I. Sự cần thiết (Nguyễn Mạnh Cường)
- Đáp ứng nhu cầu môn học chúng em muốn tìm hiểu về lịch sử kiến trúc
Việt Nam, nguồn gốc ra đời và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Đây là một trong những di sản văn hóa đặc trưng của dân tộc, có lịch sử
hàng ngàn năm. Cho đến ngay nay, qua hàng chục thế kỷ chống giặc giữ
nước Văn Miếu - Quốc Tử Giám ít nhiều đã xuống cấp cần được gìn giử,
bảo tồn và phát triển
- Văn Miêu - Quốc Tử Giám là di sản bất diệt của ngàn năm văn hiến - là
nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen
tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày
rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may"
trước mỗi kỳ thi.
Chính vì thế mà nhóm em đã chọn Văn Miếu Quốc Tử Giám làm đề tài
tiểu luận nghiên cứu
23 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5716 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra khảo sát di sản kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám để phục vụ du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
0
MỤC LỤC
Đề Tài .................................................................................................1
I. Sự cần thiết .....................................................................................1
1. Mục đích .................................................................................1
2. Đối tượng ngiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................1
II. Nội dung .........................................................................................2
1. Mô tả ..................................................................................... 2
2. Bố cục Văn Miếu –Quốc Tử Giám ................................................4
3. Kiến trúc...........................................................................................6
4. Thực trạng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám ..............................12
5. Hạn chế .........................................................................................13
5.1. Về kiến trúc cảnh quan ................................................................13
5.2 Về cơ sở vật chất - hạ tầng ..........................................................16
5.3. Về môi trường ..............................................................................19
6. Giải pháp đề xuất ........................................................................20
6.1. Về kiến trúc cảnh quan ................................................................20
6.2. Về cơ sở vật chất - hạ tầng ..........................................................21
6.3. Về môi trường ..............................................................................21
III. Kết Luận .....................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................22
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
1
Đề Tài
Điều tra khảo sát di sản kiến trúc
Văn Miếu - Quốc Tử Giám để phục vụ du lịch
I. Sự cần thiết (Nguyễn Mạnh Cường)
- Đáp ứng nhu cầu môn học chúng em muốn tìm hiểu về lịch sử kiến trúc
Việt Nam, nguồn gốc ra đời và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Đây là một trong những di sản văn hóa đặc trưng của dân tộc, có lịch sử
hàng ngàn năm. Cho đến ngay nay, qua hàng chục thế kỷ chống giặc giữ
nước Văn Miếu - Quốc Tử Giám ít nhiều đã xuống cấp cần được gìn giử,
bảo tồn và phát triển
- Văn Miêu - Quốc Tử Giám là di sản bất diệt của ngàn năm văn hiến - là
nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen
tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày
rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may"
trước mỗi kỳ thi.
Chính vì thế mà nhóm em đã chọn Văn Miếu Quốc Tử Giám làm đề tài
tiểu luận nghiên cứu
1. Mục đích
Tìm hiểu một cách rõ nét nhất lối kiến trúc, cách xây dựng để từ đó biết
được bố cục, hình, màu sắc của điêu khắc, kiến trúc, trang trí trong nghệ
thuật truyền thống của mỹ thuật cổ truyền Việt Nam.
Nhằm:
- Tôn vinh nét đẹp tinh hoa kiến trúc của dân tộc
- Bảo tồn và phát triển di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch cho khu di tích
2. Đối tượng ngiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Là quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm Văn miếu thuộc
phường Văn Miếu, và Hồ Văn (đối diện Văn Miếu) thuộc phường Quốc Tử
Giám quận Đống Đa, Hà nội
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
2
II. Nội dung
1. Mô tả (Nguyễn Thế Hưng)
* Vị trí
Nhìn tổng thể thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trên khu đất với diện
tích khoảng 54000m2 được bao quanh bởi một khu tường gạch vồ, xưa thuộc
đất thôn Minh Giám tổng Hữu Nghiễm huyện Thọ Xương, nay thuộc
phường Văn Miếu và phường Quốc Tử Giám quận Đống Đa Hà Nội.
* Hướng
Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố
+ Phía Bắc giáp phố Nguyễn Thái Học chạy dài gần 90m
+ Phía Đông giáp phố Văn Miếu chạy dài gần 350m
+Phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, chạy dài gần 330m
+Phía Nam giáp phố Quốc Tử Giám chạy dài gần 150m
Hồ Văn nằm bên kia đường Quốc Tử Giám đối diện Văn Miếu
- Lối vào cổng chính nằm ở phố Quốc Tử Giám
- Trục hoàng đạo theo hướng Bắc – Nam
Sơ đồ vị trí khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
3
* Lịch sử
- Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng
Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn
An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
- Năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài. Đó là
khoa thi đầu tiên của triều Lý và cũng là khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa
cử Việt Nam.
- Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là
nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong
thiên hạ
- Năm 1243 triều đình cho tu sửa Quốc Tử Giám.
- Năm 1414 Văn Miếu bắt đầu được lập ở các châu, huyện trong cả nước.
- Năm 1484,Lê Thánh Tông có sáng kiến muốn khắc tên những người đỗ
Tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu để lưu danh, biểu dương nhân tài của
đất nước.
- Năm 1865, Văn hồ đình được xây dựng.
- Ngày 24 – 11 – 1906, Toàn quyền Đông Dương đã xếp hạng khu
vực Văn Miếu –Quốc Tử Giám là di tích lịch sử văn hoá.
- Năm 1947, giặc Pháp đã nã đại bác vào khu vực này làm sập
đổ nhà Khải Thánh, chỉ còn trơ cái nền, hai cột đá và bốn nghiên đá.
- Ngày 28 –4 –1962, Bộ Văn hoá đã công nhận xếp hạng đây là khu di
tích lịch sử cấp Nhà nước.
- Ngày 25 –4 –1988, thành lập Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học
Văn Miếu –Quốc Tử Giám.
- Năm 1991: Tu bổ điện Đại Thành và cải tạo toàn bộhệ thống thoát
nước.
- Năm 1992: Nạo vét bốn hồ nhỏ ở khu vực thứ nhất và thứ hai của Văn
Miếu.
- Năm 1993: Tu bổ thảm cỏ cây xanh, thay đất trồng lại cỏ, xây dựng nhà
vệ sinh, nhà kho ở sau dãy Hữu vu phía Tây.
- Năm 1994: Xây dựng lại tám nhà che bia, sắp xếpbia Tiến sĩ.
- Năm 1995: Lắp đặt hệ thống đèn neon chiếu sáng, tu bổ tường bao từ
khu thứ nhất đến khu thứ tư của Văn Miếu, tu sửa nhà Bái đường, cổng Đại
Trung, cổng Đại Thành, Khuê Văn Các, cổng Thái học, sơn son thếp vàng
toàn bộ các cột, cổng, hoành phi câu đối của khu di tích.
- Ngày 13 –7 –1999, khởi công xây dựng khu Thái Học trên nền cũ ba
toà nhà theo kiến trúc cổ truyền
- Ngày 8 –10 –2000 hoàn thành. Đây là công trình kỷ niệm 990 năm
Thăng Long –Hà Nội.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
4
2. Bố cục Văn Miếu –Quốc Tử Giám (Nguyễn Thế Hưng)
Văn Miếu –Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long (nay là
Hà Nội) quay mặt về hướng Nam, có diện tích: 54.331m2
Gồm 3 khu chính: +Hồ Văn
+Vườn Giám
+Nội tự
Trong đó khu Nội tự bao gồm 5 khu:
- Khu thứ nhất: bắt đầu từ Văn Miếu Môn đến Đại Trung Môn
- Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các
- Khu thứ ba: hồ Thiên Quang Tỉnh, khu nhà bia tiến sĩ
- Khu thứ tư : tòa nhà Bái đường và tòa nhà Thượng cung
- Khu thứ năm: là đền Khải Thánh
Quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bao quanh bằng tường gạch
vồ, có bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng
tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc
Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến
trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
5
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
6
3. Kiến trúc (Đào Viết Cường - Nhóm trưởng)
1.Khái quát chung về kiến trúc Văn Miếu- Quốc Tử Gíam
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú
hàng đầu của thành phố Hà Nội. Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía
nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Trước kia là nơi dựng các tấm bia
ghi tên những người đỗ tiến sĩ (xem thêm bài Trạng nguyên Việt Nam) và
thu nhận cả các học trò giỏi. Nay là nơi tham quan của người trong và ngoài
nước và nơi khen tặng quà cho học sinh thi đỗ điểm cao và học giỏi xuất sắc
và còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thiQuần thể
kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng
lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ
Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy
nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương
thức truyền thống nghệ thuật dân tộc
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa
gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Hồ Văn
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu
vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3
chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
7
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn
cách và cổng đi lại :
Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại
Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
Cổng Văn Miếu Môn
Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền
Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê
Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp
mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác
phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng
lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói
chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là
một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả
tia sáng.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
8
Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả
xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng
Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng
cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác
văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và
Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.
Khuê Văn Các
Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt
trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được
làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa,
Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia về
các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
9
Hồ Thiên Quang
Nhà bia Tiến Sĩ
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của văn Miếu, gồm
hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Sau toà ngoài nhà là
Bái đường, toà trong là Thượng cung.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
10
Tòa nhà bái đường
Khu thứ năm: là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, liên hệ với
khu vực thứ 4 qua Khải Thành môn. Khu này mới được xây dựng lại.
Đền khải thánh
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử
Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
11
là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam.
Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu, hạc đứng
trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực
âm – dương.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là
biểu tượng của thành phố Hà Nội và là điểm đến tham quan du lịch của
nhiều du khách.
* Nhận xét
Mỗi công trình kiến trúc trong tổng thể kiến trúc Văn Miếu đều mang
đậm ý nghĩa nhân văn, dù công trình nhỏ hay lớn, chính hay phụ đều toát lên
những ý nghĩa sâu xa.
Trong đó, phần không nhỏ trong ý nghĩa rất nhân văn, triết lý được gửi
gắm trong kiến trúc Văn Miếu, chúng ta thấy Đại Thành môn (ở phía bắc),
cổng vào khu đền chính của Văn Miếu, nhìn qua, thấp thoáng hình bóng
trang nghiêm của Đại Thành điện. Đại Thành môn có thể được coi là cái tiếp
thu Khuê Văn (văn hóa) và ánh sáng trời (Thiên Quang), là kết quả cuối
cùng (là cửa vào viên mãn của sự rèn luyện học vấn), nghĩa là, Thành Đạt
lớn hay có nghĩa cổng vào của sự Thành đạt ở đây người xưa muốn
khuyên con người hãy nhớ tới môi trường học vấn, gìn lòng, tạc dạ nét đẹp
tinh thần để trường học chính là nơi hội tụ giữa xã hội và loài người với tính
tự nhiên trong vũ trụ và tuân theo quy luật vận động của trời đất.
Khuê Văn các, Thiên Quang tỉnh và Đại Thành môn được đặt trong một
kết cấu kiến trúc hết sức hợp lý, khác nào văn hóa của loài người được hun
đúc, được chắt lọc từ ánh sáng tuyệt diệu của trời và đơm hoa nảy trái ở đất,
mà con người là trung tâm giao hòa. Nhiệm vụ của con người là đem ánh
sáng, đem tri thức mà rọi đường cho cổng vào tương lai mới có thể đạt thành
viên mãn. Học là học suốt đời, học lấy cái cốt, cái tinh của người xưa mà
phát triển phù hợp với thời nay
→Giá trị về kiến trúc, trang trí Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám là
một khu di tích đặc biệt của thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi những viên
gạch vồ cỡ lớn. Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây cổ thụ toát
lên một không khí thâm nghiêm cổ kính và rất đỗi huyền bí. Mỗi một đơn
nguyên kiến trúc, mỗi một họa tiết trang trí vừa toát lên vẻ đẹp thâm trầm,
lại vừa mang nhiều ý nghĩa cao xa! Mỗi công trình kiến trúc trong tổng thể
kiến trúc Văn Miếu đều mang đậm ý nghĩa nhân văn, dù công trình nhỏ hay
lớn, chính hay phụ đều toát lên những ý nghĩa sâu xa.Đặc thù là công trình
giáo dục nên Văn Miếu-Quốc Tử Giam có đặc điểm kiến trúc trang nghiêm.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
12
4. Thực trạng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Nguyễn Tuấn Anh)
Phát huy giá trị của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với hoạt
động du lịch
Triển vọng phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Văn Miếu – Quốc
Tử Giám vẫn là một công trình kiến trúc cổ có giá trị của Việt Nam. Văn
Miếu – Quốc Tử Giám là một trung tâm văn hoá – giáo dục, nơi thờ cúng
Khổng Tử và các bậc Tiên Thánh, Tiên Nho; nơi học tập của các Hoàng tử
thời Lý, Trần, Lê; nơi để bia Tiến sĩ của các triều đại. Cho dù nhiều người
vẫn quen gọi là Văn Miếu, nhưng ý nghĩa cao cả của nó là nơi đào tạo nhân
tài cho đất nước, nên ý nghĩa giáo dục của Quốc Tử Giám vẫn luôn được
nhân dân ta đề cao và rất tự hào rằng ngay từ thế kỷ XI, chúng ta đã có
trường Đại học đầu tiên.
Trung tâm đã có cán bộ hướng dẫn du lịch hiểu biết văn hoá dân tộc,
thông thạo ngoại ngữ, giao tiếp lịch sự, thái độ tận tình chu đáo. Nhiều
nguyên thủ quốc gia, nhiều nhà hoạt động chính trị, khoa học và hàng chục
vạn khách nước ngoài tới thăm khu di tích đã biểu hiện sự trân trọng đối với
di sản văn hoá Việt Nam, gia tăng sự hiểu biết và quan hệ giữa nước ta và
các nước trên thế giới.
Những năm qua tại khu di tích đã tổ chức nhiều hoạt động khoa học như:
Hội thảo kỷ niệm danh nhân, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ,
lớp học Hán Nôm, lớp học Thư pháp, khuyến học và đón hàng nghìn lượt
khách nước ngoài và trong nước đến tham quan, tạo nên sinh khí mới cho
khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng là nơi thể hiện truyền thống
văn chương hiếu học của dân tộc ta nên đã được Thủ đô Hà Nội chọn làm
nơi tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và biểu dương các thủ khoa của các
trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; lễ trao tặng danh hiệu “Vinh
danh nước Việt” Ngày 19 – 8 – 2008 vừa qua, tại Văn Miếu đã tổ chức lễ
vinh danh 99 thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học – cao
đẳng tại Hà Nội năm 2008.
Đặc biệt là từ rằm tháng Giêng năm 2003 trở lại đây, lễ Thượng Nguyên
(rằm tháng Giêng âm lịch, còn gọi là tết Nguyên tiêu) được tổ chức thành
ngày thơ Việt Nam (theo đề xuất của Hội Nhà văn Việt Nam) và được tổ
chức thường niên ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hiện nay khu di tích đã
được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, sân vườn và các công trình kiến trúc đã
được trùng tu, tôn tạo có khả năng phục vụ khách tham quan vào buổi tối.
Khi vào tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách có thể mua quà
lưu niệm được bày bán tại hai dãy Đông Vu và Tây Vu, được thưởng thức
chương trình ca nhạc dân tộc do anh chị em nghệ sỹ thuộc khu di tích biểu
diễn tại nhà Tiền đường khu Thái Học.
Mỗi ngày, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón tiếp trung bình khoảng 3.000
lượt khách du lịch. Rất nhiều du khách khi được hỏi, họ nói rằng sẽ còn
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
13
quay lại Việt Nam và tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.Ngoài ra gần đây
còn tổ chức triển lãm bia tiến sĩ ở tòa nhà thái học,các triển lãm ảnh.Khi vào
tòa nhà thái học còn có phục vụ nhạc dân tộc khi khách tham quan có nhu
cầu,vào sâu nữa là tòa nhà thờ Chu văn An và các vị Vua còn quảng bá các
khu văn miếu của các tỉnh thành khác.
- Nằm trong tua du lịch hà nội của nhiều đoàn khách nước ngoài
- Gía vé vào cửa: người lớn là 30.000d/người.và học sinh, sinh viên là
15.000đ/người.
5. Hạn chế (Cả nhóm)
5.1. Về kiến trúc cảnh quan.
- Phía trong các văn bia bị tác động bởi thời gian và con người khiến bị
hư hại,nứt gãy.
- Hồ Văn nằm trong quần thể khu di tích nhưng khách tham quan ít biết
tới và nằm ở vị trí không thuận lợi cho việc di chuyển tham quan do trục
đường Quốc Tử Giam rất đông phương tiện qua lại.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
14
- Khu vườn giám có diện tích rất rộng nhưng chưa được khai thác sử
dụng hợp lý.(làm bãi đỗ xe và cho người dân xung quanh tập thể dục ăn mặc
thiếu mỹ quan).
- Khu nhà vệ sinh bố trí chưa hợp lý, xây quá gần với nhà bếp.
- Sơn ở các cấu kiện ở 1 số công trình đã bong chóc, bảng chỉ dẫn bị vỡ.
- Khu vực phía ngoài Văn Miếu- Quốc Tử Giam,góc giao giưã đường
Tôn Đức Thắng và Nguyễn Thá Học người dân vẫn đốt vàng mã, cúng khấn.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
15
- Bốn hồ nước ở khu vực thứ nhất và khu thứ hai còn bẩn do du khách vứt
chai,lọ..một số hồ không sen, súng gì, hoặc đã chết.
Chai lọ và hoa dưới hồ đã chết
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
16
5.2 Về cơ sở vật chất - hạ tầng,
Có một số hạng mục hư hỏng nhưng chưa thay mới ví dụ như đèn trang
tri sân vườn hư hỏng,lưới điện chằng chịt phía đường phố văn miếu.
Đèn chùm trong vườn bị vỡ Đường dây điện
- Khu di tích chưa xây dựng được chỗ giữ xe hợp lý. Bãi giữ xe ô tô
đang chiếm dụng vỉa hè bên phố Văn Miếu. Sử dụng khu vực bên hồ Văn và
vườn Giám làm bãi giữ xe hon-đa.
Bãi để xe ô tô chiếm dụng vỉa hè Nơi để xe máy
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
17
- Tình trạng đi xe trên vỉa hè mặc dù có biển cấm diễn ra thường xuyên
làm ảnh hưởng tới khách du lịch và làm giảm mỹ quan,xấu hình ảnh trong
mắt người nước ngoài.
Để xe trái phép Đi xe trên vỉa hè
- Tuyến đường Quốc Tử giám rất đông phương tiện vao giờ cao
điểm,nhiều xe du lịch lớn vào tận tuyến đường,đậu trước cổng khu di tích
gây tắc nghẽn đường.
- Tuyến phố Văn Miếu,vỉa hè giáp tường bao của khu di tích làm chỗ để
xe ô tô khách,không đều nhau chắn hết lối đi của người đi bộ.
- Vỉa hè trước cổng văn miếu còn tồn tại hiện tượng xe ôm đậu bắt
khách, xe máy để bừa bãi làm mất mỹ quan chung.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
18
-Trước cửa bên ngoài khu vực Văn Miếu, tại phố Quốc Tử Giám lúc nào
cũng xuất hiện các gánh quà rong, một số người bán đồ lưu niệm thường níu
kéo khách du lịch. Đó còn là nơi các lái xe ôm tụ tập chào mời khách.
Bán hàng rong Bán nước vỉa hè trên phố Văn Miếu.
- Tình trạng có dịch vụ kinh doanh gây mất thẩm mỹ trước cổng Văn Miếu
Môn.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
19
Người dân công khai bán Phòng thu vé di động là nơi chứa hàng
5.3. Về môi trường.
- Phế liệu trong khu di tích,rác thải ở các xe chở rác đặt ở khu vườn giám
ngổn ngang chưa được thu gom.
-Tình trạng vứt rác bừa bãi của sinh viên chụp kỷ yếu,rác thải của bán hàng
rong.
- Đã có thùng rác nhưng vị trí đặt bị khuất nên không phát huy được hiệu
quả.
- Tường bao quanh phía ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn rất hôi do
nhiều người dân thiếu ý thức đi vệ sinh bừa bãi. - Nhà vệ sinh ở khu vực thứ
tư xây quá gần với nhà bếp.
Bào Tồn Di Sản Kiến Trúc
SVTH: NHÓM 4
20
- Nhiều hàng ăn đêm ở phố Văn Miếu, Cao Bá Quát, ngõ Thanh Niên đã sử
dụng hè đường sát tường bao Văn Miếu để làm nơi để xe, nơi chứa rác thải,
gây