Đề tài Điều tra, đánh giá hoạt động kinh doanh khách sạn Hòn Ngư và những biện pháp nhằm thu hút khách của khách sạn

Hoạt động du lịch trong thời gian qua đã có những bước khởi sắc đáng kể. Kết quảtăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của hệthống khách sạn. Cơsởlưu trú tăng nhanh cảvềsốlượng và chất lượng, các dịch vụngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Kinh doanh khách sạn đã đảm bảo được hiệu quả kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội, an ninh- an toàn, đóng góp vào ngân sách nước, chú ý giữgìn và phát huy bản sắc dân tộc. Có được điều này là do đường lối và kết quả đổi mới, mởcửa. Nhờsựquan tâm và giúp đỡ của các cấp, các ngành và sựphấn đấu trưởng thành của đội ngũcán bộ nhân viên ngành du lịch. Song mấy năm gần đây các ban ngành đoàn thể, các công ty trong và ngoài nước đổxô vào xây dựng và nâng cấp khách sạn đã làm cho số lượng khách sạn tăng đột biến. Các khách sạn thi nhau hạgiá, chất lượng dịch vụchưa cao, trình độkinh doanh hạn chế, sốngày khách lưu trú tại khách sạn ngắn đã làm mất cân đối giữa cung và cầu. Chưa bao giờcơsở vật chất để đón khách nhiều nhưhiện nay và cũng chưa thời kì kinh doanh nào đặt các nhà quản lí kinh doanh khách sạn vào nỗi lo lắng như hiện nay.

pdf35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá hoạt động kinh doanh khách sạn Hòn Ngư và những biện pháp nhằm thu hút khách của khách sạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Điều tra, đánh giá hoạt động kinh doanh khách sạn Hòn Ngư Những biện pháp nhằm thu hút khách của khách sạn. Lời mở đầu Hoạt động du lịch trong thời gian qua đã có những bước khởi sắc đáng kể. Kết quả tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của hệ thống khách sạn. Cơ sở lưu trú tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Kinh doanh khách sạn đã đảm bảo được hiệu quả kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội, an ninh- an toàn, đóng góp vào ngân sách nước, chú ý giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Có được điều này là do đường lối và kết quả đổi mới, mở cửa. Nhờ sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự phấn đấu trưởng thành của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch. Song mấy năm gần đây các ban ngành đoàn thể, các công ty trong và ngoài nước đổ xô vào xây dựng và nâng cấp khách sạn đã làm cho số lượng khách sạn tăng đột biến. Các khách sạn thi nhau hạ giá, chất lượng dịch vụ chưa cao, trình độ kinh doanh hạn chế, số ngày khách lưu trú tại khách sạn ngắn đã làm mất cân đối giữa cung và cầu. Chưa bao giờ cơ sở vật chất để đón khách nhiều như hiện nay và cũng chưa thời kì kinh doanh nào đặt các nhà quản lí kinh doanh khách sạn vào nỗi lo lắng như hiện nay. Khách sạn Hòn Ngư cũng đang gặp khó khăn trong tình trạng chung của kinh doanh khách sạn Việt Nam, đó là hiệu quả kinh doanh thấp, công suất sử dụng buồng phòng chưa cao.số lượng khách đến lưu trú ít mà đặc biệt là khách quốc tế.Vì những thực trạng trên, trong bài tiểu luận 2 này, tôi đã chọn đề tài “ Điều tra, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn Hòn Ngư. Những biện pháp nhằm thu hút khách của khách sạn’’ để làm đề tài nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng phương hướng hoạt động của khách sạn Hòn Ngư trong giai đoạn mới. 3 Phần nội dung Chương I: Cơ sở lí luận về hoạt động kinh doanh khách sạn I.1: Khái niệm, phân loại, bản chất, đặc trưng và vị trí của khách sạn trong kinh doanh du lịch I.1.1: Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn Từ xa xưa khi du lịch xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện các cơ sở lưu trú. Tuy nhiên ở buổi ban đầu đó chỉ đơn thuần là cơ sở lưu trú cho khách thuê để trú ngụ trong một thời gian ngắn ở nơi du lịch. Nhưng về sau do sự phát triển của khoa học công nghệ thì khách sạn cũng phát triển nhanhcả về số lượng và chất lượng. Thuật ngữ khách sạn được bắt nguồn từ tiếng Pháp và được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng và khách sạn cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. “ Khách sạn- hotel có nghĩa bất kì từ một nhà khách cho thuê vẻn vẹn 10 buồng cho đến một cao ốc gồm hàng ngàn phòng hay hơn nữa cùng với hội trường đầy đủ tiện nghi dành cho hội nghị và các buổi họp, các phương tiện giải trí như bể bơi, sân quần vợt và nhiều nhà hàng quán rượu với đầy đủ trò tiêu khiển ở mọi dạng” “ Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách lưu trú trong một thời gian ngắn nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác… với điều kiện khách phải trả tiền các dịch vụ trên theo quy định của từng khách sạn” Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để cho họ hoàn thành chương trình du lịch đã lựa chọn. Tuy nhiên kinh doanh khách sạn mang tính độc lập tương đối của nó. Xét về tính lịch sử mầm mống của kinh doanh khách sạn có nguồn gốc tư các nhà trọ ban đầu thường là các 4 nhà dân ở dọc đường, khách ở nhờ không phải trả tiền mà thường để lại kỉ vật cho chủ nhà khi tễn biệt. Dần dần, do lực lượng sản xuất phát triển, nền kinh tế hàng hoá xuất hiện nhu cầu đi lại tăng lên thì nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên tương ứng. Vì vậy giai đoạn này nhà trọ gắn liền dân, các nhà kinh doanh đứng ra xây dựng các cơ sở lưu trú ăn uống độc lập để kinh doanh. Trước tiên là ở các bến tàu, bến xe, cảng bển thành phố, thị xã, các trung tâm du lịch, bãi biển, di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh… ngành kinh doanh khách sạn xuất hiện từ đó và phát triển nhanh chóng ở nhiều nơi. I.1.2: Phân loại khách sạn Ngày nay hoạt động kinh doanh khách sạn đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, Vì vậy mô hình của khách sạn đã phát triển đến mức hoàn thiện. Song khồg phải khách sạn nào cũng nằm trong hệ thống kinh doanh du lịch có những khách sạn nằm ngoài hệ thống kinh doanh du lịch. Do vậy đòi hỏi phải phân chia khách sạn để từ đó biết được đặc thù của mỗi loại khách sạn. Khách sạn có thể phân chia thành các loai: - Khách sạn du lịch là những khách sạn do ngành du lịch trực tiếp quản lí, có nhiệm vụ đón tiếp khách du lịch đến ăn, nghỉ tại khách sạn và đều được xếp hạng từ 1 đến 5 sao.Khách sạn du lịch có kiến trúc tương đối đẹp thường được xây dượng tại các trung tâm, các điểm du lịch. - Khách sạn thương mại là khách sạn nhằm mục đích phục vụ các các đoàn ngoại giao của các nước hoặc các thương gia mang tính chất làm ăn, buôn bán.Loại khách sạn này thường được xây dựng ở các trung tâm kinh tế với kiểu kiến trúc trang thiết bị hiện đại, sang trọng nhằm gây được uy tín trong làm ăn. - Khách sạn hội nghị được sử dụng cho các cuộc hội họp, hội nghị, hội thảo.Khách sạn này cũng có những dịch vụ ăn nghỉ, như những khách sạn 5 khác nhưng lại là nơi gặp gỡ tiếp xúc và trao đổi, kí kết các hợp đồng giữa các đối tác. Vì vậy khách sạn này bao giờ cũng phải có một hội trường lớn. - Khách sạn nghỉ mát dài ngày, loại khách sạn này thường thấy ở những điểm du lịch.Nó được thiết kế chủ yếu dành cho khách thiên về giải trí. Các khách sạn này có thể được xếp hạng từ bình dân đến sang trọng và đều có thể cung cấp chỗ nghỉ cho trọn gia đình . Khách sạn nghỉ mát thường toạ lạc ở những nơi có tiện nghi giải trí thiên nhiên như vùng biển , vùng núi. Đặc trưng của khách sạn này là kinh doanh theo mùa vụ. - Khách sạn an dưỡng: Phần lớn được xây dựng tại các suối nưíưc khoáng, suối nước nóng khách du lịch tới đây với mục đích nghỉ ngơi và chữa bệnh. - Motel: Là cơ sở lưu trú dạng khách sạn nhưng nó được xây dựng sát đường giao thônglớn để phục vụ khách có xe hơi riêng. Motel có thể đảm nhiệm luôn cả việc chữa xe cho khách. Khách đến lưu trú tại đây có thể tự nấu ăn nếu không muốn ăn ở nhà hàng. Nhưng thực tế không phải loại khách sạn nào cũng chỉ phục vụ đối tượng khách đặc trưng mà có sự đan xen nhau. Ngày nay các khách sạn du lịch thường xây dựng các hội trường lớn để phục vụ các cuộc hội nghị, hội thảo, đồng thời cũng là nơi kí kết các hợp đồng. Vì vậy khách sạn du lịch rất da dạng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. I.1.3: Bản chất đặc trưng của khách sạn I.1.3.1: Bản chất Khi xem xét bản chất kinh doanh của khách sạn càn phân biệt rõ hai nội dung : Kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung kèm theo. Đây là một trong hai loại hình kinh doanh chủ yếu của khách sạn và mang tính chất phi vật chất và sản phẩm của chúng sản xuất ra cũng không thể lưu kho hoặc đem đi quảng cáo, bán ở nơi khác mà khách hàng muốn sử dụng chúng 6 phải đến tận nơi cung cấp dịch vụ. Chất lượng phục vụ ở đây được thể hiện thông qua sự cảm nhận của du khách. Kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịc vụ bổ sung kèm theo. Đây là loại hình sản xuất vật chất, có lưu thông, có tiêu thụ sản phẩm. Đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống ba nhân tố này gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau, không thể tách rời một trong ba yếu tố trên, nếu tách rời một trong ba yếu tố trên thì kinh doanh ăn uống sẽ không mang lại lợi nhuận cao. I.1.3.2: Các đặc trưng kinh doanh của khách sạn Kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh đặc biệt mang tính cạnh tranh lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khấch sạn chiếm tới 70% trong tổng doanh thu của toàn ngành. Trước hết hoạt động kinh doanh khách sạn cần vốn đầu tư lớn. Bởi vì trong khách sạn không đơn thuần là kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống mà còn phải kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như: massage, vật lí trị liệu, karaoke, vũ trường…Việc xây dựng cơ bản và các tiện nghi trang bị cho các loại hình dịch vụ này đòi hỏi phải cao cấp, hiện đại vì nhu cầu của khách ngày càng cao. Ngoài ra còn phải thường xuyên tu sửa , nâng cấp, thay thế các tiện nghi để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Kinh doanh khách sạn còn phải sử dụng nhiều lao động vì trong khách sạn có các bộ phận nghiệp vụ khácc nhau và mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng lại nằm trong một dây chuyền sản xuất chung đồng bộ, liên hoần, sẵn sàng phục vụ khách với thời gian 24/24h. Thời gian phục vụ trong khách san jđòi hỏi phải liên tục 24/24h trong ngày và 365 ngày trong năm kể cả những ngày lễ. Khách sạn là thế giới thu nhỏ không bao giờ đóng cửa, bởi vì trong khách sạn khách có thể đến, đi bất cứ lúc nào. Vì vậy nhân viên trong khách san jluôn luôn phục vụ khách và đáp ứng mọi nhu cầu của khách 7 Việc thoả mãn mọi nhu cầu của khách trong khách sạn không phải dễ. Khách đến nghỉ tại khách sạn không đơn thuần chỉ có một đối tượng mà có nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho khách sạn là phải nắm được tâm lí từng đối tượng khách để xác định được pơhương hướng phục vụ khách. Đặc điểm này là một trong những nhân tố quyết định đến sự thu hút khách của khách sạn. Kinh doanh khách sạn có mang lại lợi nhuận cao hay không còn phụ thuộc vào vị trí địa lí và nguồn tài nguyên du lịch. Vị trí địa lí là nhân tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Vị trí địa lí cùng sản phẩm của khách sạn và chất lượng phục vụ tạo ra ưu thế cạnh tranh riêng cho từng khách sạn. Điểm cuối cùng trong kinh doanh khách sạn đó là “ sản phẩm” của khách sạn.Sản phẩm hàng hoá trong khách sạn khác với sản phẩm hàng hoá thông thường ở chỗ: Sản phẩm trong khách sạn dfdược tạo ra bởi nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau bao gồm kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống và kinh doanh các dịch vụ khác. Du khách muốn tiêu thụ sản phẩm của khách sạn phải đến tận nơi sản xuất để tiêu thụ chúng. Đặc biêt jtrong khách sạn thì sản phẩm không thể lưu kho được hoặc không thể mang đến nơi khác tiêu thụ như các hàng hoá thông thường khác. I.1.4: Vị trí của khách sạn trong kinh doanh du lịch Khách sạn là một loại hình lưu trú chuyên kinh doanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Khách san jcó một vị trí và vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch là nhân tố quyết định sự phát triển của kinh doanh du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là điểm đặc trưng của ngành du lịch, có thể thông qua đó mà đánh giá tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch của một vùng, một đất nước. 8 Khách sạn là nơi thực hện việc xuất khẩu tại chỗ, đồng thời là một trong những yếu tố cơ bản đẻ khai thác tiềm năng du lịch một vùng lãnh thổ hoặc một tỉnh. Quy mô, vị trí, số lượng và chất lượng các dịch vụ của khách sạn quyết định số lượng khách, cơ cấu và thời gian lưu trú của khách du lịch. chính vì vậy hoạt động của khách sạn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch. Doanh thu của khách sạn bao gồm cả doanh thu ngoại tệ, chiếm một tỉ trọng cao trong doanh thu toàn ngành. Theo báo cáo thống kê của tổng cục du lịch về hoạt động kinh doanh khách sạn tại hội nghị khách sạn toàn quóc lần thứ 2 tại thành phố Hạ Long thì doanh thu từ hoạt động khách sạn là nguồn thu chủ yếu chiếm 70% tổng doanh thu của toàn ngành. Kinh doanh khách sạn còn góp phần làm tăng GDP thúc đẩy quan hệ sản xuất trong nước thu hút một số lượng lao động lớn mở mang tri thức văn hoá cho người dân địa phương và cho đất nước. Như vậy có thể thấy khách sạn là một bộ phận không thể thiếu được trong việc thỏa mãn nhu cầu của con người đóng gópmột phần đáng kể trong thu nhập của ngành du lịch. I.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ trong khách sạn I.2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Đó là toàn bộ các phương tiện vật chất trang bị trong khách sạn, được khách sạn dùng để sản xuất, lưu thông, tổ chức tiêu dùng hàng hoá và các dịch vụ nhằm đáp ứng về nhu cầu ăn nghỉ và các nhu cầu khác của khách. Trong khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật phụ thuộc vào quy mô và cấp hạng của từng khách sạn. Khách sạn càng cao sao đòi hỏi cơ sở vật chất trang thiết bị trong khách sạn càng phải hiện đại. Nhưng nhìn chung cơ sở vật chấẩttong khách sạn gồm những bộ phận sau: Khu vực đón tiếp( 9 Reception), tổ bảo vệ, nhà buồng( Etage), nhà hàng( restaurant), bàn bar, nhà bếp( Cuisine), bộ phận hành chính, tổ bảo quản và sữa chữa Các trang thiết bị trong các bộ phận: - Khu vực lễ tân được trang bị điện thoại, máy fax, máy in, máy phôtô, máy đếm tiền, tổng đài, hệ thống đèn chiến sáng, bể cá cảnh, cây xanh, cửa hàng lưu niệm, ti vi, ghế cho khách ngòi chờ, tủ để chìa khoá phòng khách sạn. - Khu vực phòng ngủ bao gồm: Giường, bàn ghế làm việc, bàn phấn, tủ để quần áo, ti vi, mini bar, máy điều hoà, điện thoại, móc treo quần áo, ga trải giường, đệm, cốc chén… - Khu vực phòng vệ sinh gồm có: Bồn tắm, vòi tắm hoa sen, chậu rửa mặt, điện thoại, bình nóng lạnh, nước gội đầu, kem vàbàn chải đánh răng, máy sấy tóc, thùng đựng rác… - Khu vực phòng ăn: Quầy bar, bàn ghế, cây cảnh, điện thoại, ti vi, máy điều hoà, dụng cụ ăn uống, thực đơn, gia vị và các loại rượu… - Khu vực bếp: các loại bếp lào, bếp ga, tủ lạnh để thực phẩm… - Khu vực hành chính: Bàn ghế, tủ đựng giấy tờ, điện thoại, máy lạnh… Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn đòi hỏi phải bài trí đẹp, hiện đại, đồng bộ, thường xuyên tu bổ nâng cấp và thay thế các trang thiết bị máy móc sao cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng nó là một trong những nhân tố quyết địng đến khả năng thu hút khách trong khách sạn. I.2.2: Các dịch vụ trong khách sạn Dịch vụ là những giá trị mà một người hay một tổ chức cung cấp cho người khác hoặc tổ chức khác nhằm mục đích trao đổi để thu được một lơi nhuận nhất định. Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ dặc biệt không thể đo bằng các đại lượng vật lý, không có sự chuyển nhượng quyền sở hữu. dịch vụ du lịch người ta mua được thực chất chỉ là cảm giác được tiêu dùng theo ý muốn của họ, là kinh nghiệm sự từng trải trong trí nhớ của họ. 10 Vì vậy quản lý chất lượng của dịch vụ là rất khó bởi tất cả đều mang sự cảm chủ quan của từng người I.2.2.1: Dịch vụ chính Dịch vụ chính là dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn các nhu cầu cơ bản và không thể thiếu được đối với khách du lịch. Gồm có hai loại dịch vụ lưu trú và dịch vụ âưn uống Dịch vụ lưu trú là nhận đăng ký, đón tiếp, sắp xếp chỗ ngủ cho khách Dịch vụ ăn uống phục vụ khách 3 bữa chính và các bữa điểm tâm khi khách có nhu cầu. I.2.2.2: Dịch vụ bổ sung: Là những dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách như thể thao, massage, xông hơi, vũ trường… Đặc điểm của loại hình dịch vụ này rất phong phú và đa dạng được chia thành 4 nhóm cơ bản: - Dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết hàng ngày như giặt là, cắt tóc, điện thoại, thông tin giờ tàu xe chạy... - Dịch vụ nâng cao tiện nghi sinh hoạt cho khách nghỉ tại khách sạn gồm có dịch vụ ăn uống tại phòng, đặt phòng với các tiện nghi sinh hoạt cao như máy vi tính, máy fax, két giữ tiền… - Dịch vụ mang tính chất giải trí như bể bơi, vũ trường, sân tennit, massage… - Dịch vụ đáp ứng các nhu càu cao như thuê thư kí riêng, tổ chức các cuộc giao dịch tiếp xúc, phiên dịch riêng, hướng dẫn riêng, trông giữ trẻ… Tất cả các dịch vụ trên đều nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách. Khách sạn càng cao sao thì đòi hỏi các dịch vụ càng phải phong phú và đa dạng. I.3: Tổ chức kinh doanh khách sạn 11 I.3.1: Quy trình phục vụ khách trong kkinh doanh khách sạn ( check in- check out) Nhìn chung các khách sạn đều phải tuân thủ các quy trình sau trong phục vụ khách - Quy trình theo dõi tình hình phòng qua sơ đồ - Quy trình tìm hiểu khách thuê phòng - Quy trình làm thủ tục đăng kí tạm trú - Quy trình làm thủ tục ăn uống tại chỗ - Quy trình nhận và trao trả tài sản kí gửi - Quy trình phục vụ hành lý -Quy trình phục vụ điện thoại + Khách gọi đường dài + Báo thức khách + Phục vụ khách khi có người gọi điện cho khách - Quy trình thanh toán cuối cùng I.3.2: Tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn Trong kinh doanh khách sạn muốn đạt hiệu quả cao các khách sạn phải xây dựng một mô hình tổ chức kinh doanh hợp lý. Còn mô hình tổ chức kinh doanh như thế nào thì lại phụ thuộc vào cơ cấu, quy mô của mỗi khách sạn. Vởy mô hình tổ chức kinh doanh của khách sạn là mối quan hệ giữa con người, giữa các bộ phân trong khách sạn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách với mục đích chung là đat hiệu quả cao trong kinh doanh. I.3.2.2: Mô hình quản lý kinh doanh khách sạn Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh khách sạn tuỳ thuộc vào quy mô của khách sạn mà xây dựng cho phù hợp với điều kiện kinh doanh. Dưới đây là mô hình tổ chức kinh doanh khách sạn: I.4. Hiệu quả kinh doanh khách sạn 12 Hiệu quả kinh doanh khách sạn được xác định bằng việc sản xuất và phục vụ với số lượng lớn nhất các dịch vụ và hàng hoá du lịch với chất lượng cao, với mức tiêu hao thấp nhất về lao động vật chất xã hội và lao động sống của con ngưòi I.4.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn Trong hoạt động kinh doanh khách sạn muốn đạt hiệu quả cao phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xây dựng, y tế, giáo dục, văn hoá … Vì vậy mà kinh doanh khách sạn chịu sự tác động cuă nhiều yếu tố. * Yếu tố kinh tế Kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Nền kinh tế phát triển nhanh, đều, không bị biến động và thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước thì hiệu quả kinh doanh của khách sạn cao. Kinh tế phát triển làm thay đổi bộ mặt xã hội, đời sống của con người được nâng cao. Đây là động lực thúc đẩy con người đi du lịch nhiều hơn. Việt nam đang thực hiện chính sách mở cửa, cải tổ nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước, thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài. * Yếu tố chính trị Chính trị là nhân tố quan trọn ảnh hưởng đến tam lý của khách du lịch. Nền chính trị ổn định, hoà bình là điều kiện tốt để thu hút khách. Ngược lại những nước có nền kinh tế không ổn định luôn xảy ra tranh chấp giữa các đảng phái chính trị sẽ làm khách du lịch lo lắng bởi họ bị gánh nặng về mặt tâm lý và khách du lịch thường không đến những nước đó. Việt Nam có lợi thế là có một đảng duy nhất lãnh đạo đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam và đất nước luôn ổn định về chính tri jlà điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam và cho những nhà hoạt động kinh doanh du lịch. 13 * Yếu tố văn hoá Ngày nay xu hướng đi du lịch của những người dân trên thế giói là muốn tìm về cội nguồn xưa. Vì vậy những nước có nền văn hoá lâu đời, đa dạng và phong phú về thành phần dân tộc sẽ là nơi để du khách tới thăm. Tâm lý chung của khách du lịch là muốn tìm đến cái mới lạ để thoả mãn tính hiếu kì nên phong tục, tập quán, lễ hội, các di tích lịch sử là nhân tố hàng đầu thu hút khách. Hiện nay Trung Quốc, Ai Cập, Anh, Pháp là những nước đứng đầu về số lượng khách đến thăm bởi họ có một nền văn hoá lâu đời với những công trình kiến trúc đồ sộ. * Yếu tố tự nhiên Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn vì thiên nhiên thường gây nên những tác hại lớn như bão, gió, mưa, lũ lụt… Các hiện tượng này không những làm tổn hại đến cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành mà còn ảnh hư
Luận văn liên quan