Đề tài Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh hải dương đến năm 2020

Hải Dương là địa phương nằm trong vùng trọng điểm kinh tếBắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có du lịch với các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc bộ đặc biệt là các trung tâm động lực của vùng nhưHà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh qua hệthống tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ5, quốc lộ18, quốc lộ10 và hệthống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy. Là một tỉnh đồng bằng có diện tích không lớn với 1.655,98 km2 song với bề dày lịch sử phát triển và những đặc điểm về địa lý, Hải Dương có tiềm năng tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị đặc biệt nhưkhu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu di tích Văn Miếu Mao Điền; v.v. Để quản lý, khai thác và phát huy tiềm năng du lịch nhằm phát triển một ngành kinh tế được xác định là quan trọng của tỉnh, năm 2004 quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch 2004) đã được xây dựng và phê duyệt tại quyết định số1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 của UBND tỉnh Hải Dương. Trong hơn 5 năm thực hiện, Quy hoạch 2004 đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu đạt được của du lịch Hải Dương, tạo cơsởpháp lý cho việc quản lý và khai thác có hiệu quảnhững tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú; hình thành hệthống các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn; v.v. Tuy nhiên trong quá trình phát triển du lịch Hải Dương thời gian qua, một sốvấn đềhạn chếvà còn chưa được làm rõ trong Quy hoạch 2004 liên quan đến phát triển thịtrường và sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh cao; liên quan đến tổchức lãnh thổdu lịch Hải Dương trong mối quan hệvới gắn kết với tổ chức lãnh thổdu lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, trước hết là với Trung tâm du lịch Hà Nội và phụcận; liên quan đến môi trường và sựtham gia của cộng đồng hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững; v.v. đã và đang có những ảnh hưởng đến phát triển du lịch Hải Dương.

pdf149 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh hải dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020.” a. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 2 ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 3 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 4 A. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch Hải Dương là địa phương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có du lịch với các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc bộ đặc biệt là các trung tâm động lực của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh qua hệ thống tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10 và hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy. Là một tỉnh đồng bằng có diện tích không lớn với 1.655,98 km2 song với bề dày lịch sử phát triển và những đặc điểm về địa lý, Hải Dương có tiềm năng tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị đặc biệt như khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu di tích Văn Miếu Mao Điền; v.v. Để quản lý, khai thác và phát huy tiềm năng du lịch nhằm phát triển một ngành kinh tế được xác định là quan trọng của tỉnh, năm 2004 quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch 2004) đã được xây dựng và phê duyệt tại quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 của UBND tỉnh Hải Dương. Trong hơn 5 năm thực hiện, Quy hoạch 2004 đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu đạt được của du lịch Hải Dương, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú; hình thành hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn; v.v. Tuy nhiên trong quá trình phát triển du lịch Hải Dương thời gian qua, một số vấn đề hạn chế và còn chưa được làm rõ trong Quy hoạch 2004 liên quan đến phát triển thị trường và sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh cao; liên quan đến tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Dương trong mối quan hệ với gắn kết với tổ chức lãnh thổ du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, trước hết là với Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận; liên quan đến môi trường và sự tham gia của cộng đồng hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững; v.v. đã và đang có những ảnh hưởng đến phát triển du lịch Hải Dương. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức mới; nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng cũng đã có những thay đổi trong bối cảnh du lịch Việt Nam hội nhập ngày một toàn diện hơn với khu vực và quốc tế tác động đến hoạt động phát Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 5 triển du lịch; tính cạnh tranh trong phát triển du lịch giữa các điểm đến du lịch, trong đó có Hải Dương diễn ra ngày một gay gắt hơn. Đứng trước những vấn đề đặt ra trên đây và để du lịch phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo đó “Đến năm 2020, Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong có cấu kinh tế, có nền văn hóa - xã hội tiên tiến” cần thiết là phải điều chỉnh Quy hoạch 2004 nhằm xem xét đánh giá có hệ thống hơn tiềm năng và vị trí của ngành du lịch, xác định những định hướng phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh cũng như xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững về lâu dài. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ điều chỉnh Mục tiêu: Điều chỉnh Quy hoạch 2004 trên quan điểm phát triển du lịch bền vững đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương đặt ra tại Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn mới đến năm 2020 gắn liền với bối cảnh hội nhập của du lịch với khu vực và quốc tế. Nhiệm vụ điều chỉnh: Căn cứ vào mục tiêu, những nhiệm vụ chủ yếu của Điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020 bao gồm : - Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch được đưa ra tại Quy hoạch 2004 đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004; xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, và những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng. - Xác định vị trí, vai trò, lợi thế, những cơ hội và thách thức của du lịch Hải Dương đối với phát triển du lịch trong giai đoạn đến năm 2020 gắn với bối cảnh kinh tế - xã hội và du lịch trong nước cũng như quốc tế. - Phân tích, đánh giá bổ sung có hệ thống tiềm năng và những nguồn lực phát triển du lịch của Hải Dương; mối quan hệ trong phát triển du lịch giữa Hải Dương với thủ đô Hà Nội và các địa phương phụ cận thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm Phía Bắc; những tác động của xu thế phát triển du lịch trong nước và quốc tế đối với mục tiêu phát triển du lịch của Hải Dương. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 6 - Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch Hải Dương trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. - Xác định các định hướng phát triển thị trường - sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hoạt động marketing du lịch phù hợp với điều kiện của Hải Dương và xu thế phát triển du lịch trong nước và quốc tế. - Nghiên cứu đánh giá và đề xuất điều chỉnh định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ phù hợp với bối cảnh phát triển mới trong mối quan hệ liên vùng với các địa phương thuộc Trung tâm Hà Nội và phụ cận; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; với khu vực và quốc tế. - Điều chỉnh định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp với điều chỉnh tổ chức lãnh thổ du lịch và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đến năm 2020. - Xác định danh mục các địa bàn, lĩnh vực và dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch của Hải Dương với phân kỳ phát triển hợp lý. - Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Hải Dương trong giai đoạn 2011 - 2020. Nguyên tắc điều chỉnh: - Phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển du lịch; với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020. - Phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020. - Kế thừa Quy hoạch 2004 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan - Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù để nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Hải Dương. - Góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. 3. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch 3.1 Căn cứ pháp lý a) Luật Du lịch 2005 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005. b) Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch; Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 7 c) Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. d) Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội e) Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu. 3.2 Chủ trương, chính sách a) Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV b) Báo cáo số 549/BC-SVHTTDL ngày 21/5/2009 báo cáo nhiệm vụ nội dung điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020. c) Công văn số 878/UBND-VP ngày 18/6/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hải Dương đến 2020. d) Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 9/9/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020” 3.3 Các định hướng phát triển a) Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; b) Quyết định số 307-TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010; c) Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010; Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 8 d) Quyết định số 197/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng TCDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng du lịch Bắc bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; e) Quyết định số 201/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng TCDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; f) Quyết định số 4940/2005/QĐ-UBND ngày 28/10/2005 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 -2020; g) Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020; h) Các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác liên quan. i) Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2009 j) Xu hướng phát triển du lịch khu vực và thế giới, thực tiễn và nhu cầu phát triển du lịch Việt Nam. 4. Các sản phẩm dự án điều chỉnh quy hoạch a) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020; b) Hệ thống các bản đồ : (1) Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương trong hệ thống tuyến, điểm du lịch vùng du lịch Bắc Bộ tỷ lệ 1/1.000.000; (2) Bản đồ hiện trạng tổng hợp du lịch tỉnh Hải Dương tỷ lệ 1/100.000; (3) Bản đồ định hướng tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch tỉnh Hải Dương tỷ lệ 1/100.000 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 9 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 2004 I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG QUY HOẠCH 2004 1. Khái quát các nội dung chính của Quy hoạch 2004 Quy hoạch 2004 được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 bao gồm một số nội dung chính sau : - Đánh giá tài nguyên du lịch : theo đó đã có được những nhận xét đánh giá về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên; tình hình phát triển KT-XH Hải Dương giai đoạn 2000 – 2003; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường; và tài nguyên du lịch - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2003 trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu chuyên ngành cơ bản : khách du lịch,thu nhập du lịch,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du lịch, đầu tư du lịch và hiện trạng tổ chức quản lý, hoạt động marketing du lịch. - Định hướng phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn đến năm 2020 bao gồm:  Dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành : Chỉ tiêu phát triển du lịch Đơn vị 2005 2010 2020 Khách du lịch Ngàn lượt - Quốc tế (lưu trú) 50,0 100,0 250,0 - Nội địa (lưu trú) 200,0 350,0 650,0 - Khách không lưu trú 500,0 600,0 700,0 Phòng khách sạn Phòng 1.390 2.714 5.996 Lao động Người - Trực tiếp 1.772 3.575 9.584 - Gián tiếp 3.544 7.514 19.168 Thu nhập du lịch Triệu USD 16,135 36,500 102,225 GDP du lịch Triệu USD 10,660 24,065 67,633 Tỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP % 1,56 2,27 3,00 Nhu cầu đầu tư Triệu USD 12,800 47,324 127,573 Nguồn : Quy hoạch 2004 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 10  Định hướng phát triển sản phẩm du lịch bao gồm : (i) lễ hội đền Kiếp Bạc và Côn Sơn; (ii) sân Golf Ngôi sao Chí Linh; (iii) nghỉ dưỡng-tham quan-lễ hội An Phụ - Kính Chủ; (iv) du lịch đường sông (sông Hương, Hải Dương - Vạn Kiếp); (v) sản phẩm lưu niệm-hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc địa phương, (vi) sản phẩm làng nghề; (vii) miệt vườn Thanh Hà.  Quy hoạch theo lãnh thổ gồm : (i) định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ; (ii) Quy hoạch phát triển các cơ sở lưu trú; (iii) quy hoạch các điểm dừng chân; (iv) quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; (v) quy hoạch phát triển các khu vực vui chơi giải trí lớn.  Định hướng đầu tư bao gồm : (i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành; (ii) phát triển hệ thống lưu trú và cơ sở dịch vụ; (iii) tôn tạo tài nguyên, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; (iv) cải thiện kết cấu hạ tầng. - Các giải pháp thực hiện bao gồm : (i) công tác quy hoạch; (ii) phát triển nguồn nhân lực; (iii) hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch; (iv) kiện toàn hệ thống QLNN về du lịch; (v) đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù; (vi) mở rộng thị trường; (vii) giải pháp về vốn; và (viii) xã hội hóa phát triển du lịch. 2. Nhận xét, đánh giá nội dung Quy hoạch 2004 Quy hoạch 2004 đã thể hiện được tương đối đầy đủ những nội dung của một quy hoạch tổng thể chuyên ngành du lịch theo quy định của Luật Du lịch. Các tính toán dự báo tại Quy hoạch 2004 đã được thực hiện trên cơ sở phân tích các định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương và quy hoạch du lịch cấp vùng tại thời điểm thực hiện vì vậy khá phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản về phát triển du lịch, đặc biệt chỉ tiêu về khách du lịch trong giai đoạn 2004 - 2009. Đây là thành công của Quy hoạch 2004. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, nội dung của Quy hoạch 2004 còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và triển khai hoạt động phát triển du lịch trong thực tiễn nhằm phát triển du lịch Hải Dương tương xứng với vị trí trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong phát triển du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận và hướng tới phát triển du lịch bền vững. Một số hạn chế chủ yếu của Quy hoạch 2004 bao gồm : Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 11 - Chưa làm rõ được những lợi thế so sánh của tiềm năng du lịch Hải Dương so với các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương phụ cận trong vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một vấn đề quan trọng làm căn cứ cho việc xác định những định hướng phát triển riêng, tạo sự khác biệt của du lịch Hải Dương và qua đó tạo được sức hấp dẫn và nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến du lịch Hải Dương trong mối quan hệ phát triển du lịch vùng. - Mặc dù đã đề cập đến định hướng sản phẩm du lịch, tuy nhiên hệ thống sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Dương còn chưa xác định được cụ thể. Đây có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho du lịch Hải Dương chưa tạo được sự bứt phá được đứng từ góc độ sản phẩm du lịch và điều này cũng có những ảnh hưởng đến phát triển du lịch sau khi Quy hoạch 2004 được phê duyệt. - Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Dương còn nhiều nội dung trùng và chưa rõ, đặc biệt đối với định hướng phát triển 02 không gian trọng điểm du lịch; hệ thống tuyến, điểm du lịch chính của Hải Dương. - Mặc dù quan điểm phát triển du lịch có đề cập đến phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên Quy hoạch 2004 còn chưa chỉ ra được những yếu tố cơ bản đã, đang và sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển du lịch của du lịch Hải Dương, đặc biệt đứng từ góc độ môi trường và sự tham gia của cộng đồng. Những hạn chế được chỉ ra trên đây về nội dung của Quy hoạch 2004 cần được làm rõ và bổ sung trong Điều chỉnh Quy hoạch 2004. II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1. Khách du lịch Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, thời gian qua du lịch Hải Dương cũng đã có những bước phát triển quan trọng với mức tăng trưởng bình quân về khách du lịch trên 20%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của du lịch Việt Nam cũng như so với nhiều địa phương trong cả nước. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 12 Bảng 1: Lượng khách du lịch đến Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010 Đơn vị: Nghìn lượt khách Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng Tổng lượng khách 354 472 631 720 851 1.100 1.550 1.900 2.050 2.205 22,5% Khách lưu trú 113 122 151 203 251 303 365 420 499 572 19,7% - Khách quốc tế 27 26 31 38 51 60 82 100 105 120,5 18,1% - Khách nội địa 86 96 120 165 200 243 282 320 394 451,5 20,2% Tỷ lệ so với tổng (%) 31,9 25,8 23,9 28,2 29,5 27,5 23,5 22,1 24,3 25,9 Khách không lưu trú 241 350 480 517 600 797 1.185 1.480 1.551 1.633 23,7% - Khách quốc tế 115 163 216 232 289 374 556 637 680 750 23,2% - Khách nội địa 126 187 264 285 311 423 629 843 871 883 24,2% Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010 Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trưởng về lượng khách lưu trú, lượng khách du lịch đến Hải Dương không sử dụng dịch vụ lưu trú (khách đi theo tour trong vùng mà Hải Dương chỉ là điểm dừng chân tham quan; khách du lịch lễ hội, khách tham quan trong ngày từ Hà Nội, khách “transit” trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Quảng Ninh) cũng tăng khá nhanh. Đây là một đặc điểm khá đặc thù của du lịch Hải Dương, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch của địa phương. 1.1 Khách du lịch quốc tế Lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Dương trong giai đoạn 2001 - 2010 có sự tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 toàn tỉnh đã đón được 27.000 lượt khách quốc tế thì năm 2010 đã tăng lên 120.500 lượt, bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Như vậy có thể thấy chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế của Quy hoạch 2004 là khá phù hợp với thực tế (Bảng 2). Bảng 2: Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương, giai đoạn 2001 - 2010 Đơn vị: Ngàn lượt khách Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khách quốc tế 27,0 26,0 31,0 38,0 51,0 60,0 82,5 100,0 105,0 120,5 Tỷ lệ so với tổng (%) 23,9 21,3 20,5 18,7 20,3 19,8 22,6 23,8 21,0 21,1 Tổng số 113,0 122,0 151,0 203,0 251,0 303,0 365,0 420,0 499,0 572 Ngày khách TB 1,5 1,7 1,5 1,7 1,8 2,0 2,0 1,8 2,2 2,3 Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 13 Tỷ lệ lượng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Hải Dương khá ổn định và chiếm trên dưới 20% với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 18,5% năm. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Hải Dương còn hạn chế và thấp hơn ngày lưu trú trung bình cả nước. Điều này có thể được giải thích là do Hải Dương còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng để có thể giữ chân được khách du lịch quốc tế ở lại Hải Dương lâu hơn. Mặc dù có tỷ lệ khách du lịch quốc tế khá, tu
Luận văn liên quan