước Pháp thì hai khái niệm trên được hiểu là: Năng lực pháp luật nói chung (capacite’jouisance) và năng lực thực hiện nghĩa vụ ( capctice’de’xercese) .Theo hệ thống pháp luật Anh – Mĩ (Common law) thì năng lực chủ thể (capcity) bao gồm năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật dân sự của công nhân nước ngoài, pháp lụât của các nước thường quy định người nước có năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương công nhân sở tại. Còn giải quyết xung đột pháp luật về hành vi thì đại đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (Lex pactriae) riêng hệ thống phấp luật Anh – Mĩ (commn law) lại áp dụng luật nơi cư trú (Lex domicilli).
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005 về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài quy định: Năng lực pháp luật dân sự cá nhân là người nước quy định: Năng lực pháp luật cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật mà người đó có quốc tịch.
Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 về năng lực hành vi dân sự là của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật mà người đó là công nhân, trừ trường hợp pháp luật nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
Trong trường hợp người nước ngoài được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của ngưòi nướcc ngoài được xác lập theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
• Căn cứ pháp luật xây dựng chế định pháp lý dân sự cho người nước ngoài.
Trong pháp luật phù thuộc vào quan hệ giữa các quốc gia và tùy thuộc vào từng lỉnh vực cụ thể, các quy định về địa vị pháp lý của người nứơc ngoài có thể xây dựng trên nguyên tắc và chế độ pháp lý như sau:
- Chế độ đải ngộ như cônh dân (National Treatment).
Chế độ này được thể hiện trong pháp luật quốc gia trên thế gới.
Nội dung cơ bản của chế độ đải ngộ như công nhân được thể hiện như sau:
Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sư và lao động cũng như thực hiên các nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được trong tương lai.
- Chế độ tối huệ quốc (Most the Favoued nation treatment).
Nội dung cơ bản của chế độ này là: Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đó được hưởng và sẻ được hường trong tương lai. Đó là một chế độ pháp lý đặc biệt trọng trong lỉnh vực quan hệ kinh tế thương mại va hàng hải.
- Chế độ đải ngộ đặc biệt.
Thực chất của chế độ này thể hiện ở chổ là người nước ngoài thậm chí là pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đải đặc biệt hoặc các đặc quyền mà nước sở tại dành cho họ.
- Chế độ có đi có lại.
Chế độ này được thể hiện sự khách quan thực tại của thế giới ngày nay trong mối tương quan phụ thuộc lẩn nhau giữa các quốc gia. Nội dung của nó thể hiện ở chổ:
Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nươc đó đã dành và sẻ dành cho công nhân và pháp nhân của nước mình ở đó trên cở sở có đi có lại.
- Chế độ báo phụ quốc.
Chế độ này được áp dụng trên cở sở: Chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phụ” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia.
1.1.3.2 . Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 1 Quyết định 122/CP của Hội Đồng Chính phủ ban hành 25/4/1977 quy định: Người nước ngoài là người cư trú và làm ăn sing sống tai Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam.Như vậy, dấu hiệu quốc tịch là dấu hiệu cơ bản để phân biệt ai là người nươc ngoài ai là người Việt Nam.
Trên cở sở thời hạn cư trứ mà pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước phân biệt người nưới ngoài thành hai loại:
- Người nước ngoài tạm trú.
- Người nước ngoài thường trú.
Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong các vẳn bản pháp quy của Việt Nam cũng như các điều uớc quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 8 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam quy định: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam,được nhà nươc Việt Nam bảo hộ tính mạng ,tài sản và quyền lơị chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy , địa vị pháp lý của người nước ngoài được pháp luật Việt Nam ghi nhận trên cở sở những quyền và nghĩa vụ cở bản của công nhân nước ngoài khi cư trú, làm ăn sinh sống trên lảnh thổ Việt Nam. Nhìn chung, về nguyên tắc địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam được quy đinh trên cở sở đải ngộ như công dân, trừ trường hợp mà pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia có quy định khác.
Hiện nay, theo các văn bản hiện hành, người nước ngoài ở Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
+ Quyền cư trú
+ Quyền hành nghề
+ Quyền sở hửu và thừa kế
+ Quyên học tập
+ Quyền tác giả và sở hửu công nghiệp
+ Quyền bảo vệ sức khỏe
+ Quyền tố tụng
+ Các quyền và nghĩa vụ trong lỉnh vực hôn nhân và gia đình.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển chế định địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Tại đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam(12/1986)với đường lối đổi mới toàn diện, Đảng đả nhận rỏ nhữnhg sai lầm của mình trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức đa dạng dựa trên chế độ sở hửu toàn dân, sở hửu tập thể, sở h