Đề tài Điều tra đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân 5 xã vùng đệm vườn quốc gia xuân thuỷ

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ được thành lập theo Quyết định số 01/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia. Theo đó Vườn có toạ độ địa lý : - 20010' đến 20015' vĩ độ Bắc - 106020' đến 106032' kinh độ đồng Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích là 15.110 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 7110 ha, bao gồm Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh ( với khoảng 3100 ha đất nổi có rừng). Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có một thảm rừng ngập mặn lớn với nhiều hệ sinh thái khác nhau. Sự bồi tụ phù sa của Sông Hồng cùng với sự lưu thông của những con sông nhánh như: Sông Trá, Sông Vọp đã tạo cho VQG Xuân Thuỷ những hệ sinh thái độc đáo với mức độ đa dạng sinh học cao. Ở Xuân Thuỷ đã ghi nhận gần 200 loài chim, trong đó có 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ có ở nơi đây như: Cò thìa (Platalea minor). Mòng bể (Larus ichthyaetus), Rẽ mỏ thìa (Tringa orchropus), cò trắng bắc (Egretta eulophotes) cần được bảo vệ .

doc66 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân 5 xã vùng đệm vườn quốc gia xuân thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KINH TẾ -XÃ HỘI ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ CỦA NGƯỜI DÂN 5 XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ NGƯỜI THỰC HIỆN: VŨ HUY PHÚC NAM ĐỊNH 2009 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ DẦU 1.1. Giới thiệu chung Vườn quốc gia Xuân Thuỷ được thành lập theo Quyết định số 01/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia. Theo đó Vườn có toạ độ địa lý : 20010' đến 20015' vĩ độ Bắc 106020' đến 106032' kinh độ đồng Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích là 15.110 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 7110 ha, bao gồm Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh ( với khoảng 3100 ha đất nổi có rừng). Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có một thảm rừng ngập mặn lớn với nhiều hệ sinh thái khác nhau. Sự bồi tụ phù sa của Sông Hồng cùng với sự lưu thông của những con sông nhánh như: Sông Trá, Sông Vọp đã tạo cho VQG Xuân Thuỷ những hệ sinh thái độc đáo với mức độ đa dạng sinh học cao. Ở Xuân Thuỷ đã ghi nhận gần 200 loài chim, trong đó có 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ có ở nơi đây như: Cò thìa (Platalea minor). Mòng bể (Larus ichthyaetus), Rẽ mỏ thìa (Tringa orchropus), cò trắng bắc (Egretta eulophotes) cần được bảo vệ Tóm lược các vấn đề chính sách của vườn quốc gia Xuân Thuỷ: . Dân số sống ở khu vực vùng đệm là hơn 40.000 người với hơn 10.000 hộ dân sống ở các xã vùng đệm. Sinh kế của người dân chủ yếu là trồng lúa, khai thác các loại thuỷ sản. Trong thời gian gần đây hiện tượng đánh bắt quá mức cộng với các phong trào nuôi trồng loại thuỷ sản không theo quy hoạch đang diễn ra ở các khu vực vùng đệm. Đã và đang làm lượng thuỷ sản ở khu vực này đang bị suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và nguồn thức ăn của hơn 220 loài chim sinh sống ở đây. Trong khuân khổ báo cáo này chúng tôi tập chung đánh giá hiện trạng phát triển sinh kế của hộ gia đình và sự thay đổi sinh kế trong thời gian tới. Đồng thời phân tích tác động qua lại giữa sự thay đổi các vùng đất ngập nước và sự phát triển sinh kế của người dân địa phương. 1.2. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Đối tượng Đối tưọng nghiên cứu là cộng đồng địa phương 5 xã vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ bao gồm: Giao Thiên, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải 1.2.2. Mục đích Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của người dân 5 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, ảnh hưởng qua lại giữa đất ngập nước (ĐNN) và phát triển sinh kế của hộ gia đình, và từ đó đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên ĐNN. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin số liệu: Số liệu thứ cấp: Thông qua các báo cáo hàng năm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và số liệu thu thập từ các dự án nghiên cứu trước, số liệu từ các sở ban ngành địa phương. Nghiên cứu tài liệu Phương pháp kế thừa Phỏng vấn theo bảng biểu cấu trúc với các xã Quan sát Số liệu sơ cấp: Chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ và cán bộ quản lý cấp xã, các cuộc phỏng vấn sâu cán bộ xã và thôn/bản sử dụng các câu hỏi định tính. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để thảo luận với người dân để quyết định các vấn đề phát triển. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu thứ cấp được tổng hợp để đánh giá hiện trạng tình hình kinh tế - xã hội. Số liệu sơ cấp sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5 để phân tích sâu các vấn đề quan tâm, đồng thời phân tích nhu cầu của người dân thông qua kết quả của các cuộc PRA. 1.2.4. Chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu sử dụng là phương pháp ngẫu nhiên theo hệ thống, số lượng mẫu 1000 và dựa vào danh sách hộ gia đình của các xã. Trong quá trình chọn mẫu có chia ra 2 nhóm đối tượng hộ nghèo và hộ không nghèo nhằm mục đích so sánh tác động của 2 nhóm này tới sự thay đổi của vùng đệm và khả năng dễ bị tổn thương của từng nhóm. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU III.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA SỐ LIỆU VÀ PRA 3.1. Đặc điểm chung của vùng Quan sát hình chụp khu vực VQG từ trên cao cho thấy 5 xã nằm trong khu vực vùng đệm của VQG có vị trí rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là phát triển về các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó đây là vùng có rất nhiều các điều kiện để phát triển du lịch nhưng cùng với thế mạnh đang có trong thời gian gần đây khu vực vùng đệm đang bị suy thoái bởi các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản không đúng cách. Hình ảnh chụp VQG Xuân Thủy từ trên cao 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (1) Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng Tổng diện tích theo địa giới hành chính của 5 xã là 4023,67 ha với chiều dài bờ biển khoảng …. Km. Đất đai tự nhiên được thành tạo từ nguồn phù sa bồi lắng của sông Hồng. Vật chất bồi lắng gồm hai loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thaàh lớp đất thịt) và cát lắng đọng (tích hợp và lắng đọng tạo thành các giồng cát kéo dần ra phía biển theo hướng Tây – Nam). Bao gồm 2 vùng với đặc điểm thổ nhưỡng như sau Vùng nội đồng: Đất phù sa không bị nhiễm mặn hoặc bị nhiễm mặn ở thể nhẹ và trung bình; đất tương đối màu mỡ hiện đang sử dụng chủ yếu để trồng lúa, màu, nuôi trồng thuỷ sản. Đây cũng chính là nơi tập trung chủ yếu của dân cư 5 xã vùng đệm. Vùng bãi bồi van biển: Đất mặn, thành phần thổ nhưỡng chủ yếu là bùn, đất pha cát; đất giàu chất dinh dưỡng và thích hợp với nhiều cây ngập mặn, đang được nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng; có khả năng canh tách đa dạng, khai thác nhiều sản phẩm và các đặc sản biển có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên vùng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tồ ngoại cảnh, tác động từ phía đại dương, thời tiết, gió bão, lốc lớn kèm theo sóng biển dâng cao khi triều cường. (2) Khí hậu - thuỷ văn * Khí hậu Khí hậu chung cảu 5 xã vùng đệm là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 – 11, mùa lạnh từ tháng 11 – 5, khô hanh vào đầu mùa, ẩm ướt vào cuối mùa. (Phan Nguyên Hồng và CS, 2004) * Thuỷ văn Chế độ thủy triều ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động của người dân miền biển Giao Thủy từ nuôi trồng đến khai thác thủy hải sản. Vùng thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ, biên độ triều trung bình khoảng 150 – 180 cm, lớn nhất 3,3 m, nhỏ nhất 0,25 m. Mực nước triều cao nhất vào mùa bão và phụ thuộc vào gió. Biến thiên của thuỷ triều khoảng nửa tháng có 1 lần triều cường và 1 lần triều kém. Đôi khi cũng xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại (Phan Nguyên Hồng và CS, 2004) (3) Tài nguyên sinh vật Nằm ngay vùng cửa sông ven biển nên mức độ đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật phong phú đặc biệt khu vực có tới 108 loài chim sinh sống. Thành phần loài sinh vật hiện biết ở vùng cửa sông huyện Giao Thủy Nhóm loài Thực vật nổi Rong, cỏ biển TV trên cạn và cây ngập mặn Động vật nổi Động vật đáy Cá Chim Số họ 15 3 34 26 62 44 26 Số chi 42 3 84 43 114 - 63 Số loài 112 4 99 55 175 107 108 (Nguồn: Vườn quốc gia Xuân Thủy 2008) Trong số hàng trăm loài sinh vật ở cửa sông ven biển Giao Thuỷ nói trên, có rất nhiều loài chim bản địa và chim di trú được ghi trong sách đỏ thế giới (IUCN) và sách đỏ Việt Nam. Trong vùng có đầy đủ nguồn giống của các họ tôm, cua, cá; Chúng phân bổ cả trong tầng nước dưới dạng sống phù du hoặc trong nền đáy vùng triều, trong thảm RNM. Đặc biệt, 21 loài thuỷ hải sản đang trở nên quý hiếm cần được khai thác hợp lý và quy hoạch bảo vệ, bao gồm 7 loài tôm, 4 loài cua, 8 loài trai biển, 1 loài cá và 1 loài giá biển. Tóm lại các xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ nói riêng hay các xã ven biển huyện Giao Thuỷ nói chung có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài quý hiếm và nguồn giống thuỷ hải sản tương đối phong phú phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sinh kế của người dân địa phương. Do đó, cần có những biện pháp quy hoạch, bảo vệ hợp lý để bảo tồn những loài quý hiếm, phát triển nguồn giống để có thể đáp ứng nhiều hơn nữa cho nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3.1.2 Kinh tế - xã hội (1) Văn hóa - Xã hội Về dân số: dân số toàn vùng 48160 người, tổng số hộ gia đình 12080 hộ, trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,7%, số hộ nghèo 1214 hộ nếu so với các vùng khác trong khu vực đồng bằng Sông hồng thì đây là vùng có tỷ lệ nghèo khá cao. Bảng: Dân số và tỷ lệ tăng dân số qua các năm Năm 2005 2006 2007 2008 Dân số (người) Tỷ lệ tăng (%) … Bản đồ: Mật độ dân số của các xã vùng đệm Về đơn vị hành chính: Khu vực vùng đệm có 5 xã: Giao An, Giao Thiện, Giao Lạc, Giao Hải với 87 xóm khoảng cách tới trung tâm huyện, thành phố trung bình là 10,75 km. Văn hóa giáo dục: (2) Kinh tế Cơ cấu thu nhập Bản đồ: Cơ cấu thu nhập của người dân các xã vùng đệm Tổng thu nhập GDP trong những năm gần đây để xem tình hình kinh tế có phát triển không và phát triển ở mức độ nào. Cơ cấu kinh tế Ngành nghề Nông nghiệp (%) Thuỷ sản (%) Thương mại - Dịch vụ (%) CN, tiểu thủ CN, XD (%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bản đồ: Tình hình lao phân bố lao động khu vực Sản xuất nông nghiệp Năm 2006 2007 2008 Năng suất lúa (tạ/ha) Sản lượng lương thực (tấn) Bình quân lương thực Phân tích Lâm nghiệp Thủy sản Khai thác thủy sản Nuôi trồng thủy sản Tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ: Xây dựng cơ bản Bảng1: Tóm lược các thông tin kinh tế xã hộ các xã nghiên cứu  Chỉ tiêu Giao An Giao Thiện Giao Lạc Giao Xuân Giao  Hải Chung Tổng diện tích đất (ha) 820,56 1164 704 780 555,11 4023,67 Dân số (số người) 10.231 10.700 10.030 10.091 7.106 48.160 Số hộ 2.680 2.500 2.375 2.538 1.985 12.080 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 1,7 1,7 1,8 1,7 1,45 1,7 Thu nhập bình quân đầu người/năm (triệu) 4,7 6,5 6 7 6,15 6,07 Hộ được coi là nghèo nếu thu nhập của họ thấp hơn (VND/người/tháng) 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 Số hộ nghèo (hộ) 205 270 263 320 156 1214 Số lượng gia súc (con) 3.197 3.500  3000 3110 4.130 11.137 Số lượng gia cầm (con) 32.115 25.000  15000 14.869 50.000 121.984 Số xóm 22 15 22 10 18 87 Khoảng cách tới trung tâm huyện, thành phố (km) 12 14 -10 7 10 10,75 Số đường giao thông liên xã là đường nhựa (km) 30 45 29 45 14 163 Số đường giao thông trong xã là đường nhựa  2 10 5 10 - 27 Số hộ chưa có điện sử dụng (km) 0 0 0 0 0  0 Số bác sỹ, y tá 7 5 5 4 5 26 (Nguồn: Số liêu cấp xã 12/2008) 3.2 Đặc điểm các xã điều tra 3.1.1. Xã Giao Thiện Diện tích tự nhiên 1164 ha. Dân số 10700 người/2500 hộ, mật độ dân số 1023 người/km2. Xã có 15 xóm với 270 hộ nghèo với mức thu nhập bình quân thấp hơn 200.000đ/người/tháng. Về cơ cấu nghề nghiệp, toàn xã có 15% hộ nuôi tôm trong các đầm, 70% làm nông nghiệp (trồng lúa, chăn nuôi), 250 hộ tham gia đánh cá biển và nuôi trồng, và một số nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do,... Hệ thống giao thông bao gồm 30 km đường nhựa liên xã. Y tế có 5 bác sĩ và y tá. Về giáo dục, số học sinh tiểu học và trung học cơ sở là 1882 học sinh, số học sinh phổ thông trung học là 300 học sinh. 3.1.2. Xã Giao An Cả xã có 22 thôn/xóm, diện tích tự nhiên 820,56 ha, dân số 10231 người, mật độ dân số 1180 người/km2. Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi của xã bao gồm 1 nhà máy nước, 3 trường học các cấp (mầm non, cấp 1, và cấp 2), 3 nhà thờ và 1 chùa, 1 trạm y tế với 7 y bác sỹ. Đường giao thông liên xã có 45 km đường nhựa, đường trong xã 10 km đường nhựa. Về giáo dục, số học sinh tiểu học và trung học cơ sở 2150 học sinh, học sinh trung học phổ thông 350 học sinh. 3.1.3. Xã Giao Lạc Diện tích tự nhiên của xã là 704,67 ha; trong đó đất nông nghiệp chiếm 404 ha. Dân số là 10.075 nhân khẩu/2370 hộ và được chia thành 22 xóm, mật độ dân số là 1.331 người/km2. Số hộ nghèo của toàn xã là 316 hộ với mức thu nhập bình quân thấp hơn 150.000đ/người/tháng. Về cơ cấu nghề nghiệp, xã có đến 70% hộ sản xuất nông nghiệp,Xã có 215 người khai thác thuỷ sản và 223 hộ nuôi trồng thủy sản, Giao thông đi lại có 29 km đường nhựa giao thông liên xã. Về y tế, xã có 5 bác sĩ và y tá. Về giáo dục số học sinh tiểu học và trung học cơ sở 1766 học sinh, số học sinh phổ thông trung học 306 học sinh. 3.1.4. Xã Giao Xuân Là xã nằm sát bờ biển cách biển 7 km, phía đông giáp Giao Lạc, phía Nam giáp biển Đông, phía tây giáp xã Giao Hải. Diện tích là 780 ha. Dân số 10.000 dân/2600 hộ xã chia thành 9 xóm và 1 thị tứ. Số hộ nghèo 260 hộ chiếm 10,8%. Tổng số lao động 4148 trong đó có 2150 lao động nữ. Thu nhập bình quân đầu người 7 triệu/năm. Nghề nghiệp chính là nông nghiệp (41,5%), nuôi trồng thuỷ sản (30,2 %), và các nghề khác như tiểu thủ công nghiệp (3,3%), xây dựng (3%), làm thợ (8,3%), công chức (5,8%). Xã có 5 bác sĩ và y tá. Đường giao thông liên xã hiện có là 45 km đường nhựa, và 10 km đường giao thông trong xã. Về giáo dục, số học sinh tiểu học và trung học cơ sở là 1683 học sinh, số học sinh trung học phổ thông 378 học sinh. 3.1.5. Xã Giao Hải Là xã nằm ở phía Nam của huyện Giao Thuỷ, địa hình bằng phẳng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Diện tích tự nhiên 555,1 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 354 ha. Dân số của toàn xã là 1985 hộ với 7106 nhân khẩu. Xã có 18 xóm với 156 hộ nghèo. Nghề nghiệp chủ yếu là: Nông nghiệp (trồng lúa, chăn nuôi), dịch vụ, khai thác thuỷ sản, đi làm ăn xa. Đường giao thông liên xã là đường nhựa 14 km, đường giao thông trong xã (đường nhựa) 0 km. Về giáo dục, số học sinh tiểu học và trung học cơ sở là 1.029 học sinh, và số học sinh trung học phổ thông là 150 học sinh. Quá trình phát triển trong lịch sử năm 1893 người dân ở vùng khác về khai hoang lấn biển lập làng, khai thác tài nguyên bãi bồi, năm 1945 nạn đói làm chết 430 người. Năm 1966 biển lở rừng ngập mặn bị tàn phá đến năm 1970 thành lập hợp tác xã ngư nghiệp tập trung vào sản xuất nông, ngư nghiệp và rừng sú vẹt bị tàn phá hết. Nhận xét chung Với vị trí quan trọng và điều kiện tự nhiên thuận lợi các xã thuộc vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo. Sinh kế chính của người dân trong năm xã vùng đệm: là trồng lúa (2 vụ/năm), chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, và khai thác thuỷ sản. Tiêu chí đề phân loại hộ nghèo ở địa phương dựa vào: Nhà cửa, nghề nghiệp, thu nhập, phương tiện đi lại, ăn uống, trình độ lao động, và sức khoẻ. Bốn mức kinh tế hộ được xác định là giầu, khá, trung bình, và nghèo. Khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng ĐNN, biển và Rừng ngập mặn (RNN) thuộc khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang được người dân địa phương của 5 xã sử dụng và khai thác: Địa hình đồng bằng, có các bãi trắng, rừng ngập mặn nơi diễn ra các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản diễn ra thường xuyên đang gây ô nhiễm vùng đất ngập nước. Qua các cuộc toạ đàm, phỏng vấn sâu cán bộ các xã, và họp PRA người dân đưa ra một số kiến nghNgười dân muốn phát triển sinh kế theo hướng các ngành Trồng lúa, Nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, kinh doanh, trồng nấm, làm thủ công nghiệp, và đi làm ăn xa. Mong muốn của người dân: nhà nước có chính sách đào tạo nghề, vay vốn, chuyển giao tiến bộ KHKT, giảm giá vật tư nông nghiệp, mong muốn có khu công nghiệp để giải việc làm. Nhà nước cần quan tâm hơn tới người già, phụ nữ, người tàn tật... III.2 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI HIỆN TRƯỜNG 3.2. Hiện trạng sinh kế hộ gia đình Theo lý thuyết sinh kế mà tổ chức phát triển Anh (DFID) đưa ra, với một cộng đồng hay nhỏ hơn là một hộ gia đình đều có 5 loại nguồn vốn tạo thành một ngũ giác sinh kế và ngũ giá này sẽ bị thay đổi khi có các điều kiện bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, tuỳ vào khả năng ứng phó của cộng đồng hay hộ gia đình trước các tác nhân tác động mà khả năng phát triển sinh kế có thể đi theo hướng tốt hơn hay tồi tệ đi. Năm nguồn vốn bao gồm Vốn xã Hội (S), Vốn Tài chính (F), Vốn con người (H), Vốn vật chất (P), và Vốn tự nhiên (N). Để đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của cộng đồng dân cư sống ở khu vực vùng đệm VQG Xuân Thuỷ, chúng ta sẽ phân tích thực trạng 5 nguồn vốn sinh kế này. 3.2.1 Vốn con người Trong khung phát triển sinh kế bền vững của hộ gia đình, nguồn vốn con người luôn chiếm một vai trò rất quan trọng và là tiền đề cho mọi sự phát triển. Vốn con người bao gồm tất cả các yếu tố, khả năng của mỗi thành viên trong cộng đồng, hộ gia đình như: tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất... Giới tính của chủ hộ: Ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi chủ hộ là người có ảnh hưởng nhất và quyết định mọi sự phát triển sinh kế của hộ gia đình. Chủ hộ là nam hay nữ. Theo kinh nghiệm một số nghiên cứu, thường các chủ hộ là nam giới có khả năng quyết định phát triển kinh tế hộ gia đình tốt hơn nữ giới. Theo kết quả điều tra hộ gia đình ở các xã vùng đệm VQG xuân thuỷ, những người trả lời phỏng vấn có tới 63,3% là chủ hộ, tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm 87,13%. Như vậy, tỷ lệ chủ hộ là nam giới ở 5 xã điều tra chiếm tỷ lệ lớn (trên 85%), và phân tích số liệu đã cho thấy thu nhập của hộ có chủ hộ là nam giới thì gần như gấp đôi so với hộ có chủ hộ là nữ (Bảng 2). Bảng 2: Thu nhập của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ Số hộ Tổng thu (triệu đồng/năm) Tối đa Tối thiểu Chủ hộ là nam 914 23.97888 143 0.6 Chủ hộ là nữ 135 13.73738 81 0.48 Nguồn: Số liệu điều tra năm 12/2008 Độ tuổi của chủ hộ: Tuổi của chủ hộ cũng ảnh hưởng nhiều tới định hướng phát triển kinh tế hộ; những chủ hộ trẻ thường có nhiều sáng kiến và mạnh rạn trong đổi mới phương pháp sản xuất, do đó kinh tế gia đình cũng sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn. Tuổi trung bình của các chủ hộ theo điều tra là 49, trong đó người già nhất là 98 tuổi và người trẻ nhất mới 17 tuổi. Điều này cho thấy các chủ hộ ở trong các xã đều là những người trẻ tuổi và đang ở trong độ tuổi lao động nên sẽ thuận lợi cho việc phát triển thêm sinh kế và tăng thu nhập cho hộ. Tình trạng hôn nhân của chủ hộ: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ tuy không tác động nhiều tới quá trình quyết định phát triển kinh tế, nhưng cũng là yếu tố tác động tới động lực của hộ trong phát triển kinh tế. Nhận xét này đã thể hiện ở sự khác biệt giữa các chủ hộ có gia đình ổn định và các nhóm chủ hộ khác (góa phụ, ly dị, độc thân). Theo kết quả điều tra, có 87,64% các chủ hộ đã lập gia đình; 10,74% chủ hộ là hoá phụ; 0,38% đã ly dị; và 1,24% số người sống độc thân chưa lập gia đình. Và kết quả so sánh thu nhập đã cho thấy thu nhập của các hộ có gia đình ổn định thường có nguồn thu nhập tốt hơn hẳn các hộ khác, và gia đình góa phụ là đối tượng gặp nhiều khó khăn và có thu nhập thấp nhất trong nhóm. Bảng 3: So sánh thu nhập của các nhóm hộ gia đình Số hộ Tổng thu trung bình (Triệu đồng/năm) Maximum Minimum Mean Rank Đã lập gia đình 922 24.2 143 0.8 560.26 Góa phụ 113 11.0 81 0.48 255.92 Chưa lập gia đình 13 17.1 46.8 1.6 401.23 Ly dị 4 19.7 59 3 351.88 Chi-Square = 104.3 df=3 p-value=0.000 Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra 12/2008 Trình độ học vấn của chủ hộ Để có thể áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất của hộ gia đình một trong những yếu tố rất quan trọng là trình độ học vấn của chủ hộ. Đây là yếu tố phản ánh khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Hình 1: Trình độ học vấn của chủ hộ Nguồn: Số liệu điều tra 12/2008 Qua số liệu điều tra (hình 1), số chủ hộ có trình độ cao như trung cấp, cao đẳng và đại học rất ít (hơn 3%) và tỷ lệ chủ hộ thất học (không đi học) là rất thấp (2,38%). Trình độ học vấn của các chủ hộ ở 5 xã phần lớn là học hết cấp 2 và cấp 3 (hơn 60%) Đây là trình độ có thể tiếp thu được các kỹ thuật sản xuất mới và thuận lợi cho các dự án dậy nghề cho lao động nông thôn. Nghề chính của chủ hộ Việc lựa chọn nghề nghiệp cũng tác động rất nhiều tới mức độ ổn định của kinh tế hộ. Ở các vùng nông thôn, thu nhập chủ yếu của hộ gia đình chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nghề của chủ hộ. Vì thế, nghề của chủ hộ có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế hộ gia đình. Với các hộ gia đình ở khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy, 83,76% số chủ hộ làm nông nghiệp (trồng lúa), có 3,63% tham gia là thợ
Luận văn liên quan