Đề tài Điều kiện cấp giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 tại điều 24 quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; 2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này; 3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này 4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; 5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. Được quy định tại khoản 4, Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng kí kinh doanh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng kí kinh doanh, phòng đăng kí kinh doanh phải nghiên cứu hồ sơ, xem xét các yếu tố của hồ sơ xem có hợp lệ và đầy đủ hay không để quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Luật chỉ yêu cầu cơ quan đăng kí kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của bộ hồ sơ mà không phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và tính chính xác của bộ hồ sơ, trách nhiệm đó thuộc về người đăng kí kinh doanh. Như vậy cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nếu: - Ngành, nghề đăng kí kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh. Tức là nếu chủ thể đăng kí kinh doanh trong trường hợp kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh theo quy định của Chính phủ thì không được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007. Ngành, nghề cấm kinh doanh là những ngành, nghề không được đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ vì khi kinh doanh các ngành nghề này sẽ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. - Hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ là hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp, có nội dung được khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng kí kinh doanh được quy định tại điều 16,17,18,19 Luật doanh nghiệp 2005 và được quy định chi tiết tại điều 14,15,16 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006, đối với các doanh nghiệp hồ sơ cần có thêm giấy Đề nghị đăng ký kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I, danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo thông tư số 03/2006/TT- BKH của bộ kế hoạch đầu tư ngày 19/10/2006. Trong trường hợp sau 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan đăng kí kinh doanh không thông báo cho người thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bộ hồ sơ được coi là hợp lệ. Như vậy sau 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng kí kinh doanh, người thành lập không chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ nữa mà họ chỉ chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin khai báo trong hồ sơ. Trong các trường hợp cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối việc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản đến người đăng kí kinh doanh, văn bản phải ghi rõ lý do của việc từ chối.

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều kiện cấp giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 tại điều 24 quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; 2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này; 3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này 4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; 5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. Được quy định tại khoản 4, Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng kí kinh doanh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng kí kinh doanh, phòng đăng kí kinh doanh phải nghiên cứu hồ sơ, xem xét các yếu tố của hồ sơ xem có hợp lệ và đầy đủ hay không để quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Luật chỉ yêu cầu cơ quan đăng kí kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của bộ hồ sơ mà không phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và tính chính xác của bộ hồ sơ, trách nhiệm đó thuộc về người đăng kí kinh doanh. Như vậy cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nếu: - Ngành, nghề đăng kí kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh. Tức là nếu chủ thể đăng kí kinh doanh trong trường hợp kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh theo quy định của Chính phủ thì không được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007. Ngành, nghề cấm kinh doanh là những ngành, nghề không được đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ vì khi kinh doanh các ngành nghề này sẽ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. - Hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ là hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp, có nội dung được khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng kí kinh doanh được quy định tại điều 16,17,18,19 Luật doanh nghiệp 2005 và được quy định chi tiết tại điều 14,15,16 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006, đối với các doanh nghiệp hồ sơ cần có thêm giấy Đề nghị đăng ký kinh doanh thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I, danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo thông tư số 03/2006/TT- BKH của bộ kế hoạch đầu tư ngày 19/10/2006. Trong trường hợp sau 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan đăng kí kinh doanh không thông báo cho người thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bộ hồ sơ được coi là hợp lệ. Như vậy sau 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng kí kinh doanh, người thành lập không chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ nữa mà họ chỉ chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin khai báo trong hồ sơ. Trong các trường hợp cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối việc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản đến người đăng kí kinh doanh, văn bản phải ghi rõ lý do của việc từ chối. - Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Đặc biệt so với Luật doanh nghiệp 1999 thì Luật doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể, chi tiết hơn về tên doanh nghiệp, trong đó cách đặt tên cho doanh nghiệp, những trường hợp cấm về cách đặt tên doanh nghiệp, đặt tên doanh nghiệp trong trường hợp tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp và những trường hợp trùng tên và tên gây nhầm lẫn. Cụ thể được quy định từ Điều 31 đến Điều 34 Luật doanh nghiệp 2005. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các công ty đang hoạt động lưu giữ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Các doanh nghiệp đăng ký trước khi 88/2006/NĐ-CP có hiệu lực có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không bị buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp. - Lệ phí đăng kí kinh doanh tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh: + Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: 100.000 VND + Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: 200.000 VND Trường hợp người nộp hồ sơ không nộp hoặc nộp không đủ lệ phí thì coi như không nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh và vì vậy cũng không được đăng kí kinh doanh. Danh sách tài liệu tham khảo: Luật doanh nghiệp 2005 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh. Thông tư số 03/2006/TT- BKH của bộ kế hoạch đầu tư ngày 19/10/2006 Giáo trình Luật thương mại tập 1, Trường đại học luật Hà Nội, nxb Công an nhân dân. Những quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh và thuế đối với doanh nghiệp / Trần Văn Sơn, Đào Thanh Hải sưu tầm và tuyển chọn.
Luận văn liên quan