Trong những thập niên gần đây, ngành bưu chính viễn thông đã phát triển
mạnh mẽ tạo ra bước ngoặc quan trọng trong lĩnh vực thông tin để đáp ứng nhu
cầu của con người. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin
di động, chiếc điện thoại bàn vẫn ở một vị trí không thể thiếu trong cuộc sống.
Ngoài chức năng chính là thông thoại, các nhà cung cấp dịch vụ vẫn luôn cố
gắng phát triển thêm nhiều tính năng m ới để phục vụ cho nhu cầu con người, đó
cũng là đề tài cho các nhà khoa học, kỹ thuật tập trung nghiên cứu.
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người luôn bận rộn với công việc,giả sử
một người khi đang làm việc ở một nơi cách xa nhà mà không biết hoạt động
của các thiết bị điện trong nhà có an toàn hay không, những lúc như vậy,người
ấy cầncó một thiết bị có thể giúp mình không những kiểm tra được trạng thái
của các thiết bịđiện trong nhà, mà còn có thể điều khiển chúng tắt hay mở theo
ý muốn, điều này đòi hỏi phải có một thiết bị điều khiển từ xa.
Đối với hệ thống điều khiển từ xa bằng hồng ngoại có nhược điểm là bị
giới hạn về khoảng cách. Tuy nhiên, với mạng điện thoại đã được mở rộng với
quy mô trên toàn thế giới thì kho ảng cách không còn là vấn đề khó khăn, bên
cạnh đó, sự hoạt động ổn định và đáng tin cậy của mạng điện thoại đã mở ra một
hướng đi mới cho việc điều khiển từ xa.
Điều khiển từ xa qua đường dây điện thoạilà một hệ thống mà con người
có thể điều khiển được các thiết bị thông qua bàn phím điện thoại bàn, với thiết
bị này, người điều khiển sẽ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho công việc,
vừa đảm bảo các tính năng an toàn cho các thiếtbị điện gia dụng. Ngoài ra, ứng
dụng của hệ thống điều khiển từ xa bằng điện thoại giúp tacó thể điều khiển các
thiết bị, máy móc ở những môi trườngnguy hiểm mà con người không thể làm
việc hoặc tiếp xúc trực tiếp được.
Vớinhững tính năng như điều khiển dễ dàng, độ tin cậy cao, khả năng
làm việc ổn định(do sử dụng đường dây điện thoại để truyền dẫn tín hiệu), hệ
thống điều khiển từ xa qua điện thoại sẽ góp phần phục vụ tốthơn cho nhu cầu
của con người.
Xuất phát từ những ý tưởng và tình hình thực tế như đã nêu, nhóm chúng
em quyết định chọn đề tài “Hệ thống điều khiển thiết bị trong nhà qua đường
dây điện thoại” để làm đề tài đồ án tốt nghiệp.
II. Giới thiệu đề tài:
66 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều khiển thiết bị trong nhà qua đường dây điện thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA ĐIỆN TỬ- TIN HỌC
ĐỀ TÀI : ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ
QUA ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN THOẠI
GVHD: NGUYỄN TRỌNG KHANH
SVTH: 1. HUỲNH KHÁNH DUY
2. PHAN ANH TUÂN
LỚP: CĐ ĐTVT 06B
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt ba năm học vừa qua, được sự giúp đỡ và chỉ bảo của quý Thầy
Cô khoa Điện Tử - Tin Học trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng đã giúp
chúng em tích lũy được vốn kiến thức vô cùng bổ ích làm nền tảng cho công
việc sau này.
Sau khoảng thời gian tìm hiểu, thiết kế và thi công đồ án tốt nghiệp, đề tài: “
Điều khiển thiết bị trong nhà qua đường dây điện thoại, cuối cùng, nhóm em
cũng đã hoàn thành công việc. Những kết quả mà nhóm em có được là nhờ
những kiến thức đã tiếp thu được trong ba năm học, bên cạnh đó là sự chỉ dẫn
tận tình của Thầy hướng dẫn – Thầy Nguyễn Trọng Khanh, nhờ sự giúp đỡ của
thầy cô khoa Điện Tử - Tin Học.
Nhóm em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu trường
Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng, ban chủ nhiệm khoa Điện Tử - Tin Học, quý
Thầy Cô của khoa, và đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cám ơn đến thầy hướng dẫn
Nguyễn Trọng Khanh đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
nhóm em hoàn thành đề tài này.
Nhóm thực hiện.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
3
LỜI GIỚI THIỆU
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển đòi hỏi sinh viên –
học sinh học phải đi đôi với hành, bên cạnh những lý thuyết cơ bản ở trường
lớp, phải biết ứng dụng những gì đã học vào thực tiễn, có vậy mới giúp chúng ta
nắm vững những kiến thức mình đã có, bổ sung thêm kiến thức mới và góp phần
phát huy khả năng năng động, sáng tạo.
Sự xuất hiện của các linh kiện bán dẫn đã góp phần quan trọng trong sự
phát triển của công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử. Các thiết bị điện tử ra
đời ngày càng tinh vi hơn, nhỏ gọn hơn và nhiều chức năng hơn, phục vụ tốt hơn
cho nhu cầu của con người.
Tuy chỉ mới xuất hiện ở nước ta, nhưng công nghệ thông tin đã phát triển
rất nhanh và giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như đời sống, sản xuất
công nghiệp… Hệ thống viễn thông, dịch vụ khách hàng, thông tin di động,
nhắn tin ngày càng phát triển với tính hiện đại và tự động hóa ngày càng cao.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
4
CHƯƠNG 0: DẪN NHẬP
I. Đặt vấn đề:
Trong những thập niên gần đây, ngành bưu chính viễn thông đã phát triển
mạnh mẽ tạo ra bước ngoặc quan trọng trong lĩnh vực thông tin để đáp ứng nhu
cầu của con người. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin
di động, chiếc điện thoại bàn vẫn ở một vị trí không thể thiếu trong cuộc sống.
Ngoài chức năng chính là thông thoại, các nhà cung cấp dịch vụ vẫn luôn cố
gắng phát triển thêm nhiều tính năng mới để phục vụ cho nhu cầu con người, đó
cũng là đề tài cho các nhà khoa học, kỹ thuật tập trung nghiên cứu.
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người luôn bận rộn với công việc, giả sử
một người khi đang làm việc ở một nơi cách xa nhà mà không biết hoạt động
của các thiết bị điện trong nhà có an toàn hay không, những lúc như vậy, người
ấy cần có một thiết bị có thể giúp mình không những kiểm tra được trạng thái
của các thiết bị điện trong nhà, mà còn có thể điều khiển chúng tắt hay mở theo
ý muốn, điều này đòi hỏi phải có một thiết bị điều khiển từ xa.
Đối với hệ thống điều khiển từ xa bằng hồng ngoại có nhược điểm là bị
giới hạn về khoảng cách. Tuy nhiên, với mạng điện thoại đã được mở rộng với
quy mô trên toàn thế giới thì khoảng cách không còn là vấn đề khó khăn, bên
cạnh đó, sự hoạt động ổn định và đáng tin cậy của mạng điện thoại đã mở ra một
hướng đi mới cho việc điều khiển từ xa.
Điều khiển từ xa qua đường dây điện thoại là một hệ thống mà con người
có thể điều khiển được các thiết bị thông qua bàn phím điện thoại bàn, với thiết
bị này, người điều khiển sẽ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho công việc,
vừa đảm bảo các tính năng an toàn cho các thiết bị điện gia dụng. Ngoài ra, ứng
dụng của hệ thống điều khiển từ xa bằng điện thoại giúp ta có thể điều khiển các
thiết bị, máy móc ở những môi trường nguy hiểm mà con người không thể làm
việc hoặc tiếp xúc trực tiếp được.
Với những tính năng như điều khiển dễ dàng, độ tin cậy cao, khả năng
làm việc ổn định (do sử dụng đường dây điện thoại để truyền dẫn tín hiệu), hệ
thống điều khiển từ xa qua điện thoại sẽ góp phần phục vụ tốt hơn cho nhu cầu
của con người.
Xuất phát từ những ý tưởng và tình hình thực tế như đã nêu, nhóm chúng
em quyết định chọn đề tài “Hệ thống điều khiển thiết bị trong nhà qua đường
dây điện thoại” để làm đề tài đồ án tốt nghiệp.
II. Giới thiệu đề tài:
Điều khiển thiết bị trong nhà qua đường dây điện thoại là sự kết hợp
giữa các ngành Điện – Điện Tử và Viễn Thông, sự phối hợp ứng dụng vi điều
khiển hiện đại và hệ thống thông tin liên lạc đã hình thành một hướng nghiên
cứu và phát triển cho Khoa Học – Kỹ Thuật.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
5
Điều khiển thiết bị trong nhà qua đường dây điện thoại khắc phục được
nhiều giới hạn trong hệ thống điều khiển từ xa và báo động thông thường. Hệ
thống này không phụ thuộc vào khoảng cách, môi trường, đối tượng điều khiển.
Điểm nổi bật của hệ thống này là tính lưu động của tác nhân điều khiển (có thể
sử dụng ở bất cứ đâu có điện thoại bàn), thao tác điều khiển dễ dàng, nhanh
chóng với độ tin cậy cao.
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ:
Ý tưởng thiết kế là dựa vào mạng điện thoại có sẵn để thiết kế hệ thống
tự động điều khiển đóng ngắt các thiết bị điện trong nhà với sự trợ giúp của kỹ
thuật vi điều khiển. Hệ thống này được thiết kế trên mô hình đóng ngắt 4 thiết bị
và phản hồi kết quả cho người điều khiển biết bằng âm thanh được lưu trữ và cài
đặt sẵn. Ngoài ra, hệ thống này chỉ có thể điều khiển được khi nhấn đúng mã
Password nên không thể xảy ra trường hợp người ngoài có thể điều khiển hệ
thống do vô tình quay số ngẫu nhiên.
Để điều khiển, đầu tiên, người điều khiển phải gọi tới số máy điện thoại
nơi lắp đặt thiết bị điều khiển. Điện thoại được gọi có mạch điều khiển mắc song
song với dây điện thoại (thiết bị muốn điều khiển được mắc vào mạch điều
khiển). Sau một thời gian đổ chuông nhất định, nếu không có ai nhấc máy thì
mạch sẽ tự động điều khiển đóng mạch. Sự đóng mạch này tạo trạng thái tải giả
để kết nối thuê bao. Sau đó, người điều khiển sẽ nhấn mã Password để xâm nhập
vào hệ thống điều khiển. Khi nhấn đúng mã Password, mạch sẽ phát ra lời thông
báo như sau: “Mời bạn điều khiển”. Lúc này, mạch điều khiển sẵn sàng nhận
lệnh. Nếu nhấn sai Password thì người điều khiển không thể xâm nhập vào hệ
thống điều khiển được.
Sau khi nhấn đúng mã Password, người điều khiển có thể bắt đầu kiểm
tra trạng thái tất cả các thiết bị trước khi điều khiển. (Ví dụ: sau khi nhấn đúng
mã Password 2397, rồi nhấn tiếp số 5, lúc này, nếu tất cả các thiết bị đang ở
trạng thái tắt thì người điều khiển sẽ nhận được tín hiệu phản hồi bằng giọng nói
với nội dung như sau: “ Thiết bị 1 tắt, thiết bị 2 tắt, thiết bị 3 tắt, thiết bị 4 tắt”).
Để điều khiển hệ thống, ta sẽ quy định các mã điều khiển như sau:
+ Mã Password để điều khiển là 2397.
+ Số 6 được chọn là lệnh mở thiết bị.
+ Số 9 là lệnh tắt thiết bị.
+ Số 8 là lệnh tắt tất cả các thiết bị.
+ Số 1 được chọn là thiết bị 1.
+ Số 2 được chọn là thiết bị 2.
+ Số 3 được chọn là thiết bị 3.
+ Số 4 được chọn là thiết bị 4.
+ Số 5 là lệnh kiểm tra trạng thái tất cả các thiết bị.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
6
+ Dấu “*” được chọn là mã thoát khỏi hệ thống điều khiển (khi nhấn dấu
“*” trên bàn phím điện thoại, hệ thống sẽ tự ngắt kết nối với người điều khiển).
Ví dụ: nếu muốn tắt thiết bị 1, ta bấm số 91, muốn mở thiết bị 2, ta bấm
số 62.
Sau mỗi lần điều khiển, mạch sẽ phát ra tiếng nói để báo kết quả cho
người điều khiển. Ví dụ: sau khi bấm số 91, hệ thống sẽ có tín hiệu phản hồi về
bằng giọng nói với nội dung như sau: “Thiết bị 1 tắt”. Khi người điều khiển bấm
số 8 (mã tắt tất cả thiết bị), sẽ nhận được câu thông báo như sau: “Thiết bị 1 tắt,
thiết bị 2 tắt, thiết bị 3 tắt, thiết bị 4 tắt”.
Phương án thiết kế và sơ đồ khối:
Mạch thi công gồm các khối sau:
Khối cảm biến chuông.
Khối kết nối thuê bao.
Khối giải mã DTMF.
Khối xử lý trung tâm.
Khối âm thanh.
Khối công tắc bên ngoài.
Từ các khối trên, ta kết hợp lại với nhau thành một hệ thống hoạt động
hoàn chỉnh để thi công mạch và viết chương trình cho vi điều khiển để điều khiển
mạch hoạt động đúng theo yêu cầu đề ra.
Sơ đồ khối:
KHỐI DTMF
KHỐI CẢM BIẾN
TÍN HIỆU
CHUÔNG KHỐI CÔNG TẮC
BÊN NGOÀI
KHỐI TẠO ÂM THANH
KHỐI KẾT NỐI
THUÊ BAO
KHỐI XỬ LÝ
TRUNG TÂM
(CPU)
TIP
RING
KHỐI ĐIỀU KHIỂN
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
7
Trong hệ thống này, người điều khiển có thể điều khiển tại chỗ các thiết
bị bằng công tắc riêng ở bên ngoài mà không cần thông qua điện thoại.
Giải thích chức năng và mối quan hệ của các khối:
+ Khối xử lý trung tâm: điều khiển hoạt động của toàn hệ thống, nhận tín
hiệu chuông và sẽ quyết định kết nối thuê bao nếu không có người nhấc máy, các
mã điều khiển được lưu trữ trong CPU, khi nhận được mã từ người điều khiển,
CPU sẽ so sánh với mã lệnh được lưu trong bộ nhớ, từ đó, sẽ cho chạy chương
trình điều khiển các thiết bị cũng như điều khiển phát âm thanh.
+ Khối cảm biến chuông: cảm biến tín hiệu chuông, khi có một cuộc gọi
đến, khối này sẽ cảm biến tín hiệu, chuyển đến CPU để chạy chương trình điều
khiển kết nối thuê bao.
+ Khối kết nối thuê bao: nhận tín hiệu điều khiển từ CPU, kết nối tạo
trạng thái tải giả giống như thuê bao đang nhấc máy.
+ Khối DTMF: trên đường dây điện thoại, khi ấn phím điện thoại, các số
được truyền dưới dạng mã đa tần (gồm một tín hiệu có tần số cao và một tín hiệu
có tần số thấp), khối này sẽ thu nhận tổ hợp mã đa tần này, sau đó chuyển thành
4bit nhị phân để chuyển đến CPU.
+ Khối điều khiển: nhận lệnh điều khiển từ CPU để tắt / mở các thiết bị.
+ Khối công tắc ngoài: giúp người điều khiển có thể tắt / mở thiết bị mà
không cần sử dụng qua điện thoại.
+ Khối âm thanh: tạo âm thanh phản hồi cho người điều khiển biết trạng
thái của các thiết bị.
+ Khối nguồn: tạo điện áp 5V ổn định cung cấp cho mạch hoạt động.
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
8
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
A. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG ĐÀI:
I. Khái niệm về tổng đài:
Tổng đài điện thoại là một hệ thống chuyển mạch, nó có nhiệm vụ kết nối
các cuộc liên lạc từ thiết bị đầu cuối chủ gọi đến thiết bị đầu cuối bị gọi.
Ngày nay, kỹ thuật số và chuyển mạch, truyền dẫn…phân theo thời gian đã
trở nên rất phổ biến và là phương thức làm việc chủ yếu trong các hệ tổng đài
hiện nay. Trong đó, kỹ thuật điều chế xung mã (PCM) được sử dụng rất hiệu quả
trong các mạng truyền số liệu, tiếng nói, hình ảnh đang phát triển hiện nay, đó là
mạng số liên kết dịch vụ ISDN.
II. Phân loại tổng đài:
1. Phân loại theo công nghệ: gồm hai loại
- Tổng đài nhân công: việc kết nối thông thoại cho các thuê bao được thực
hiện bằng thao tác trực tiếp của con người.
- Tổng đài tự động: chia làm hai loại chính
+ Tổng đài cơ điện: chuyển mạch nhờ vào các bộ chuyển mạch cơ khí, được
điều khiển bằng các mạch điện tử, bao gồm: chuyển mạch quay tròn, chuyển
mạch từng nấc, chuyển mạch ngang dọc.
+ Tổng đài điện tử: các bộ chuyển mạch bao gồm các linh kiện bán dẫn, vi
mạch cùng với các relay, analog switch được điều khiển bởi các mạch điện tử, vi
mạch.
2. Phân loại theo cấu trúc mạng:
Hiện nay, mạng viễn thông Việt Nam có 5 loại sau:
Tổng đài cơ quan PABE (Private Automatc Branch Exchange): được sử
dụng trong các cơ quan, khách sạn và chỉ sử dụng trung kế CO-Line.
Tổng đài nông thôn RE (Rural Exchange): được sử dụng ở các xã, khu
dân cư đông, chợ…và có thể sử dụng các loại trung kế.
Tổng đài nội hạt LE (Local Exchange): được đặt ở trung tâm huyện tỉnh
và sử dụng tất cả các loại trung kế.
Tổng đài đường dài TE (Toll Exchange): dùng để kết nối các tổng đài nội
hạt ở các tỉnh với nhau, chuyển mạch các cuộc gọi đường dài trong nước, không
có mạch thuê bao.
Tổng đài cửa ngõ quốc tế GWE (Gate Way Exchange): tổng đài này được
dùng chọn hướng và chuyển mạch cuộc gọi vào mạng quốc tế. Để nối các mạng
quốc gia với nhau có thể chuyển quá giang các cuộc gọi.
Sơ đồ khối tổng đài điện thoại:
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
9
Chức năng từng khối:
a. Khối chuyển mạch: thực hiện thiết lập tuyến nối giữa một đầu vào
bất kì với một đầu ra bất kì. Đối với hệ thống chuyển mạch số, để thiết lập tuyến
đàm thoại giữa hai thuê bao, cần phải thiết lập tuyến nối cho cả hai hướng: đi và
về.
b. Khối báo hiệu: thực hiện việc trao đổi thông tin báo hiệu thuê bao,
thông tin báo hiệu đường trung kế liên đài để phục vụ cho quá trình thiết lập,
giải phóng các cuộc gọi.
c. Khối điều khiển: phân tích, xử lý các thông tin từ khối báo hiệu đưa
tới để thiết lập hoặc giải phóng cuộc gọi. Thực hiện tính cước cho các cuộc
gọi… Ngoài ra, khối điều khiển còn có chức năng thuộc về khai thác, bảo dưỡng
hệ thống để đảm bảo cho hệ thống hoạt động tin cậy.
d. Ngoai vi thuê bao, trung kế: thực hiện chức năng giao tiếp giữa các
đường dây thuê bao, các đường trung kế với khối chuyển mạch. Thuê bao được
trang bị có thể là thuê bao Analog, Digital tùy theo cấu trúc mạng tổng đài.
Trung kế được trang bị có thể là trung kế Analog, Digital.
III. Các kỹ thuật chuyển mạch điện tử:
Chuyển mạch theo phương pháp kết nối không gian (space switch):
thường được sử dụng cho chuyển mạch tương tự. Ngoài ra còn được sử dụng kết
hợp với chuyển mạch thời gian trong các hệ chuyển mạch TST, STS, TSTS…
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
10
Chuyển mạch ghép: có hai loại là phân chia theo thời gian để ghép các
cuộc gọi theo thời gian và phân chia theo tần số để ghép các cuộc gị theo tần số.
IV. Hệ thống âm hiệu của tổng đài:
Đường dây điện thoại hiện nay gồm có hai dây và thường gọi đó là Tip và
Ring có màu đỏ và xanh. Tất cả các điện thoại hiện nay đều được cấp nguồn từ
tổng đài thông qua hai dây Tip và Ring. Điện áp cung cấp thường là 48 VDC,
nhưng nó cũng có thể thấp đến 47 VDC hoặc cao đến 105 VDC tùy thuộc vào
tổng đài. Ngoài ra, để hoạt động giao tiếp được dễ dàng, tổng đài gửi một số tín
hiệu đặc biệt đến điện thoại như tín hiệu chuông, tín hiệu báo bận.v.v.
a. Tín hiệu chuông (Ring Signal):
Khi một thuê bao bị gọi thì tổng đài sẽ gửi tín hiệu chuông đến để báo cho
thuê bao đó biết có người gọi. Tín hiệu chuông là tín hiệu xoay chiều AC thường
có tần số 25Hz, tuy nhiên nó có thể cao hơn đến 60Hz hoặc thấp hơn đến 16Hz.
Biên độ của tín hiệu chuông cũng thay đổi từ 40 VRMS đến 130 VRMS thường là
90 VRMS. Tín hiệu chuông được gửi theo dạng xung, thường là 2 giây có, 4 giây
không. Hoặc có thể thay đổi tùy thuộc từng loại tổng đài.
b. Tín hiệu mời gọi (Dial Signal):
Đây là tín hiệu liên tục, không phải là tín hiệu xung như các tín hiệu khác
sử dụng trong hệ thống điện thoại. Tín hiệu này được tao ra bởi hai âm thanh có
tần số 350Hz và 440Hz.
c. Tín hiệu báo bận (Busy Signal):
4s 2s
48V
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
11
Khi thuê bao nhấc máy để thực hiện một cuộc gọi thì thuê bao sẽ nghe
một trong hai tín hiệu:
- Tín hiệu mời cho phép thuê bao thực hiện ngay một cuộc gọi.
- Tín hiệu báo bận báo cho thuê bao biết đường dây đang bận, không
thể thực hiện cuộc gọi ngay lúc này.
Tín hiệu báo bận là tín hiệu xoay chiều có dạng sin, tần số 425Hz, có chu
kỳ 1s (0.5s có và 0.5s không).
d. Tín hiệu chuông hồi tiếp
Tín hiệu hồi âm chuông (Ringback Tone): là tín hiệu sin tần số f =425
25Hz, biên độ 2VRMS trên nền DC 10v, phát ngắt quãng 2s có, 4s không.
e. Gọi sai số: nếu bạn gọi nhầm một số mà nó không tồn tại thì bạn sẽ
nhận được tín hiệu xung có tần số 200Hz – 400Hz. Hoặc đối với các hệ thống
điện thoại ngày nay, bạn sẽ nhận được thông báo rằng bạn gọi sai số.
f. Tín hiệu báo gác máy: Khi thuê bao nhấc ống nghe ra khỏi điện
thoại quá lâu mà không gọi cho ai thì thuê bao sẽ nhận được một tín hiệu chuông
rất lớn để cảnh báo. Tín hiệu này là tổng hợp của bốn tần số 1400Hz + 2050Hz
+ 2450Hz + 2600Hz được phát ra dạng xung 0.1s có và 0.1s không.
4s 2s
10V
0,5s 0,5s
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
12
g. Tín hiệu đảo cực:
Tín hiệu đảo cực chính là sự đảo cực tính của nguồn tại tổng đài, khi hai
thuê bao bắt đầu cuộc đàm thoại, một tín hiệu đảo cực sẽ xuất hiện. Khi đó hệ
thống tính cước của tổng đài sẽ bắt đầu thực hiện viậc tính cước đàm thoại cho
thuê bao gọi.
BẢNG TÓM TẮT TẦN SỐ TÍN HIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
THOẠI
Vùng hoạt
động (Hz)
Chuẩn
(Hz)
Dạng tín hiệu Đvị
Tín hiệu chuông 16 – 60 425 25 Xung 2s on 4s off Hz
Tín hiệu mời gọi 425 25 Liên tục Hz
Tín hiệu báo bận 425 25 Xung 0,5s on 0,5s
off
Hz
Tín hiệu chuông hồi
tiếp
425 25 Xung 2s on 4s off Hz
Tín hiệu báo gác máy 1400+2060
+
2450+2600
Xung 0,1s on 0,1s
off
Hz
Tín hiệu sai số 200-400 Liên tục Hz
B. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN THOẠI:
I. Nguyên lý thông tin điện thoại:
Thông tin điện thoại là quá trình truyền đưa tiếng nói từ nơi này đến nơi
khác bằng dòng điện qua máy điện thoại. Máy điện thoại là thiết bị đầu cuối của
mạng thông tin điện thoại. Quá trình thông tin đó được minh họa như sau:
1. Sơ đồ:
Mạch điện thoại đơn giản gồm:
- Ống nói.
- Ống nghe.
Ñaûo cöïc
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
13
- Nguồn điện.
- Đường dây.
Hình: Nguyên lý thông tin điện thoại
2. Nguyên lý:
Khi ta nói trước ống nói của máy điện thoại, dao động âm thanh của tiếng nói
sẽ tác động vào màng rung của ống nói làm cho ống nói thay đổi, xuất hiện dòng
điện biến đổi tương ứng trong mạch. Dòng điện biến đổi này được truyền qua
đường dây tới ống nghe của máy đối phương làm cho màng rung của ống nghe
dao động, lớp không khí trước màn rung dao động theo, phát ra âm thanh tác
động đến tai người nghe và quá trình truyền dẫn ngược lại cũng tương tự.
II. Những yêu cầu cơ bản về máy điện thoại:
1. Khi thu phát tín hiệu chuông thì bộ phận đàm thoại phải được tách rời
đường điện, trên đường dây chỉ có dòng tín hiệu chuông.
2. Khi đàm thoại, bộ phận phát và nhận tín hiệu chuông phải tách ra khỏi
đường điện, trên đường dây chỉ có dòng điện điện thoại.
3. Máy phải phát được mã số thuê bao bị gọi tới tổng đài và phải nhận được
tín hiệu chuông từ tổng đài đưa tới.
4. Trạng thái nghỉ, máy thường trực đón nhận tín hiệu chuông của tổng đài.
Ngoài ra, máy cần phải chế tạo ngắn gọn, nhẹ, đơn giản, bền, đẹp, tiện lợi
cho mọi người sử dụng.
III. Những chức năng cơ bản của máy điện thoại:
1. Chức năng báo hiệu: báo cho người sử dụng điện thoại biết tổng đài
điện thoại sẵn sàng tiếp nhận hoặc chưa tiếp nhận cuộc gọi đó bằng các âm hiệu.
2. Phát mã số của thuê bao bị gọi vào tổng đài bằng cách thuê bao chủ gọi
ấn phím số trên máy điện thoại.
Sóng âm thanh Ống nghe
Ống nói
Sóng âm thanh
Nguồn
Đường dây
Đồ án tốt nghiệp khóa 2006 – 2009 GVHD: Nguyễn Trọng Khanh
SVTH: K. Duy – A. Tuân
14
3. Thông báo cho người sử dụng điện thoại biết tình trạng diễn biến việc
kết nối mạch bằ