Luật Phá sản Doanh nghiệp (LPSDN) 1993 là đạo luật về phá sản đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành khi kinh nghiệm lập pháp về phá sản gần như không có. Luật Phá sản (LPS) 2004 ra đời đã khắc phục những hạn chế, bất cập của LPSDN 1993, bổ sung những nội dung mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm áp dụng LPSDN 1993, thể chế hóa chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt LPS 2004 đã có những điểm mới so với LPSDN 1993 về thủ tục phá sản( TTPS). Dưới đây là một số điểm mới đó:
Thứ nhất, LPS đã dành riêng một điều luật (Điều 5) để quy định về TTPS. Theo Điều 5 LPS, TTPS là một thủ tục lớn bao gồm nhiều thủ tục cấu thành (Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh; Thanh lý tài sản, các khoản nợ; Tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản) và giữa những thủ tục cấu thành đó có mối liên hệ với nhau. Tính thứ tự, nối tiếp nhau không phải là yếu tố bắt buộc giữa các thủ tục cấu thành và giữa chúng có sự độc lập tương đối “Sau khi có quyết định mở TTPS, tùy vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, HTX mà thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ thục tục thanh lý tài sản, các khoản nợ khác hoặc chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản” (khoản 2 Điều 5 LPS). Chính quy định về mối quan hệ đặc thù giữa các thủ tục cấu thành trong TTPS đó cho phép Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản một cách uyển chuyển tùy thuộc vào những tình huống cụ thể. Điểm mới nổi bật của TTPS trong LPS so với LPSDN mà chúng ta có thể thấy đó là những quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục thanh lí tài sản, các khoản nợ. Nếu LPSDN chưa thừa nhận những nội dung đó là những thủ tục cấu thành độc lập, chưa nhìn nhận được tính đặc thù về mối quan hệ giữa các thủ tục đó, coi phục hồi hoạt động kinh doanh gần như là một hoạt động bắt buộc trước hoạt động thanh lý. Thì LPS đã quy định phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục độc lập (tách bạch với hoạt động thanh lý tài sản, các khoản nợ) mà thẩm phán có thể quyết định áp dụng hay không áp dụng sau khi có quyết định mở TTPS tùy thuộc vào điều kiện của từng vụ việc cụ thể khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, LPS quy định bổ sung về đối tượng có quyền xây dựng phương án phục hồi, theo đó không chỉ có doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản phải lập phương án phục hồi như LPSDN (Điều 20 LPSDN) mà bất kì chủ nợ hay người nào nhận nhiệm vụ phục hồi đều có quyền xây dựng phương án phục hồi. LPS cho phép kéo dài thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (LPS thời hạn tối đa là 3 năm còn LPSDN tối đa không quá 2 năm). Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX có thể phục hồi hoạt động kinh doanh của mình
4 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điểm mới của Luật Phá Sản (2004) so với Luật Phá sản Doanh nghiệp (1993) về thủ tục phá sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật Phá sản Doanh nghiệp (LPSDN) 1993 là đạo luật về phá sản đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành khi kinh nghiệm lập pháp về phá sản gần như không có. Luật Phá sản (LPS) 2004 ra đời đã khắc phục những hạn chế, bất cập của LPSDN 1993, bổ sung những nội dung mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm áp dụng LPSDN 1993, thể chế hóa chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt LPS 2004 đã có những điểm mới so với LPSDN 1993 về thủ tục phá sản( TTPS). Dưới đây là một số điểm mới đó:
Thứ nhất, LPS đã dành riêng một điều luật (Điều 5) để quy định về TTPS. Theo Điều 5 LPS, TTPS là một thủ tục lớn bao gồm nhiều thủ tục cấu thành (Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh; Thanh lý tài sản, các khoản nợ; Tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản) và giữa những thủ tục cấu thành đó có mối liên hệ với nhau. Tính thứ tự, nối tiếp nhau không phải là yếu tố bắt buộc giữa các thủ tục cấu thành và giữa chúng có sự độc lập tương đối “Sau khi có quyết định mở TTPS, tùy vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, HTX mà thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ thục tục thanh lý tài sản, các khoản nợ khác hoặc chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản” (khoản 2 Điều 5 LPS). Chính quy định về mối quan hệ đặc thù giữa các thủ tục cấu thành trong TTPS đó cho phép Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản một cách uyển chuyển tùy thuộc vào những tình huống cụ thể. Điểm mới nổi bật của TTPS trong LPS so với LPSDN mà chúng ta có thể thấy đó là những quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục thanh lí tài sản, các khoản nợ. Nếu LPSDN chưa thừa nhận những nội dung đó là những thủ tục cấu thành độc lập, chưa nhìn nhận được tính đặc thù về mối quan hệ giữa các thủ tục đó, coi phục hồi hoạt động kinh doanh gần như là một hoạt động bắt buộc trước hoạt động thanh lý. Thì LPS đã quy định phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục độc lập (tách bạch với hoạt động thanh lý tài sản, các khoản nợ) mà thẩm phán có thể quyết định áp dụng hay không áp dụng sau khi có quyết định mở TTPS tùy thuộc vào điều kiện của từng vụ việc cụ thể khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, LPS quy định bổ sung về đối tượng có quyền xây dựng phương án phục hồi, theo đó không chỉ có doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản phải lập phương án phục hồi như LPSDN (Điều 20 LPSDN) mà bất kì chủ nợ hay người nào nhận nhiệm vụ phục hồi đều có quyền xây dựng phương án phục hồi. LPS cho phép kéo dài thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (LPS thời hạn tối đa là 3 năm còn LPSDN tối đa không quá 2 năm). Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX có thể phục hồi hoạt động kinh doanh của mình
Tòa án có thể tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản với con nợ ngay mà không cần thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản (khoản 1 Điều 87 LPS) hoặc sau khi thụ lý (khoản 2 Điều 87 LPS) hoặc khi đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (Điều 86 LPS) Thủ tục phục hồi không còn là một thủ tục bắt buộc trước thủ tục thanh lý tài sản trong tiến trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Không những thế, khi mà nhiệm vụ của thủ tục này không thể thực hiện được hoặc thực hiện không thành công thì có thể chuyển đổi sang thủ tục thanh lý tài sản ngay (Điều 79, 80). Đây là bước phát triển về lý luận của pháp luật phá sản nước ta, theo đó TTPS được rút gọn tiết kiệm thời gian và chi phí giải quyết phá sản.
Thứ hai, Luật đã quy định rõ, đầy đủ và hợp lý hơn về các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn cũng như thủ tục, trình tự và hồ sơ yêu cầu mở TTPS: Mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS: Ngoài những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS như quy định của LPSDN ra LPS bổ sung một số đối tượng khác cũng có quyền này: chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều 16), cổ đông công ty cổ phần (Điều 17) và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh (Điều 18). Đồng thời LPS cũng loại bỏ quy định về nghĩa vụ của các chủ nợ khi nộp đơn yêu cầu mở TTPS phải cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Họ chỉ cần chứng minh chủ nợ đã đòi nợ nhưng không được doanh nghiệp mắc nợ thanh toán nợ đến hạn. Cho phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS trong trường hợp doanh nghiệp, HTX khi họ không được trả lương cũng như các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản mà không cần điều kiện “không trả được lương cho người lao động trong thời hạn ba tháng” như quy định của LPSDN. Những quy định trên, nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy việc làm đơn yêu cầu giải quyết phá sản, góp phần chấm dứt tình trạng có doanh nghiệp thực chất đã không thể hoạt động trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý.
Thứ ba, Hội nghị chủ nợ theo quy định của LPS không còn là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết đơn yêu cầu mở TTPS như LPSDN. Khi tiến hành TTPS thẩm phán có thể không cần triệu tập hội nghị chủ nợ nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 LPS. Quy định khắt khe hơn, cao hơn về điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ, bổ sung thêm phải có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ (Điều 65). Bổ sung căn cứ để tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ TTPS khi người nộp đơn yêu cầu mở TTPS rút đơn yêu cầu (Điều 67).Do đó, LPS đã quy định thêm thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận thị xã trực thuộc tỉnh. LPS mở rộng thẩm quyền tiến hành TTPS của tòa án, ngoài quy định chỉ có Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có quyền tiến hành TTPS theo LPSDN 1993.
Có thể thấy, LPS 2004 đã có những điểm mới so với LPSDN 1993. Tuy nhiên, LPS 2004 chắc chắn cũng có những hạn chế nhất định, Do vậy, trong thời gian tới nhà làm luật cần nghiên cứu để hoàn thiện hơn các quy định về thủ tục phá sản nói riêng và phá sản nói chung, để LPS có thể phát huy được đúng vai trò và mục đích của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993;
Luật phá sản năm 2004;
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Modul 2, Nxb CAND, Hà Nội_ 2006;
Nguyễn Thái Phúc, Luật Phá sản năm 2004 – những tiến bộ và hạn chế, Tạp chí Khoa học pháp lý 3/2004