Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, ngày nay hàng hoá, dịch vụ của mỗi
nước đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình, hội nhập vào dòng chảy
quốc tế. Thoát khỏi khuôn khổchật hẹp của thịtrường địa phương, thịtrường
dân tộc. Quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụcủa mỗi quốc gia đã góp phần
mởrộng thịtrường thếgiới và tăng nhanh các mối quan hệkinh tếquốc tế.
Cùng với quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to
lớn đối với nền kinh tếnước ta nói riêng và toàn bộnền kinh tếthếgiới nói
chung. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần tạo ra cơsở, nền tảng
vững chắc đểchúng ta phát huy nội lực quốc gia, tiến hành Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá luôn có nguy cơphải chịu
những rủi ro,tổn thất, hỏng, vỡ,. Do đó đểgiải quyết tranh chấp và có chứng
cứkhách quan phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình
thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương, đồng thời đểgiải quyết nhiều vấn
đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng
hoá. người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực tiếp yêu cầu một tổ
chức giám định chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ
năng lực vềkĩthuật và nghiệp vụthay họ đứng ra làm bên trung gian chứng
kiến và tiến hành xác định tình trạng thực tếcủa hàng hoá, phương tiện đểcác
bên có căn cứthực hiện, thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Với
vai trò và ý nghĩa nhưvậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là
một loại dịch vụgắn liền và hỗtrợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đà phát triển của hoạt động Ngoại thương, yêu
cầu vềgiám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng thì cùng với sự
xuất hiện của một sốcông ty giám định nước ngoài và rất nhiều các công ty
giám định trong nước, thịtrường giám định ngày càng phức tạp, lộn xộn và
cạnh tranh ngày càng gay gắt.
110 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Như Tiến
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuyết Thanh
Lớp : A3 - K37
HÀ NỘI - 2002
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ ........................ 3
I. Sơ lược về dịch vụ giám định hàng hoá ................................................ 3
1. Giám định hàng hoá là một nhu cầu khách quan trong Thương mại quốc tế3
2. Dịch vụ giám định và tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định.......................4
2.1. Dịch vụ giám định........................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm.................................................................................. 4
2.1.2. Lợi ích của dịch vụ giám định hàng hoá .................................... 5
2.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá ............................ 8
2.2.1. Khái niệm.................................................................................. 8
2.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ
giám định hàng hoá xuất nhập khẩu .................................................... 9
2.2.3. Phân biệt tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định với KCS và cơ
quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước ............................................ 10
II. Các loại hình giám định và thị trường giám định ở Việt Nam......... 11
1. Các loại hình giám định ở Việt nam hiện nay.............................................11
1.1. Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định ................................ 11
1.1.1. Giám định hàng hoá ............................................................... 11
1.1.2. Giám định phi hàng hoá .......................................................... 11
1.2. Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định ... 12
1.2.1. Giám định thương mại............................................................. 12
1.2.2. Giám định chất lượng bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập
khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra .................... 12
1.2.3. Giám định hàng hoá phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông
quan theo yêu cầu của Hải quan ........................................................ 13
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
1.2.4. Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành .......... 13
1.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam................................................ 13
1.3. Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định.................................. 13
2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay................................................14
2.1. Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay ................................. 14
2.2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay................................... 16
III. Quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ giám định hàng hoá........ 22
CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XNK................................... 23
I. Nghiệp vụ giám định hàng hoá xnk..................................................... 23
1. Quy trình giám định tổng quát ....................................................................23
1.1. Thủ tục, bộ hồ sơ yêu cầu giám định và nghĩa vụ của khách hàng .... 23
1.1.1. Đối với người xuất khẩu.......................................................... 23
1.1.2. Đối với người nhập khẩu ......................................................... 24
1.2. Các bước hoàn thành vụ giám định đối với tổ chức kinh doanh dịch
vụ giám định ........................................................................................ 26
2. Các phương pháp giám định hàng hoá XNK cơ bản .................................30
2.1. Phương pháp giám định quy cách phẩm chất................................. 30
2.1.1. Định nghĩa .............................................................................. 30
2.1.2. Trình tự tiến hành. ................................................................... 30
2.2. Phương pháp giám định số lượng chi tiết ...................................... 32
2.2.1. Định nghĩa............................................................................... 32
2.2.2. Trình tự tiến hành.................................................................... 32
2.3. Phương pháp giám định khối lượng thương mại............................ 34
2.3.1. Định nghĩa............................................................................... 34
2.3.2. Trình tự tiến hành. ................................................................... 35
2.4. Phương pháp giám định khối lượng theo mớn nước ...................... 39
2.4.1. Khái niệm................................................................................ 39
2.4.2. Trình tự tiến hành.................................................................... 39
2.5. Phương pháp giám định hàng tổn thất ........................................... 44
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
2.5.1. Khái niệm................................................................................ 44
2.5.2. Xác định mức độ hàng tổn thất ................................................ 44
2.5.3. Xác định nguyên nhân hàng bị tổn thất.................................... 46
2.5.4. Phương pháp giám định hàng tổn thất: .................................... 49
II. Những vấn đề cần quan tâm trong nghiệp vụ giám định hàng hoá
xuất nhập khẩu ........................................................................................ 52
1. Hợp đồng giám định hàng hoá....................................................................52
1.1. Hợp đồng giám định dưới dạng “giấy yêu cầu giám định” ............ 52
1.2.Hợp đồng giám định dưới dạng “hợp đồng bao” ........................... 52
1.3. Hợp đồng giám định nguyên tắc.................................................... 53
2. Phí giám định..............................................................................................53
3. Chứng thư giám định ..................................................................................54
3.1. Khái niệm ..................................................................................... 54
3.2. Ý nghĩa của chứng thư giám định.................................................. 54
3.2.1. Là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán ............. 55
3.2.2. Là chứng từ cần thiết trong bộ chứng từ gửi kèm hàng hoá ..... 55
3.2.3. Là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ khiếu nại . ...... 56
3.2.4. Là chứng từ phục vụ cho các yêu cầu quản lý Nhà nước ......... 56
3.3. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định ....................................... 56
3.3.1. Đối với lô hàng........................................................................ 56
3.3.2. Đối với người yêu cầu giám định............................................. 57
3.3.3. Đối với tổ chức giám định ....................................................... 57
3.3.4. Đối với các đối tượng khác...................................................... 59
4. Phản bác chứng thư giám định....................................................................59
III. Các tranh chấp thường gặp trong quá trình giám định .............. 61
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM..................................... 67
I. Đánh giá hoạt động dịch vụ giám định ............................................... 67
1. Những thuận lợi: .........................................................................................67
1.1. Yếu tố khách quan......................................................................... 67
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
1.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 68
2. Khó khăn, tồn tại.........................................................................................70
2.1. Khách quan ................................................................................... 70
2.2. Chủ quan....................................................................................... 72
II. Xu hướng về thị trường và dịch vụ giám định hiện nay........................ 76
III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định ở Việt
Nam hiện nay........................................................................................... 79
1. Giải pháp từ phía Nhà Nước .......................................................................79
1.1. Tránh trồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật ............. 79
1.2. Có biện pháp quán lí chặt chẽ các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám
định...................................................................................................... 83
1.3. Nâng cao giá trị pháp lí của chứng thư giám định ......................... 84
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định..................88
2.1. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ................................................. 88
2.2. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật ........................................................ 88
2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ giám định ........................................ 88
2.4. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thị trường, khai thác giám định ...... 89
2.4.1. Production (Chính sách sản phẩm) .......................................... 89
2.4.2. Price (Chính sách giá cả) ......................................................... 90
2.4.3. Chính sách khách hàng. ........................................................... 91
2.4.4. Promotion (Chính sách cổ động hỗ trợ kinh doanh) ................ 92
2.5. Có biện pháp xử lí kịp thời các sai phạm trong giám định............ 92
2.6. Duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lí Nhà nước ............ 93
3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu.......93
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
Danh mục các từ viết tắt
Công ty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ KHCNMT : Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
TTTTQTVN : Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South
East Asia Nations)
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Asean (Asean Free Trade Area)
EU : Liên minh Châu Âu (European Union)
H/Đ : Hợp đồng
L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit)
D/A : Phương thức thanh toán thờ thu chấp nhận chứng từ
(Documetary against acceptance)
TTR : Tỷ giá điện hối (Telegraphic Transfer Rate)
P/L : Phiếu đóng gói chi tiết (Packing list)
B/L : Vận đơn (Bill of lading)
AWB : Vận đơn đường không (Airway Bill)
Invoice : Hoá đơn thương mại
COR : Biên bản hàng tổn thất, đổ vỡ (Cargo outturn report)
ROROC : Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of
cargo)
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
Survey Record : Biên bản giám định
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 1
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, ngày nay hàng hoá, dịch vụ của mỗi
nước đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình, hội nhập vào dòng chảy
quốc tế. Thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của thị trường địa phương, thị trường
dân tộc. Quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ của mỗi quốc gia đã góp phần
mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Cùng với quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to
lớn đối với nền kinh tế nước ta nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói
chung. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần tạo ra cơ sở, nền tảng
vững chắc để chúng ta phát huy nội lực quốc gia, tiến hành Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá đất nước.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá luôn có nguy cơ phải chịu
những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ,... Do đó để giải quyết tranh chấp và có chứng
cứ khách quan phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình
thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương, đồng thời để giải quyết nhiều vấn
đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng
hoá... người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực tiếp yêu cầu một tổ
chức giám định chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ
năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng
kiến và tiến hành xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, phương tiện để các
bên có căn cứ thực hiện, thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Với
vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là
một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đà phát triển của hoạt động Ngoại thương, yêu
cầu về giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng thì cùng với sự
xuất hiện của một số công ty giám định nước ngoài và rất nhiều các công ty
giám định trong nước, thị trường giám định ngày càng phức tạp, lộn xộn và
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó, các văn bản pháp luật về lĩnh vức
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 2
này còn quá ít, việc quản lý các công ty giám định cũng như các quy định về
tiêu chuẩn giám định viên còn sơ sài, còn nhiều người chưa hiểu và chưa biết
về loại hình dịch vụ giám định, chưa có một trường Đại học, Cao đẳng hay
Dạy nghề nào trong cả nước đào tạo nghề này.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò quan trọng của dịch vụ giám định cũng như
các vấn đề còn tồn tại xung quanh loại hình dịch vụ này mà em đã chọn đề tài
“Dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn
thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam” làm
đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu Khoá luận gồm ba chương:
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá
Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định
hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo, PGS, TS. Nguyễn Như Tiến,
Khoa Kinh tế Ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương đã tận tình chỉ
bảo em rất nhiều để em có thể hoàn thành khoá luận này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo, các cô chú cán bộ
công nhân viên Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam-
Vinacontrol, Chi nhánh Vinacontrol Hà Nội, Chi nhánh Vinacontrol Hải
Phòng, Công ty giám định Đại Việt, Văn phòng đại diện công ty giám định
SGS, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…đã
giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này.
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ
I. SƠ LƯỢC VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ
1. GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ LÀ MỘT NHU CẦU KHÁCH QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
Trong Thương mại quốc tế, việc thực hiện một hợp đồng mua bán Ngoại
thương thường trải qua nhiều giai đoạn với nhiều chủ sở hữu khác nhau: Từ
người sản xuất đến người xuất khẩu, người vận chuyển, người giao nhận, xếp
dỡ, rồi đến tay người nhập khẩu, bảo quản, phân phối,... và cuối cùng là
người tiêu dùng. Quá trình này lại diễn ra vào những thời gian, những lãnh
thổ khác nhau, người mua, người bán, người vận tải, người bảo hiểm và
những người có quyền lợi liên quan đến hàng hoá không thể trực tiếp và có
đầy đủ điều kiện, phương tiện để tiến hành việc kiểm tra hàng hoá theo yêu
cầu như đã kí kết trong hợp đồng. Đồng thời trong quá trình này, hàng hoá
luôn có nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ,... Khi có những sự
cố nói trên xảy ra, những người tham gia thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại
thương cũng như các bên có liên quan đều tìm những chứng cứ chứng minh
mình đã thực hiện đúng nghĩa vụ và được miễn trách. Mặt khác, trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này
thường được xác định bằng một hợp đồng như hợp đồng mua bán Ngoại
thương, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng xếp dỡ,... Theo thông
lệ quốc tế, Công ước về vận tải, giao nhận, bảo hiểm... mỗi bên tham gia vào
quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đều tìm cách chứng minh mình
đã thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng nhằm miễn trách
cho mình về các tranh chấp phát sinh nếu có.
Như vậy để chứng minh hàng hoá được giao đúng với các điều kiện đã
được thoả thuận, để giải quyết tranh chấp và có chứng cứ khách quan để phân
định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 4
mua bán Ngoại thương khi hàng hoá bị sai hỏng, thiếu mất,... Đồng thời để
giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp,
vận chuyển hàng hoá... người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực
tiếp yêu cầu một tổ chức thứ ba chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập,
trung lập, có đủ năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên
trung gian chứng kiến và tiến hành xác định tình trạng, số khối lượng, phẩm
chất thực tế của hàng hoá, phương tiện để các bên có căn cứ thực hiện, thanh
toán và phân chia trách nhiệm của mình.
Tổ chức thứ ba trung lập, độc lập, chuyên nghiệp này chính là các tổ
chức kinh doanh dịch vụ giám định được hình thành ở các quốc gia trên thế
giới. Việc hình thành các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định là một sự
phân công lao động xã hội tất yếu và hợp lí nhằm giúp cho các nhà doanh
nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực... trong việc thực hiện một
hợp đồng xuất nhập khẩu. Các tổ chức chuyên về giám định sẽ có đầy đủ các
điều kiện và phương tiện để tiến hành việc kiểm tra hàng hoá một cách tốt
hơn (họ có dụng cụ, trang thiết bị thí nghiệm và thử nghiệm, có đội ngũ cán
bộ có chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm kiểm tra hàng hoá, phương
tiện...)
Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập
khẩu là một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu. Dịch vụ này đã xuất hiện hàng trăm năm nay trên thế giới và
trở thành một tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi, một hoạt động
không thể thiếu trong thuơng mại.
2. DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH
2.1. Dịch vụ giám định
2.1.1. Khái niệm
Trong đời sống kinh tế-xã hội, giám định là một nhu cầu tất yếu khách
quan, phù hợp với sự phát triển và hoà nhập vào khu vực của nền kinh tế-xã
hội Việt Nam. Trong lĩnh vực Ngoại thương, dịch vụ giám định giữ vai trò
Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá
Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 5
đặc biệt quan trọng. Các thương nhân mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu luôn
luôn sử dụng dịch vụ giám định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Luật pháp tất cả các nước
đều có các qui định về lĩnh vực dịch vụ này. Trong Luật của Việt Nam, theo
Điều 172–Luật Thương mại Việt Nam 1997 qui định:
Giám định hàng hoá là hành vi thương mại do một tổ chức giám định
độc lập thực h