Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện bởi chính sách cải cách, mở
cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân, bên cạnh đó sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa cũng đóng góp quan trọng trong việc tăng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP.
Đi liền với sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Do năng suất lao động trong các ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực phi nông thường thấp hơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam càng làm cho các luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao động phát triển mạnh mẽ hơn, các vấn đề kinh tế - xã hội và các khó khăn nảy sinh ngày càng gay gắt. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một cách hệ thống quá trình chuyển dịch lao động ngành nông nghiệp. Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu nhằm phần nào trả lời những câu hỏi đó.
23 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3084 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ LAO ĐỘNG
Đề tài:
DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
TP.HCM, 20/10/2013
LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện bởi chính sách cải cách, mở
cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân, bên cạnh đó sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa cũng đóng góp quan trọng trong việc tăng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP.
Đi liền với sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Do năng suất lao động trong các ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực phi nông thường thấp hơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam càng làm cho các luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao động phát triển mạnh mẽ hơn, các vấn đề kinh tế - xã hội và các khó khăn nảy sinh ngày càng gay gắt. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một cách hệ thống quá trình chuyển dịch lao động ngành nông nghiệp. Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu nhằm phần nào trả lời những câu hỏi đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lao động ngành nông nghiệp
Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu lao độngtừ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Phản ảnh rõ nét hơn thực trạng lao động ngành nông nghiệp cũng như tình trạng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011.
Đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất ý kiến nhằm tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1:Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Chương 2:Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiêp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011
Chương 3:Giải pháp và kiến nghị cho chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP
Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động theo ngành
Cơ cấu lao động theo ngành là mối quan hệ tỉ lệ giữa số lượng lao động trong từng ngành kinh tế với tổng số lao động của một địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia. Các quan hệ tỉ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Cơ cấu lao động theo ngành là sự phân chia lao động theo các ngành kinh tế mà trong đó ba nhóm ngành chính là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.Các nhóm ngành này có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Hình 1: các mối liên kết giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp
Liên kết sản xuất
KHU VỰC NÔNG NGHIỆP
Liên kết tiêu dùng
Chia sẻ rủi ro
Di chuyển vốn , lao động
Thiết bị sản xuất
Sản phẩm dịch vụ phi nông nghiệp
KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP
Cung cấp nguyên liệu
Về nguyên tắc, cơ cấu lao động theo ngành phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và chính vì thế nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, trình độ văn minh của một xã hội. Vì vậy theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội thì cơ cấu lao động luôn luôn vận động. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự chuyển hóa cơ cấu lao động từ trạng thái này (cơ cấu lao động cũ ) sang trạng thái kia (cơ cấu lao động mới ) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ lao động theo một mục tiêu nhất định.
Chuyển dịch cơ lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là quá trình phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp theo tỉ lệ phù hợp với quy trình vận động phát triển của kinh tế. Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một tất yếu khách quan. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế mà còn để đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Ý nghĩa và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Ý nghĩa của sự chuyển dịch
Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điều kiện để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH-HDH, nhằm thích ứng với cơ cấu của kinh tế mới. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy,chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với sự thay đổi về chính sách khoa học kĩ thuật, công nghệ, tài chính với chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp tạo điều kiện phân bố lại lực lượng lao động hợp lý hơn giữa các vùng lãnh thổ, giữa các ngành nghề, giữa các khu vực kinh tế trong nông thôn, tạo điều kiện cho người lao động lực chọn nghề nghiphùhợp hơn, tăng cơ hội tìm được việc làm.
Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điều kiện cân đối lại lao động về cung cầu, giải quyết vấn đề thất nghiệp,tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp làm tăng dần lao động trong phi nông nghiệp, thực hiện đa dạnh hóa nông nghiệp là giải pháp duy nhất để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững. Đồng thời song song với quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là quá trình tăng chất lượng lao động thông qua quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Sự cần thiết phải chuyển dịch
Cơ cấu ngành kinh tế luôn luôn biến đổi vì vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng không kết thúc và diễn ra không ngừng. Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa,việc thực thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp là một yếu tố khách quan.
Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một giải pháp duy nhất đối với tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HDH. Nói chung điều này sẽ dẫn tới tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế thì đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện vật chất.
Chuyển dịch lao động với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo lý thuyết phát triển nếu nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên nền kinh tế có thể chủ động tác động theo chiều hướng ngược lại. Nghĩa là nhà nước chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, sự tác động này sẽ tạo động lực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sẽ làm cho kinh tế tăng trưởng. Sự tác động này có thể được thực hiện thông qua các chính sách, các chượng trình quốc gia về việc làm và những quy định trong sử dụng lao động.
Yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Yếu tố khách quan
Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Khoa học công nghệ là một nhân tố tham gia tích cực vào quá trình sản xuất. Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự phát triển của những ngành mới đặc biệt là các ngành phi nông nghiệp, theo đó cầu về lao động của những ngành này cũng xuất hiện và gia tăng nhanh chóng.
Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta xác địnhkinh tế của nước ta là nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển nền kinh tế được điều tiết bởi mối quan hệ cung cầu , và lao động cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ dẫn đến những ngành nghề phù hợp được thị trường chấp nhận tồn tại còn những ngành lạc hậu sẽ bị đào thải, theo đó lao động của những ngành này cũng sẽ dịch chuyển sang ngành nghề khác.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế
Mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy thương mại phát triển. Nhiều sản phẩm hàng hóa có điều kiện thâm nhập thị trường và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới. Việc phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động cả tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá trị sản phẩm, qua đó làm chuyển dịch cơ cấu lao động.
Yếu tố chủ quan
Chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng to lớn đối với tổng thể nền kinh tế nói chung và đối với sự chuyển dịch cơ cấu nói riêng. Có rất nhiều chính sách của nhà nước có liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động như: chính sách vốn đầu tư, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,chính sách, chính sách đầu tư phát triển ngành, chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Ngoài ra các chính sách về chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề
Các cơ sở đào tạovà dạy nghề là nơi cung cấp nguồn cung lao động cho mọi ngành nghề, đây cũng là nơi mà cung cầu lao động có sự gặp gỡ ban đầu.Việc tăng quy mô cũng như số lượng đào tạo các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ cũng là nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch lao động ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011
Thực trạng lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2011
Thực trạng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2011 thể hiện ở một số đặc điểm cơ bản sau:
Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn rất cao.
Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động nông nghiệp đang làm việc từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2006-2011 (ĐV:%)
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
NN
54,3
52,9
52,3
51,5
49,5
48,4
(Nguồn: Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam năm 2011 của Tổng Cục Thống kê)
Bảng 2.1 cho thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này còn tương đối cao so với lao động trong cả nước. Năm 2006, lao động nông nghiệp đang làm việc là 54,3% chiếm hơn một nửa tổng số lao động đang làm việc. Đến năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống còn 48,4% , giảm 5,9% so với 2006. Có thể thấy rằng, lao động tập trung chủ yếu là ngành nông nghiệp, trong khi đó, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP lại thấp hơn rất nhiều so với công nghiệp và dịch vụ (Bảng 2).
Bảng 2.2: Tỷ trọng các ngành NN-CN-DV trong GDP (giá so sánh 1994) giai đoạn 2006-2011. (ĐV: %)
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
NN
18,74
17,93
17,65
17,07
16,43
16,19
CN-XD
41,45
42,11
41,98
42,06
42,42
41,77
DV
39,81
39,96
40,37
40,87
41,15
41,33
(Nguồn:tổng cục thống kê )
Tập trung một lực lượng lao động đông trong khi mức đóng góp của nông nghiệp vào GDP lại thấp (16,19% tổng GDP năm 2011), chứng tỏ, lao động nông nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Chủ yếu là do trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động còn thấp, mà thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao động còn thấp. Đây là một điểm yếu không chỉ riêng cho lao động nông nghiệp mà còn chung cho lao động trong cả nước. Khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một quá trình tất yếu để hội nhập và phát triển, muốn phát triển hệ thống nông nghiệp Việt Nam thì cần phải có một giải pháp cụ thể, hữu hiệu, đi sâu vào trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực này.
Dư thừa lao động nông nghiệp ngày càng gia tăng, tình trạng “nông nhàn” ngày càng trở nên đáng báo động
Người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu thế tích tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp hiện nay (20 năm qua, 300.000 héc-ta đất nông nghiệp bị mất đi do quá trình này). Ngoài ra, do sự mất cân đối ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời cùng với quá trình chuyển dịch lao động dẫn đến lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay rơi vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng.
Bảng 2.3: Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động ở nông thôn (đv: %)
Năm
2008
2009
2010
2011
Tỉ lệ thiếu việc làm
6.1
6.51
4.26
3.56
Tỉ lệ thất nghiệp
1.53
2.25
2.3
1.6
(nguồn: tổng cục thống kê)
Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong giai đoạn 2008-2011 có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm không đáng kể và vẫn còn ở mức tương đối cao. Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội trong những năm qua.Từ năm 2008-2009 do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động cộng hưởng với hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát làm cho tăng trưởng kinh tế rơi xuống đáy vào quý I/2009 ,tỉ lệ thiếu việc làm tăng 0.41%, tỉ lệ thất nghiệp tăng 0.72% . Nhưng nhờ các biện pháp kích cầu đầu tư, hỗ trợ giải quyết công ăn việc làm của Nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của “tam nông”, nên chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, tình hình trên đã được ngăn chặn, theo đó, đã thu hút trở lại số người tạm mất việc đồng thời còn thu hút thêm người vào làm việcVì vậy các tỉ lệ này giảm dần từ 2010 khi mà nền kinh tế Việt Nam dần ổn định. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trá hình của nông dân ngày càng nhiều và thời gian kéo dài hơn.
Năng suất, chất lượng lao động thấp
Trong điều kiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đất nước đang rất cần những lao động nông nghiệp nông thôn có trình độ tay nghề tuy nhiên trình độ kĩ thuật của lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay ở tình trạng vẫn còn tồi tệ mặc dù đã có bước đầu được cải thiện trong những năm gần đây.
Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của ngành nông nghiệp 3.9%(2009), 2.4%(2010) và 2.7%(2011). Tỉ lệ này cho thấy trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn rất thấp so với trình độ lao động của các ngành phi nông nghiệp.
Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp và không thể bắt kịp được năng suất lao động của các nước này kể từ năm 2005. Trong khi đó, năng suất lao động của ngành nông nghiệp lại đang có xu hướng chững lại, hiện chỉ bằng 1/3 so với năng suất chung của cả nước và khoảng cách giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đang ngày càng rộng ra.
Bảng 2.4:Năng suất lao động của nông nghiệp và một số ngành phi nông (đv:triệu đồng/người)
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Nông nghiệp
8.16
9.72
13.57
14.09
17.06
22.9
Công nghiệp
47.84
55.39
65.84
69.79
76.58
83.63
Dịch vụ
33.19
34.36
42.78
47.46
52.28
57.58
(nguồn: trung tâm năng suất Việt Nam)
Từ những phân tích trên có thể thấy rõ tất cả thể hiện ở hiệu quả lao động năng suất lao động nông nghiệp thấp là do chất lượng lao động quá thấp cùng với sự dư thừa về số lượng lao động. Điều đó tác động làm cho thu nhập của những người làm nông nghiệp cũng rất là thấp khoảng 500.000đ/tháng.
Năng suất lao động trong khu vực Công nghiệp – xây dựng đạt mức cao nhất, năng suất lao động trong khu vực Dịch vụ tương đối cao, năng suất lao động trong khu vực Nông nghiệp đạt mức thấp nhất mà ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động nên kéo theo Năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt mức thấp.
Tóm lại chúng ta có thể kết luận rằng, lao động nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang quá dư thừa về số lượng nhưng chất lượng còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình CNH-HĐH. Sự mất cân đối về lao động theo khu vực địa lí và ngành nghề làm giảm đáng kể khả năng hiểu quả sử dụng lao động nông nghiệp hiện nay.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011
Thực trạng cơ cấu cung lao động
Quy mô lực lượng lao động:
Bảng 2.5: Số người trong tuổi lao động và có khả năng lao động 2006-2011
(nguồn: tổng cục thống kê)
Năm 2011, lực lượng lao động cả nước đạt gần 51,9 triệu người. Tỷ lệ lao động so với dân số tăng từ 54,7% cuối năm 2006 lên 59% vào năm 2011, cho thấy Việt Nam đang bước nhanh vào thời kỳ dân số vàng với tiềm năng nguồn nhân lực có thể tham gia vào thị trường lao động và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp tiếp tục tác động tới cơ cấu lao động nông thôn – thành thị.Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Trong đó, nông thôn nước ta có 15,3 triệu hộ với xấp xỉ 32 triệu người trong độ tuổi lao động, tăng 11,4% về số hộ và 4,5% về lao động so với kỳ Tổng điều tra năm 2006.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12. Cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48,0% năm 2011; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; khu vực dịch vụ duy trì ở mức 29,6%.
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu số lượng lao động năm 2006 và năm 2011
Cơ cấu chất lượng nguồn lao động
Trình độ văn hóa:
Giáo dục, đào tạo
Trong những năm qua, công tác xây dựng trường, lớp và đào tạo giáo viên theo các tiêu chí trường chuẩn tiếp tục được triển khai mạnh tại các địa phương.
Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tập trung quan tâm đầu tư. Tính đến tháng 6/2011, cả nước có 128 trường cao đẳng nghề; 308 trường trung cấp nghề; 908 trung tâm dạy nghề và trên 1 nghìn cơ sở khác mở các lớp dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới tính đến hết tháng 6/2011 là 740,4 nghìn lượt người, đạt 39,8% kế hoạch năm, bao gồm: Cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 92,4 nghìn lượt người, đạt 22%; sơ cấp nghề 648 nghìn lượt người, đạt 45%. Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề năm 2011 đang được triển khai tích cực với tổng số vốn là 2894 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho đào tạo nghề đối với lao động nông thôn là 1 nghìn tỷ đồng với mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 400 nghìn lao động.
Điều này phản ánh những nỗ lực cho việc tập trung đầu tư cho dân trí cũng như những cải tiến đáng kể trong chính sách giáo dục và mở cửa thị trường giáo dục cho khu vực tư nhân và nước ngoài. Phản ánh đúng lộ trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng được những công việc đòi hỏi đầu tư về chất xám hơn là về lao động giản đơn. Các cơ sở đào tạo hình thành đáp ứng được nguyện vọng chuyển đổi từ lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp thông qua các hình thức đào tạo nghề.
Trình độ chuyên môn kĩ thuật:
Về trình độ chuyên môn của lao động nông nghiệp. Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn năm 2011 đã được nâng lên so với năm 2006. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 2,87% (năm 2006 là 2,48%). Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp là 1,24% (năm 2006 là 0,89%); trình độ đại học đạt 0,22% (0,11%).
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và Chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề miễn phí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động NT đã nâng lên. Số