Đề tài Điều kiện và giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng tại Việt Nam

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về Tài chính – Ngân hàng chính là những nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đa năng. Khi sự phát triển cùng với nhu cầu của nền kinh tế đạt đến một mức độ nhất định, thì các ngân hàng, công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thức khác nhau như liên kết, hợp nhất, sáp nhập, thành lập các công ty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đa năng là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn.

pdf52 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện và giải pháp xây dựng mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương 1: Khái quát về tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng. Một số tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng trên thế giới. ................................................................... 3 1. Tính tất yếu của việc hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng ........ 3 1.1. Xu thế chung ......................................................................................... 3 1.2. Sự cần thiết của việc hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam .......................................................................................... 3 2. Một số nét cơ bản ............................................................................................. 4 2.1. Khái niệm và đặc điểm .......................................................................... 4 2.1.1. Căn cứ vào nguồn gốc .................................................................. 4 2.1.2. Căn cứ vào nguyên tắc họat động ................................................. 5 2.1.3. Căn cứ vào nghiệp vụ ................................................................... 6 2.1.4. Căn cứ vào tính chất pháp lý ......................................................... 6 2.2. Phân lọai ............................................................................................... 6 2.2.1. Tập đòan Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành hẹp ..................... 7 2.2.2. Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng ..................................... 7 2.3. Mô hình tổ chức tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng ............ 7 2.4. Phương thức hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng 8 3. Một số tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng trên thế giới ........................... 8 3.1. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng Citigroup (Mỹ) ............... 8 3.2. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng Oversea Chinese Banking Corporation – OCBC (Singapore và Malaysia) ...................................... 9 3.3. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng Trung Quốc (HongKong) 9 3.4. Mô hình của tập đòan Tài chính – Ngân hàng HSBC Holdings ............ 10 Chương 2 : Thực trạng họat động và định hướng phát triển của các Ngân hàng Việt Nam. Bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam ............................................................................................... 11 1. Thực trạng họat động và định hướng phát triển của các Ngân hàng Việt Nam . 11 1.1. Thực trạng họat động .......................................................................... 11 1.1.1. Quy mô ...................................................................................... 11 1.1.2. Dịch vụ cung cấp ........................................................................ 13 1.1.3. Tiến trình cổ phần hóa ................................................................ 15 1.1.4. Các họat động đầu tư tài chính khác ........................................... 17 1.2. Những khó khăn hiện nay.................................................................... 18 1.3. Định hướng phát triển ......................................................................... 19 1.3.1. Phát triển về vốn ......................................................................... 19 1.3.2. Cung cấp nhiều dịch vụ mới và những sản phẩm công nghệ cao . 20 1.3.3. Tiến đến xây dựng mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam....................................................................... 20 2. Một số Ngân hàng Việt Nam hiện nay có khả năng tiến đến Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng ...................................................................................... 21 2.1. Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam (Vietcombank) ............................ 21 2.1.1. Vị thế ......................................................................................... 21 2.1.2. Quy mô ...................................................................................... 22 2.1.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác .............................................. 23 2.1.4. Nhận xét ..................................................................................... 24 2.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) ............................................... 24 2.2.1. Vị thế ......................................................................................... 24 2.2.2. Quy mô ...................................................................................... 25 2.2.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác .............................................. 26 2.2.4. Nhận xét ..................................................................................... 27 2.3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) ................................. 28 2.3.1. Vị thế ......................................................................................... 28 2.3.2. Quy mô ...................................................................................... 29 2.3.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác .............................................. 30 2.3.4. Nhận xét ..................................................................................... 30 2.4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) ....... 31 2.4.1. Vị thế ......................................................................................... 31 2.4.2. Quy mô ...................................................................................... 31 2.4.3. Các lĩnh vực đầu tư tài chính khác .............................................. 32 2.4.4. Nhận xét ..................................................................................... 33 Chương 3 : Điều kiện và giải pháp xây dựng mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam ...................................................................................... 34 1. Điều kiện thành lập Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam ... 34 1.1. Điều kiện khách quan .......................................................................... 34 1.1.1. Môi trường pháp lý ..................................................................... 34 1.1.2. Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ..................... 34 1.1.3. Bùng nổ công nghệ thông tin ...................................................... 34 1.2. Điều kiện chủ quan về tiềm lực tài chính ............................................. 35 2. Giải pháp xây dựng mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam................................................................................................................ 35 2.1. Giải pháp 1.......................................................................................... 35 2.1.1. Nâng cao tiềm lực tài chính thông qua việc hòan thành cổ phần hóa ............................................................................................. 35 2.1.2. Thực hiện cơ cấu lại ................................................................... 36 2.1.3. Đổi mới phương thức quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................................... 37 2.1.4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến ..................................................... 37 2.1.5. Tăng cường liên doanh và mở rộng đầu tư .................................. 37 2.1.6. Hòan thiện hệ thống pháp lý ....................................................... 38 2.1.7. Ưu điểm – Hạn chế của giải pháp ............................................... 38 2.2. Giải pháp 2 : Sáp nhập giữa các Ngân hàng ......................................... 39 2.2.1. Sự cần thiết của việc sáp nhập .................................................... 39 2.2.2. Việc sáp nhập giữa các tập đòan Tài chính – Ngân hàng trên thế giới ............................................................................................. 40 2.2.3. Bài học rút ra từ các cuộc sáp nhập trên thế giới ......................... 41 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có một cuộc sáp nhập thành công ........................................................................................... 42 2.2.5. Áp dụng giải pháp “sáp nhập giữa các Ngân hàng” vào tình hình Việt Nam .................................................................................... 43 2.2.6. Ưu điểm – Hạn chế của giải pháp ............................................... 44 3. Một số nguyên tắc nhằm lựa chọn mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam và giải pháp thí điểm mà nhóm đưa ra cho Vietcombank ... 45 3.1. Một số nguyên tắc nhằm lựa chọn mô hình Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam .................................................................. 45 3.2. Giải pháp thí điểm mà nhóm đưa ra cho Vietcombank......................... 46 Kết luận................................................................................................................... 47 Chương 1 Khái quát về tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng Một số tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng trên thế giới 4. Tính tất yếu của việc hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng 4.1. Xu thế chung Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về Tài chính – Ngân hàng chính là những nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đa năng. Khi sự phát triển cùng với nhu cầu của nền kinh tế đạt đến một mức độ nhất định, thì các ngân hàng, công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thức khác nhau như liên kết, hợp nhất, sáp nhập, thành lập các công ty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đa năng là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn. 4.2. Sự cần thiết của việc hình thành tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng tại Việt Nam Tháng 11/2006, Việt Nam đã tham gia làm thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), giờ đây các tổ chức Tài chính - Ngân hàng lớn trên thế giới có thể tham gia hoạt động chính thức tại Việt Nam và cùng chia sẻ thị phần với các ngân hàng nội địa trên thị trường. Điều này khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn; đồng thời cũng đặt ra một thách thức rất lớn đối với các ngân hàng nội địa. Hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời gian qua đã ngày càng có những bước tiến vượt bậc, tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sắp tới, nếu xét về năng lực cạnh tranh tổng thể cũng như về lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thì hiện nay vẫn còn rất yếu. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực. Do đó, các Ngân hàng thương mại cổ phần cần: lành mạnh hóa cơ cấu tài chính, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao và đổi mới công nghệ ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tăng vốn điều lệ, nâng cao tỷ lệ an toàn, mở rộng mạng lưới phục vụ, nâng cao năng lực quản lý cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn,… và phải tìm cho mình một giải pháp thích hợp nhất để vươn lên nhằm thích ứng với tình thế mới đầy thử thách. Một trong những giải pháp được các ngân hàng lựa chọn đó chính là việc hình thành tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng. Xu hướng hợp tác hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng là điều tất yếu phải diễn ra hiện nay nhằm tổng hợp sức mạnh của toàn nhóm công ty để mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, đổi mới công nghệ, tận dụng lợi thế cạnh tranh và thương hiệu của tập đoàn từ đó giảm chi phí và đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn; đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng kinh doanh của toàn tập đoàn ra các nước trong khu vực và quốc tế. 5. Một số nét cơ bản 5.1. Khái niệm và đặc điểm Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng không phải là mô hình tổ chức mới của các nước phát triển, nhưng đối với Việt Nam thì đây lại là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Ở mỗi quốc gia khác nhau, quan niệm về tập đoàn Tài chính - Ngân hàng cũng có những cách nhìn nhận không giống nhau. Sự khác nhau đó do môi trường kinh tế, nhu cầu khách hàng, các qui định của luật pháp sở tại chi phối. Chúng ta có thể xem xét các quan niệm về tập đoàn Tài chính - Ngân hàng ở nhiều góc độ khác nhau như sau: 5.1.1. Căn cứ vào nguồn gốc Người ta dựa vào việc xem xét tập đoàn kinh tế để đưa ra khái niệm về tập đoàn Tài chính - Ngân hàng. Tập đoàn kinh tế là một chỉnh thể của một tập hợp các đơn vị thành viên có những quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế, tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định, được kiểm soát điều hành bằng một bộ máy quản lý thống nhất. Tập đoàn kinh tế có thể được gọi tên khác nhau, được tổ chức theo các mô hình khác nhau nhưng đều có những đặc điểm chung cơ bản như sau:  Về tổ chức: các tập đoàn kinh tế thường là tập hợp của một số đơn vị thành viên, trong đó có một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạt động của các đơn vị còn lại.  Về cơ cấu sở hữu: các tập đoàn thường là đa sở hữu (Nhà nước, công ty, tư nhân). Đơn vị, cá nhân nào chiếm tỷ lệ sở hữu cao trong tổng tài sản sẽ nắm vai trò chi phối.  Về quy mô và phạm vi hoạt động: các tập đoàn kinh tế thường có quy mô tài sản lớn, phạm vi hoạt động rộng trong một hoặc nhiều quốc gia.  Về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh: tập đoàn kinh tế có sản phẩm thường đa dạng, trong đó có thể có một hoặc một số sản phẩm mũi nhọn. Nếu xét theo lĩnh vực kinh doanh thì các sản phẩm của một tập đoàn kinh tế có thể trong cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng cũng có thể thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, tập đoàn Tài chính - Ngân hàng còn có một số đặc điểm khác như:  Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tài chính, ngân hàng. Đây là lĩnh vực kinh doanh có tính nhạy cảm và mức độ rủi ro cao, đòi hỏi quy mô vốn lớn.  Các sản phẩm chủ yếu của các tập đoàn Tài chính - Ngân hàng thuộc loại dịch vụ tài chính, ngân hàng. Như vậy, xét về nguồn gốc, có thể hiểu tập đoàn Tài chính - Ngân hàng là một chỉnh thể của một tập hợp các đơn vị thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; có các quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế, tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu; được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định và được kiểm soát điều hành bằng một bộ máy quản lý thống nhất. 5.1.2. Căn cứ vào nguyên tắc họat động Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng là một tổ chức gồm hai hay nhiều định chế tài chính được liên kết lại với nhau, được xem là một tổ chức đáp ứng các yêu cầu sau:  Phải là một tổ chức bao gồm hai mảng hoạt động tài chính quan trọng đó là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm  Phải là một tổ chức mà hoạt động kinh doanh chính là hoạt động tài chính. Từ đó có thể hiểu tập đoàn Tài chính-Ngân hàng là một tổ chức mà ở đó hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. 5.1.3. Căn cứ vào nghiệp vụ Ở tập đoàn Tài chính - Ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của tập đoàn. Do đó quan niệm về “Tập đoàn tài chính” thường được đồng nghĩa với “Tập đoàn ngân hàng” hay “Ngân hàng đa năng”. Chẳng hạn một công ty bảo hiểm có thể tham gia đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng thương mại, nhưng hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất thấp mà phần lớn nguồn vốn huy động từ khách hàng được gửi lại vào các ngân hàng thương mại, trong khi hoạt động cho vay là hoạt động chính của ngân hàng thương mại. Vậy có thể hiểu Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng là một tập đoàn kinh doanh đa năng nhiều dịch vụ tài chính khác nhau. Các dịch vụ tài chính đó được tổ chức thành nhóm do các công ty kinh doanh chuyên nghiệp một hay một số loại dịch vụ tài chính nhất định. Các nhóm dịch vụ tài chính do các công ty trực thuộc kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau, nhằm phân tán rủi ro, tăng quy mô lợi nhuận, đáp ứng trọn gói, đầy đủ các dịch vụ tài chính cho một khách hàng. 5.1.4. Căn cứ vào tính chất pháp lý Chúng ta có thể hiểu: Tập đoàn tài chính – ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng; mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt. Giữa các doanh nghiệp đó có mối liên kết nhất định để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối đa. Như thế, tập đoàn tài chính – ngân hàng, về mặt pháp lý, là một liên hợp pháp nhân; Tổ chức tập đoàn gồm nhiều tầng lớp, với nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Các thành viên trong tập đoàn tài chính – ngân hàng phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau chia sẻ nguồn lực nhằm giảm các chi phí trong hoạt động, tăng cường sức mạnh và tận dụng tổng lực của tập đoàn để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực hoạt động tài chính - tiền tệ đầy bất trắc. 5.2. Phân lọai Theo mức độ chuyên môn hóa, các tập đoàn Tài chính – Ngân hàng trên thế giới được phân thành 2 nhóm chính: 5.2.1. Tập đòan Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành hẹp Các tập đoàn Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành hẹp có mức độ chuyên môn hóa sâu, gồm các công ty con hoạt động trong cùng lĩnh vực dịch vụ tài chính và liên kết chặt chẽ với nhau nhằm khai thác thế mạnh trong kinh doanh dịch vụ Tài chính – Ngân hàng. 5.2.2. Tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng Các tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng họat động đa ngành và kinh doanh tổng hợp, gồm các công ty con họat động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và một số lĩnh vực phi ngân hàng khác nhằm mục đích đa dạng hóa lĩnh vực họat động, phân tán rủi ro và tăng quy mô lợi nhuận. 5.3. Mô hình tổ chức tập đòan Tài chính – Ngân hàng đa năng Đặc điểm của tập đoàn Tài chính – Ngân hàng là lấy ngân hàng cỡ lớn làm hạt nhân của tập đoàn để liên kết và khống chế các doanh nghiệp xung quanh bằng mối quan hệ nắm giữ cổ phần, cho vay vốn và sắp xếp nhân sự. Mô hình phổ biến nhất của tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đa năng là tổ chức theo kiểu công ty mẹ – công ty con, trong đó, công ty mẹ nắm giữ vai trò là hạt nhân của tập đòan. Công ty mẹ có thực lực kinh tế mạnh, khống chế và điều chỉnh vốn, tài sản, cơ cấu tổ chức, quản lý, nhân sự… ở công ty con, đề ra chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn lực của tập đoàn thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản của các công ty con. Các công ty con là những pháp nhân độc lập, tồn tại dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, hoạt động tự chủ và tự chịu trách nhiệm, mỗi công ty con được phép thành lập công ty khác hoặc tham gia góp vốn, tài sản của mình vào công ty mới sau khi được phép của công ty mẹ. Nguyên tắc cơ bản mỗi thành viên tập đoàn vẫn là những pháp nhân độc lập với mục đích tạo ra lợi nhuận. Công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng, giao dịch giữa ngân hàng mẹ và các công ty con hay giữa các công ty con trong cùng một tập đoàn là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường, mối quan hệ lẫn nhau mang nặng nội dung là quan hệ tài chính. Căn cứ vào tính chất và phạm vi hoạt động, tập đoàn tài chính kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công ty con c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Luận văn liên quan