Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình. Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Một người bệnh được phẫu thuật khó lòng biết được chất lượng của ca mổ như thế nào.
Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần : chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: Cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh
Với đặc điểm như vậy, trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát triển nhưng nếu không có dịch vụ y tế thì việc tính mạng của con người là bị đe dọa và bị cướp đi bởi bệnh tật là điều sớm hay muộn . Trước tình hình đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con người được đặt lên hàng đầu.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ. Trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua gía của dịch vụ. Tuy nhiên không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng. Đó là:
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước đươc.
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6657 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dịch vụ y tế nên được cung cấp bởi khu vực nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Với chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân, dịch vụ y tế mang nhiều nét khác biệt và đặc biệt. Không giống như các ngành sản xuất hay cung cấp dịch vụ khác, khách hàng có thể đánh giá thông qua sản phẩm cụ thể. Thực tế, người bệnh chỉ đánh giá được chất lượng dịch vụ y tế bằng cảm nhận thông qua tiếp xúc với đội ngũ nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Đời sống xã hội phát triển, yếu tố sức khỏe ngày càng được mọi người chú trọng, bởi vì “sức khỏe là vàng”, người ta đến bệnh viện không chỉ để khám bệnh, chữa bệnh mà còn phòng ngừa bệnh. Mức sống nâng cao cho phép “khách hàng” sẵn sàng chịu mức phí cao để nhận được dịch vụ y tế tốt nhất. Hiện nay số lượng các bệnh nhân ngày một tăng, bên cạnh các bệnh viện công lập truyền thống, còn có các bệnh viện bán công, bệnh viện tư, bệnh viện liên kết liên doanh với nước ngoài Chăm sóc sức khỏe đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng. Và một trong những tiêu chí để bệnh nhân chọn bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho mình là sự hài lòng của họ về các dịch vụ tại đó
DỊCH VỤ Y TẾ LÀ HÀNG HÓA CÔNG
Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình. Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Một người bệnh được phẫu thuật khó lòng biết được chất lượng của ca mổ như thế nào.
Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần : chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: Cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh…
Với đặc điểm như vậy, trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát triển nhưng nếu không có dịch vụ y tế thì việc tính mạng của con người là bị đe dọa và bị cướp đi bởi bệnh tật là điều sớm hay muộn . Trước tình hình đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con người được đặt lên hàng đầu.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ. Trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua gía của dịch vụ. Tuy nhiên không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng. Đó là:
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước đươc.
Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (Người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) . Cụ thể: Khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh việc diều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định . Như vậy: người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, người chữa cho mình chứ không được lựa chọn phương pháp chữa bệnh cho mình. Mặt khác do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dầu không có tiền nhưng vẫn cần phải khám chữa bệnh. Đặc điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác. Với các loại hàng hóa khác người mua có rất nhiều phương pháp để lựa chọn thậm chí không mua nếu chưa có khả năng tài chính.
Trong cơ chế thị trường, để có lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự dộng phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ và không bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lai.
Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người bán quyết định.
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thi trường của các nhà cung ứng dich vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất dịnh về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.
Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Như trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bênh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vu y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt se dẫn tớii tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cunh ứng, đẩy cao chi phí y tế
Đặc điểm của dịch vụ y tế là “hàng hóa công cộng ” vì nó mang tính không cạnh tranh,mọi người ai cũng có thể đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh không phân biệt bất kì ai . Nó cũng mang tính không loại trừ vì mọi người đều được hưởng dịch vụ mà không phải tiền (việc tiêm phòng) nhưng đối với dịch vu y tế điều này chỉ mang tính tương đối
Mang tính chất “ngoại lai”. Khái niệm “ngoại lai” ở đây là lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dich vụ mà kể cả những người không trả tiền cũng được hưởng những lợi ích này
Ví dụ : Các dịch vu y tế dự phòng , giáo dục sức khỏe có lợi cho mọi người dan trong khi họ khong phải trả tiền để mua các loại dich vụ này. Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất.không khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ này. Do vậy, để đảm bảo đủ cung đáp ứng đủ cho cầu cần có sự can thiệp của nhà nước trong cung ứng các dịch vu y tế mang tính công cộng.
II. KHU VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ
* Khu vực công cộng
Khu vực công cộng cung cấp dịch vụ y tế chính là nhà nước. Nhà nước cung cấp các dịch vụ y tế mà thi trường không thể đáp ứng được hoặc nếu có thì cũng rất ít. Các dịch vụ được khu vực này cung bằng cách:
-Xây dựng các bệnh viện phục vụ người dân. Mọi người đều có thể đến đó khám chữa bệnh và được tư vấn miễn phí về những dich vụ cần thiết
-Tiêm phòng vacxin miễn phí
-Cấp phát thuốc miễn phí
-Tổ chức vận động cán bộ, bác sĩ đến những vùng sâu vung xa để khám chữa bệnh
-Thường xuyên mở những lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sỹ
-Mở những cuộc trao đổi giữa các y bác sỹ
* Khu vực tư nhân
Khu vực này cung cấp dịch vụ y tế bằng cách tự mình mở các phòng khám để phục vụ cho mọi người. Tất cả mọi người tới đây đều được thỏa mãn nhu cầu của mình. Do đặc điểm của khu vực này là vì mục tiêu lợi nhuận nên giá cả của những hàng hóa này cũng mắc hơn so với khu vực công. Nhưng dich vụ ở đây thì được cung ứng một cách nhanh gọn. Người đến đây khám chữa bệnh có ân tượng rất tốt
Ví dụ như Bệnh viện K có khu khám bệnh chuyên khoa dành cho những người bệnh tự nguyện và có bảo hiểm y tế, có giấy giới thiệu từ các cơ sở y tế tuyến Huyện, Tỉnh và Trung ương gửi đến. Tất cả đối tượng khám từ vùng đầu cổ, thân mình, tứ chi, vù và bộ phận sinh dục đều được thực hiện ở đây theo bảng giá qui định của Bộ Y Tế về thu một phần viện phí.
Các phòng khám bắt đầu nhận bệnh nhân từ 7 giờ 30 đến 17giờ trừ ngày thứ 7 và Chủ nhật, bệnh nhân đến khám cần đăng ký tại cửa đón tiếp, mua biên lai và nhận số vào khám, cầm sổ y bạ và chờ theo số để vào khám theo quy luật ai đến trước vào trước. Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 70 tuổi được ưu tiên, người bệnh nặng cần cấp cứu được nhận khám ngay.
Như chúng ta đã biết.dịch vụ y tế là một trong những dịch vụ không thể thiếu được đối với mỗi người người trong cuộc sống. Nó là một dịch vụ đặc biệt, nó khác với những dịch vụ khác ở chỗ là khi con người không có khả năng thanh toán thì vẫn phải tiêu dùng.Do đó có rất nhiều người vì hoàn cảnh kinh tế của mình mà không có đủ khả năng để chi trả cho việc khám chữa bệnh. dịch vụ. Nhưng mục tiêu cuối cùng của các nhà tư nhan này đều vì mục tiệu đạt lợi nhuận tối đa. Vì vậy, do đó có nhiều lĩnh vực của dịch vụ y tế sẽ không được các nhà tư nhân tham gia vào vì họ không đạt được mục tiêu lợi nhuận. Mạt khác nhiều nhà tư vì mục tiêu lợi nhuận mà họ đã bất chấp tất cả để có thể đạt lợi nhuận như : Khám chữa bệnh với giá mắc, thái độ phục vụ với khách hàng cũng rất khác nhau. Ai có tiền thì phục vụ tốt, ai không có tiền thì phục vụ với thái độ thờ ơ. Bên cạnnh đó, cũng có những dịch vụ y tế mà thị trường có thể cung cấp nhưng cung cấp không đầy đủ hoặc dễ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, làm ảnh hưởng dến lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và lợi ích của toàn xã hội nói chung. Ví dụ: Tiêm phòng…Chính vì những lí do trên, mà nhà nước phải có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ y tế và kiểm soát thị trường tư nhân để dáp ứng những quyền lợi cơ bản của người dân. Tuy nhiên trên thực tế , nhà nước không phải là tác nhân duy nhất cung ứng các dịch vụ y tế công. Tùy theo tính chat và loại hình của từng loại dịch vụ y tế mà nhà nước trục tiếp cung ứng hoạc có thể chuyển giao cho khu vực phi nhà nước. Có thể thấy rõ rang theo thời gian, vai trò của nhà nước và các tác nhân khác trong cung ứng dịch vụ y tế có sự biến đổi đáng kể dẫn đến các dạng thức cung ứng dịch vụ y tế khác nhau. Hiện nay việc cung ứng dịch vụ y tế được tiến hành dưới các hình thức sau:
1. Các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ y tế.
Theo hình thức này nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứng các dịch vụ liên quan đến lợi ích của tất cả mọi người, đến lợi ích chung của xã hội. Ví dụ : Đối với việc tiêm phòng cho trẻ . nếu chính phủ không tham gia vào việc cung ứng dịch vụ thì việc tiêm chủng chỉ được các gia đình có điều kiện mới cho con em của mình tiêm phòng còn đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì việc lo cho bữa ăn còn chưa đủ thì họ sao có thể nghĩ đến việc tiêm phòng cho con em của mình hoặc những gia đình ở vùng sâu vùng xa,vấn đề tiếp cận những thứ đó là rất ít vì việc cung cấp dịch vụ này tới những nơi đó là rất khó khăn.Vì vậy, cần phải có sự cung ứng của nhà nước.
Nhà nước với vai trò chủ đạo của mình là cung cấp dịch vụ y tế mà rất ít nhà tư nhân tham gia đầu tư hoặc ở những nơi có địa bàn không thuận lợi cho việc đầu tư (ở những vùng sâu, vùng xa) mà thị trường không thể hoặc không muốn tham gia do chi phí quá lớn hay không có lợi nhuận. Do đó nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp trong đó có biện pháp đưa các bác sĩ về các vùng sâu vùng xa .
Bên cạnh các thành tựu đạt được, ngành y tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt về nhân lực y tế như sự phân bổ nhân lực y tế không đều giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và vùng đồng bằng. Tình trạng thiếu nhân lực y tế phổ biến ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; nhất là ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mức độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cao thì chỉ số bác sĩ lại thấp nhất. Đây là sự bất cập giữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực, cho thấy sự bất cập trong cung ứng và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh giữa các vùng miền.
Mặc dù, số lượng bác sĩ được đào tạo hằng năm tăng, nhưng rất ít bác sĩ về công tác tại y tế cơ sở, địa bàn vùng sâu, vùng xa. Hiện tượng di chuyển cán bộ y tế từ tuyến dưới về tuyến trên, từ các vùng khó khăn ra vùng kinh tế - xã hội phát triển vẫn diễn tiến hầu như không có điểm dừng.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian qua, ngành y tế thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng thời với việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở, bổ sung cho bệnh viện huyện thiết bị chẩn đoán và điều trị cơ bản, trang bị một số thiết bị hiện đại, chuyên sâu cho bệnh viện tỉnh và bệnh viện Trung ương. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền", toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người thầy thuốc và hướng về cơ
Nhưng trên thưc tế viêc cung ứng các dịch vụ công còn nhiều bất lợi vì để xảy ra hiện tượng “kẻ ăn không” . Mọi người với quan điểm không phải của mình nên sử dụng dich vụ y tế công một cách lãng phí mà trong khi đó thì nhiều người cần dịch vụ này lại không được sử dụng. Do đó trong những năm gần đây nhà nước vẫn cung ứng những dịch vụ công nhưng cùng với đó là việc ban hành các chính sách về BHYT chính vì thế mà đã hạn chế được việc sử dụng lãng phí dịch vụ y tế công cộng.
2. Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ y tế dưới các hình thức khác
a. Ủy quyền cho các công ty tư nhân hoặc các tổ chức chính phủ cung ứng một số dịch vụ y tế mà nhà nước có trách nhiệm đảm bảo và thường có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước .Công ty tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ được ủy quyền phải tuân thủ những điều kiện do nhà nước quy định và dược nhà nước cấp kinh phí.
Hình thức này được nhà nước áp dụng bằng cách xây dựng các bệnh viện sau đó giao cho các tổ chức ,cá nhân quản lý và hoạt động, theo hình thức này đã có rất nhiều hạn chế. Ví dụ: Có sẵn cơ sở vật chất của Nhà nước đầu tư, các BV công đua nhau mở các khoa khám, chữa bệnh dịch vụ, mổ dịch vụ, giường dịch vụ…
Chính vì vậy mà nhà nước cần phải đưa ra các chính sách ,quy định phù hợp để đảm bảo lợi ích cho người dân
b. Nhà nước liên doanh cung ứng dịch vụ y tế với các tổ chức cá nhân trên cơ sở đóng góp nguồn lực chia sẻ rủi ro và cùng phan chia lợi nhuận. Hình thức này cho phép nhà nước giảm phần đầu tư từ ngân sách cho dịch vụ y tế công mà vẫn tham gia trục tiếp và thường xuyên các dịch vụ này mà vẫn đảm bảo lợi ích chung
Ví dụ : Bệnh viện Việt Pháp tại Hà Nội
c. Nhà nước chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ y tế cho các tổ chức cá nhân khác. Đối với các dịch vụ này mà các tổ chức này có điều kiện thực hiện hiệu quả như : Khám chữa bệnh. Các tổ chức này chủ yếu là các tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ nhưng được khuyến khích hoạt đông theo cơ chế không vì lợi nhuận mà chỉ thu phí để tự trang trải
d. Nhà nước tư nhân hóa dịch vụ y tế. Trong đó nhà nước bán các phương tiện và quyền chi phối của mình cho tư nhân nhưng vẫn giám sát và đảm bảo lợi ích công bằng pháp luật như : Chính phủ đưa ra một mức giá tối đa với các loại dịch vụ y tế để các tư nhân áp dụng . Qua đó đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng vừa đảm bảo cho các bệnh viện tư nhân phát triển.
KẾT LUẬN
Qua phân tích trên ta thấy dịch vụ y tế không chỉ cần cung cấp ở khu vực công mà còn cần cung cấp ở khu vực tư. Hình thức phối hợp công - tư trong lĩnh vực khám chữa bệnh vẫn thường được minh chứng hiệu quả trong hoạt động khám chữa bệnh . Có sự kết hợp như vậy thì dịch vụ y tế mới có thể hoàn thiện và phát triển để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.