PR_ đam mê ! Và sự thật đó là nghề được mọi bạn trẻ quan tâm .Nếu bạn được nghe nói về nghề quan hệ công chúng,bạn có tự nghĩ ngay đến sự hấp dẫn choáng ngợp hay không?Quả thực nếu điều đó là ý nghĩ của bạn về thế giới PR,thì bạn đừng tốn công , bởi lẽ nghề này không phải dành cho bạn. Vậy môi trường và đi u kiện làm việc của nghề PR như thế nào, hãy cùng nhóm chúng tôi thực hiện.
Quan hệ công chúng không giống với quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, nhiệm vụ của các công ty PR là tạo cho khách hàng một hình ảnh tốt nhất khi truyền tới công chúng. Điểm mấu chốt là làm cho mọi người nói về mình. Mặc dù cũng có những bằng cấp trong nghề quan hệ công chúng mà bạn phải đạt được song không nhất thiết bạn phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho nó bởi nghề này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn.
PR còn đòi hỏi ở bạn sự cống hiến hết mình. Bạn phải chuyên tâm tới hoạt động của một kẻ khác trong khi không có nhiều thời gian cho mình. Hầu hết các nhân viên PR đều đòi hỏi có một kiến thức rất rộng (nhiều trong số đó là do họ tự tìm hiểu) và viết được coi là một trong những kỹ năng cần có nhất của một người làm PR chuyên nghiệp. Viết phải rõ ràng và có tính thuyết phục.
12 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều kiện làm việc trong nghề nghiệp PR và cơ hội thăng tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC. 1
1.1. Năng động. 1
1.2. Chuyên nghiệp. 2
1.3. Hiện đại. 2
1.4. Áp lực. 2
1.5. Nghiêm túc. 3
1.6. Thân thiện. 3
2. NHỮNG KHÓ KHĂN THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI THĂNG TIẾN. 4
2.1. Những khó khăn thử thách. 4
2.1.1. Giờ giấc làm việc. 4
2.1.2. Địa điểm tác nghiệp. 5
2.1.3. Trách nhiệm toàn diện. 5
2.2. Cơ hội thăng tiến. 6
2.2.1. Cơ hội thăng tiến trong tổ chức. 6
2.2.2. Cơ hội thăng tiến cho sự nghiệp cá nhân. 6
3. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TRONG NGHỀ NGHIỆP PR. 7
4. MỨC THU NHẬP THAM KHẢO. 8
4.1. Tại Việt Nam. 8
4.2. Quốc tế. 9
KẾT LUẬN. 10
LỜI MỞ ĐẦU
PR_ đam mê ! Và sự thật đó là nghề được mọi bạn trẻ quan tâm .Nếu bạn được nghe nói về nghề quan hệ công chúng,bạn có tự nghĩ ngay đến sự hấp dẫn choáng ngợp hay không?Quả thực nếu điều đó là ý nghĩ của bạn về thế giới PR,thì bạn đừng tốn công , bởi lẽ nghề này không phải dành cho bạn. Vậy môi trường và đi u kiện làm việc của nghề PR như thế nào, hãy cùng nhóm chúng tôi thực hiện.
Quan hệ công chúng không giống với quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, nhiệm vụ của các công ty PR là tạo cho khách hàng một hình ảnh tốt nhất khi truyền tới công chúng. Điểm mấu chốt là làm cho mọi người nói về mình. Mặc dù cũng có những bằng cấp trong nghề quan hệ công chúng mà bạn phải đạt được song không nhất thiết bạn phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho nó bởi nghề này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn.
PR còn đòi hỏi ở bạn sự cống hiến hết mình. Bạn phải chuyên tâm tới hoạt động của một kẻ khác trong khi không có nhiều thời gian cho mình. Hầu hết các nhân viên PR đều đòi hỏi có một kiến thức rất rộng (nhiều trong số đó là do họ tự tìm hiểu) và viết được coi là một trong những kỹ năng cần có nhất của một người làm PR chuyên nghiệp. Viết phải rõ ràng và có tính thuyết phục.
NỘI DUNG
1. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC.
Lĩnh vực hoạt động của nghề PR luôn diễn ra trong một môi trường làm việc thường là có liên quan đến các vấn đề nóng bỏng và có tầm quy mô lớn đầy tính cạnh tranh như trên thương trường kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc biệt là về kinh tế, nơi tập trung các vấn đề nóng bỏng, quyết liệt, đầy thách thức. Bởi thế, môi trường và điệu kiện làm việc của các PR thường là:
1.1. Năng động.
Thương trường luôn là nơi diễn ra những trận chiến không khoan nhượng giữa các tập đoàn, các tổ chức thương mại. Nó như một chiếc bánh chia cho tất cả các doanh nghiệp. Ai giỏi hơn, mạnh hơn, khỏe hơn thì sẽ cắt được phần lớn hơn. Do đó, mạnh được yếu thua vẫn luôn là quy luật không bao giờ xưa cũ. Tất nhiên, ở đây cũng có kèm cả yếu tố văn hóa kinh doanh cũng như tinh thần” fair play” cảu mỗi đối tượng tham gia. Điều này đòi hỏi sức mạnh nội lực của mỗi doanh nghiệp là rất lớn thể hiện thông qua giá trị của thương hiệu đó. Một thương hiệu mạnh cũng đồng nghĩa với những công cụ xây dựng nên nó phải đủ trí và lực để xây dựng nên. PR được xem là một trong những công cụ mạnh, sắc và hiệu quả để xây dựng thương hiệu cho một tổ chức. Các tổ chức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, cũng có nghĩa là bộ phận hậu phương của nó cũng phải đấu trí, đấu lực thông qua các chính sách chiến lược, các đường lối, ý tưởng và cung cách hoạt động. Mục tiêu chung lớn nhất của họ đều là hướng về đông đảo nguời tiêu dùng, đông đảo côngg chúng. Có thể nói, tổ chức nào dành được sự quan tâm nhiều nhất của công chúng thì phần thắng nghiêng hẳn về họ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt này, buộc bộ phận PR phải là một trong những bộ phận chủ lực của doanh nghiệp. Báo chí viết gì về họ? PR đảm đương. Đài đưa tin đánh giá như thế nào về hình ảnh của công ty? PR phụ trách. Dư luận xã hội hiểu đến đâu về sản phẩm cũng như nơi sản xuất ra nó? Lại là PR giải quyết. Nếu khủng hoảng xảy ra? Hạ nhiệt và ổn định tình hình, khắc phục sự cố cũng một phần lớn nhờ vào vai trò PR. Tất cả những điều này cho thấy chức năng quan trọng của bộ phận quan hệ công chúng. Không những thế, những gì thuộc trách nhiệm cua bộ phận này đều đặt ra cho họ những trọng trách rất nặng nề đồng thời tạo ra một môi trường làm việ đòi hỏi phải thực sự năng động, phán đoán và nắm bắt tình hình tốt, nhằm kịp thời đưa ra các kế hoạch phù hợp.
1.2. Chuyên nghiệp.
Mặc dù công tác đào tạo PR hiện nay chưa có các tổ chức đào tạo bài bản, nhân viên PR đều xuất phát từ những khả năng bẩm sinh và sự cố gắng, cũng như lòng đam mê nghề nghiệp, đam mê thử thách. Tuy nhiên, thực tế trải nghiệm đã mang lại cho họn được những kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp rất quý giá. Tính chuyên nghiệp của họ dần được biểu hiện qua hiệu quả công việc, qua cách giải quyết các vấn đề trôi chảy.
Nếu bạn làm việc tại các công ty lớn, mức độ chuyên nghiệp càng cao. Bởi thông thường, ban lãnh đạo ở đây nhận thức rất rõ vai trò của công tác giao tế nhân sự. Vì thế, họ đã đầu tư cho bộ phận này mạnh tay hơn so với các nơi khác. Hẳn nhiên, nếu bạn làm việc trong đó, bạn sẽ có điều kiện để học hỏi và rèn luyện được rất nhiều từ các đàn anh đi trước. Bạn sẽ được làm quen dần với một phong cách làm việc chuyên nghhieepj.
1.3. Hiện đại.
Đây là yếu tố đương nhiên, bởi các hoạt động PR hầu như luôn là những vấn đề mới mẽ, đầy tính sáng tạo. Làm PR trong các tập đoàn, các doanh nghiệp thì phần lớn, bạn sẽ được tiếp xúc với một môi trường hiện đại, đầy đủ các phương tiện làm việc, nhằm tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất. Các phương tiện nghe nhìn, liên lạc đều được trang bị và hỗ trợ phù hợp, kịp thời. Nhờ đó, bạn có thể nắm bắt tình hình và các xu hướng phát triển kinh tế trong nước và trên thế giới một cách nhanh chóng
1.4. Áp lực.
Quan hệ với báo đài, tổ chức các sự kiện lớn nhằm giới thiệu sản phẩm mới, các buổi lễ kỉ niệm, họp báo, soạn thảo các thông cáo báo chí tham gia họp với các ban lãnh đạo và các phòng ban khác,.. lịch công tác của các nhân viên PR hầu như bận rộn suốt cả tuần. Bởi thế, họ phải đảm đương một khối lượng công việc đáng kể. họ phải chịu áp lực từ nhiều phía: khách hàng, các cơ quan báo, đài, rồi thời gian hoàn thành công việc đối với tổ chức, không chỉ phải hoàn thành mà còn phải đạt được những kết quả khả quan, có những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của doanh nghiêp.
Khi công ty bạn tổ chức các chương trình tài trợ hoặc các hội nghị khách hàng. Có khi bạn và các đồng nghiệp phải hi sinh cả những ngày nghỉ, thậm chí, họ phải ở lại cơ quan khi cần thiết. Bạn phải chịu chấp nhận làm việc với áp lực và cường độ công việc cao thì mới có thể trưởng thành hơn trong nghề. Nếu bạn vượt qua các thử thách công việc một cách kiên trì và bền bỉ, cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn.Tuy nhiên, như vậy cũng không có nghĩa, với nghề PR, lúc nào bạn cũng chỉ biết công việc. Bạn cũng có giờ phút thoải mái bên bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
Ví dụ:
Tuy nhiên, nghề này cũng có sức ép rất lớn. Ngân Tuyết – PR của khách sạn Fortuna – đã trải qua một thời gian 6 tháng đầu tiên shock với nghề “trong mơ”. Tốt nghiệp loại giỏi ĐH Ngoại ngữ, có kinh nghiệm hoạt động đoàn đội từ những năm cấp 3, rất tự tin vào khả năng tổ chức của mình, thêm điểm cộng về ngoại hình, Tuyết vô cùng hào hứng bước chân vào nghiệp PR.
Sau 1 tháng đầu thử việc, Tuyết thực sự choáng về khối lượng công việc khổng lồ của một PR khách sạn, không chỉ nhiều việc mà mỗi việc Tuyết đều phải làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần mới vừa lòng giám đốc.
Mặc dù rất tự tin vào khả năng ngoại ngữ nhưng Tuyết liên tục bị chê là dung tiếng Anh kiểu Việt Nam bởi đa số nhân viên ở đây đều tốt nghiệp đại học nước ngoài. 9h tối mới bắt đầu rời khách sạn về nhà, Tuyết lại tiếp tục mang việc về làm tới 11h đêm.
1.5. Nghiêm túc.
Nghề PR không chấp nhận thái độ làm việc nữa vời và thiếu trách nhiệm. Ở đó, bạn lao động một cách nghiêm túc. Uy tín mà bạn tạo ra cho khách hàng cũng chính là uy tín cho bản thân tổ chức của bạn. Một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả lớn, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn mà còn liên lụy đến tập thể. Chính sự nghiêm túc này tạo nên phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại.
1.6. Thân thiện.
Một môi trường thân thiện, tinh thần hợp tác luôn là không khí làm việc của các nhân viên PR. Áp lực từ công việc, những kế hoạch tầm cỡ luôn cần đến sự hổ trợ của các thành viên khác trong công ty. Nếu bộ máy của bạn hoạt động tốt, cũng có nghĩa là mối quan hệ giữa các đồng nghiệp luôn đuợc cải thiện. Sự hổ trợ qua lại này tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa các nhân viên, góp phần hình thành văb hóa riêng của mỗi tổ chức. Vì vậy, làm viuệc trong nghề PR, bạn sẽ luôn cảm nhận đựợc sự phấn đấu thậm chí là canh tranh trong môi trường thân thiện, tự chủ. Vì thế, nếu bạn còn là lính mới, bạn cũng sẽ gặp quá nhiều trở ngại vì sự bỡ ngỡ của mình, bởi các đồng nghiệp đi trước sẽ luôn huấn luyện, chia sẽ và giúp bạn vựợt qua những khó khăn ban đầu để có thể hoàn thành tốt công việc.
2. NHỮNG KHÓ KHĂN THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI THĂNG TIẾN.
2.1. Những khó khăn thử thách.
2.1.1. Giờ giấc làm việc.
PR không phải là loại công việc “ngày làm 8 giờ”, gói gọn trong những công việc thường nhật được giao. Vào những lúc cao điểm, như khi chuẩn bị cho một chiến dịch PR nào đó, những nhân viên PR có thể phải làm nhiều hơn 8 giờ một ngày, bất kể ban ngày, buổi tối hay ngày nghỉ cuối tuần
Với nghề PR, thời gian và lịch sinh hoạt cho cuộc sống riêng thường hay bị xáo trộn. Đi sớm, về muộn, thậm chí vì lý do công việc phải ngủ lại công ty cũng là việc bình thường.
Dẫu biết quan hệ công chúng là một mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền bạc triệu cho những người năng động nhưng chẳng con đường nảo trải đầy hoa hồng.Minh Anh, nhân viên trong công ty quảng: “nhìn chúng tôi trong trang phục veston, tay cầm bộ đàm cáo MT tại TP.HCM, cho biết, chạy liên tục từ đầu này đến đầu kia, miệng nói liên hồi, người ngoài cuộc có thể ngỡ là "oai" và mong muốn một vị trí như thế; nhưng những công việc thuộc hậu trường thì thực sự căng thẳng và khó khăn. Chuyện thức đêm làm việc, đảo lộn giờ giấc là thường xuyên xảy ra. Không chỉ có thế, đối với những chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyện làm việc trong ngày nghỉ cũng là điều đương nhiên". Còn theo Hoàng Minh, nhân viên PR của công ty TMT tại TP.HCM: “Công ty chúng tôi thường xuyên có những sự kiện lớn vào cuối tuần, với vị trí một supervisor (người giám sát) tôi phải giám sát từ khâu chuẩn bị cho đến quá trình thi công chính vì thế có những tối thứ bảy, bạn gái tôi phải đến tận công trình. Thời gian riêng tư cho cả hai người không có”.
Đó là với những người mà những vất vả của nghề PR của họ được hiểu rõ, còn trường hợp của Quang Anh lại là một ví dụ khác. Không chỉ là một người giám sát sự kiện, Quang Anh kiêm luôn vị trí chăm sóc khách hàng, chính vì thế công việc bận rộn đầu tắt mặt tối.Hôm sinh nhật bạn gái cũng là đêm có sự kiện lớn mà Quang Anh là người giám sát toàn bộ, mặc dù hiểu điều đó, nhưng bạn gái Quang Anh không khỏi giận dỗi vì trong ngày vui mà không có anh ở bên và thế là anh chàng phải mất một tuần để làm lành.
Thiếu thời gian dành cho bạn bè và gia đình luôn là một trong những vấn đề mà những người làm PR về mảng sự kiện phải đối mặt. Thế còn những chuyên viên PR trong mảng truyền thông thì sao? Đối với người khác, họ được biết đến ít nhất vì thực sự vai trò của họ không thể hiện nhiều ra bên ngoài, nhưng công việc của họ cũng có không ít điều thú vị.
2.1.2. Địa điểm tác nghiệp.
PR cũng không phải là loại công việc tĩnh tại, ngồi một chỗ trong văn phòng. Người nhân viên PR phải luôn đi ra ngoài cho việc nắm bắt thông tin, giao dịch với khách hàng, tiếp xúc với giới truyền thông, tham gia các sự kiện, v.v… với nhiều địa điểm tác nghiệp khác nhau.
Bên cạnh đó, những chuyến công tác xa nhà đến các địa phương khác để tác nghiệp cũng là việc hết sức bình thường trong nghề nghiệp PR.
PR là nghề mà địa điểm tác nghiệp rất khác so với các công việc khác, vì vậy người là nghề này phải thật sự năng động và đòi hỏi phải có sức khỏe.Đặc biệt trong những chuyến công tác xa nhà bạn phải thích nghi được với thời tiết cũng như văn hóa sống của nhiều địa phương khác nhau.
2.1.3. Trách nhiệm toàn diện.
Mỗi chiến dịch PR, mọi thứ phải được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo từ khâu đầu đến khâu cuối. Người nhân viên PR phải chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu chuẩn bị đến tiến trình thực hiện cũng như kết quả sau cùng. Tất nhiên, công việc PR không chỉ là công việc của một người, mỗi thành viên trong bộ phận đều là một mắc xích quan trọng. Điều này đòi hỏi người nhân viên PR vừa phải hoàn thiện mình, vừa phải có sự hỗ trợ tốt với đồng đội để đảm bảo cho bộ máy vận hành một cách tốt nhất.
Không có nghề nào là nghề nhàn rỗi cả. Để thành công trong mọi việc thì tự bạn sẽ phải tiến bước trước người khác. Chăm chỉ trong công việc không có nghĩa là bạn phải đi sớm về muộn, mà chính là tinh thần xung phong, thái độ nhiệt tình trong mọi công việc, kể cả những việc không phải là trách nhiệm của bạn.
Nghề PR là nghề mang tính dây chuyền rất cao. Mỗi cá nhân là một bánh tàu, và chỉ cần cá nhân đó không hoàn thiện nhiệm vụ của mình thì cả đoàn tàu sẽ...lao đao. Tuy nhiên, nếu bạn đã hoàn thành công việc của mình và sẵn lòng giúp đỡ những người khác, nhận thêm công việc, dù là những việc nhỏ nhất như...ngồi một chỗ và bỏ giấy mời vào phong bì, để giúp cho cả nhóm đẩy mạnh hơn tiến độ, bạn sẽ được đánh giá là ”bánh tàu chủ lực”.
Các nhân viên PR thường xuyên bận rộn với đủ thứ công việc: lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạt động nào đó, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty... Trong quá trình làm việc, các nhân viên PR luôn nhận thức rõ rằng “Xây dựng và cải thiện các mối quan hệ là một phần quan trọng trong công việc của mình”.
2.2. Cơ hội thăng tiến.
2.2.1. Cơ hội thăng tiến trong tổ chức.
Cơ hội thăng tiến trong tổ chức luôn đến với những nhân viên PR thực sự làm việc nghiêm túc và có hiệu quả.
Thông thường, con đường sự nghiệp của một nhân viên PR bắt đầu bằng các chức vụ thấp, mang tính chất thử việc, như nhân viên tập sự chẳng hạn. Tuy nhiên, những nấc thang thăng tiến trong nghề rất nhanh chóng. Với sự nỗ lực làm việc, cộng thêm niềm đam mê nghề nghiệp, chỉ sau một vài dự án PR thành công vang dội, họ có thể vươn tới các chức danh chuyên viên, trưởng phòng hoặc ngay cả giám đốc PR.
Cũng có rất nhiều người điểm xuất phát ban đầu của họ chỉ là một nhân PR bình thường, nhưng họ đã có gắng nổ lực rất lớn, cộng thêm niềm đam mê nghề nghiệp, sau một thời gian phấn đấu các vị trí trưởng phòng , chuyên viên cao cấp, giám đôc không phải là quá khó để họ vươn tới. Tuy nhiên, với điều kiện, họ phải thực sự lao động một cách nghiêm túc và có hiêụ quả.
Bên cạnh sự thăng tiến đó, cũng không ít người đã phải nói lời chia tay sớm với nghề PR vì không đủ kiên trì, sức lực cũng như lòng đam mê để theo đuổi nó đến tận cùng. Điều này để cho thấy rằng, không phải ai cũng đủ kiên trì để chọn PR làm bạn đồng hành về lĩnh vực nghề nghiệp trong suốt cuộc đời mình.
2.2.2. Cơ hội thăng tiến cho sự nghiệp cá nhân.
Không ít chuyên gia trong nghề PR, sau một thời gian trải nghiệm vừa đủ, tích luỹ được về mặt kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ, cũng như cách thức quản lý. Họ tách ra và tự mở công ty PR cho riêng mình, và đã xây dựng được sự nghiệp cá nhân không nhỏ. Đó là xu hướng phổ biến trong nghề nghiệp PR.
Những gì mà bạn cống hiến cho nghề cũng luôn được trả công xứng đáng. Trước hết, điều này thể hiện ở mức thu nhập của bạn. So với nhiều nghề khác, PR là nghề có thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Điều quan trọng nhất là những gì bạn thu nhận được. Thời gian và hiệu quả công việc được xem như là giấy chứng nhận có giá trị nhất cho nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi. PR đòi hỏi bạn luôn cập nhật thông tin và có một nền tảng kiến thức rộng. Cùng một lúc, bạn có thể vừa là nhà báo, nhà tâm lý, nhà xã hội học, nhà kinh tế… Hiểu biết của bạn sẽ ngày càng được bồi đắp và nâng dần lên một tầm cao mới.
Thông thường, con đường sự nghiệp của một nhân viên PR bắt đầu bằng các chức vụ mang tính chất hổ trợ, ví dụ như quản trị viên tập sự, trợ lý PR Manager, sau đó có thể được bổ nhiệm vào vị trí Key Account Executive, Account Supervisor, PR Manager, Senior Manager hoặc cao hơn là Vice President hay Senior Vice President…
Những nấc thang thăng tiến trong nghề luôn là mơ ước và mục tiêu của nhiều người khi quyết tâm theo đuổi cái nghề lắm gian nan nhưng cũng không ít vinh quang này. Không ít chuyên gia trong nghề, sau một thời gian trải nghiệm vừa đủ, những gì họ tích lũy được về mặt tri thức, nghề nghiệp, các mối quan hệ, cũng như cách thức quản lý, lúc đó,họ đủ lực để có thể tự mở công ty riêng cho mình. Đó là xu hướng phổ biến trong định hướng nghề nghiệp của nhiều người.
3. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TRONG NGHỀ NGHIỆP PR.
– Kỹ năng giao tiếp
Một trong những lý do tạo nên sự thú vị trong nghề này đó là nó không chỉ gói gọn trong những công việc được định sẵn trong hợp đồng mà có thể thay đổi tùy theo tính chất công việc, tất cả đều được gọi dưới cái tên chung: quan hệ cộng đồng. kỷ năng giao tiếp.
– Khả năng sáng tạo
Thiết kế và sản xuất những cuốn niên giám, các bản báo cáo, phim tài liệu, các chương trình truyền thông đa phương tiện v.v...
– Kiến thức chuyên môn sâu: Hiểu rõ PR là gì?
– Có mối quan hệ
Có mối quan hệ tốt với giới truyền thông và cơ quan chức năng sẽ là một lợi thế cho bạn khi giải quyết các sự cố.
– Khả năng thuyết phục
Hầu hết các nhân viên PR đều đòi hỏi có một kiến thức rất rộng (nhiều trong số đó là do họ tự tìm hiểu) và viết được coi là một trong những kỹ năng cần có nhất của một người làm PR chuyên nghiệp. Viết phải rõ ràng và có tính thuyết phục.– Khả năng thuyết trình:
PR là cung cấp thông tin cho công chúng,trả lời các cuộc phóng vấn xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Hoạt động PR gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng.
– Kinh nghiệm
Công việc PR không tuân theo một trình tự cụ thể nào, việc giải quyết sai lầm sẽ dẫn đến những hiệu quả nghiêm trọng, vì vậy để tránh các hậu quả không mông muốn hay các vết xe đổ, chúng ta phải biết tự đúc rút kinh nghiệm học hỏi kinh nghiệm từ các sự kiện đã diễn ra và các cách giải quyết vấn đề đó.
– Khả năng tổ chức
Người làm PR phải lập kế hoạch, chương trình hoạt động cho tổ chức, cá nhân: đó có thể là một chiến dịch thông tin nội bộ trong tổ chức, một chiến dịch truyền thông, tài trợ, quảng bá hình ảnh v.v...
– Khả năng ngoại ngữ và vi tính
Trong nền kinh tế ngày nay bất cứ công việc gì của các bạn người ta cũng đòi hỏi phải có kiễn thức về ngoại ngữ và tin học, thông thạo ngoại ngữ và các phần mềm vi tính là một điều thiết yếu của Nguời PR
– Sự đam mê
Có đam mê các bạn mới thích sự yêu thích công việcsẽ đem lại hiệu quả công việc cao hơn. PR không hẳn là cánh cửa hẹp cho những bạn trẻ thật sự yêu nghề, dám hy sinh, dám chấp nhận và không ngừng sáng tạo.
– Chịu áp lực cao
Ngoài ra, để trở thành một nhân viên giỏi bạn cần xử sự điềm tĩnh, lịch sự và là người luôn tạo cảm giác thoải mái cho người nghe khi nói chuyện. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nếu bạn là người hòa nhập nhanh với môi trường làm việc và có thể làm việc tốt dưới áp lực cao.
4. MỨC THU NHẬP THAM KHẢO.
4.1. Tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, lương của một nhân viên PR thường dao động trong khoảng 200 – 300 USD/tháng. Một số công ty nước ngoài có thể trả mức 300 – 500 USD/tháng cho những nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. còn các trưởng phòng, trợ lý Giám đốc hoặc Giám đốc PR, có thể từ 500 - 2000 USD/tháng. Vì ngoài tiền lương, họ có thể được thưởng thêm từ doanh thu của mỗi hợp đồng mà họ thực hiện thành công.
Với những bậc lương này là một trong những yếu tố hấp dẫn các ứng viên quan tâm đến nghề PR. Tuy nhiên, những gì bạn được hưởng luôn đi kèm với những gì mà bạn bỏ ra để xứng đáng với nó.
4.2. Quốc tế.
Thu nhập là một trong những điều mà hầu như ai cũng quan tâm đến. So với mặt bằng chung về nghề nghiệp, mức thu nhập nghề PR hiện nay được đánh giá chung l