Sốt xuất huyết là một vấn đề rất được quan tâm trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng, nó không chỉ là một bệnh đơn thuần mà còn là một nỗi trăn trở, lo âu
đối với những người làm công tác quản lý, dự phòng và phòng chống sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virut Dengue cấp tính, lây truyền từ
người sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi và có thể gây thành dịch lớn,
mà muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn là trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu
Mỹ, châu Phi với khoảng 3,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Đặc điểm của sốt
xuất huyết Dengue là sôt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm
thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, và nếu không được chẩn đoán sớm
và xữ trí kịp thời dễ dẫn tới tử vong (4,5).
Hiện nay, tỷ lệ mắc và sốt xuất huyết vẫn còn tăng đáng kể ở một số quốc gia
trên thế giới. Việt Nam là nước nằm trong vùng có dịch sốt xuất huyết lưu hành cao,
tình hình nhiễm sốt xuất huyết ở Việt Nam không ổn định, những thời kỳ cao điểm
của dịch sốt xuất huyết là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Và trong năm 2015,
dịch sốt xuất huyết đã lan rộng làm tăng số ca mắc gây tình trạng báo động cao cho
công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở nước ta. Sốt xuất huyết là một căn bệnh
không dễ xóa sổ và ngăn chặn, hiện nay vẫn chưa có một loại vaccine hiệu quả nào
được đưa vào ứng dụng lâm sàng để phòng chống cũng như chưa có thuốc điều trị
triệt để bệnh sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết luôn rình mò, ẩn nấp xung quanh
ta, và khi chúng ta lơ là trong việc đấu tranh chống lại nó thì nó sẽ gây bệnh cho
chúng ta và những người xung quanh. Nguyên nhân là do muỗi là vector truyền
bệnh chính, môi trường đẻ trứng của muỗi rộng, và sự kiểm soát, ngăn chặn của con
nguời đối với sự phát triển của muỗi còn hạn chế. Và hậu quả của điều này là dẫn
đến các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết ở nước ta, nỗi bật nhất ở các năm 1983,
1987, 1998 gây hậu quả nặng nề.
Vì vậy để phòng chống sốt xuất huyết cần có một sự nổ lực lâu dài không chỉ
của những người nhân viên y tế, mà rất cần sự ý thức, hành động của cá nhân và
toàn thể cộng đồng. Trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất
huyết nước ta, nhiều mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào diệt vector truyền
bệnh đặc biệt là lăng quăng được triển khai đến từng hộ gia đình và toàn cộng đồng.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay, để trả lời câu hỏi “Tại sao bệnh
sốt xuất huyết lại có xu hướng gia tăng ?”, chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát tại
khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ, nghiên
cứu về kiến thức, thực hành của người dân tại đây trong việc phòng chống sốt xuất
huyết, thu thập số liệu để làm cơ sở nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của nhân
dân.
52 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 23434 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ
TRƯỜNG ĐAỊ HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Khoa Y Tế Cộng Đồng
BÀI BÁO CÁO
Chủ đề:
ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI PHƯỜNG PHÚ THỨ QUẬN CÁI RĂNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cán bô ̣hướng dẫn: Ths. NGUYỄN TẤN ĐẠT
Người thực hiêṇ: Mã số sinh viên:
BÀNH THỊ HỒNG PHƯỚC
LÝ THIÊN PHÚC
DƯƠNG CÔNG QUỐC
NGUYỄN THI SÁCH
KIM SOPHAK
NGUYỄN THANH TÂM
PHAN QUỐC THÁI
PHAN THỊ THU THANH
TRẦN THỊ NGỌC THẢO
TRẦN THANH THANH
1353010109
1353010110
1353010111
1353010112
1353010113
1353010114
1353010116
1353010117
1353010118
1353010119
Môn: THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG I – SINH VIÊN BSĐK KHÓA 39
Thời gian:07/12/2015 – 19/12/2015
Cần Thơ, năm 2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 2
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1 Tình hình mắc sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam ...................................... 3
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới ............................................................ 3
1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở khu vực Đông Nam Ávà Châu Á-Thái
Bình Dương ............................................................................................................. 5
1.1.3. Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam .......................................................... 5
1.2 Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết ............................................................................... 6
1.2.1 Tác nhân gây bệnh .......................................................................................... 6
1.2.2 Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh ................................................................. 7
1.2.3. Biểu hiện của bệnh: ....................................................................................... 7
1.3 Các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết: ................................................. 8
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 10
2.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 10
2.1.1 Đối tượng ...................................................................................................... 10
2.1.2 Tiêu chí lựa chọn .......................................................................................... 10
2.1.3 Tiêu chí loại trừ ............................................................................................. 10
2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 10
2.2.2. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 10
2.2.4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 10
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 13
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 13
2.2.7 Phương pháp hạn chế sai số .......................................................................... 13
2.3 Đạo đức Y học..................................................................................................... 13
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 15
3.1 Mô tả tình hình đặc điểm của xã/phường ............................................................ 15
3.2 Đặc điểm của hộ gia đình điều tra ....................................................................... 17
3.2.1 Thông tin hộ gia đình .................................................................................... 17
3.2.2 Đặc điểm nhân khấu học .............................................................................. 17
3.3 Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết ........................................................................ 20
3.4 Thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết ................................................. 26
3.5 Mối tương quan ................................................................................................... 29
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ...................................................................................... 31
4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: ................................................................ 31
4.2 Kiến thức về bệnh và phòng chống bệnh SXH: .................................................. 32
4.2.1Kiến thức về bệnh: ......................................................................................... 32
4.2.2 Kiến thức về nguyên nhân và trung gian truyền bệnh: ................................. 32
4.2.3 Kiến thức về phòng bệnh: ............................................................................. 33
4.2.4 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh SXH: ..................................................... 34
4.3 Thưc̣ hành phòng chống bêṇh sốt xuất huyết...................................................... 34
4.3.1 Thưc̣ hành chống muỗi đốt ........................................................................... 34
4.3.2 Thưc̣ hành kiểm soát muỗi và lăng quăng .................................................... 34
4.4 Mối liên hê ̣giữa các biến số ............................................................................... 35
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 36
1. Kiến thức về bệnh và phòng bệnh ......................................................................... 36
2. Thực hành người dân về phòng bệnh SXH ........................................................... 36
3. Chỉ số côn trùng .................................................................................................... 37
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 39
TƯ LIỆU HÌNH ẢNH THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG 1 – NHÓM 15 .................... 41
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết là một vấn đề rất được quan tâm trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng, nó không chỉ là một bệnh đơn thuần mà còn là một nỗi trăn trở, lo âu
đối với những người làm công tác quản lý, dự phòng và phòng chống sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virut Dengue cấp tính, lây truyền từ
người sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi và có thể gây thành dịch lớn,
mà muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn là trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu
Mỹ, châu Phi với khoảng 3,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Đặc điểm của sốt
xuất huyết Dengue là sôt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm
thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, và nếu không được chẩn đoán sớm
và xữ trí kịp thời dễ dẫn tới tử vong (4,5).
Hiện nay, tỷ lệ mắc và sốt xuất huyết vẫn còn tăng đáng kể ở một số quốc gia
trên thế giới. Việt Nam là nước nằm trong vùng có dịch sốt xuất huyết lưu hành cao,
tình hình nhiễm sốt xuất huyết ở Việt Nam không ổn định, những thời kỳ cao điểm
của dịch sốt xuất huyết là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Và trong năm 2015,
dịch sốt xuất huyết đã lan rộng làm tăng số ca mắc gây tình trạng báo động cao cho
công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở nước ta. Sốt xuất huyết là một căn bệnh
không dễ xóa sổ và ngăn chặn, hiện nay vẫn chưa có một loại vaccine hiệu quả nào
được đưa vào ứng dụng lâm sàng để phòng chống cũng như chưa có thuốc điều trị
triệt để bệnh sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết luôn rình mò, ẩn nấp xung quanh
ta, và khi chúng ta lơ là trong việc đấu tranh chống lại nó thì nó sẽ gây bệnh cho
chúng ta và những người xung quanh. Nguyên nhân là do muỗi là vector truyền
bệnh chính, môi trường đẻ trứng của muỗi rộng, và sự kiểm soát, ngăn chặn của con
nguời đối với sự phát triển của muỗi còn hạn chế. Và hậu quả của điều này là dẫn
đến các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết ở nước ta, nỗi bật nhất ở các năm 1983,
1987, 1998 gây hậu quả nặng nề.
Vì vậy để phòng chống sốt xuất huyết cần có một sự nổ lực lâu dài không chỉ
của những người nhân viên y tế, mà rất cần sự ý thức, hành động của cá nhân và
toàn thể cộng đồng. Trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất
huyết nước ta, nhiều mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào diệt vector truyền
bệnh đặc biệt là lăng quăng được triển khai đến từng hộ gia đình và toàn cộng đồng.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay, để trả lời câu hỏi “Tại sao bệnh
sốt xuất huyết lại có xu hướng gia tăng ?”, chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát tại
khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ, nghiên
cứu về kiến thức, thực hành của người dân tại đây trong việc phòng chống sốt xuất
huyết, thu thập số liệu để làm cơ sở nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của nhân
dân.
Cuộc khảo sát này được thực hiện với hai mục tiêu chính:
2
Tìm hiểu kiến thức của người dân khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ,
quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ về bệnh sốt xuất huyêt và phòng
chống bệnh sốt xuất huyết.
Tìm hiểu thái độ, thực hành của người dân khu vực Thạnh Phú, phường
Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ về phòng chống bệnh sốt
xuất huyêt
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1 Tình hình mắc sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới
Sự tiến hóa theo ‘thời gian’ là một nét đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết
Dengue. Một trường hợp bệnh tương tự đã được đề cập trong cuốn Bách khoa toàn
thư về Y học của Trung Quốc trước năm 1000. Những mô tả có tính thuyết phục về
một ca bệnh tại châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ từ cuối thế kỷ XVIII. Từ đây cho đến
Đại chiến Thế giới lần thứ hai, căn bệnh này có điều kiện lây lan sang nhiều khu vực
khác nhờ vào giao thông đường thủy giữa các lục địa ngày càng phổ biến, một vụ
dịch lớn đã xảy ra và được biết đến tại Hy Lạp vào các năm 1927-1928.
Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã tăng đáng kể trên toàn thế giới, trong
những năm gần đây. Hơn 2.5 tỷ người (trên 40%) dân số thế giới đang có nguy cơ bị
sốt xuất huyết. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay có thể 50-
100 triệu ca SXH trên toàn thế giới mỗi năm [18],[19],[20].
Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua dịch bệnh sốt xuất huyết nặng, đến
bây giờ đã có hơn 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông
Nam Á, và Tây Thái Bình Dương có SXH lưu hành. Trong đó, châu Mỹ, Đông Nam
Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có dịch bệnh lưu hành nghiêm trọn nhất. Hội
chứng sốc SXH lần đầu tiên được quan sát thấy ở Jamaica vào năm 1978, cùng lúc
đó hội chứng này củng xuất hiện ở Đông Nam Á. Năm 2006 có khoảng 500.000ca
SXH dengue thể xuất huyết (DHF) và từ 20.000-25000 ca tử vong, tỉ lệ chết/mắc
của DHF chiếm 4-5% [8]. Ở châu Mỹ, trong năm 2010 hơn 1.7 triệu ca sốt xuất
huyết đã được báo cáo, với 50.235 trường hợp nặng và 1.185 trường hợp tử vongvà
năm 2013 đã tăng lên 2,35 triệu trường hợp mắc SXH [23]. Ở Châu Phi, trong suốt
50 năm từ 1960 đến năm 2010, hai mươi dịch SXH đã được báo cáo ở 15 quốc gia
của châu Phi, nỗi bật nhất là phía đông châu Phi [18], [19].
4
Hình 1.1 Tình hình phân bố của muỗi Aedes aegypti và bệnh sốt xuất huyết trên thế
giới.
Số lượng các trường hợp không chỉ gia tăng khi bệnh lây lan đến các khu vực
mới, mà còn có các vụ dịch bùng nổ ở các nơi đang diễn ra. Các mối đe dọa của một
vụ dịch SXH có thể đang tồn tại ở các vùng kể trên và nguy cơ lan rộng rất lớn.
Năm 2012, một đợt bùng phát SXH trên đảo Madeira của Bồ Đào Nha dẫn đến hơn
2000 ca ngoại lai đã được phát hiện tại 10 quốc gia khác ở châu Âu.
Trong năm 2013 các ca xuất huyết ở Hoa Kỳ và tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Ở
Châu Á, SXH được báo động đến cả Singapore và Lào. Trong 2014, xu hướng này
chỉ tăng về số lượng trường hợp ở Malaysia và Vanuatu với SXH type 3 (DEN-3)
ảnh hưởng đến các quốc đảo Thái Bình Dương sau khi biến mất hơn 10 năm.
Ước tính có khoảng 500 000 người bị sốt xuất huyết nặng phải nhập viện mỗi
năm, một tỷ lệ lớn trong số đó là trẻ em. Khoảng 2,5% số người chết bị ảnh hưởng.
Năm 1960-69 1970-79 1980-89 1990-99 2000-05
Số ca mắc 15 122 296 482 928
Đơn vị tính bằng triệu
Bảng 1.1 Số ca mới mắc sốt xuất huyết dengue báo cáo trên toàn thế giới mỗi
tập kỷ.[3],[8]
Qua bảng 1.1 cho ta thấy số ca mắc SXH trong các thập kỷ có xu hướng tăng
lên, khoảng cách số ca mắc SXH giữa các thập kỷ ngày một rộng ra. Trong vòng
khoảng 50 năm giai đoạn 2000-2005 so với 1960-1969, số ca mắc mới SXH tăng
đáng kể, gấp 60 lần. Tình trạng SXH báo động lơn và ngày càng có nguy cơ cao.
5
1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở khu vực Đông Nam Ávà Châu Á-Thái
Bình Dương
Khoảng 1,8 tỉ (hơn 70%) dân số có thế giới có nguy cơ mắc SXH sống tại các
khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương, đây là vùng chịu 75% gánh
nặng bệnh tật do SXH gây ra. [18],[22].
Ở khu vực Tây Thái Bình dương, từ năm 2001-2008 có tổng cộng 1.020.333 ca
mắc được ghi nhận tại Campuchia, Malaysia, Philippin, Việt Nam, đây là những
nước có tỉ lệ mắc và tử vong do SXH cao nhất (4789 ca tử vong). Năm 2009, có
242.422 ca trong 25 quốc gia khu vực, khi phân lập vi rút thấy cả 4 type. Vector
chính là muỗi Ae.aegypti, vector phụ là Ae.albopictus. Các trương hợp mắc sốt xuất
huyết xảy ra chủ yếu ở các thành phố, thị trấn, và các khu vực ven đô thị nơi có mật
độ dân số cao. Tuy nhiên gần đây SXH có xu hướng xảy ra ở các khu vực nông
thôn, như ở Campuchia và Việt Nam. [3],[8],[21]
Theo thông tin của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 20/10/2015, tại
một số quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, sốt xuất huyết vẫn có diễn
biến phức tạp và đang có xu hướng gia tăng:
Tại Philippines: từ đầu năm 2015 đến nay có 108.263 trường hợp SXH, trong đó
có 317 trường hợp tử vong. Số mắc tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2014. Tỷ lệ mắc
sốt xuất huyết/100.000 dân là 106.33.
Tại Malaysia: Tổng cộng số mắc từ đầu năm 2015 tại Malaysia đến nay là
96.222 trường hợp (tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó có 263 trường
hợp tử vong. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân là 313,94.
Việt Nam: tình hình sốt xuất huyết vẫn có diễn biến phức tạp, đầu năm đến nay
cả nước ghi nhận hơn 49.000 trường hợp mắc tại 54 tỉnh, thành phố. trong đó có 34
trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân là 49,17. [5]
1.1.3. Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam
Tại Việt Nam báo cáo ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên xảy ra ở miền Nam vào
năm 1959, cho đến nay bệnh này đã lan toàn quốc. Bệnh có ảnh hưởng nặng ở tuổi
dưới 15 và có xu hướng gây bệnh nặng ở các nhóm tuổi khác. [8],[15]
Năm 1963, dịch có xác định mần bệnh ở đồng bằng song Cửu Long. Từ đây,
bệnh phát ra rộng ra nhiều vùng khác nhau trên cả nước xu hướng tăng vào các năm
1975, 1977, 1980, 1983, 1987 với số ca mắc tăng dần. Trong đó vụ dịch SXH lớn
nhất vào năm 1987dịch bùng phát với số mắc trên 300.000 và tử vong trên 1000
trường hợp.
Bảng 1.2 tình hình mắc và chết do SXH ở Việt Nam 2000-2014 [7],[9], [10]
Năm Số mắc
Tỷ lệ mắc/
100.000 dân
Số tử
vong
Tỷ lệ chết
/mắc
6
(%)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
25.269
42.878
31.760
49.751
78.692
56.980
68.532
104.393
96.451
105.370
128.831
59.540
87.202
60.588
17.766
32,55
54,49
39,84
61,50
95,93
68,56
81,43
122,52
110,52
119,64
144,69
51
80
52
72
114
48
53
88
97
87
55
52
79
38
17
0,2
0,19
0,16
0,14
0,15
0,08
0,08
0,08
0,10
0,08
0,04
0,08
0,07
0,06
0,09
Giai đoạn 2000- 2014 là giai đoạn Việt Nam thiết lập và thực hiện chương trình
phòng chống SXH quốc gia thì tình hình dịch bệnh đã giảm, trung bình mỗi năm ghi
nhận 50.000 - 100.000 trường hợp mắc, riêng 2010 có số mắc cao nhất là 128.831
trường hợp, 109 tử vong. Số mắc giảm dần qua các năm, năm 2014 là năm có số
mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua với 17.766 trường hợp mắc và 17 tử vong.
Tuy nhiên đầu năm 2015 đến nay, số trường hợp mắc sốt xuất huyết đến nay
tăng lên hơn 49.000 trường hợp mắc tại 54 tỉnh. thành phố, trong đó có 34 trường
hợp tử vong
1.2 Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịchdo vi rút
Dengue gây ra. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
1.2.1 Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus. Vi rút này có 4 chủng huyết thanh khác
nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng vi rút nào
thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng vi rút đó mà thôi. Chính vì
vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt
xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời. Nhiễm vi rút dengue gây nên triệu chứng
lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện nhưmột hội chứng
nhiễm vi rút không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong.
- Thời kì ủ bệnh và lây truyền:
+ Từ 3- 14 ngày trung bình là 5- 7 ngày.
+ Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kì có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt
là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút.
7
+ Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8- 12 ngày sau hút máu có thể lây truyền
bệnh cho người
1.2.2 Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh
Người bệnh nhiễm vi rút Dengue do muỗi Aesdes đốt mang vi rút rồi truyền cho
người lành. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue là Aedes aegypti vad Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes
aegypti.
Muỗi Aedes là một loài muỗi có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Muỗi Aedes
aegypti vad Aedes albopictuscó màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên
thường được gọi là muỗi vằn.
+ Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn
màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
+ Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa
nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng
nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê
chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung
bình hàng tháng vượt trên 20ºC.
+ Muỗi vằn hoạt động hút máu và truyền bệnh chủ yếu vào ban ngày, nhiều
nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền
bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ
bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn
lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người,
chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu
muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
Người là ổchứa vi rút chính. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều
muỗi Aedes, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc. [1],[2],[4],[16].
1.2.3. Biểu hiện của bệnh:
- Thể bệnh nhẹ:
+ Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.
+ Đau đầu dữ dội ở v