Đề tài Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Theo tinh thần của Hiến pháp năm 1992, Nhà nước bảo vệ tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mỗi khi các quyền và lợi ích xâm hại, các công dân đều có quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ. Một trong những phương thức yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền đó là quyền khởi kiện. Đặc trưng của phương thức khởi kiện là trao cho đương sự quyền tự do hành động cùng với quyền tự định đoạt của các chủ thể khởi kiện làm cơ sở tố tụng. Với hành vi khởi kiện kịp thời như vậy, các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở giao hòa giữa các bên trong đời sống dân sự.

doc9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 7 : Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Bài làm Theo tinh thần của Hiến pháp năm 1992, Nhà nước bảo vệ tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mỗi khi các quyền và lợi ích xâm hại, các công dân đều có quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ. Một trong những phương thức yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền đó là quyền khởi kiện. Đặc trưng của phương thức khởi kiện là trao cho đương sự quyền tự do hành động cùng với quyền tự định đoạt của các chủ thể khởi kiện làm cơ sở tố tụng. Với hành vi khởi kiện kịp thời như vậy, các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở giao hòa giữa các bên trong đời sống dân sự. 1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Điều 161 BLTTDS không chỉ ghi nhận quyền khởi kiện dân sự mà còn quy định các điều kiện về thủ tục khởi kiện, yêu cầu khởi kiện. a. Về chủ thể khởi kiện. Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham giam vào quan hệ pháp luật TTDS. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Điều 161 BLTTDS đã quy định:“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp phá kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi TTDS đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm. Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 161BLTTDS). Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các điều 55, 56 LHN&GĐ, BLTTDS còn quy định các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Điều 162). b. Điều kiện về thẩm quyền của Tòa án Tòa án chỉ thụ lý VADS đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Theo BLTTDS thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được quy định tại các Điều 25,27,29,33,34,35,36 bao gồm thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác, giữa các Tòa án và các bộ phận trong một Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Khi xác định tranh chấp dân sự có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không, trước hết phải xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền chung về dân sự của Tòa hay ko? Nội dung tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết phải được quy định tại các điều 25,27,29 BLTTDS; phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại các điều 33 và 34 BLTTDS và đúng thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại các điều 35, 36 BLTTDS. Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36 BLTTDS thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các tòa án khác. Nếu do thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận. Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định khác đầy đủ và chi tiết, khi nhận đơn khởi kiện Tòa án căn cứ vào yêu cầu của đương sự mà đối chiếu nội dung loại việc đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình hay ko? Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định. Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia đinh sẽ áp dụng các quy định trong LHNHĐ, BLDS... Nếu là tranh chấp lao động sẽ áp dụng BLLĐ, Luật BHXH... Các quy định về thẩm quyền bước đầu đã phát huy tác dụng trong việc xác định thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án của Tòa án. Tuy nhiên trong thực tiễn thi hành vẫn có nhiều khó khăn nhầm lẫn về mục đích lợi nhuận để xác định đó là hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hoặc vẫn có trường hợp tranh chấp về thẩm quyền giải quyết. c. Điều kiện về thời hiệu Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 160 BLDS năm 2005, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định các quan hệ kinh tế – xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp pháp luật quy định thời hiệu. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006. Theo Điều 159 BLTTDS đối với những tranh chấp mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì áp dung quy định tại khoản 3 Điều này “thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm”. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện ko được thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ pháp luật quy định ko tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà ko thể tiếp tục đại diện (Điều 161) d. Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật Nếu một vụ án đã được tòa án của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây: - Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn; - Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; - Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện. - Các trường hợp khác pháp luật quy định. Ngoài ra, trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, e và g khoản 1 Điều 92 BLTTDS bao gồm: người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (khoản 1 Điều 193 BLTTDS) thì đương sự có quyền khởi kiện lại. Do vậy, Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức cán bộ - Để những quy định về quyền khởi kiện được thực thi trên thực tế, Đảng và Nhà nước cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như hoàn thiện chế định quyền khởi kiện hiện hành. Trên cơ sở các quy định pháp luật, chúng ta nên quan tâm hơn nữa đến vấn đề phổ biến pháp luật ở cơ sở. Cụ thể là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn có năng lực cũng như trình độ để hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến vấn đề khởi kiện, giúp cho họ thực hiện tốt quyền khởi kiện của mình, khởi kiện đúng bị đơn theo quy định của pháp luật. Tiếp theo là công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ tư pháp trong bộ phận tiếp nhận hồ sơ ở Tòa án. Đây là một trong những khâu khá quan trọng trong quá trình thực hiện quyền khởi kiện của người dân. Chúng ta nên chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ tiếp nhận hồ sơ có đầy đủ năng lực, phẩm chất và hơn nữa là tâm huyết với nghề nghiệp. Có như vậy, quyền khởi kiện của người dân và vấn đề xác định tư cách đương sự mới được thực hiện triệt để ngay từ khâu đầu tiên là thụ lý vụ án. - Từ thực tiễn cho chấy, việc xác định sau tư cách nguyên đơn dân sự chủ yếu do lỗi của các Thẩm phán, không thận trọng trong việc xác định quyền khởi kiện của người khởi kiện. Để xác định đúng nguyên đơn trong vụ án dân sự cụ thể thì các Thẩm phán cần hết sức thận trọng trong việc xác định bản thân người khởi kiện có quyền khởi kiện hay ko. Để làm được việc đó các Thẩm phán phải nghiên cứu kĩ đơn khởi kiện cũng như các tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện đưa ra để chứng minh cho yêu cầu đó của họ là có căn cứ và hợp pháp. Qua đó đối chiều với pháp luật nội dung để xem xét họ có quyền khởi kiện hay ko. Sửa đổi pháp luật về điều kiện về chủ thể khởi kiện - Đối với các đương sự, nhiều người do ko hiểu biết đầy đủ quy định của pháp luật nên ko thực hiện đúng đc các quyền, nghĩa vụ TTDS của họ. Trên thực tế, đã không ít trường hợp đương sự khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự ko đúng thẩm quyền của Tòa án nên đã bị trả lại đơn khởi kiện. Trong nhiều vụ việc dân sự, đương sự ko thực hiện đc đầy đủ nghĩa vụ trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nên yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Theo quy định tại khoản 6 Điều 57 BLTTDS thì đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Tuy vậy trên thực tế đương sự này tham gia tố tụng thương không tốt vì nhận thức pháp luật và năng lực tham gia tố tụng của họ rất hạn chế. Vì vậy cần sửa đổi quy định về năng lực hành vi tố tụng của đương sự tại Điều 57 BLTTDS theo hướng đương sự có năng lực hành vi TTDS phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, ko bị mất NLHVTTDS hoặc bị hạn chế năng lực HVDS. Đối với những đương sự là người chưa thanh niên từ 15 đến 18 tuổi, Tòa án có thể triệu tập đến tham gia tố tụng nhưng bắt buộc phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia tố tụng. - Về nguyên tắc, nguyên đơn phải là chủ thể được giả thiết có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm, tuy nhiên luật thực định thừa nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh mình phụ trách và tư cách nguyên đơn của các chủ thể . Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan dân số-gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu hủy hôn nhân trái luật giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, hôn nhân vi phạm độ tuổi hoặc chế độ một vợ, một chồng (ngay cả khi người được bảo vệ khước từ quyền được bảo vệ) thì thực chất việc thực hiện quyền yêu cầu của các cơ quan này là vì lợi ích của pháp luật. Theo pháp luật hiện hành thì những chủ thể này là người đại diện hợp pháp của đương sự chứ không phải là nguyên đơn. Do vậy, cần phải sửa đổi pháp luật theo hướng quy định các cơ quan tổ chức khởi kiện để duy trì trật tự của pháp luật cũng được coi là nguyên đơn dân sự. Trong điều kiện dân trí nước ta còn hạn chế như hiện nay, để người dân hiểu biết pháp luật và xác định đúng được tư cách bị đơn trong một số trường hợp rất khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm và vào cuộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Hoàn thiện điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án Thực tiễn cho thấy do không hiểu biết về pháp luật nên tình trạng người đi khởi kiện đã xác định và khởi kiện ko đúng người mà mình có quyền khởi kiện theo quy dịnh của pháp luật là phổ biến. Trong những trường hợp đặc biệt này, với tư cách là cơ quan bảo vệ công lý và cầm cân nảy mực thì vai trò đôn đốc và hướng dẫn thủ tục tố tụng của Tòa án là hết sức cần thiết. Do vậy thiết nghĩ nên bổ sung vào BLTTDS một quy định theo hướng là khi nhận đơn khởi kiện thì bên cạnh việc kiểm tra các điều kiện thụ lý, Tòa án có thể định hướng cho nguyên đơn xác định lại chủ thể mà họ có quyền khởi kiên. Việc định hướng của Tòa án sẽ tránh được thời gian giải quyết vụ kiện bị kéo dài và các tổn phí tố tụng không đáng có mà nguyên đơn phải gánh chịu do hậu quả của việc xác định không đúng bị đơn trong vụ kiện. Hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự Các quy định về thời hiệu khởi kiện trong pháp luật nước ta hiện nay khá rắc rối, không tập trung tại một văn bản cụ thể, thống nhất mà dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn cho người dân trong việc tìm hiểu để biết vụ việc của mình ra sao. Việc xác định mốc thời điểm bắt đầu tính thời hiệu hiện nay, luật cũng quy định khác nhau, trong pháp luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa giải quyết là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; thời hiệu giải quyết việc chia thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Còn tranh chấp lao động, thời hiệu khởi kiện là một năm kể từ ngày mỗi bên tranh chấp thấy rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm... Thiết nghĩ, quy định của pháp luật nên theo hướng mềm dẻo hơn, về khoảng thời gian dài ngắn như thế nào là tùy vào mỗi loại vụ việc. Hơn nữa, mốc bắt đầu tính thời hiệu nên có quy định lại là từ ngày đương sự nhận biết hoặc buộc phải nhận biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm như quy định của pháp luật về lao động là hay hơn, bởi trên thực tế không phải lúc nào người dân cũng nhận biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm. Đến khi họ biết để nhờ pháp luật xử lý thì đã hết thời hiệu khởi kiện. Kết luận Vấn đề “điều kiện khởi kiện vụ án dân sự” là một vấn đề không mới, việc đề cập đến nó không chỉ định hướng cho quá trình giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng và đúng đắn mà còn đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng khác của BLTTDS diễn ra thuận tiện. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về khởi kiện vụ án vẫn còn nhiều vướng mắc, nhưng hi vọng trong thời gian tới, sẽ có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn đời sống dân sự./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật tố tụng dân sự,Nxb.CAND,Hà Nội,2009. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Ths. Liêu Thị Hạnh, Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thụ lý vụ án dân sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Phùng Thị Tuyết Trinh, khóa luận tốt nghiệp “Quyền yêu cầu và thay đổi yêu cầu của đương sự trong tố tụng dân sự” năm 2010 TS.Nguyễn Công Bình, luận án tiến sĩ “Bảo đảm quyền bảo vệ của Đương sự trong TTDSVN”. Đặng Anh Tuấn, Khoá luận tốt nghiệp “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách đương sự trong tố tụng dân sự”- Hà Nội, 2010. Luật gia Nguyễn Thị Hằng Nga, Một số quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Liễu Thị Hạnh, Luận văn thạc sĩ luật học “Thụ lý vụ án dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
Luận văn liên quan