Đề tài Điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng cát thạch anh Phong Điền làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ, men frit

Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng lớn về cát thạch anh. Đây là nguồn tài nguyên quí giá không có nhiều mà chỉ tập trung ở một số khu vực của Việt Nam. Với nhịp độ phát triển công nghiệp và xây dựng hiện nay, nhu cầu về các vật liệ thủy tinh gốm sứ của các địa phương và khu vực miền trung là rất lớn.Việc xây dựng các nhà máy sản xuất gốm sứ thủy tinh, gạch chịu lửa căn bản dựa vào tiềm năng sẵn có tại khu vực, vì vậy việc hiểu biết về chất lượng để sử dụng hợp lý vào các mục đích khác nhau là cần thiết, mặt khác tài nguyên cát ở ngay trên mặt nếu chúng ta không đánh giá, khoanh được vùng ranh giới và giữ gìn chúng, thì tài nguyên này cũng bị xâm hại, chất lượng bị suy thoái. Theo tinh thần và quyết định số 2624/UBND, ngày 5/11/1997 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó cần phải tiến hành “ Điều tra nghiên cứu cát Phong Điền” và đây là giai đoạn tiếp theo của Dự án. Mục tiêu: Điều tra nghiên cứu chất lượng và trữ lượng cát Phong Điền Nhiệm vụ triển khai bước II( 2001)gồm : Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:25000 và đánh giá tiềm năng cát thạch anh trên toàn khu vực huyện Phong Điền với tổng diện tích 135 km2. Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:10000 và đánh giá chất lượng trữ lượng cát thạch anh khu Cầu Thiềm. Tổ chức thực hiện: Để triền khai nhiệm vụ của bước II, đã tiến hành ký kết hợp đồng số 01/HĐKT giữa sở Công Nghiệp và Tiểu thủ Công Nghiệp Thừa Thiên Huế với trung tâm Nghiên cứu môi trường địa chất, ngày 8 tháng 6 năm 2001 về việc “Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng cát thạch anh Phong Điền làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, gốm, sứ, menfrit” Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi vì với một khối lượng khảo sát, thi công, phân tích lớn chỉ thực hiện trong 06 tháng. Được sự giúp đỡ của sở công nghiệp chúng tôi đã tiến hành hai đợt khảo sát thực địa, thi công công trình khoan, khai đào, lấy mẫu, phân tích Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm Môi trường địa chất đã phối hợp với các chuyên gia thuộc trường Đại Học Mỏ- Địa Chất, Viện địa chất, Trung tâm khoa học tự nhiên và Công ngheek Quốc gia triển khai các công tác cần thiết của bước II này. Công tác thực địa đã được triển khai đồng bộ và tổng hợp các nhiệm vụ : đo vẽ bản đồ, khai đào, khoan tay và khoan sâu. Trong quá trình đo vẽ địa chất cũng đã tiến hành đo liều bức xạ bằng máy đo tổng xạ. Việc chỉ đạo tổ chức thi công được chỉ đạo do Th.S Nguyễn Văn Cầu phụ trách với sự tham gia của các kỹ sư Nguyễn Văn Thự, Vũ Mạnh Long, Nguyễn Hồng Phúc. Phần đo xạ và sử lý số liệu do PGS.TS Nguyễn Trọng Nga chỉ đạo với sự tham gia của kỹ sư Nguyễn Văn Thự, Nguyễn Văn Bình. Các mẫu hóa toàn phần và hóa cơ bản được phân tích tại phòng thí nghiệm hóa phân tích thuộc Viện Địa chất – Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và đã được kiểm tra tại Trung tâm phân tích địa chất. Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Toàn bộ khối lượng công tác đã tiến hành và các kết quả cụ thể của dự án được thể hiện trong báo cáo thuyết minh này. Tham gia thành lập báo cáo tổng kết gồm tập thể các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc trường Đại học mỏ - Địa chất, Viện địa chất, Liên đoàn Bản đồ địa chất dưới sự chỉ đạo và tổng hợp của PGS.TS Nguyễn Văn Phổ và TS Đỗ Cảnh Dương, với sự tham gia của Th.s Nguyễn Văn Cần , Th.S Nguyễn Tiến Dũng, Th.s Hoàng Đức Ngọc, K.S Nguyễn văn Thự, K.S Nguyễn Văn Long. Trong quá trình triển khai và hoàn thành dự án này tập thể tác giả luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, được sự giúp đỡ sát sao và có hiệu quả của Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính và Vật giá của tỉnh, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND huyện Phong Điền, các xã Phong Bình , Phong Chương, Phong Hòa, Phong Hiền, Phong Thu, Quảng Lợi, Quảng Vinh, nơi đoàn đã đóng quân và làm việc. Nhân dịp này tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và cộng tác của các cơ quan, ban nghành, và các địa phương để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.

doc66 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng cát thạch anh Phong Điền làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ, men frit, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng lớn về cát thạch anh. Đây là nguồn tài nguyên quí giá không có nhiều mà chỉ tập trung ở một số khu vực của Việt Nam. Với nhịp độ phát triển công nghiệp và xây dựng hiện nay, nhu cầu về các vật liệ thủy tinh gốm sứ của các địa phương và khu vực miền trung là rất lớn.Việc xây dựng các nhà máy sản xuất gốm sứ thủy tinh, gạch chịu lửa … căn bản dựa vào tiềm năng sẵn có tại khu vực, vì vậy việc hiểu biết về chất lượng để sử dụng hợp lý vào các mục đích khác nhau là cần thiết, mặt khác tài nguyên cát ở ngay trên mặt nếu chúng ta không đánh giá, khoanh được vùng ranh giới và giữ gìn chúng, thì tài nguyên này cũng bị xâm hại, chất lượng bị suy thoái. Theo tinh thần và quyết định số 2624/UBND, ngày 5/11/1997 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó cần phải tiến hành “ Điều tra nghiên cứu cát Phong Điền” và đây là giai đoạn tiếp theo của Dự án. Mục tiêu: Điều tra nghiên cứu chất lượng và trữ lượng cát Phong Điền Nhiệm vụ triển khai bước II( 2001)gồm : Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:25000 và đánh giá tiềm năng cát thạch anh trên toàn khu vực huyện Phong Điền với tổng diện tích 135 km2. Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:10000 và đánh giá chất lượng trữ lượng cát thạch anh khu Cầu Thiềm. Tổ chức thực hiện: Để triền khai nhiệm vụ của bước II, đã tiến hành ký kết hợp đồng số 01/HĐKT giữa sở Công Nghiệp và Tiểu thủ Công Nghiệp Thừa Thiên Huế với trung tâm Nghiên cứu môi trường địa chất, ngày 8 tháng 6 năm 2001 về việc “Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng cát thạch anh Phong Điền làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, gốm, sứ, menfrit” Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi vì với một khối lượng khảo sát, thi công, phân tích lớn chỉ thực hiện trong 06 tháng. Được sự giúp đỡ của sở công nghiệp chúng tôi đã tiến hành hai đợt khảo sát thực địa, thi công công trình khoan, khai đào, lấy mẫu, phân tích… Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm Môi trường địa chất đã phối hợp với các chuyên gia thuộc trường Đại Học Mỏ- Địa Chất, Viện địa chất, Trung tâm khoa học tự nhiên và Công ngheek Quốc gia triển khai các công tác cần thiết của bước II này. Công tác thực địa đã được triển khai đồng bộ và tổng hợp các nhiệm vụ : đo vẽ bản đồ, khai đào, khoan tay và khoan sâu. Trong quá trình đo vẽ địa chất cũng đã tiến hành đo liều bức xạ bằng máy đo tổng xạ. Việc chỉ đạo tổ chức thi công được chỉ đạo do Th.S Nguyễn Văn Cầu phụ trách với sự tham gia của các kỹ sư Nguyễn Văn Thự, Vũ Mạnh Long, Nguyễn Hồng Phúc. Phần đo xạ và sử lý số liệu do PGS.TS Nguyễn Trọng Nga chỉ đạo với sự tham gia của kỹ sư Nguyễn Văn Thự, Nguyễn Văn Bình. Các mẫu hóa toàn phần và hóa cơ bản được phân tích tại phòng thí nghiệm hóa phân tích thuộc Viện Địa chất – Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và đã được kiểm tra tại Trung tâm phân tích địa chất. Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Toàn bộ khối lượng công tác đã tiến hành và các kết quả cụ thể của dự án được thể hiện trong báo cáo thuyết minh này. Tham gia thành lập báo cáo tổng kết gồm tập thể các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc trường Đại học mỏ - Địa chất, Viện địa chất, Liên đoàn Bản đồ địa chất dưới sự chỉ đạo và tổng hợp của PGS.TS Nguyễn Văn Phổ và TS Đỗ Cảnh Dương, với sự tham gia của Th.s Nguyễn Văn Cần , Th.S Nguyễn Tiến Dũng, Th.s Hoàng Đức Ngọc, K.S Nguyễn văn Thự, K.S Nguyễn Văn Long. Trong quá trình triển khai và hoàn thành dự án này tập thể tác giả luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, được sự giúp đỡ sát sao và có hiệu quả của Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính và Vật giá của tỉnh, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND huyện Phong Điền, các xã Phong Bình , Phong Chương, Phong Hòa, Phong Hiền, Phong Thu, Quảng Lợi, Quảng Vinh, nơi đoàn đã đóng quân và làm việc. Nhân dịp này tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và cộng tác của các cơ quan, ban nghành, và các địa phương để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Chương II PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG VÀ KỸ THUẬT TIẾN HÀNH II.1 Công tác chuẩn bị Thu thập chỉnh lý các tài liệu đã có, chuẩn bị các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000; 1:10.000;. và các công việc phụ trợ khác. Trên cơ sở các tài liệu địa chất như báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ:1: 200.000; 1:100.000; 1:50.000 Chuẩn bị các máy địa vật lý như: Máy phóng xạ CPH 68-01 số 1354 là máy có độ nhạy, độ chính xác cao… II.2. Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:25000 Mục tiêu là thành lập bản đồ địa chất vùng Phong Điền, chính xác hóa ranh giới địa chất , ranh giới các khu dân cư, các khu vực xây dựng công trình công cộng, các trằm bàu …..đặc biệt là khoanh định được các ranh giới các dải cát, thân cát, đạt chất lượng và chiều dày khai thác để qui hoạch và thăm dò khai thác. Công tác đo vẽ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:25000 với diện tích 135 km2 tiến hành theo phương pháp lộ trình địa chất. Các tuyến lộ trình được bố trí như sau: Tuyến trục có phương vị: 300-120 Các tuyến ngang vuông góc với tuyến trục, với phương vị 210 -30 Khoảng cách tuyến ngang 1000m, khoảng cách điểm quan sát, các công trình trên tuyến từ 400 – 500m. II.3. Đo vẽ địa chất, tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1: 10.000 Dựa vào kết quả của tìm kiếm tỷ lệ 1:25000 kết hợp với các phương pháp tìm kiếm khác và quy luật phân bố của cát thạch anh vùng Phong Điền, chúng tôi lựa chọn diện tích khu Cầu Thiền để đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:10.000. Hệ thống tuyến lộ trình tìm kiếm được tiến hành trên cơ sở các tuyến của giai đoạn tìm kiếm tỷ lệ 1:25000. Các điểm quan sát trên tuyến được đan dày và bố trí đan dày mật độ công trình ( khoảng cách công trình 250 – 500m). Diện tích tìm kiếm đo vẽ sơ đồ địa chất tỷ lệ 1: 10.000. là 30km2. II.4. Công tác trắc địa Trong quá trình thi công phương án chúng tôi đã sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000 được phóng từ bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1: 50.000 ( tờ Hải Lăng – 6442-II) và bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 vùng ven biển Phong Điền do cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1998. Nhiệm vụ chính của công tác trắc địa trong giai đoạn này là đo các tuyến tìm kiếm ( gồm 1 tuyến trục và 16 tuyến ngang), định vị trí các công trình khoan, khai đào. Việc đo đạc, định vị được tiến hành bằng máy định vị GPS. Khối lượng công tác đã thực hiện: Đo 1 tuyến trục và 16 tuyến ngang. Đo định vị các lỗ khoan tay, 4 lỗ khoan máy và các hố, 16 giao điểm tuyến trục với tuyến ngang. II.5. Khảo sát phóng xạ Mục đích của công tác phóng xạ nhằm xác định sự có mặt hoặc không có mặt của các khoáng vật nặng cộng sinh đồng hành cùng các chấy phóng xạ như: Zircon, Rutin. Ilmenit, Monazite… Đã tiến hành đo suất liều gamma trên tâm. Tổng số điểm đo là 270 điểm, số điểm kiểm tra : 22 a, Xử lý số liệu: Đánh giá độ chính xác thực địa: Độ chính xác thực địa được xác định theo công thức sai số bình phương trung bình. b, Tính giá trị liều tương đương bức xạ” Giá trị liều tương đương bức xạ gamma được tính theo công thức {1} Hn (m Sv/ năm ) = D.Q.N.t (3) Trong đó: D= K.I - Liều hấp thụ bức xạ gamma trong không khí. I – Suất liều bức xạ gamma ( µR/h) K – Hệ số hấp thụ bức xạ gamma trong không khí ( K = 0,896) Q – Hệ số chất lượng, Đối với nguồn bức xạ gamma chiếu ngoài Q= 1; N = 1. T – Thời gian chiếu xạ đối với dân thường trong một năm ( 8760 giờ) Thay các tham số trên vào công thức (3) được: Hn (m Sv/ năm ) = 7,68.10-2 ( µR/h). II.6. Phương pháp thi công công trình khoan khai đào. Các dạng công trình khai đào được sử dụng bằng máy khoan, khoan tay và hố. a, Khoan máy. Các lỗ khoan thi công với chiều sâu khoan 10 - 20m, để nghiên cứu cấu trúc địa chất, chiều sâu của các tầng trầm tích đệ tứ, đặc biệt là phân hệ tầng dưới của hệ tầng Phú Bài. Các lỗ khoan được bố trí trên tuyến VI với khoảng cách lỗ khoan 1,5 – 2km, bao gồm 4 lỗ khoan: LK1 ( 18,5m); LK2 ( 18,5m); LK3 ( 19,5m); LK4 ( 19m) với tổng chiều sâu 75m. Kèm theo việc lấy mẫu theo chiều sâu. b. Khoan tay. Mục đích của công việc khoan tay là để xác định chiều dày của tầng sản phẩm ( cát thạch anh màu trắng), lây mẫu nghiên cứu chất lượng cát. Để đạt được mục đích trên chúng tôi tiến hành khoan ỏ độ sâu dưới 10m. Các lỗ khoan cũng được bố trí trên tuyến tìm kiếm với khoảng cách công trình từ 250 – 500m. Đã khoan lỗ khoan với khối lượng 260m. c. Công trình hố Công trình hố nhằm mục đích lấy mẫu nghiên cứu phần trên của tầng sản phầm ( nếu có thể). Hố được bố trí trên tuyến tìm kiếm. Các hố được đào với kích thước miệng hố 1x 1m; chiều sâu hố từ 1 m đến 1,5m. Sau khi công lấy mẫu, thu thập tài liệu và nghiệm thu, các hố được san lấp lại. Các thiết đồ hố được vẽ 1 vách. Khối lượng hố đã thi công: 80 hố = 120m3. II.7. Công tác mẫu Lấy mẫu: Các nghiên cứu chất lượng cát được lấy chủ yếu trong các công trình khoan hố. Do đặc điểm của cát thạch anh trong vùn là có độ hạt đồng đều nên khi lấy mẫu chúng tôi tiến hành rút gọn mẫu ngay tại hiện trường bằng cách chia tư lấy đối đỉnh để định mẫu với trọng lượng là 1kg., sau đó chia đôi ½ lưu ở sở công nghiệp còn ½ gửi cơ quan phân tích. Lấy mẫu hóa: Mẫu hóa được lấy trong các công trình hố hoặc khoan tay. Trong công trình hố mẫu được lấy theo phương pháp mẫu rãnh. Kích thước rãnh mẫu: rộng: 10cm; sâu 5cm, dài : 0,5- 1m. Mẫu lấy theo phương pháp thằng đứng, mẫu lấy được rút gọn ngay tại hiện trường. Trong công trình khoan, lấy mẫu lõi khoan với chiều dài mẫu 1m. Tủy theo chiều sâu khoan có thể lấy 1- 3 m ở mỗi lỗ khoan. mẫu lấy được rút gọn ngay tại hiện trường. Trong các lỗ khoan sâu từ 10 -20m: Lấy mẫu liên tục toàn bộ chiều sâu khoan, chiều dài mẫu 1m. Lấy mẫu thể trọng và độ ẩm. Lấu mẫu trọng sa Khối lượng mẫu các loại đã lấy: 230 mẫu Công tác phân tích mẫu Mẫu hóa cát: Mẫu hóa cơ bản : Yêu cầu phân tích các chỉ tiêu: SiO2, Fe2O, TiO2, CaO. Ce2O3, MKN. Mẫu hóa toàn phần:Y/c phân tích các chỉ tiêu: SiO2, Fe2O3, Na2O, K2O, MgO, Al2O3, TiO2, Cr2O3, CaO, MKN Khối lượng mẫu phân tích là : 50 mẫu. Mẫu kiểm tra ngoại bộ được gửi phân tích tại: Tổng số mẫu kiểm tra ngoại bộ với mẫu hóa cơ bản là: 8 mẫu, với mẫu hóa toàn phần là 5 mẫu. Mẫu độ hạt: Yêu cầu xác định % các cấp hạt: 0,8- 2,0 mm. Khối lượng phân tích mẫu là: 30 mẫu. Mẫu trọng sa: Yêu cầu phân tích hàm lượng phần trăm các loại khoáng vật nặng. Khối lượng phân tích mẫu là: 15 mẫu. Đánh giá kết quả phân tích mẫu Để xác định sai số ngẫu nhiên dùng công thức:  Trong đó: Cn: Hàm lượng thành phần trong mẫu cơ bản thứ i, hàm lượng C12 : Hàm lượng thành phần trong mẫu kiểm tra thứ i M: Số lượng mẫu kiểm tra Sai số trùng phương tương đối  tính theo công thức:    Trong đó: - : Hàm lượng trung bình thành phần của tất cả các mẫu. Tiến hành so sánh  với  nếu<  tập mẫu không vi phạm sai số ngẫu nhiên và ngược lại. Kiểm tra ngoại bộ: Để tiến hành đánh giá sai số hệ thống tiến hành theo các bước: + Xác định hàm lượng trung bình thành phần trong m mẫu phân tích cơ bản:  =  + Tính sai số hệ thống tuyệt đối:  =  Trong đó: - : Hàm lượng thành phần trong mẫu cơ bản thứ i - : Hàm lượng thành phần trong mẫu kiểm tra thứ i - m : Số lượng mẫu kiểm tra + Tính sai số hệ thống tương đối:  + Xác định giá trị thực nghiệm:  Với  là sai số trùng phương chọn lọc tính theo công thức: Tiến hành so sánh  với được tra bảng, nếu   tập mẫu không phạm sai hệ thống. CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐO VẼ ĐỊA CHẤT VÀ TÌM KIẾM CÁT TỶ LỆ 1: 25.000 VÙNG PHONG ĐIỀN III.1. Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu III.1.1. Đặc điểm địa tầng Các thành tạp trầm tích cấu thành nên vùng nghiên cứu bao gồm các phân vị địa tầng sau: GIỚI PALEOZOI HỆ ORDOVIC HẠ - HỆ SIZUR Hệ tầng Long Đại ( O1 – S lđ) Hệ tầng được đặc trưng bởi các trầm tích lục nguyên màu xám dạng plysh xen các tập cuội kết, sạn kết. Các đá của hệ tầng bị biến chất ở tướng phiến lục, phụ tướng Sericil – clorit. Ven rìa có các khối magma thành phần bazo – trung tính phức hệ Quế Sơn. Các đá của hệ tầng bị biến chất nhiệt, tướng đá sừng không phân chia. Dọc các đứt gãy các mạch thạch anh xuyên theo mặt lớp, mặt phiến. Tổng chiều dày hệ tầng Long Đại khoảng 2.600m. Trong vùng nghiên cứu khối lượng mặt cắt của hệ tầng chi tương ứng với phụ hệ tầng trên của hệ tầng Long Đại với diện lộ nhỏ, khoảng 15km2 nằm ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứu với bề dày ~ 650m gồm 2 tập. Phân hệ tầng trên ( O1 – S lđ3 ) Tập 1: Bao gồm các đá phiến sét sericit – clorit xen ít cát kết phân lớp mỏng đến trung bình màu xám, xám nhạt, phần thấp tập là lớp bột kết màu đen, dày 300m. Taapj2: các đá bột kết, đá phiến sét - sericit – clorit cát bột kết. Đá phân lớp mỏng đến dày màu xám, xám đen, dày 350m. Trên cơ sở phát hiện bút đá Phyllograptusanca Hall: Expansograptus entnsis Hall: Isograptus sp xác định tuổi ordovic sớm ( Nguyễn Hồng Hược ). Ngoài ra còn phát hiện được Prustrograptus sp là hóa thạch phổ biến trong silua hạ ở Việt Nam. Do đó các thành tạo của hệ tầng Long Đại được xếp vào tuổi ordovic sớm, silua hạ ( O1 – S lđ). GIỚI KAINOZOI HỆ ĐỆ TỨ Pleistocen trung – thượng Hệ tầng Quảng Điền Các trầm tích này lộ trên mặt hoăc được thấy trong các lỗ khoan, bao gồm các tướng sông lũ, sông, sông biển và sông biển đầm lầy, ại vùng Phong Điền các trầm tchs này bao gồm các tướng có đặc điểm như sau: Trầm tích sông lũ ( ApQII – III1 qđ ) + Trầm tích sông lũ phân bố với diện nhỏ nằm phía Đong Nam khu tìm kiếm, chúng tạp nên thềm sông bậc III với độ cao xấp xỉ 15m. Thành phần chủ yếu là các trầm tích hạt thô ( cuội, sỏi, tầng ) xen lớp mỏng sét bột. Mặt cắt gồm 2 lớp: + Lớp 1( 0 -1,5m ): phủ trực tiếp trên bề mặt bào mòn của hệ tầng Long Đại, thành phần là cuội đa khoáng với thành phần thạch anh, kích thước 3-7cm. Chúng bị phong hóa mạnh, ở dạng mền bờ. Lớp cát, cát bột màu xám trắng, xám vàng loang lổ ( là sản phẩm phong hóa ) có thành phần hóa học SiO2: 84,1% : Fe2O3: 4,4%: FeO: 0,57%: Al2O: 8,51%; CaO: 0,27%; MgO: 0,1%. Bề dày 1,5m. + Lớp 2 ( 1,5 – 3m ): là lớp kết vón leterit dạng khung xương màu đốm, tím xẫm cứng chắc, lấp đầy các lỗ hổng là bột sét màu nâu nhạt. Kết quả phân tích hoát (%) SiO: 73,12% ; Fe2O3: 0,07%; Al2O: 5,99% ; CaO: 0,14%; MgO: 0,3. Bề dày lớp 1,5m. Pleistocen thượng Hệ tầng Phú Xuân ( mQm2px) Các trầm tích của hệ tầng này chỉ lộ ra các diện lộ nhỏ đến vài Km2. Ngoài ra còn bắt gặp các trầm tích này trong một số lỗ khoan sâu 21-66,5m, chúng chuyể tiếp liên tục từ các trầm tíc sông biển còn phía trên bị phủ bởi các trầm tích sông, sông biển hệ tầng Phú Bài. Thành phàn các trầm tích bao gồm cát bột lẫn sét, ít sạn màu vàng sẫm, nâu đỏ chặt xít. Thành phàn độ hạt (%): cát 44,5-65%; bột 17-37,7%; sét 15,3=18%; sạn 2,5%. Hệ số độ hạt kích thước trung bình (Md): 0,097-0,12; hệ số chọn lọ (So): 2,07; độ cấu (Sf): 0,796; Sk: 2,99. Thành phần khoáng vật cấp hạt 0,1-0,25mm (%): thạch anh 97%; mảnh đát 3%. Kết quả phân tích mẫu hóa Siliccat (%) SiO2: 82,2%; Fe2O3: 4,15%; FeO: 0,09%; Al2O3: 7,32%; CaO: 0,7%; MgO: 0,4%. Bề dày lớp trầm tích 9m. Holocen hạ, trung Hệ tầng Phú Bài ( QIV1-2 pb) Trong diện tích khu nghiên cứu các thành tạo này phát triển rộng khắp tạo nên bề mặt tương đối bằng phẳng, ngoài ra còn bắt gặp các trầm tích của hệ tầng này trong các lỗ khoan sâu từ 1,2-49,9m. Các tài liệu khảo sát và khoan đào đều xác nhận có hai tầng cát ( Cát vàng và cát trắng ) hoàn toàn khác nhau và được chia thành hai phụ hệ tầng sau: Phụ hệ tầng dưới ( QIV1-2 pb1) Các trầm tích phụ hệ tần bao gồm các trầm tích tướng sông (a), sông biển(am) và sông biển đầm lầy (amb), chúng tạo nên tầng cát vàng lẫn tạp chất hữu cơ. Trầm tích sông ( aQIV1-2 pb1): gặp trong các lỗ khoan. Quan sát mặt cắt các lỗ khoan thấy từ dưới lên gồm 2 lớp: + Lớp 1: Sạn sỏi cuội lẫn bột cát màu xám- xám đen. Sạn sỏi cuội 52,58-81,15%; bột 10,4-25,8%; cát 8,45-24,9%. Thành phần hạt thô chủ yếu là thạch anh, Silic, khoáng vật (%): thạch anh 94-99%., mảnh đá 1-5%. Lớp này phủ trên trầm tích sông-biển-đầm lầy của hệ tầng Phú Xuân. + Lớp 2: Cát sạn sỏi cuội lãn bột cát màu xám, xám đen, cát 25,4-49,85%; sạn sỏi cuội 18,35-41%: bột 15,6-29,15%; sét 0-3,4%. Thành phần khoáng vật cấp hạt 0,1-0,25mm (%) thạch anh 90-97; felspat 1-2; mảnh đá 1-6; turmalin 0-1. Phủ lên trên là các trầm tích sông biển cùng tuổi. Trầm tích sông biển ( amQIV1-2 pb1): Bằng các công trình khoan khai đào bắt gặp các thành tạo này ở độ sâu ( 10-18,8m) Mặt cắt LK1 ( 18,8-10m) trầm tích gồm bột cát lẫn sét xám xanh, xám nâu, nâu nhạt,. Thành phần bột 45,7-65,2%; cát 28,2-48,65%; sét 0-75%. Md: 0,093-0,099; So: 1,18-1,23; Ro: 0,66-0,74; Sf0,77-0,8. Thành phần khoáng vật cấp hạt 0,1-0,25mm(%): thạch anh 83-100; felspat 1-10: mảnh đá + mica 1-10 Trầm tích sông biển đầm lầy ( ambQIV1-2 pb1): Trên mặt cắt LK1 các thành tạo sông biển cùng tuổi. Vật liệu trầm tích là cát bột lẫn mùn thực vật màu xám , xám sẫm , xám đen, lẫn vỏ sò hến và di tích thực vật đã phân hủy : Bột 41,2-71,4%; sét 23-51,6%; Cát 2,2-15,3%. Md: 0,011-0,059; so: 2,1-4,6%; Sk: 0,45-1,5; Ro: 0,67-0,74%; Sf: 0,8-0,83. Thành phần khoáng vật sét (%) hydromica: 17-25%; kaolinit 8-20%; clorit 5-10%. Bề dày tầng trầm tích 4.5m. Phụ hệ tầng trên (QIV1-2 pb2): Các trầm tích phân hệ tầng trên được thành tạo trong kỳ biến tiến Flandrian, có điện phân bố rộng rãi trong khu mỏ gồm 3 nguồn gốc : biển sông ( ma ), biển gió (mv). Trầm tích biển ( maQIV1-2 pb2): Đây là đối tượng nghiên cứu chính, các thành tạo này được hình thành trong chu kỳ biến tiến Flandrian. Trong khu mỏ các thành tạo này phân bố thành những cồn cát không liên tục trên địa hình nổi cao ( 6-10m) không bằng phẳng , thành phần đặc trưng là cát thạch anh hạt trung, hạt thô màu trắng, xám trắng độ chọn lọc và mài tròn tốt. Kết quả phân tích 30 mẫu cát cho thấy : cỡ hạt 2-0,8mm = 11,84%, cỡ hạt 0.8-0.315mm = 35.11%, cỡ hạt 0.315-0.1mm= 48.07%, cỡ hạt <0.1mm chiếm 4.88%. Md: 0.44; So: 1.57-1.68; Sk: 0.77-0.8; Ro: 0.66-0.71; Sf: 0.8-0.826. Thành phần hóa học (%) SiO2: 97086%; Fe2O3 + FeO: 0.86%; Al2O3: 0.27%. Bề dày tầng cát thay đổi từ 0.5-7m, có chỗ đạt 8-9m. Mặt cắt các công trình khoan khai đào trong khu mỏ đều thấy tầng cát chia làm 3 lớp từ trên xuống như sau: + Lớp 1 ( lớp phủ ): Cát thạch anh màu trắng, có lẫn tạp chất hữu cơ, cỡ hạt đồng đều dày 0.2-0.3m. + Lớp 2: Cát thạch anh màu trắng, xám trắng, thành phần cỡ hạt rất đồng đều, dày 0.5-7m. + Lớp 3: Cát hạt nhỏ lẫn bùn sét màu đen. Trầm tích biển gió ( mvQIV1-2 pb2): Trầm tích biển gió phân bố thành những cồn cát không liên tục trên trầm tích biển cùng tuổi. Đặc trưng là cá thạch anh hạt trung , hạt thô, màu trắng, độ chọn lọc và mài tròn tốt. Thành phần độ hạt (%) cát 92.75-94.3%; sạn 3.3-4.5%; bột 2.4-2.75%; Md: 0.41-0.44; So: 1.33-1.36; Sk: 0.81-0.88: Ro: 0.7-0.73; Sf: 0.796-0.8. Thành phần hóa học (%) SiO2: 97-86%; Fe2O3: 0.06%; FeO: 0.86% ; Al2O3: 0.00; CaO: 0.27. Bề dày trầm tích một vài mét đến hàng chục mét. Holocen trung - thượng Hệ tầng Phú Vang (QIV2-3pv) Trong diện tích khu tìm kiếm thấy lộ ra các trầm tích tướng sông, sông - biển, sông - biển - đầm lầy, biển – sông thuộc phụ hệ tầng dưới và các tướng sông biển đầm lầy – phân hệ tầng dưới hệ tầng Phú vang. - Trầm tích sông (aQIV2-3pv) Các thành tạo trầm tích sông phân bố phía tây nam khu tìm kiếm, đây là các bãi bồi ven sông Ô Lâu có độ cao 2-3m. Mặt cắt các bãi bồi gồm 2 lớp: + Lớp 1: thành phần chủ yếu là cát bột lẫn sạn màu vàng, vàng nâu, có thấu kính sạn sỏi thạch anh, silic (ở độ sâu 2,1-2m). Thành phần độ hạt: cát: 60,4%, bột: 30,95%, sạn sỏi: 6,7%; sét: 2,5%. Hệ số độ hạt Md: 0,085%, S0: 1,87%, Sf: 0,789, R0: 0,69%. Thành phần cấp hạt 0,1 – 0,25: thạch anh: 98%, vụn, đá: 2%. - Trầm tích sóng - biển (amQIV2-3pv1): Diện lộ của trầm tích này phân bố phía Tây Nam khu mỏ, chúng tạo nên bề mặt địa hình bằng phẳng cao 2-3m. Mặt cắt từ dưới lên gồm 2 lớp: + Lớp 1: sét bột, bột sét pha cát hạt mịn sát đáy là lớp cát, cát bột mỏng màu xám xanh, xanh đen, lẫn vỏ sò ốc. Sét 44,2%, bột 33-50%, cát 1,66-5,5%, µd: 0,0058-0,014. Thành phần khoáng vật sét (%)