Đề tài Dịch vụ giáo dục – một ngành kinh tế quan trọng?

Tại hội thảo này, chúng tôi những thầy giáo lâu năm, với tất cảnhiệt huyết và lo lắng bồn chồn của mình đối với ngành giáo dục Việt Nam ởthếkỷ21, xin cung cấp đến quí vị đại biểu một sốthông tin chưa thật mạch lạc và hệthống đểchúng ta cùng suy ngẫm. Liệu có cách gì “ thoát khỏi” thực trạng giáo dục hiện nay của Việt Nam đểhội nhập thành công vào thi trường giáo dục và thịtrường lao động của thếgiới.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dịch vụ giáo dục – một ngành kinh tế quan trọng?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DDỊỊCCHH VVỤỤ GGIIÁÁOO DDỤỤCC –– MMỘỘTT NNGGÀÀNNHH KKIINNHH TTẾẾ QQUUAANN TTRRỌỌNNGG?? Lương Ngọc Toản Nguyễn Quang Toản Trung tâm chất lượng quốc tế IQC Tại hội thảo này, chúng tôi những thầy giáo lâu năm, với tất cả nhiệt huyết và lo lắng bồn chồn của mình đối với ngành giáo dục Việt Nam ở thế kỷ 21, xin cung cấp đến quí vị đại biểu một số thông tin chưa thật mạch lạc và hệ thống để chúng ta cùng suy ngẫm. Liệu có cách gì “ thoát khỏi” thực trạng giáo dục hiện nay của Việt Nam để hội nhập thành công vào thi trường giáo dục và thị trường lao động của thế giới. c - Dịch vụ giáo dục và thương hiệu quốc gia • Chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới Simon Anholt là người đầu tiên tìm cách xác định giá trị của thương hiệu quốc gia. Được sự hỗ trợ của Viện thị trường toàn cầu – GMI (Global Market Institute), năm 2005, đã thăm dò 25.000 người, đã xếp hạng được 35 nước đủ trình độ cần thiết để tham gia xếp hạng thương hiệu quốc gia. Top 10 được công bố tháng 04- 2005 như sau: 1- Anh 6- Đức 2- Thuỵ sĩ 7- Nhật 3- Canada 8- Pháp 4- Ý 9- Úc 5- Thuỵ điển 10- Mỹ Simon Anholt cũng đã tính được giá trị thương hiệu quốc gia của 35 nước. Thí dụ: Của Mỹ: 18.000 tỷ USD Của Nhật: 6.000 tỷ USD Của Đức: 3.000 – 4.500 tỷ USD Của Balan (thứ 35): 43 tỷ USD • Sáu tiêu chí xếp hạng thương hiệu quốc gia như sau: • Sức thu hút đầu tư và chính sách nhập cư • Chất lượng hàng xuất khẩu • Sự lôi cuốn về văn hoá và di sản • Trình độ nhân lực • Chất lượng quản lý • Chất lượng du lịch Giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học, có vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra và gia tăng thương hiệu quốc gia, nhất là đóng góp vào trình độ nhân lực, chất lượng quản lý chất lượng du lịch của một quốc gia. d - Giáo dục đại học (GDĐH) đáp ứng yêu cầu xã hội hay HƯỚNG DẪN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin liên quan đến các chỉ tiêu chất lượng phân hạng học thuật các trường đại học/cao đẳng toàn cầu năm 2004. Trên thế giới có khoảng 50.000 trường ĐH/CĐ. Đại học Giao thông Thượng hải, lần thứ 2 vừa công bố xếp hạng các trường ĐH/CĐ Top 20, Top 100, Top 200, Top 300, Top 400 vàTop 500 ( được thế giới đánh giá là nghiệm túc, khách quan. Các chỉ tiêu và trọng số xếp hạng học thuật trường ĐH/CĐ như sau: CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH KẾT QUẢ Mã hoá Trọng số (Criteria) (Indicator) (Code) (Weight) Chất lượng Số lượng cựu sinh viên của trường được giải Nobel giáo dục hay các giải có giá trị quốc tế như giải Fields (về Alumi 10% (Quality of toán học)… Education) Số lượng các nhà khoa học của Trường được giải Nobel và các giải khoa học có giá trị quốc tế như Award 20% Chất lượng giải Fields (về toán học) đội ngũ giảng Số lượng các công trình khoa học của giảng viên, viên (Quality các nhà khoa học, cựu sinh viên của trường được of Faculty) HiCi 20% trích dẫn, hay nhắc đến trong những công bố của 21 ngành khoa học (1981 – 2003) Đầu ra của nghiên cứu Các công trình khoa học có tính khám phá được N & S 20% công bố ở 2 tạp chí nổi tiếng là NATURE và CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH KẾT QUẢ Mã hoá Trọng số (Criteria) (Indicator) (Code) (Weight) SCIENCE (1981 – 2003) (Research Số các công trình của Trường được liệt kê trong Output) danh mục trích dẫn khoa học SCi 20% năm 2003. Quy mô của Nghiên cứu khoa học với sự tôn trọng qui mô (số Trường (Size Size 10% GV toàn thời gian) của Trường of Institution) Dựa vào kết quả điều tra xếp hạng theo vùng năm 2005 được kết quả sau: Region Top 20 Top Top Top Top Top 500 100 200 300 400 North and Latin 17 55 101 138 164 200 America Europe 2 37 79 125 171 209 Asia/Pacific 1 8 21 37 66 89 Africa 1 2 4 Total 20 100 201 301 403 502 Nước có số trường được xếp hạng cao nhất là Mỹ (170 trường). Nước có số trường được xếp hạng thấp nhất là Bồ đào nha (01 trường). Bao giờ các trường đại học Việt Nam được xếp hạng trong Top 500 hoặc Top 1000 của thế giới? Bốn chỉ tiêu xếp hạng các trường đại học/cao đẳng trên thế giới hoàn toàn là những chỉ tiêu về học thuật, dựa trên triết lý Academic Freedom, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của mỗi con người. Nhờ tự do học thuật nhân loại ngày nay mới có những thành tựu KH – CN mà mọi người co thể chưa nhận ra, chưa công nhận ở thời điểm phát minh. Có khi vài chục năm sau xã hội mới thấy hết ý nghĩa vĩ đại của nó. Thí dụ: Thuyết tương đối của Einstin chẳng hạn. Theo chúng tôi, đây là thông tin quan trọng để trả lời rằng, mục đích của GDĐH là hướng dẫn sự phát triển xã hội. 3 - Dịch vụ giáo dục và thương mại dịch vụ có liên quan gì? Nếu dịch vụ giáo dục và thương mại dịch vụ có liên quan mật thiết với nhau, thì chúng ta cần phải nhìn nhận và đối xử với nó theo cách khác. Khi mọi người nói “bất vụ lợi” (non-profit) thường hàm ý “bất vụ lợi cá nhân”, cần đặt lợi ích cộng đồng, xã hội trên lợi ích cá nhân hay lợi ích tổ chức. Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để quí vị trong hội nghị tham khảo. • Giáo dục có phải là THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (Trade in Services)? Điều 1, Chương 3 Hiệp định Việt - Mỹ về quan hệ thương mại có ghi như sau: “Thương mại dịch vụ được định nghĩa là VIỆC CUNG CẤP MỘT DỊCH VỤ” (Trade in services is defined as the supply of a service) Cũng theo Điều 1 ở trên, phạm vi điều chỉnh của định nghĩa là: “Các dịch vụ” bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào trừ các dịch vụ được cung cấp khi thi hành thẩm quyền của chính phủ, tức là mọi dịch vụ được cung cấp không trên cơ sở thuơng mại cũng như không có cạnh tranh với một hay nhiều nhà cung ứng” Trong định nghĩa thương mại dịch vụ. có nhóm từ CUNG CẤP DỊCH VỤ, ta nên hiểu như thế nào. Theo điều 11 chương 3 thì: “Cung cấp một dịch vụ bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán và cung ứng một dịch vụ”. Theo hiệp định trên, giáo dục là một trong 52 lĩnh vực thương mại dịch vụ mà Mỹ sẽ đầu tư vào Việt Nam. Sau 3 năm, 11 – 12 – 2005 Mỹ được quyền liên doanh đầu tư, sau 7 năm, 11-12-2008 Mỹ được quyền đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực giáo dục và nhiều lĩnh vực dịch vụ khác tại Việt Nam. • Trường học có phải là công ty (Company) Điều 9, chương 1, Hiệp định Việt – Mỹ về quan hệ thương mại có ghi: “Công ty có nghĩa là bất kỳ một thực thể nào được thành lập hay tổ chức theo luật áp dụng BẤT KỲ VÌ MỤC ĐÍCH LỢI NHUẬN hay PHI LỢI NHUẬN, do Chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm soát” (doanh nghiệp là công ty)”. • Nếu trường học là công ty, dịch vụ giáo dục là thương mại dịch vụ thì khách hàng của ngành giáo dục là ai? Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000 định nghĩa khách hàng (customer) như sau: “Khách hàng là tổ chức hay cá nhân nhận một sản phẩm / dịch vụ”. Thí dụ: người tiêu dùng, người hưởng dịch vụ, người sử dụng cuối cùng, người hưởng lợi, người bán lẻ và người mua. Còn Điều 11, Chương 3, Hiệp định Việt – Mỹ về quan hệ thương mại cũng cho rằng: “Người tiêu dùng dịch vụ (service consumer) là bất kỳ người nào tiếp nhận hay sử dụng một dịch vụ”. Theo chúng tôi, trong trường học thì khách hàng trực tiếp của trường là học sinh, sinh viên…. Là những người tiêu dùng dịch vụ giáo dục, dù họ nhỏ hay lớn, đã là khách hàng họ có quyền phát biểu ý kiến của mình về cách đào tạo, cách giảng dạy của thầy/ cô giáo (khách hàng là thượng đế, khách hàng luôn luôn có lý…). Vậy trong các trường, nhất là các trường ĐH/CĐ, việc thăm dò ý kiến của người học về giảng dạy của thầy/ cô giáo là điều cần phải làm thường xuyên. Ý kiến phản hồi của người học và người sử dụng lao động có thể phản ánh tới 50% chất lượng giáo dục của nhà trường. Vậy mà, từ bao lâu nay, chúng ta đã bỏ qua, chúng ta hoạch định nội dung và phương pháp giảng dạy dựa hoàn toàn theo ý chí chù quan của Bộ, của trường, của Thầy/cô f - Dịch vụ giáo dục có phải là thành phần kinh tế quan trọng trong GNP một quốc gia. Học phí hàng năm trên toàn thế giới khoảng 2000 tỷ USD. (GNP của Việt Nam năm 2005 khoảng trên 50 tỷ USD). Chiếc bánh khổng lồ 2000 tỷ USD thật hấp dẫn. Để chiếm lĩnh thị phần trong số 2000 tỷ USD, các quốc gia đang xây dựng THƯƠNG HIỆU GIÁO DỤC của mình để hấp dẫn khách hàng. Có rất nhiều cách để họ cung ứng dịch vụ giáo dục, như là: - Mời chào người học đến nước họ với những ưu đãi đối với người học đến từ các nước. - Đưa dịch vụ giáo dục của họ đến “TẬN NHÀ” người học, tức thành lập các trường của họ ở các nước bản địa. Nhiều quốc gia đang nhanh chóng chuyển từ một nước NHẬP KHẨU GIÁO DỤC trở thành một nước XUẤT KHẨU GIÁO DỤC. Dưới đây, chúng tôi cung cấp vài thông tin liên quan. • Thí dụ xuất khẩu giáo dục của Úc. Những năm 1970 – 1980, giáo dục của Úc còn miễn phí. Năm học 2003 – 2004, 220.000SV từ các nước đã đến học tại Úc (85% từ Châu Á). Thành phố Rochkhampton, cách Sydney 1.000km, thành lập trường đại học năm 1995. Năm 2004, trường này có 4000 SV, nhưng chi nhánh của trường này tại Sydney có 4.300 SV, trong đó 97,3% là SV nước ngoài, học phí 9.200 USD – 19.100 USD/ năm học/SV. Khoa kinh tế - kinh doanh Đại học Sydney có doanh thu xuất khẩu giáo dục như sau: 1999: 8,7 triệu USD, 2004: 39 triệu USD (40% SV của khoa từ các nước). Năm 2004, giá trị xuất khẩu giáo dục của Úc là 5,6 tỷ USD. • Thí dụ xuất khẩu giáo dục của Malaysia. Năm 1997, 38.000 sinh viên Malaysia đi du học các nước. Lúc này Malaysia là nước nhập khẩu giáo dục. Nếu tính trung bình chi phí 15.000 USD/ năm/ SV, thì Malaysia hàng năm phải trả cho việc nhập khẩu giáo dục khoảng 600 triệu USD. Nhờ những nhận thức đúng đắn về vai trò kinh tế của giáo dục, mà năm 2004 đã có 42.000 sinh viên từ 150 quốc gia tới du học tại Malaysia. Chỉ sau không quá 5 năm, Malaysia đã chuyển đổi từ nước nhập khẩu giáo dục trở thành nước xuất khẩu giáo dục, không những thu về gần 1 tỷ USD/ năm từ giáo dục mà lớn hơn nhiều là THƯƠNG HIỆU MALAYSIA đã thấm sâu vào tiềm thức hàng ngàn, hàng vạn SV từ hàng trăm quốc gia đã đến học tập ở Malaysia. Việt Nam đang là nước nhập khẩu giáo dục và xuất khẩu chủ yếu lao động phổ thông, tay nghề thấp (ôsin, công nhân, v.v.). Theo Bộ LĐTB & XH và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, 2001 – 2005 chúng ta xuất khẩu 295.331 lao động tay nghề thấp đến Malaysia, Đài loan, Hàn quốc. Tổng thu nhập là 1,6 tỷ USD. Nếu chia bình quân thì giá trị lao động rất thấp khoảng 120 USD/tháng/lao động. Có lẽ nhiều người chưa biết rằng, ở TPHCM, có trường dạy ngoại ngữ của nước ngoài có doanh số khoảng trên dưới 200 tỷ VNĐ; trường International School dạy từ cấp 1 đến cấp 3 có doanh số hàng năm khoảng 10 triệu USD, Trung tâm ngoại ngữ ILA của Anh, sau 5 năm đã thu hút 10.000 trẻ em tại TPHCM với học phí trung bình 200 USD/tháng/HS. Các nước xuất khẩu giáo dục tức xuất khẩu chất xám, nhưng thường họ rất thiếu lao động phổ thông. Giá trị xuất khẩu chất xám của một trí thức có thể thuê được hàng chục, thậm chí hàng trăm lao động phổ thông. Bài toán thật đơn giản nhưng không phải quốc gia nào cũng làm được. Còn ở nước ta, mọi người thường nói; “Người Việt Nam rất thông minh”. Vậy mà sau 30 năm (1975 – 2005) giáo dục Việt Nam ngày càng lùi xa các nước. Du học Thái lan, Malaysia đang là ước mơ của nhiều người Việt Nam. Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu giáo dục và xuất khẩu lao động phổ thông (ôsin, công nhân…). Với thực trạng giáo dục của nước ta hiện nay, bao giờ Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giáo dục? Kính thưa quí vị đại biểu. Gần đây, các báo viết và báo điện tử đăng tải rất nhiều góp ý kiến với Đại hội X của Đảng. TS Nguyễn sĩ Dũng, trong bài “Nhận diện bóc lột trong điều kiện mới” (Báo Tuổi trẻ 07-03-2006) đã viết: “Bóc lột hay đúng hơn là sự ám ảnh của nó đang làm tê liệt khả năng phản ứng của xã hội ta đối với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường … Việc giải phóng khỏi một khái niệm xưa cũ và trói buộc phải là một phần tất yếu của sự nghiệp đổi mới”. Dịch vụ giáo dục cũng vậy. Có phải quan niệm cổ xưa và sự ám ảnh về “Thương mại hoá giáo dục” (có lẽ mọi người nghĩ đến các hiện tượng gian lận thương mại) đang là một trong những rào cản kìm hãm dịch vụ giáo dục của Việt Nam hay không? Mà rào cản này lại có nguồn gốc từ những con người thiếu thông tin, có quyền ra quyết định. Đến đây, chúng tôi xin chép lại một câu của GS. TS. Nguyễn Trường Tiến trên Vietnam Net ngày 28 – 02 – 2006 để chúng ta cùng suy ngẫm khi Ông đưa ra một cách xoá đói giảm nghèo mới “… phải biết xoá đói về thông tin, trí tuệ, xoá nghèo về nhân cách và đạo đức làm người”. Chúc quí vị sức khoẻ. Chúc hội thảo thành công. Ghi chú 1: Ngày 13-07-2000, được sự chấp thuận của Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định Việt – Mỹ về quan hệ thương mại. Hiệp định có hiệu lực từ 10-12- 2001. Chúng ta sẽ phải làm đúng những gì mà Hiệp định đã ghi. Ghi chú 2: Luật thương mại Việt Nam, hiệu lực từ 01 – 01 – 2006, khoản 1 điều 3 định nghĩa: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” So với định nghĩa của luật thương mại, hiệu lực từ 01 – 01 – 1998 có sự thay đổi: nhóm từ “ nhằm mục đích lợi nhuận” được thay bằng “nhằm mục đích sinh lợi”. Theo Luật mẫu của liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế, về trọng tài thương mại quốc tế, định nghĩa: “Thuật ngữ thương mại bao gồm các vấn đề nẩy sinh từ tất cả các quan hệ thương mại dựa trên cơ sở có hoặc không có hợp đồng, gồm việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ, thoả thuận phân phối, tổ chức đại diện thương mại … dịch vụ tư vấn, cấp phép, ngân hàng, bảo hiểm, khai thác hoặc thoả thuận nhượng quyền hoặc vận chuyển …”.
Luận văn liên quan