Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001) được thông qua và nước ta gia nhập WTO (2007) các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa tới những thị trường tiềm năng có sức tiêu thụ mạnh.
Tuy nhiên, một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóa chính là các tổ chức sản xuất cần phải đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và con người. Đó cũng chính là lý do các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động như các ngành dệt may, sản xuất giày dép cần phải xây dựng cho mình “Hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 ” . Một thực tế đáng khích lệ là sau khi áp dụng chầu hết các doanh nghiệp đều tạo và giữ vững được vị thế cho sản phẩm của mình, đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trong thương trường.Trên cơ sở đó thì việc nghiên cứu “ Điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SA 8000 vào các doanh nghiệp Việt Nam ” thực sự quan trọng và bức thiết vì đó chính là cơ sở để đưa ra được các giải pháp giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục.
Đề tài được chia làm 3 phần :
Phần I : Khái niệm và những nội dung cơ bản của hệ thống SA 8000
Phần II : Điều kiện cần phải đảm bảo để áp dụng hệ thống SA 8000
Phần III : Thực trạng áp dụng hệ thống SA8000 của các doanh nghiệp Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SA8000 vào các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SA8000 vào các doanh nghiệp Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001) được thông qua và nước ta gia nhập WTO (2007) các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa tới những thị trường tiềm năng có sức tiêu thụ mạnh.
Tuy nhiên, một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóa chính là các tổ chức sản xuất cần phải đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và con người. Đó cũng chính là lý do các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động như các ngành dệt may, sản xuất giày dép cần phải xây dựng cho mình “Hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 ” . Một thực tế đáng khích lệ là sau khi áp dụng chầu hết các doanh nghiệp đều tạo và giữ vững được vị thế cho sản phẩm của mình, đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trong thương trường.Trên cơ sở đó thì việc nghiên cứu “ Điều kiện để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng SA 8000 vào các doanh nghiệp Việt Nam ” thực sự quan trọng và bức thiết vì đó chính là cơ sở để đưa ra được các giải pháp giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục.
Đề tài được chia làm 3 phần :
Phần I : Khái niệm và những nội dung cơ bản của hệ thống SA 8000
Phần II : Điều kiện cần phải đảm bảo để áp dụng hệ thống SA 8000
Phần III : Thực trạng áp dụng hệ thống SA8000 của các doanh nghiệp Việt Nam.
Phần I : Khái niệm và những nội dung cơ bản của hệ thống SA 8000 :
1.Khái niệm :
SA 8000 (SOCIAL ACCOUNTABILITY 8000) là một bộ tiêu chuẩn định ra các tiêu chí có thể kiểm định được và một quy trình đánh giá độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo hàng hoá đươc sản xuất từ bất cứ công ty nhỏ hay lớn ở trên thế giới mà những công ty này được đánh giá là có đạo đức trong đối xử với
người lao động.
- SA 8000 là một kỹ xảo quan trọng để thực hiện công việc kinh doanh phù hợp với các giá trị xã hội.
- SA 8000 là Tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về đạo đức. Nó được thiết kế:
+ Cho việc đánh giá độc lập
+ Bởi các doanh nghiệp, cho cácdoanh nghiệp
+ Để có trách nhiệm với luật pháp và nền văn hoá
+ Bao gồm các yêu cầu của các bên hữu quan
(các hội cộng đồng gia đình , các tổ chức …..)
- SA 8000 là một bước chuyển hướng đúng đắn và nó hoàn tất các nỗ lực như là “Sáng kiến thương mại đạo đức” tại Châu Âu, để đưa ra những vấn đề này vào danh sách những việc toàn cầu cần làm.
- SA 8000 là:
+ Một tiêu chuẩn bảo vệ quyền của công nhân
+ Phù hợp với các công ước ILO
+ Tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên mang tính xã hội có thể đánh giá được.
+ Một khuôn mẫu đạo đức trong việc sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch
vụ.
SAI cũng đưa ra chương trình tập huấn SA8000 và các tiêu chuẩn làm việc cho các nhà quản lý, công nhân và các nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội. Tổ chức này cũng hoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian để cấp phép và giám sát các tổ chức kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho các người (doanh nghiệp) sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra.
Cuối tháng 12 năm 2001, sau khi sửa đổi để thích hợp với sự thay đổi môi trường lao động toàn cầu, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. Đây là tiêu chuẩn tự nguyện và có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho các nước công nghiệp và cho cả các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có qui mô nhỏ … Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các Công ty và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao chất lượng điều kiện sống và làm việc đó chính là nguồn gốc sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000.
2.Nội dung của hệ thống SA 8000:
- SA 8000 bao gồm :
+ Một tiêu chuẩn với những quyền của người lao động được thừa nhận một cách rộng rãi,
+ Các yêu cầu với một hệ thống quản lý ở mức độ nhà máy để duy trì được sự tuân thủ và cải tiến.
- SA 8000 thể áp dụng cho tất các các tổ chức thuộc các loại hình, quy mô và sản phẩm /dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút được sự chú ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động.
SA 8000 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc làm việc trong các công ước của ILO và Tuyên bố toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Quyền con người và Công ước về Quyền của Trẻ em. Các yêu cầu của tiêu chuẩn bao gồm:
2.1 Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻn em nào
2.2 Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào
2.3 Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống họp vệ sinh
2.4 Tự do nghiệp đoàn và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động.
2.5 Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị
2.6 Kỷ luật : Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
2.7 Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
2.8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.
2.9. Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình.
3.Vai trò của hệ thống SA 8000:
3.1.Vai trò của SA 8000 đối với doanh nghiệp:
+Về thi trường :
- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc,
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,
- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức,
- Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,
- Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn,
- Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
· +Về kinh tế:
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,
- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
- Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,
- Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
· +Quản lý rủi ro:
- Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
- Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
· Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
3.2.Đối với người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ
-Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
-Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
-Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường .
3.3. Đối với khách hàng:
- Tạo niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng
- Giảm thiểu chi phí giám sát
- Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của công ty.
Phần II : Điều kiện cần phải đảm bảo khi áp dụng hệ thống SA 8000 và các bước thực hiện SA 8000 cho doanh nghiệp :
1.Điều kiện áp dụng :
Các doanh nghiệp khi áp dụng SA 8000 phải đáp ứng được các yêu cầu của SA 8000 và phải thực hiện một cách nghiêm túc. Để đạt được yêu cầu này, phải có quá trình áp dụng và thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt. Cũng tương tự như ISO 9000, ISO 14000, Hệ thống Quản trị Xã hội xây dựng theo SA 8000 cũng được thực hiện dựa trên chu trình PDCA (lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động khắc phục).
Trước hết, doanh nghiệp phải có chính sách xã hội đáp ứng các điều kiện làm việc của người lao động và các yêu cầu, quy định của SA 8000; phải thoả mãn các quy định, luật lệ, khuyến nghị và thoả thuận quốc tế; chính sách xã hội phải được ghi thành văn bản để áp dụng, phổ biến trong nội bộ, bên ngoài hoặc cộng đồng khi có thể; phải cam kết cải tiến liên tục.
Đại diện lãnh đạo phải là người có thể đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000. Người đại diện theo Tiêu chuẩn SA 8000 là một cán bộ không làm công tác quản lý, đóng vai trò trao đổi thông tin, đầu mối liên lạc giữa cấp lãnh đạo và các nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải lập kế hoạch cụ thể, đảm bảo doanh nghiệp thấu hiểu các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000. Để có được một kế hoạch thực hiện SA8000 doanh nghiệp phải đảm bảo:
(1) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn;
(2) Đào tạo lao động mới hoặc lao động tạm thời khi thuê;
(3) Thường xuyên đào tạo lao động hiện có;
(4) Thường kỳ tổ chức các khoá đào tạo về nhận thức.
Áp dụng Hệ thống Quản trị Xã hội đòi hỏi phải thường xuyên giám sát liên tục, đảm bảo hệ thống luôn đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì các thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn như: lưu hồ sơ cam kết của người cung ứng về trách nhiệm xã hội; cam kết tham gia vào các hoạt động giám sát khi có yêu cầu; phát hiện tình trạng không phù hợp; thông báo về những thay đổi có liên quan đến người cung ứng và nhà thầu phụ.
Khi không đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn, doanh nghiệp phải thực hiện các hành động khắc phục ngay tức thì và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phân bổ nguồn lực thực hiện. Doanh nghiệp phải điều tra tất cả các nguyên nhân trong nội bộ và bên ngoài có liên quan đến sự không phù hợp. Nghiêm cấm mọi hành động trù dập người lao động báo cáo sự không phù hợp.
Xem xét của lãnh đạo phải được thực hiện một cách hệ thống và định kỳ dựa trên các kết quả xem xét, đánh giá nội bộ, đảm bảo hệ thống SA 8000 luôn được duy trì và hiệu quả.
Doanh nghiệp phải thiết lập các thủ tục trao đổi thông tin với bên thứ ba về các kết quả xem xét, kiểm tra, các dữ liệu giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn. Tuỳ theo tính chất và quy mô của doanh nghiệp, các thông tin này có thể được thông báo tới các thành viên của doanh nghiệp.
Các hồ sơ liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn phải được lưu giữ để tạo điều kiện chứng minh kết quả hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, làm cơ sở cho việc chứng nhận của bên thứ ba.
2.Các bước thực hiện :
-Lãnh đạo cam kết
- Đánh giá và lập kế hoạch
- Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu
- Áp dụng hệ thống
- Đánh giá, cải tiến
- Chứng nhận
Phân III : Thực trạng áp dụng hệ thống SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, rất nhiều công ty và tổ chức trên thế giới áp dụng Hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Các doanh nghiệp áp dụng SA 8000 đã tạo được hình ảnh tốt đẹp về cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tạo sự yên tâm cho các khách hàng rằng: họ đang mua các sản phẩm: đồ chơi, mỹ phẩm, quần áo giày dép,... được sản xuất trong điều kiện đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000.
Ở Việt nam hiện nay có 25 tổ chức được chứng nhận đạt tiêu chuẩn
SA 8000 , chủ yếu là các công ty thuộc các ngành công nghiệp: giày dép, dệt may, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc lá, dược phẩm... ví dụ như : Công ty Dệt may Việt Thắng, Công ty Xuất nhập khẩu dệt may Việt Tiến, Castrol Vietnam, Legamex...
Con số trên vẫn ở mức hạn chế bởi việc áp dụng SA 8000 vào các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn ,trở ngại . Nguyên nhân là do :
- Thái độ hờ hững của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân.
- Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000. Đó là các chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000. Nhiều công ty muốn được giám định công khai nhưng không đủ chi phí cho việc giám định.
- Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng.
- Ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế xuống dốc. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn chi ra cho những nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.
- Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện theo tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trở nên khó khăn.