Đề tài Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO

ðiều chỉnh thuế thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của ñiều chỉnh hệ thống chính sách thuế. Quá trình ñiềuchỉnh thuế thu nhập theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam tuy ñã ñạt những thành công bước ñầu nhưng vẫn cần tiếp tục ñiều chỉnh. Vì vậy, việc ñiều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO là có tính thời sự, cấp thiết.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu. ðiều chỉnh thuế thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của ñiều chỉnh hệ thống chính sách thuế. Quá trình ñiều chỉnh thuế thu nhập theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam tuy ñã ñạt những thành công bước ñầu nhưng vẫn cần tiếp tục ñiều chỉnh. Vì vậy, việc ñiều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO là có tính thời sự, cấp thiết. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài Trong thời gian có cuộc cải cách thuế bước 1 ñã có rất nhiều bài tham luận về chính sách thuế của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở mức luận giải rõ thuế là công cụ cần phải sử dụng trong ñiều chỉnh thuế thu nhập hoặc chỉ tập trung phân tích và ñề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chưa ñi sâu phân tích và ñề xuất nhiều về giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO. 3. Mục ñích nghiên cứu của luận án Mục ñích của luận án là trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên của WTO; Phân tích thực trạng ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO; ðể tiếp tục ñiều chỉnh thuế thu nhập ñến năm 2020, cần có những giải pháp gì? 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ðối tượng nghiên cứu của luận án là thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu 04 nội dung ñiều chỉnh cơ bản của thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO: xác ñịnh thu nhập chịu thuế; xác ñịnh các khoản khấu trừ hoặc các khoản chi phí ñược trừ khi tính thuế thu nhập; thuế suất thuế thu nhập và ưu ñãi thuế thu nhập. 2 Thời gian nghiên cứu: từ năm 1991 ñến nay và tập trung vào giai ñoạn từ năm 2007 ñến nay sau khi Việt Nam ñã trở thành thành viên WTO. ðề xuất các giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập ñến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án ñã sử dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân loại, sắp xếp, so sánh, ñối chiếu, phân tích, ñánh giá ñể rút ra những nhận xét phục vụ cho nghiên cứu ñề tài. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp toán kinh tế, mô hình, ñồ thị ñể ñánh giá cả mặt chất và mặt lượng của kết quả nghiên cứu. 6. Những ñóng góp mới của luận án Các ñóng góp mới bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ñiều chỉnh thuế thu nhập; ðánh giá về thực trạng và các vấn ñề cần tiếp tục nghiên cứu ñiều chỉnh; ðề xuất các giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các từ viêt tắt và các ñồ thị, các phần mở ñầu và kết luận , danh mục các công trình ñã công bố liên quan ñến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 03 chương với 06 bảng và 13 hình vẽ. * * * 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ ðIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ðIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1.1. Thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập 1.1.1. Tổng quan về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập Thuế thu nhập là một loại thuế ñánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của cá nhân hoặc pháp nhân. Thuế thu nhập ñóng vai trò rất quan trọng trong việc ñảm bảo nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, ñiều tiết vĩ mô của Nhà nước ñối với các hoạt ñộng kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Các nguyên tắc khi ñánh thuế thu nhập: ðánh thuế trên cơ sở thu nhập chịu thuế; ðánh thuế luỹ tiến; Lựa chọn thời gian ñể xác ñịnh thu nhập chịu thuế. Thuế thu nhập ñược phân loại thành thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). 1.1.2. Nội dung ñiều chỉnh thuế thu nhập Khái niệm ñiều chỉnh thuế thu nhập: ðiều chỉnh thuế thu nhập là sửa ñổi, bổ sung hoàn thiện thuế thu nhập cả về chính sách thuế thu nhập và quản lý thuế thu nhập nhằm ñạt ñược các mục tiêu quản lý thuế thu nhập. Nội dung ñiều chỉnh thuế thu nhập: ðiều chỉnh chính sách thuế thu nhập có nhiều nội dung khác nhau nhưng trong luận án này, tác giả tập trung 04 nội dung cơ bản sau: quy ñịnh về xác ñịnh thu nhập chịu thuế, quy ñịnh về việc xác ñịnh các khoản khấu trừ hoặc các khoản chi phí ñược trừ khi tính thuế thu nhập, quy ñịnh về các mức thuế suất, quy ñịnh về xác ñịnh ưu ñãi thuế. 1.1.3. Nguyên tắc, phương pháp và quy trình ñiều chỉnh thuế thu nhập Nguyên tắc ñiều chỉnh thuế thu nhập: ðảm bảo công bằng, minh bạch; Gắn với chủ trương và chính sách phát triển kinh tế từng giai ñoạn lịch sử nhất ñịnh; Phải bao quát nguồn thu; ðảm bảo tính linh hoạt. 4 Phương pháp ñiều chỉnh gồm: Phương pháp ñiều chỉnh trực tiếp và gián tiếp; Phương pháp hành chính và phi hành chính; Phương pháp chủ ñộng và thụ ñộng. Quy trình ñiều chỉnh: Bao gồm 7 bước: Tổng kết, sơ kết chính sách; Phân tích và ñánh giá; Xác ñịnh mục tiêu ñiều chỉnh, phương pháp và nội dung ñiều chỉnh; Xây dựng kế hoạch và lộ trình ñiều chỉnhSoạn thảo dự thảo văn bản ñiều chỉnh; Lấy ý kiến, hoàn chỉnh văn bản ñiều chỉnh; Trình cấp thẩm quyền ký duyệt và ban hành ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập. 1.1.4. Tác ñộng của ñiều chỉnh thuế thu nhập Tác ñộng ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập có tổng lợi ích xã hội cao nhất khi giá cả ngang bằng với sức chi trả của người dân và giá cả hàng hóa cá nhân phù hợp với hàng hóa công cộng. 1.2. Yêu cầu, ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế Thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO 1.2.1. Khái quát về WTO Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế ñược thành lập năm 1994, là nơi ñề ra những quy ñịnh ñiều tiết hoạt ñộng thương mại của các quốc gia trên quy mô toàn thế giới. WTO có ba cơ quan chủ yếu là Hội nghị Bộ trưởng, ðại Hội ñồng và Ban thư ký, trong ñó Hội nghị Bộ trưởng và ðại Hội ñồng là các cơ quan có quyền ra quyết ñịnh. Thành viên của WTO là các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ hải quan có quy chế tự trị về kinh tế. 1.2.2. Các yêu cầu ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO Yêu cầu “Không phân biệt ñối xử”: khi ñiều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập trong nước thì các doanh nghiệp hay cá nhân của các nước thành viên khác cũng ñược hưởng mức thuế suất như vậy. Yêu cầu “Tự do hóa thương mại”: thúc ñẩy việc ñiều chỉnh và áp dụng một mức thuế suất và các quy ñịnh về loại thu nhập chịu thuế, về miễn, giảm ưu ñãi thuế hợp lý, công bằng. 5 Yêu cầu tạo môi trường cạnh tranh công bằng: yêu cầu các thành viên của WTO không thể sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp như một dạng trợ cấp cho các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu. Yêu cầu minh bạch hóa: WTO yêu cầu các thành viên phải thực thi các biện pháp ñể ñảm bảo tính minh bạch. Chính phủ và các thành viên phải công bố công khai và phải ñảm bảo công chúng cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống thuế thu nhập. Yêu cầu “hỗ trợ các nước ñang phát triển và kém phát triển”: tác ñộng tích cực ñến quá trình ñiều chỉnh thuế thu nhập. Ví dụ cần ñiều chỉnh vừa ñảm bảo thông lệ quốc tế, vừa có lộ trình ñể ñảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước và doanh nghiệp. 1.2.3. Các ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO Các ñiều kiện: - Phải bãi bỏ ngay các trợ cấp hỗ trợ các ngành hàng và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. - Phải ñối xử bình ñẳng giữa các thể nhân và pháp nhân trong nước và nước ngoài. - Phải tôn trọng và thực thi luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách áp dụng trị giá tính thuế, biện pháp can thiệp ñầu tư và thương mại ngay sau khi tham gia WTO. - Phải minh bạch hóa bằng cách công bố công khai toàn văn dự thảo trên các văn bản quy phạm pháp luật trên các thông tin ñại chúng kể cả của Chính phủ và các tổ chức chính quyền ñịa phương ñể nhân dân ñược biết và lấy ý kiến. Lộ trình thực hiện ñối với các nước xin gia nhập: sẽ ñược ñịnh ra theo tình hình và bối cảnh thực tế ñàm phán với các nước thành viên. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO Các nhân tố khách quan: - Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. 6 - Những nhu cầu chi tiêu của Ngân sách các nước cũng ảnh hưởng tới việc thực thi cam kết cắt giảm các dòng thuế với việc thực thi thông nhất và bình ñẳng các loại thuế thu nhập. - ðiều kiện cơ sở vật chất của các nước tham gia cũng ảnh hưởng rất lớn ñến việc thực thi các cam kết, ñặc biệt là các cam kết về thuế thu nhập. Các nhân tố chủ quan: - Quyết tâm thực thi của Chính Phủ và các cơ quan thực thi pháp luật. - Trình ñộ chuyên môn của các cán bộ công chức thực thi và liên ñới tới các cam kết thuế thu nhập khi là thành viên WTO. - Công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các cam kết. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO - Kinh nghiệm quốc tế về ñiều chỉnh các quy ñịnh về xác ñịnh thu nhập chịu thuế: + ðối với thuế TNDN: bổ sung thu nhập từ chuyển nhượng dự án, quyền thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản, chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án, quyền kinh doanh vào thu nhập chịu thuế. + ðối với thuế TNCN: Nhìn chung quy ñịnh về thu nhập chịu thuế của các quốc gia là tương ñối tương ñồng, bao quát các loại thu nhập. Tuy nhiên, phạm vi các khoản thu nhập ñược miễn thuế cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào ñịnh hướng chính sách của mỗi nước. - Kinh nghiệm quốc tế về ñiều chỉnh các quy ñịnh về xác ñịnh chi phí ñược trừ hay các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập: + ðối với thuế TNDN: Pháp luật thuế TNDN của các nước ñều cho phép trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan ñến hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo các hoá ñơn, chứng từ ñồng thời khuyến khích chi 7 cho nghiên cứu và phát triển, ñào tạo nghề, khống chế các khoản chi chăm sóc khách hàng và không cho phép trừ các khoản chi mang tính cá nhân. + ðối với thuế TNCN: Hầu hết các khoản giảm trừ gia cảnh TNCN các nước áp dụng ñược chia thành ba nhóm sau: i) Giảm trừ chung cho cá nhân người nộp thuế ; ii) các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc, như giảm trừ cho con, cho vợ hoặc chồng, cho bố mẹ... và iii) các khoản giảm trừ có tính chất ñặc thù. - Kinh nghiệm quốc tế về ñiều chỉnh thuế suất thuế thu nhập: + ðối với thuế TNDN: Nhìn chung, việc ñiều chỉnh thuế suất thuế TNDN ñã ñược các nước tiến hành theo xu hướng giảm dần. + ðối với thuế TNCN: Những năm gần ñây, nhiều nước ñã thực hiện cắt giảm mức thuế suất ñể nâng cao tính hấp dẫn của môi trường ñầu tư trong nước, thu hút ñược lao ñộng có kỹ thuật từ bên ngoài trong khi một số nước cũng ñã thực hiện giảm bớt số bậc thuế. - Kinh nghiệm quốc tế về ñiều chỉnh các quy ñịnh về ưu ñãi thuế thu nhập: Chính sách ưu ñãi thuế TNDN là việc một quốc gia ban hành một chính sách thuế TNDN có lợi hơn so với các nước khác nhằm thu hút ñầu tư. Các hình thức ưu ñãi thường ñược áp dụng ở các nước bao gồm: ưu ñãi về thuế suất, cho phép chuyển lỗ, miễn giảm thuế có thời hạn, giảm nghĩa vụ thuế (tax credits), cho phép khấu hao nhanh... 1.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam về ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO - Về ñiều chỉnh thu nhập chịu thuế phải rõ ràng, minh bạch và dễ thực hiện. Hệ thống thuế thu nhập của hầu hết các nước ñều tuân thủ theo những yêu cầu chung của WTO, ñảm bảo tính công bằng, minh bạch. - Về thuế suất thuế thu nhập nên ñiều chỉnh giảm dần nhằm dưỡng nguồn thu. Thuế suất thuế thu nhập giảm sẽ khuyến khích ñầu tư trong nước cũng như thu hút ñầu tư nước ngoài và phù hợp với mặt bằng chung các nước trong khu vực. ðối với thuế thu nhập cá nhân do mỗi nước có ñiều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên cách tính thuế thu nhập cá nhân cũng khác nhau. 8 - Về miễn giảm thuế thu nhập phải ñúng ñối tượng và công khai. Các nước ñều xác ñịnh các ñối tượng ñược miễn giảm thuế thu nhập thường là diện có trách nhiệm phải nuôi dưỡng các ñối tượng khác. Tuy nhiên, các ñối tượng ñược miễn giảm không phải cho cả các hộ nghèo hay khó khăn vì các nhóm ñối tượng này sẽ ñược ưu ñãi hay miễn thuế hoặc ñược trợ giúp bằng các chương trình từ thiện hay trợ cấp khác. - Về các ưu ñãi thuế thu nhập phải hợp lý với mục ñích từng thời kỳ. Các ưu ñãi về thuế thu nhập phụ thuộc vào từng ñiều kiện và mục ñích của Chính phủ trong việc tạo ra các ưu ñãi của mỗi nước. Tuy nhiên, những ưu ñãi ñưa ra phải ñảm bảo công bằng giữa các ñối tượng, ñảm bảo ñúng các chuẩn mực của quốc tế nhằm thể hiện ñược sự giúp ñỡ các ñối tượng khó khăn nhưng theo quy ñịnh của WTO. * * * 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ðIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ðIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 2.1. Các cam kết về yêu cầu, ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO 2.1.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Thủ tục ñàm phán ñể gia nhập WTO, có thể nêu tóm tắt, gồm bốn giai ñoạn mà Việt Nam ñã thực hiện như sau: - Thứ nhất, Ngày 04/01/1995, Việt Nam ñã chính thức gửi ðơn xin gia nhập WTO. Ngày 31/01/1995, ðại hội ñồng WTO ñã thành lập Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (WP) gồm ñại diện của gần 40 nước thành viên từ các nền kinh tế khác nhau. - Thứ hai, Tháng 10/2003 Việt Nam ñã trình WP các Bản chào ñầu tiên về hàng hoá và dịch vụ, các Chương trình hành ñộng (AP), kể cả AP về lập pháp, CVA, TBT, SPS, TRIMs, TRIPs. - Thứ ba, bộ hồ sơ tài liệu văn kiện pháp lý về việc Việt Nam gia nhập WTO ñã ñược chính thức khởi thảo từ Phiên 7 của WP khi nhất trí ñồng ý về việc chuẩn bị một bản Dự thảo sơ bộ Báo cáo của WP (DEFR). - Thứ tư, Theo thông báo ngày 12/12/2006 của Ban Thư ký WTO, vào ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng này. 2.1.2. Quá trình ñiều chỉnh thuế thu nhập trước khi là thành viên WTO - Về thuế TNDN: Trong thời kỳ bao cấp, Việt Nam duy trì chế ñộ trích nộp ngân sách vì các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản của Nhà nước. Các khoản trích nộp này thường ñược ñiều chỉnh bởi các quyết ñịnh từ Hội ñồng Bộ trưởng (nay là chính Phủ). Sau khi ñổi mới kinh tế năm 1990, Việt Nam ban hành luật thuế lợi tức thay cho các quy ñịnh về các khoản trích nộp Ngân sách và bước ñầu cho phép các thành phần kinh tế khác có nghĩa vụ kê khai và nộp 10 ngân sách công bằng với thành phần kinh tế Nhà nước. - Về thuế TNCN: Từ năm 1991, Việt Nam ñã ban hành Pháp lệnh về thuế ñối với người có thu nhập cao. Năm 2001 và 2004 ñã ñiều chỉnh lại các nội dung về thuế ñối với người có thu nhập cao nhưng thực chất hiệu quả không cao. 2.1.3. Các cam kết về yêu cầu, ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO - Các yêu cầu ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO. + Yêu cầu “không phân biệt ñối xử”: theo chế ñộ ñối xử tối huệ quốc và chế ñộ ñối xử quốc gia, giữa trong nước và nước ngoài, không phân biệt ñối xử giữ hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. + Yêu cầu “tự do hóa thương mại”: Việt Nam cam kết phải mở rộng quyền kinh doanh kể cả quyền xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài như cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam. + Yêu cầu tạo môi trường cạnh tranh công bằng ñối với Việt Nam: Việt Nam phải bãi bỏ ngay các trợ cấp phi nông nghiệp, kể cả thưởng xuất khẩu là những biện pháp Việt Nam ñang áp dụng nhằm hỗ trợ các ngành hàng và doanh nghiệp có thành tích cao trong xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam. + Yêu cầu minh bạch hóa ñối với Việt Nam: Việt Nam phải ñưa ra các cam kết ràng buộc, các mức thuế cam kết, khi cam kết mở cửa thị trường có hiệu lực, nước ñó sẽ không ñược tăng thuế vượt mức cam kết. Bảng 2.1: Diễn giải mức thuế cam kết bình quân ðơn vị: % Mức cắt giảm TS tại vòng Urugoay Bình quân chung theo ngành TS MFN hiện hành TS cam kết khi gia nhập WTO TS cam kết vào cuối lộ trình Mức giảm so với thuế MFN hiện hành Nước PT Nước ñang PT Sản phẩm nông nghiệp 23,5 25,2 21,0 10,6 40 30 Sản phẩm công nghiệp 16,6 16,1 12,6 23,9 37 24 Chung toàn biểu 17,4 17,2 13,4 23,0 11 + Yêu cầu “hỗ trợ các nước ñang phát triển và kém phát triển” ñối với Việt Nam: Khi các nguồn thu chính của ngân sách bị ảnh hưởng từ các khoản thuế xuất nhập khẩu thì thuế thu nhập nhất thiết phải thực thi nhằm cân ñối ngân sách tại Việt Nam. - Các cam kết về ñiều kiện ñiều chỉnh thuế thu nhập khi Việt Nam là thành viên WTO. + Việt Nam nhất quán phát triển kinh tế thị trường và tạo mọi ñiều kiện ñể kinh tế thị trường phát triển. Các biện pháp can thiệp tới thương mại và ñầu tư phải theo các hiệp ñịnh của tổ chức WTO và các hiệp ñịnh song phương ñã ký kết. + Việt Nam phải thể hiện tinh thần chủ ñộng tham gia WTO bằng kết quả ñàm phán song phương với nhiều nước thành viên WTO và cam kết bãi bỏ ngay các trợ cấp và các biện pháp hỗ trợ bị coi là không công bằng trong kinh doanh và phải bãi bỏ ngay. - Việt Nam phải tuyên bố thực thi bình ñẳng các luật pháp quốc tế bao gồm luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách áp dụng trị giá tính thuế, biện pháp can thiệp ñầu tư và thương mại ngay sau khi tham gia WTO. - Về lộ trình thực hiện ñối với Việt Nam sẽ ñược ñịnh ra trong 12 năm ñầu tiên kể từ khi gia nhập bị coi là kinh tế phi thị trường. Sau thời hạn trên sẽ xem xét sự cải cách nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường công bằng với các thành viên khác. 2.2. Thực trạng ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO 2.2.1. Kết quả thu thuế thu nhập của Việt Nam giai ñoạn 1999-2012 - Kết quả thu thuế thu nhập giai ñoạn 1999-2007 Tổng số thu NSNN liên tục tăng, số thu năm sau cao hơn năm trước khoảng 15-25%. Thuế TNDN chiếm một tỷ lệ tương ñối quan trọng trong tổng thu NSNN khoảng 24-25%. Trong khi ñó, số thu từ thuế thu nhập với người có thu nhập cao (tiền thân của sắc thuế TNCN) chỉ chiếm khoảng 1,9-2,3% trong tổng thu ngân sách. 12 - Kết quả thu thuế thu nhập giai ñoạn 2008-2012 Số thu NSNN trong giai ñoạn này vẫn tăng nhưng biến ñộng không ổn ñịnh. Cụ thể, các năm 2008, 2010, 2011 tốc ñộ tăng thu ñạt trên 20%, nhưng các năm 2009, 2012 chỉ ñạt 3-5%. Số thu từ thuế TNCN tăng khá nhanh so với tốc ñộ tăng của tổng thu NSNN. Tỷ trọng số thu từ thuế TNCN trong tổng thu NSNN theo ñó cũng tăng tương ứng từ 2-3% những lên 5-6%. 2.2.2. Thực trạng nội dung ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO - ðiều chỉnh thu nhập chịu thuế: + ðối với thuế TNDN: Thu nhập chịu thuế ñối với thuế thu nhập doanh nghiệp ñã ñược ñiều chỉnh theo hướng minh bạch hơn. Từ 1/1/2009, thu nhập chịu thuế ñược tách rõ bao gồm thu nhập từ hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác. + ðối với thuế TNCN: Ngày 21/11/2007, Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế cho Thuế thu nhập với người có thu nhập cao trước ñây. Luật thuế TNCN mới chuyển cá nhân, hộ kinh doanh hiện ñang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào nộp thuế thu nhập cá nhân. - ðiều chỉnh các khoản giảm trừ hoặc chi phí ñược trừ: + ðối với thuế TNDN: cho phép doanh nghiệp ñược khấu hao nhanh TSCð không quá hai lần; ñược tính vào chi phí hợp lý các khoản chi cho giáo dục, ñào tạo; tăng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị lên mức thống nhất 10%;... + ðối với thuế TNCN: bổ sung quy ñịnh về các khoản ñược trừ khi xác ñịnh thu nhập tính thuế ñối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú gồm các khoản ñóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... và các khoản giảm trừ. - ðiều chỉnh thuế suất: + ðối với thuế TNDN: Giai ñoạn từ năm 2007 ñến 2008, ñã ñiều chỉnh áp dụng thống
Luận văn liên quan