Ngày nay, thông tin điện thoại di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Khi kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu thông tin cũng phát triển theo. Dịch vụ điện thoại di động càng trở nên gần gũi với con người bởi sự tiện dụng của nó, và giá dịch vụ điện thoại di động cũng giảm do sự phát triển của khoa học công nghệ.
Các nhà khai thác không chỉ cạnh tranh nhau về giá cả, mà còn cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ, và sự đa dạng hoá của các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, làm thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng nhiều hơn.
Trước xu thế bùng nổ thông tin di động ở nước ta hiện nay, cùng với yêu cầu, nhu cầu thông tin liên tục, kịp thời không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, thì dịch vụ roaming GPRS trong mạng thông tin di động GSM đã và đang trở nên hấp dẫn với khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng có tính lưu động cao.
Bằng việc nghiên cứu từ lý thuyết cơ sở đến các ứng dụng thực tiễn và xu thế phát triển dịch vụ roaming GPRS trong mạng thông tin di động GSM , tác giả đã hoàn thành đề tài của mình dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Cảnh Minh
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng để đề tài được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể đi sâu vào mọi vấn đề cần nghiên cứu cũng như khó tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cũng như các bạn để hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn !
70 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ roaming GPRS trong thông tin di động GSM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANM
ANSWER message
Bản tin trả lời
AUC
Authentication Centre
Trung tâm nhận thực
BSC
Base Station Controller
Bộ điều khiển trạmgốc
BSS
Base Station System
Phân hệ trạm gốc
BTS
Base Transceiver Station
Trạm thu phát gốc
CAMEL
Customized Appliations for Mobile network
Các ứng dụng tương thích cho mạng di động
CC
Country code
Mã nước
CDR
Call Data Record
Bản ghi dữ liệu cuộc gọi
EIR
Equipment Identity Register
Bộ nhận dạng thiết bị
GMSC
Global Mobile services Swiching Centre Global System for Mobile
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động cổng
GSM
Communication
Hệ thống thông tin di động toàn cầu
GT
Global Title
Nhãn toàn cầu
HLR
Home Location Register
Bộ đăng ký định vị thường trú
HPLMN
Home PLMN
Mạng di động mặt đất công cộng thường trú
IAM
Initial Address Message
Bản tin khởi tạo địa chỉ
IMSI
International Mobile Subscriber Indentity
Số nhận dạng thuê bao di động quốc tế
IN
Intelligent Network
Mạng thông minh
ISDN
Integrated Services Digital Network
Mạng số đa dịch vụ tích hợp
ISUP
ISDN User Part
Phần người sử dụng ISDN
LA
Location Area
Vùng định vị
LAI
Location Area Identity
Số nhận dạng vùng định vị
MAP
Mobile Application Part
Phần ứng dụng di động
MCC
Mobile Coutry Code
Mã nước di động
MGT
Mobile Global Title
Nhãn toàn cầu di động
MNC
Mobile Network Code
Mã mạng di động
MS
Mobile Network Code
Trạm di động
MS
Mobiles station
Trạm di động
MSC
Mobiles services Switching Centre
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động
MSIN
Mobile Subscriber Indentification Number
Số nhận dạng thuê bao di động
MSISDN
Mobile Station international PSTN/ISDN
Số nhận dạng trạm di động mạng số đa dịch vụ tích hợp
MSRN
Mobile Station Roaming Number
Số lưu động của trạm di động
MTP
Message Transfer Part
Phần chuyển giao báo hiệu
NC
Network Code
Mã mạng
NDC
National Destination Code
Mã đích quốc gia
NI
Network Indicator
Chỉ thị mạng
NSS
Network Switching Subsystem
Phân hệ chuyển mạch
OMC
Operation & Maintenance Centre
Trung tâm vận hành và bảo dưỡng
OMS
Operation and Maintenance Subsystem
Phân hệ vận hành và bảo dưỡng
PLMN
Public Land Mobile Network
Mạng di động mặt đất công cộng
PSTN
Public Switched Telephone Network
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
REL
RELease
Giải phóng
SCCP
Signalling Connection Control Part
Phần điều khiển kết nối báo hiệu
SCP
Service Control Point
Điểm điều khiển dịch vụ
SMS
Short Message Service
Dịch vụ nhắn tin ngắn
SMSC
Short Message Service Centre
Trung tâm dịch vụ nhắn tin ngắn
SN
Subscriber Number
Số thuê bao
TDMA
Time-Diveision Multiple Access Telecommunication Management
Truy cập phân chia theo thời gian
TMN
Network
Mạng quản lý viễn thông
USSD
Unstructured Supplementary Service Data
VLR
Visitor Location Register
Bộ đăng ký định vị tạm trú
VPLMN
Visited PLMN
Mạng di động mặt đất công cộng tạm trú
VTI
Vietnam telecom international company
Công ty Viễn thông quốc tế Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, thông tin điện thoại di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Khi kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu thông tin cũng phát triển theo. Dịch vụ điện thoại di động càng trở nên gần gũi với con người bởi sự tiện dụng của nó, và giá dịch vụ điện thoại di động cũng giảm do sự phát triển của khoa học công nghệ.
Các nhà khai thác không chỉ cạnh tranh nhau về giá cả, mà còn cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ, và sự đa dạng hoá của các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, làm thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng nhiều hơn.
Trước xu thế bùng nổ thông tin di động ở nước ta hiện nay, cùng với yêu cầu, nhu cầu thông tin liên tục, kịp thời không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, thì dịch vụ roaming GPRS trong mạng thông tin di động GSM đã và đang trở nên hấp dẫn với khách hàng, đặc biệt là đối với những khách hàng có tính lưu động cao.
Bằng việc nghiên cứu từ lý thuyết cơ sở đến các ứng dụng thực tiễn và xu thế phát triển dịch vụ roaming GPRS trong mạng thông tin di động GSM , tác giả đã hoàn thành đề tài của mình dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Cảnh Minh
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng để đề tài được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể đi sâu vào mọi vấn đề cần nghiên cứu cũng như khó tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cũng như các bạn để hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM
Hệ thống thông tin toàn cầu (GSM) là hệ thống thông tin di động số do Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (STSI) đưa ra năm 1991, hoạt động ở dải tần 900, 1800, 1900 MHz. Hiện tại SGM đã được phát triển nhanh chóng và đã được tiêu chuẩn hoá, áp dụng công nghệ số đảm bảo chất lượng thoại và sử dụng hiệu quả tài nguyên hệ thống. Ngày nay, các mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM đã có mặt tại khoảng 135 nước trên thế giới.
1. Cấu trúc tổng thể:
Mạng thông tin di động số thực chất là mạng di động mặt đất công cộng (PLMN). Một cách tổng thì PLMN hợp tác với các mạng điện thoại khác để thiết lập cuộc gọi, qua các giao diện PLMN tiếp xúc với bên ngoài, hệ thống này bao gồm các mạng ngoài, nhà khai thác và người sử dụng như hình vẽ dưới đây: [1]
OSS
GSM
BSS
MS
NSS
NHÀ KHAI THÁC
Hình 1.1. Cấu trúc tổng thể mạng PLMN T11
Như vậy, một hệ thống GSM được chia thành nhiều hệ thống con như sau:
- Phân hệ chuyển mạch (NSS)
- Phân hệ trạm gốc (BSS)
- Phân hệ bảo dưỡng và khai thác (OSS)
- Trạm di động (MS)
Phân hệ chuyển mạch NSS bao gồm các khối chức năng sau:
- Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động (MSC)
- Bộ đăng ký định vị thường trú (HLR)
- Bộ đăng ký định vị tạm trú (VLR)
- Trung tâm nhận thực (AUC)
- Bộ nhận dạng thiết bị (EIR)
- Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động cổng (GMSC)
Phân hệ trạm gốc BSS bao gồm các khối chức năng sau:
- Bộ điều khiển trạm gốc (BSC)
- Trạm thu phát gốc (BTS)
Trạm di động MS thực hiện 2 chức năng sau:
- Thiết bị di động (ME)
- Module nhận dạng thuê bao (SIM)
Phân hệ OSS thực hiện các chức năng khai thác, bảo dưỡng và quản lý cho toàn bộ hệ thống.
2. Các thành phần của mạng:
Sơ đồ mô hình của hệ thống GSM được mô tả như ở hình 1.2 dưới đây:
2.1. Phân hệ chuyển mạch NSS:
Phân hệ chuyển mạch bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiêts cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức năng chính của NSS là quản lý thông tin giữa n người sử dụng mạng GSM với nhau và với mạng khác [1]
NSS bao gồm các thiết bị:
AUC
HLR
VLR
EIR
BTS
MS
BSS
BSC
CSPDN
PSPDN
ISDN
PLMN
PSTN
MSC
SS
OSC
: Truyền báo hiệu
: Truyền lưu lượng
Hình 1.2. Mô hình mạng GSM T13
* Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSC
Trong NSS, chức năng chuyển mạch chiính được MSC thực hiện, nhiệm vụ chính của MSC là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến những người sử dụng mạng GSM. Một mặt MSC giao tiếp với hệ thống con BSS, mặt khác gao tiếp với mạng ngoài. MSC làm nhiệm vụ giao tiếp với mạng ngoài được gọi là MSC cổng GMSC.
Để kết nối MSC với các mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn GSM với các mạng đó. Các thích ứng này được gọi là các chức năng liên kết mạng (IWF). IWF bao gồm một thiết bị để thích ứng giao thức và truyền dẫn. IWF cho phép kết nối với các mạng PSTN, ISDN, PSPDN, CSPDN và có thể được thực hiện kết hợp trong cùng các chức năng MSC hay trong thiết bị riêng.
NSS cũng cần giao tiếp với mạng ngoài để sử dụng các khả năng truyền tải của các mạng này cho việc truyền tải số liệu của người sử dụng hoặc báo hiệu giữa các phần tử của mạng GSM.
Ví dụ, mạng báo hiệu kênh chung số 7 (SS7) bảo đảm hợp tác, tương tác giữa các thiết bị của NSS trong một hay nhiều mạng GSM, MSC thường là một tổng đài lớn điều khiển và quản lý một số bộ điều khiển trạm gốc BSC. Một tổng đài MSC thích hơp cho một vùng đô thị và ngoại ô dân cư vào khoảng một triệu (với mật độ thuê bao trung bình).
* Bộ đăng ký định vị thường trú HLR
Ngoài MSC, NSS còn bao nhiêu các phần tử lưu trữ cơ sở dữ liệu. Bất kể vị trí của thuê bao, mọi thông tin liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ viễn thông đều được lưu giữ trong HLR, kể cả vị trí hiện thời của MS. HLR thường là một máy tính đứng riêng có khả năng quản lý hàng trăm ngàn thuê bao nhưng không có khả năng chuyển mạch. Một chức năng nữa của HLR là nhận dạng thông tin nhận thực AUC, mà nhiệm vụ của trung tâm này là quản lý số liệu bảo mật về tính hợp pháp của thuê bao.
* Bộ đăng ký định vị tạm trú VLR
VLR là một cơ sở dữ liệu được nối với một hay nhiều MSC và có nhiệm vụ lưu giữ tạm thời số liệu thuê bao của các thuê bao hiện đang nằm trong vùng phục vụ của MSC và có nhiệm vụ lưu giữ tạm thời số liệu thuê bao của các thuê bao hiện đang nằm trong vùng phục vụ của MSC tương ứng và đồng thời lưu giữ số liệu về vị trí của các thuê bao nói trên ở mức độ chính xác hơh HLR.
Các chức năng VLR thường được liên kết với các chức năng MSC.
* Tổng đài cổng GMSC
SS có thể chứa nhiều MSC, VLR và HLR. Để thiết lập một cuộc gọi liên quan đến GSM mà không cần biết đến vị trí hiện thời của thuê bao MS, trước hết cuộc gọi phải được định tuyến đến một tổng đài cổng GMSC dể lấy thông tin về vị trí của thuê bao và định tuyến cuộc gọi đến MSC nào hiện đang quản lý thuê bao đó. Để thực hiện việc này, trước hết các tổng đài cổng phải dựa trên số thôại danh bạ của thuê bao để tìm đúng HLR cần thiết và hỏi HLR này. GMSC có giao diện với các mạng bên ngoài để kết nối mạng bên ngoài với mạng GSM. Ngoài ra, tổng đài cổng GMSC còn có giao diện với mạng báo hiệu số 7 để có thể tương tác với các phần từ khác của NSS. Do tính kinh tế cần thiết của mạng nên không bao giờ tổng đài cổng GMSC đứng riêng mà thường được kết hợp với MSC.
* Mạng báo hiệu kênh chung số 7 (CCS7)
Nhà khai thác mạng GSM có thể có mạng báo hiệu CCS7 riêng hay chung phụ thuộc vào quy định của từng nước. Nếu nhà khai thác có mạng báo hiệu này riêng thì các điểm chuyển báo hiệu (STP) có thể là một bộ phận của NSS và có thể được thực hiện ở các điểm nút riêng hay kết hợp trong cùng một MSC tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế. Nhà khai thác GSM có thể dùng mạng riêng để đinh tuyến các cuộc gọi giữa GMSC và MSC hay thậm chí định tuyến cuộc gọi ra đến điểm gần nhất trước khi sử dụng mạng cố định. Lúc này các tổng đài quá giang TE (Transit Exchange) có thể sẽ là một bộ phận của mạng GSM và có thể được thực hiện như một nút đứng riêng hay kết hợp với MSC.
2.2. Phân hệ trạm gốc BSS:
BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến nên nó bao gồm các thiết bị phát và thu đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng dài NSS. Tóm lại BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài, tức là kết nối thuê bao di động MS với những người sử dụng viễn thông khác. Do vậy, BSS phải phối ghép với NSS bằng thiết bị BSC. Ngoài ra, do BSS cũng cần phải được điều khiển nên nó được đấu nối với OSS. BSS gồm hai thiết bị: BTS giao diện với MS và BSC giao diện với MSC. [1]
* Bộ điều khiển trạm gốc BSC:
BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến nên nó bao gồm các thiết bị phát và thu đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài NSS. Tóm lại BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài, tức là kết nối thuê bao diộng MS với những người sử dụng viễn thông khác. Do vậy, BSS phải phối ghép với NSS bằng thiết bị BSC. Ngoài ra, do BSS cũng cần phải được điều khiển nên nó được đấu nối với OSS. BSS gồm hai thiết bị: BTS gao diện với MS và BSC giao diện với MSC. [1]
* Bộ điều khiển trạm gốc BSC
BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả các giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa của BTS và MS. Các lệnh này chủ yếu là các lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và quản lý chuyển giao. Một phía BSC được nối với BTS còn phía kia được nối với MSC của NSS. Trong thực tế, BSC là một tổng đài nhỏ có khả năng tính toán đáng kể. Vai trò chủ yếu của nó là quản lý các kênh ở giao diện vô tuyến và chuyển giao. Một BSC trung bình có thể quản lý hàng chục BTS, tạo thành một trạm gốc. Tập hợp các trạm gốc trong mạng gọi là phân hệ trạm gốc. Giao diện quy định giữa BSC và MSC là giao diện A, còn giao diện giữa BSC và BTS là giao diện Abis.
* Trạm thu phát gốc BTS
Một BTS bao gồm các thiết bị phát, thu, anten và khối xử lý tín hiệu đặc thù cho giao di vô tuyến. Có thể bị coi BTS là các Modem vô tuyến phức tạp có thêm một số chức năng khác. Một bộ phận quan trọng của BTS là khối chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ (TRAU). TRAU thực hiện quá trìn mã hoá và giải mã tiếng đặc thù cho GSM. Đồng thời ở đây cũng thực hiện quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù cho GSM. Đồng thời ở đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp truyền số liệu. TRAU là một bộ phận BTS nhưng cũng có thể được đặt xa BTS, chẳng hạn đặt giữa BSC và MSC.
2.3 Trạm di động MS:
MS là một thiết bị phức tạp, có khả nnăg như một máy tính nhỏ. Nó bao gồm hai thiết bị [1]:
- Thiết bị di động (ME)
- Module nhận dạngthuê bao (SIM).
SIM có dạng như một card thông minh hoặc được chia nhỏ hơn gắn trên giá, nó như một loại khoá, có thể kháo khỏi MS một cách dễ dàng. Không có SIM, thiết bị di động không thể gọi được trừ trường hợp khẩn cấp được mạng cho phép. SIM lưu giữ thông tin liên quan đến thuê bao và nó có thể được phân biệt qua chỉ số nhận dạng IMSI.
Ngoài việc chứa các chức năng vô tuyến chung và xử lý cho giao diện vô tuyến, MS còn phải cung cấp các giao diện với người sử dụng (như micro, loa, màn hiển thị, bàn phím để quản lý cuộc gọi) hoặc giao diện với một số thiết bị đầu cuối khác như giao diện với máy tính cá nhân, máy fax,…
Như vậy ta nhận thấy MS có 3 chức năng chính như sau:
- Thiết bị đầu cuối: để thực hiện các dịch vụ người sử dụng (thoại, fax, số liệu…)
- Kết cuối di động: để thực hiện truyền dẫn ở giao diện vô tuyến vào mạng.
- Thích ứng đầu cuối: làm việc như một cửa nối thông thiết bị đầu cuối với kết cuối di động.
2.4. Phân hệ khai thác và bảo dưỡng OSS:
Hiện nay OSS được xây dựng theo nguyên lý của mạng quản lý viễn thông (TMN). Lúc này, một mặt hệ thống khai thác và bảo dưỡng được nối đến các phần tử của mạng viễn thông (các MSC, BSC, HLR và các phần tử mạng khác trừ BTS vì thâm nhập đến BTS được thực hiện qua BSC). Mặt khác hệ thống khai thác và bảo dưỡng lại được nối đến một máy tính chủ đóng vai trò giao tiếp người máy. OSS thực hiện ba chức năng chính là: khai thác và bảo dưỡng mạng, quản lý thuê bao và tính cước, quản lý thiết bị di động [1].
Dưới đây ta xét tổng quát các chức năng nói trên:
* Chức năng khai thác và bảo dưỡng mạng
Khai thác là các hoạt động cho phép nhà khai thác mạng theo dõi hành vi của mạng như: tải của hệ thống, mức độ chặn, số lượng chuyển giao giữa hai ô… nhờ vậy nhà khai thác có thể giám sát được toàn bộ chất lượng của dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng và kịp thời xử lý các sự cố. Khai thác cũng bao gồm việc thay đổi cấu hình để giảm những vấn đề xuất hiện ở thời điểm hiện thời, để chuẩn bị tăng lưu lượng trong tương lai, để tăng vùng phủ sóng. Việc thay đổi mạng có thể được thay đổi “mềm” qua báo hiệu (chẳng hạn thay đổi thông số handover để thay đổi biên giới tương đối giữa hai ô) hoặc được thực hiện “cứng” đòi hỏi can thiệp tại hiện trường (chẳng hạn bổ sung thêm dung lượng truyền dẫn hoặc lắp đặt thêm một trạm mới). Ở các hệ thống viễn thông hiện đại, việc khai thác được thực hiện bằng máy tính và được tập trung ở một trạm.
Bảo dưỡng có nhiệm vụ phát hiện, định vị và sửa chữa các sự cố và hỏng hóc. Nó có một số quan hệ với khai thác. Các thiết bị ở mạng viễn thông hiện đại có khả năng tự phát hiện một số sự cố hay dự báo sự cố thông qua sự kiểm tra. Trong nhiều trường hợp người ta dự phòng cho thiết bị để khi có sự cố có thể thay thế bằng thiết bị dự phòng. Sự thay thế này, có thể được thực hiện tự động, ngoài ra việc giảm nhẹ sự cố có thể được người khai thác thực hiện bằng điều khiển từ xa. Bảo dưỡng cũng bao gồm cả các hoạt động tại hiện trường nhằm thay thế thiết bị có sự cố.
* Chức năng quản lý thiết bị di động
Quản lý thiết bị di động được thực hiện bởi bộ đăng ký nhận dạng thiết bị (EIR). EIR lưu giữ tất cả các dữ liệu liên quan đến trạm di động MS. EIR được nối đến MSC qua đường báo hiệu để kiểm tra tính hợp lệ của thiết bị. Ở GSM, EIR được coi là hệ thống con NSS.
Đối với mạng Vinaphone không có chức năng này.
3. Cấu trúc địa lý của mạng
Mọi mạng điện thoại cần một cấu trúc địa lý nhất định để định tuyến các cuộc gọi vào đến tổng đài cần thiết và cuối cùng đến thuê bao bị gọi vào đến tổng đài cần thiết và cuối cùng đến thuê bao bị gọi. Trong một mạng di động, cấu trúc này rất quán trọng do tính lưu thông của các thuê bao trong mạng [2]
Với mạng GSM, cấu trúc địa lý được phân thành các vùng sau:
* Vùng mạng:
Tất cả các cuộc gọi vào mạng sẽ được định tuyến đến một hay nhiều tổng đài cổng GMSC, GMSC làm việc như một tổng đài trung kế vào cho mạng GSM. Đây là nơi thực hiện chức năng hỏi định tuyến cuộc gọi cho các kết cuối di động, nó cho phép hệ thống định tuyến đến một tổng đài vô tuyến cổng.
* Vùng phục vụ MSC
Một mạng được chia thành một hay nhiều vùng phục vụ MSC. Vùng phục vụ MSC là bộ phận của mạng được một MSC quản lý. Để định tuyến một cuộc gọi đến một thuê bao di động, đường truyền qua mạng sẽ nối đến MSC ở vùng phục vụ MSC nơi thuê bao đang ở. Có thể nói, vùng phục vụ như là một bộ phận của mạng được định nghĩa là vùng liên lạc với MS do vị trí hiện thời của MS đã được lưu lại trong VLR.
* Vùng định vị (LA)
Mỗi vùng phục vụ MSC được chia thành một số vùng định vị, vùng định vị là một phần của vùng phục vụ MSC mà ở đó một trạm di động có thể chuyển động tự do mà không cần cập nhật thông tin về vị trí cho tổng dài MSC điều khiển vùng định vị này. Khi có một cuộc gọi đến, hệ thống sẽ phát quảng bá một thông báo tìm gọi trong vùng định vị để tìm thuê bao di động bị gọi. Vùng định vị có thể có một số ô và tuỳ thuộc vào một hay vài NSC nhưng nó chỉ thuộc một MSC và nó được nhận dạng bằng chỉ số nhận dạng vùng định vị (LAI). Vùng định vị được hệ thống sử dụng để tìm gọi một thuê bao đang ở trạng thái hoạt động.
* Ô mạng (Cell)
Vùng định vị được chia thành một số ô. Ô là đơn vị nhỏ nhất của mạng, là một vùng bao phủ vô tuyến được mạng nhận dạng bằng chỉ số nhận dạng ô toàn cầu (CGI). Trạm di động tự nhận dạng một ô bằng cách sử dụng mã nhận dạng trạm gốc (BSIC)
Quan hệ giữa các vùng địa lý của mạng GSM được minh hoat như sau:
Vùng phục vụ GSM
(Tất cả các nước thành viên)
Vùng phục vụ PLMN
(một hay nhiều vùng ở một nước)
Vùng phục vụ MSC
(Vùng được điều khiển bởi
một MSC)
Vùng định vị
(vùng tìm gọi)
Ô (cell)
4. Chia ô phủ sóng
Do tính lưu động của MS trên một vùng khá rộng nên việc phân chia vùng phủ sóng thành các ô tế bào là cần thiết. Hình dạng của các ô phụ thuộc vào kiểu anten và công suất ra của từng trạm gốc. Hai dạng anten thường sử dụng là anten vô hướng phát đẳng hướng và anten có hướng tập trung năng lượng tại các rẻ quạt.
Việc bố trí các trạm và đài phát sao cho bao quát được toàn bộ vùng phục vụ gọi là quy hoạch cell, vùng phục vụ của GSM là tập hợp các cell và còn được gọi là mạng tổ ong.
Thông thường, quy hoạch cell được dựa trên cơ sở xem xét chất lượng phục vụ GOS, lưu lượng thông tin và dự kiến vị trí đặt đài trạm. Đồng thời, việc quy hoạch phân bố cell phải tính đến nhiễu giao thoa và nhiễu đồng kênh khi tái sử dụng tần số. Quy hoạch cell trong thực tế còn phải xét đến vấn đề truyền sóng vô tuyến rất phụ thuộc vào định hình, các tính chất không đồng nhất của bề mặt mặt đất. Chính vì vậy, các hình lục giác là mô hình hết sức đơn giản nhưng hiệu quả của các hình mẫu phủ sóng vô tuyến.
Nguyên lý cơ sở khi thiết kế các hệ thống tổ ong là các mẫu được gọi là các mẫu sử dụng lại tần số. Theo định nghĩa sử dụng lại tần số là sử dụng các kênh vô tuyến ở cùng một tần số mang để phủ cho các vùng địa lý khác nhau. Các vùng này phải được cách nhau ở cự ly đủ lớn để mọi nhiễu thoa đồng kênh (