Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài.
Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó mong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải quyết được những vấn đề của thực tiễn.
59 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4380 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài.
Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó mong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải quyết được những vấn đề của thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu về các điều kiện để dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu, đây là một nội dung trong nhiều nội dung của vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở học hỏi và rút kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với hai mục đích chính đó là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời nghiên cứu những quy định về nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam trong sự so sánh, đối chiếu với những quy định của điều ước quốc tế và của pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu
Ở chương này, tác giả giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về nhãn hiệu như khái niệm nhãn hiệu, các loại nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
Chương 2: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Ở chương này, tác giả trình bày, phân tích những vấn đề lý luận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Qua một số nhận xét, đánh giá được đưa ra ở Chương 2, Chương 3 sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU
1.1. Khái niệm nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) có hiệu lực từ khi thành lập WTO ngày 1/1/1995. Cho đến nay, Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ giống cây trồng mới), kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật.
Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm nhãn hiệu hàng hóa. Và cho đến nay khái niệm này vẫn được xem là khái niệm khái quát, toàn diện nhất và mang tính quy chuẩn.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 15b của Hiệp định TRIPs có quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được xác định thông qua quá trình sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” [29].
Qua khái niệm nhãn hiệu của Hiệp định TRIPs thì nhãn hiệu có các yếu tố sau:
- Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác (đương nhiên phải được hiểu đây là hàng hóa, dịch vụ cùng loại, vì nếu không cùng loại sẽ mất đi ý nghĩa phân biệt của nhãn hiệu và không có tính cạnh tranh trong thương mại) [10, tr 7];
- Các loại dấu hiệu có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu có thể bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy và không nhìn thấy được: đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó;
- Yêu cầu đối với dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu được xác định rõ, trong đó điều quan trọng cơ bản là các dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu.
Có thể thấy khái niệm NHHH trong Hiệp định TRIPs được quy định rất khái quát và do đó mang tính quy chuẩn. Việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có thể đăng ký làm NHHH hay không sẽ căn cứ vào tính phân biệt của các dấu hiệu đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong các quy định tương ứng của TRIPs là bất kỳ một dấu hiệu nào, cho dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi có khả năng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều được coi là NHHH. Ðây cũng là cách tiếp cận chung của các nước khi định nghĩa NHHH trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nước cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến những dấu hiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp. Sự khác biệt này đôi khi bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế hay mức độ đa dạng của nền kinh tế. Vì thế, hiện nay bên cạnh những dấu hiệu truyền thống như tên gọi, hình ảnh, còn tồn tại các dấu hiệu đặc biệt khác như hình ảnh ba chiều, màu sắc, âm thanh, mùi, khẩu hiệu, đây là được gọi là nhãn hiệu đặc biệt.
Hiện nay trên thế giới, nhất là ở một số quốc gia phát triển đã công nhận các dấu hiệu đặc biệt này được đăng ký là nhãn hiệu như nhãn hiệu 3D, nhãn hiệu màu sắc, nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu âm thanh, ngoài ra còn có nhãn hiệu kỹ thuật tạo ảnh 3 chiều bằng ánh sáng, nhãn hiệu hình ảnh hoạt hình [14]. Tuy rằng, số lượng các nhãn hiệu đặc biệt đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ còn hạn chế và qua những thủ tục phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với các dấu hiệu thông thường, nhưng qua đó có thể thấy rằng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới đã mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Ví dụ: Công ty Nokia, Phần Lan đã đăng ký nhãn hiệu cho nhạc hiệu của mình – nhãn hiệu âm thanh số 001040955 ngày 30/10/2000 [31].
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu
Hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu ở Liên Minh Châu Âu (EC) đó là Văn bản hướng dẫn năm 2008/95/EC về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu của các quốc gia thành viên [22] (thay thế cho văn bản 89/104/EEC ngày 21 tháng 12 năm 1988) và Quy định của Hội đồng số 207/2009 ngày 26 tháng 2 năm 2009 về nhãn hiệu cộng đồng [23] (thay thế cho quy định số 40/94 ngày 20 tháng 12 năm 1993).
Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC được ban hành không phải nhằm mục đích thống nhất tất cả các hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia. Mục đích của nó chỉ là hướng đến cố gắng làm giảm đi sự khác biệt giữa các hệ thống nhãn hiệu hàng hóa quốc gia là nguyên nhân gây ra những rào cản cho thương mại và ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ cũng như hạn chế sự phát triển của các thị trường đơn lẻ.
Quy định số 207/2009 của Hội đồng Châu Âu về nhãn hiệu cộng đồng (CTMR) cũng đưa ra những nguyên tắc chung nhất về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng, và những phương thức và trình tự cụ thể của quá trình đăng ký và bảo hộ quốc tế đối với đối tượng này ở khu vực châu Âu sẽ được quy định bởi pháp luật quốc gia.
Tại Điều 2 Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC thì nhãn hiệu được định nghĩa như sau: “Một nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng thể hiện dưới dạng đồ họa, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các phác họa hình ảnh, từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao gói của hàng hóa mà các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác” Nguyên gốc tiếng Anh: Signs of which a trade mark may consist: “A trade mark may consist of any signs capable of being represented graphically, particularly words, including personal names, designs, letters, numerals, the shape of goods or of their packaging, provided that such signs are capable of distinguishing the goods or services of one undertaking from those of other undertakings”.
.
Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Liên Minh Châu Âu có sự kế thừa và phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đó là thừa nhận các dấu hiệu truyền thống như từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa, đồng thời cũng có sự mở rộng, phát triển thêm những dấu hiệu mới có khả năng đáp ứng yêu cầu đăng ký nhãn hiệu như dấu hiệu âm thanh, hình ảnh ba chiều, màu sắc. TRIPs chỉ rõ rằng chỉ riêng màu sắc không có sự kết hợp với từ ngữ, hình ảnh (trong tiếng Anh là “colour per se”) “có thể đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa” (khoản 1 Điều 15b), mặc dù không nêu vấn đề bảo hộ đối với nhãn hiệu đơn sắc. Tuy nhiên, EC công nhận rằng: “ thực chất một nhãn hiệu màu sắc là nhãn hiệu bao gồm một màu hoặc nhiều màu, bất kể nó có hình hoặc hình dạng nào đặc biệt” Nguyên gốc tiếng Anh: “a colour mark per se is a mark composed of one colour or several colours, regardless of any specific shape or configuration”.
và có thể tạo thành nhãn hiệu hàng hóa [13, tr 32]. Điều này cho thấy phạm với bảo hộ nhãn hiệu ở Cộng đồng Châu Âu được mở rộng phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như nền kinh tế tại Liên minh Châu Âu.
Tại EC, nhãn hiệu màu đơn sắc đầu tiên được đăng ký năm 1999 cho màu hoa tử đinh hương - màu đỏ tía [13, tr 32]. Nhãn hiệu mùi không được đề cập trong luật nhãn hiệu hàng hóa của EC và cả trong hướng dẫn của Cơ quan hài hòa hóa thị trường nội địa OHIM (The Office for Harmonization in the Internal Market - đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp có giá trị thi hành và bảo hộ trên toàn lãnh thổ EU, dưới sự quản lý của Uỷ ban Châu Âu). Thực tế cũng chỉ ra rằng rất khó để đăng ký dấu hiệu mùi như là nhãn hiệu hàng hóa. Năm 1999, lần đầu tiên Liên minh Châu Âu cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis [3, tr 69].
1.1.3. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ
Việc thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu ở Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu dựa trên những quy định của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa năm 1946 mà nó được biết đến với tên gọi Đạo luật Lanham và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong quá trình áp dụng [24].
Đạo luật Lanham quy định khái niệm nhãn hiệu tại phần 15 U.S.C. § 1127 như sau: “ Nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp giữa chúng mà – (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một người có ý định trung thực là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo luật này – để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm các hàng hóa cụ thể với những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí khi mà không xác định được nguồn gốc đó” Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C. § 1127 : “The term “trademark” includes any word, name, symbol, or device, or any combination thereof - (1) used by a person, or (2) which a person has a bona fide intention to use in commerce and applies to register on the principal register established by this Act, to identify and distinguish his or her goods, including a unique product, from those manufactured or sold by others and to indicate the source of the goods, even if that source is unknown”.
.
Như vậy, cả dấu hiệu được dùng hoặc có ý định dùng trong hoạt động thương mại nhằm xác định mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ với người có quyền sử dụng dấu hiệu đó đều được đăng ký làm nhãn hiệu. Theo khái niệm này, pháp luật Hoa kỳ cũng chỉ coi những yếu tố phổ biến như từ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ và sự kết hợp giữa chúng mới có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới trên nhiều lĩnh vực trong đó có bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, vì thế, trong quá trình thực thi, để theo kịp với trình độ phát triển của đất nước, luật Lanham đã được sửa đổi nhiều lần [11, tr 5].
Theo mục 15 U.S.C. §1052 Luật nhãn hiệu hàng hóa 1946 thì: “không có nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với hàng hóa của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào sổ đăng ký…” Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C. §1052: “No trademark by which the goods of the applicant may be distinguished from the goods of others shall be refused registration on the principal register on account of its …”.
. Vận dụng quy định của điều luật này, những yếu tố mới như âm thanh, mùi đã được đăng ký làm nhãn hiệu tại Hoa Kỳ. Quy định có tính mở trên đây là hoàn toàn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Hoa Kỳ và đòi hỏi thực tế.
Tóm lại, qua tìm hiểu khái niệm nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs cũng như pháp luật của Cộng đồng Châu Âu và Hoa kỳ có thể thấy rằng: Luật pháp quốc tế và các nước đều xác định rõ nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhãn hiệu thực hiện chức năng của mình, tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi nhãn hiệu được đưa ra thị trường.
Việc phân tích và so sánh khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của các Điều ước quốc tế và các nước trên thế giới là rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, giúp các nhà làm luật trong việc phân tích và xây dựng, đổi mới chính sách, pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung.
1.1.4. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu mới xuất hiện từ khoảng hơn 20 năm trở lại đây, với việc mở cửa nền kinh tế, tăng tốc cạnh tranh và nhất là với sự xâm nhập của các hàng hóa nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu đang dần chiếm một chỗ đứng vững chắc và ngày càng được khách hàng cân nhắc đến khi lựa chọn sản phẩm.
a. Sơ lược về các quy định pháp luật về khái niệm nhãn hiệu trước Luật Sở hữu Trí tuệ 2005
Sự hình thành của pháp luật sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta được đánh dấu bằng việc Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, ban hành kèm theo Nghị định 197/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 84/HĐBT ngày 20 tháng 03 năm 1990 về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về giải pháp hữu ích, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Điều lệ về mua bán li-xăng. Đây là văn bản quy phạm pháp đầu tiên ở nước ta quy định chi tiết về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 197/HĐBT quy định: “Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ pháp lý là những dấu hiệu được chấp nhận có thể là từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình nổi... hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc kết hợp”. Do đó, điều kiện để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa theo khái niệm này đó là “dấu hiệu được chấp nhận…”. Quy định này chưa thể hiện được chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu đó là chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau, đồng thời thuật ngữ “dấu hiệu được chấp nhận” trong khái niệm này không rõ ràng, gây khó hiểu cho các chủ sở hữu nhãn hiệu khi lựa chọn các dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu.
Đến ngày 28 tháng 1 năm 1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định như sau: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Khái niệm đã khắc phục được hạn chế của khái niệm trong Nghị định 197/HĐBT khi quy định về dấu hiệ